Đề cương Phát triển và Quản lý nhân sự trong Giáodục

44 746 61
Đề cương Phát triển và Quản lý nhân sự trong Giáodục

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập môn phát triển nhân sự trong giáo dục. Thiếu câu 5 và câu 13 Câu 3. Trình bày tóm tắt các quan niệm về con người lao động, các trường phái Frederick wilson taylo , Elton mayo, Drucker về quản lý con người? Các nhà quản lý đã vận dụng các triết lý này như thế nào khi xây dựng một chính sách về quản lý con người trong tổ chức? ( Chương 1- câu 3 ) Bài làm • Một số quan niệm về con người: - Một là: con người được coi như một loại công cụ lao động. Quan niệm này cho rằng: + Đa số con người đề không muốn làm việc, họ chỉ quan tâm đến cái mà họ kiếm được chứ không phải công việc họ làm + Ít người muốn và có thể làm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo , sự độc lập và tự kiểm soát Các chính sách quản lý từ quan niệm đó: + Người quản lý phải trực tiếp giám sát và kiểm tra chặt chẽ: + Sẽ trả lương cao với yêu cầu con người chịu đựng được các vất vả, nặng nhọc với nhiều thời gian làm việc để có sản phẩm cao.  Hậu quả: định mức sản lao động cao với tiền thù lao ấn định theo sản phẩm lao động; kéo theo sự bóc lột người lao động - Hai là: con người muốn được cư xử như những con người. Quan niệm này cho rằng: Con người có tình cảm, có lương tri, có tâm lý và các biểu hiện tâm lý; Đồng thời họ sống và làm việc trong các môi trường có mối quan hệ giữa con người với con người, vói các tác động của môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Các chính sách quản lý từ quan niệm này: + Phải quan tâm đến các quy luật chi phối thái độ cư xử của con người khi họ làm việc. 1 + Phải tao ra bầu không khí tốt dân chủ, biết thông tin đầy đủ và biết lắng nghe các ý kiến của họ.  Kết quả: Động viên được nhiều con người làm việc, có môi trường lao động tốt hơn, mọi người lao động có trách nhiệm hơn với tổ chức - Ba là: Con người có các tiềm năng cần được khai thác và phát triển. Quan điểm này cho rằng: Bản chất con người không phải là không muốn làm viêc, họ muốn góp phần thực hiện mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo Các chính sách quản lý từ quan điểm đó: + Động viên khuyến khích để họ mang hết khả năng tham gia vào công việc chung. + Mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ; + Có các chính sách thương lượng giữa người quản lý và người lao động;  Kết quả: Huy động được tính tự giác, sự sáng tạo của nhiều con người vào việc thực hiện mục tiêu của tổ chức • Một số trường phái về quản lý con người a. Frededric W.Taylor (1856 - 1915): là cha đẻ của phương pháp quản trị khoa học, là người được thế giới phương Tây gọi là "cha đẻ của thuyết quản lý khoa học", là một trong những người mở ra một "kỷ nguyên vàng" trong quản l. của nước Mỹ, người xây dựng một phương pháp quản l. được dùng làm cơ sở tri thức cho công việc quản l. ở Mỹ, Anh, Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản trong các xí nghiệp sau này. F.W.Taylor nh.n nhận con người như một cái máy, ông cho con người là một kẻ trốn việc và thích làm việc theo kiểu người lính (học thuyết X), vì thế cần thúc họ làm việc bằng cách phân chia các công việc một cách hết sức khoa học để chuyên môn hoá các thao tác của người lao động, để họ hoạt động trong một dây chuyền và bị giám sát chặt chẽ, không thể lười biếng, Taylor đã viết như sau: - Khi người ta bảo anh nhặt một thỏi kim loại và khênh đi, anh sẽ nhặt nó và đi; và khi người ta bảo anh ngồi xuống và nghỉ thì anh hãy ngồi xuống. Anh phải làm việc đó ngay lập tức trong suốt cả ngày và không một lời cãi lại. - Nhà quản lý là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch, trách nhiệm của họ là lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức công việc. ở những chỗ khác nhau, họ phải tập trung vào việc lên kế hoạch sản xuất, kiểm soát nguyên vật liệu, thủ tục hành chính và mọi chi tiết nhỏ nhặt có liên quan tới những công việc này. Tư tưởng cốt lõi của F.W. Taylor là đối với mỗi loại công việc dù là nhỏ nhặt nhất đều có một "khoa học" để thực hiện nó, ông đã tập hợp, đã liên kết các mặt kỹ thuật và con người trong tổ chức. Ông cũng đã ủng hộ học thuyết con người kinh tế và cho rằng việc khuyến khích bằng tiền đối với người lao động là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc như một người có tính kỷ luật. F.W. Taylor đưa ra 4 nguyên tắc quản trị sau: - Nhân viên quản trị phải am hiểu khoa học, bố trí lao động một cách khoa học để thay thế cho các tập quán lao động cổ hủ. - Người quản trị phải lựa chọn người công nhân một cách khoa học, bồi dưỡng nghề nghiệp và cho họ học hành để họ phát triển đầy đủ nhất khả năng của mình (còn trong quá khứ thì họ tự chọn nghề, tự cố gắng học tập để nâng cao tay nghề). - Người quản trị phải cộng tác với người thợ đến mức có thể tin chắc rằng công việc được làm đúng với các nguyên tắc có căn cứ khoa học đã định. - Công việc và trách nhiệm đối với công việc được chia phần như nhau giữa người quản trị và người thợ. Nhân viên quản lý phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với công việc mà mình có khả năng hơn; còn trong quá khứ thì toàn bộ công việc và phần lớn trách nhiệm là đổ vào đầu người công nhân. b. Elton Mayo (1880-1949) : ông quan niệm yếu tố xã hội mới chính là nguyên nhân tăng năng suất lao động, tức giữa tâm lý và tác phong có mối liên hệ mật thiết với nhau.( với nhiều cuộc thí nghiệm về mối quan hệ giữa tâm lý và tác phong của cá nhân trong thời kỳ 1927 - 1932) 3 Năm 1927, Elton Mayo, giáo sư giảng dạy và nghiên cứu kỹ nghệ tại Đại Học đường Harvard, khởi công nghiên cứu tại nhà máy Western Electric’s Hawthorne Work để tìm hiểu động cơ nào đã thúc đẩy nhân công tại nhà máy này đạt thành tích cao. Khi công trình nghiên cứu hoàn tất năm 1932, ông kết luận rằng phương pháp làm việc có tính cách khoa học của ngành quản trị cổ điển với Frederick W. Taylor là đại diện, mang lại hiệu năng quản lý với kết quả tốt, nhưng không hoàn chỉnh. Lý do là một con người bằng xương bằng thịt với tất cả sinh khí và cảm xúc, không thể được đối xử như máy móc vô tri giác, và lại càng không nên áp đặt họ bằng một hệ thống mà không quan tâm tới nhu cầu của họ. Mayo giới thiệu một phương pháp mới gọi là Phương Pháp Quản Trị theo tâm lý xã hội. Phương pháp này nhấn mạnh đến sự thoả mãn nhu cầu của con người, không phải là thứ nhu cầu vật chất, nhưng là tâm lý của họ trong một tổ chức. Tư tưởng chủ chốt của Mayo được tóm lược trong những điểm chính sau đây: + Tổ chức phải tạo bầu khí để nhân viên cảm thấy thoải mái và thân thiện khi làm việc. + Tạo cơ hội để nhân viên nhận ra chân giá trị của chính mình trong tổ chức. + Tạo được tinh thần đội ngũ trong các nhóm. + Nhân viên cần được quan tâm và tôn trọng Mayo đề nghị giới quản trị nên thay đổi quan niệm về nhân viên qua cách quan sát và đối xử để đạt hiệu năng và duy trì hiệu năng lâu dài. c. P. Drucker (1909 – 2005) cha đỡ đầu của ngành quản trị hiện đại Theo P. Drucker, quản trị có 3 chức năng: + Quản trị công nhân, công việc; + Quản trị các nhà quản trị + Quản trị một doanh nghiệp. Quản trị theo P. Drucker còn là sự chủ động sáng tạo kinh doanh chứ không phải là sự thích nghi thụ động, đó là việc bám chắc vào khách hàng và thị trường. Với tư tưởng này P. Drucker đã là một trong những nhà quản trị góp phần xây dựng nhiều lý thuyết quản trị kinh doanh hiện đại ngày nay (marketing, kinh tế vĩ mô v.v ). Chính với quan điểm nói trên P. Drucker đã góp phần giải quyết các bế tắc tưởng như không giải nổi của chủ nghĩa tư bản, ông được được các nhà tư bản phương Tây và Nhật, Mỹ gọi là "Peter Đại đế". Hạn chế của ông ở chỗ không đề cập tới bản chất lợi ích của hoạt động quản trị, điều mà các nhà tư bản luôn luôn né tránh với bản chất bóc lột của nó. - Drucker làm rõ đòi hỏi về trách nhiệm cá nhân nếu tự do phải đạt và được duy trì: Tự do không phải là trò vui. Nó không hệt như hạnh phúc cá nhân, cũng chẳng như sự an toàn hay hòa bình hoặc tiến bộ. Nó là một sự lựa chọn có trách nhiệm. Tự do không phải là một quyền mà là một trách nhiệm. Tự do thực sự không phải là tự do khỏi cái gì đó; điều đó sẽ là sự cho phép. Tự do là lựa chọn giữa làm hay không làm cái gì đó, là hành động theo cách này hay cách kia, là giữ một niềm tin hay cái ngược lại - Drucker cung cấp một định nghĩa tuyệt vời về trách nhiệm cá nhân: Trách nhiệm mang cả tính bên ngoài lẫn bên trong. Về bên ngoài nó hàm ý trách nhiệm giải trình đối với ai đó hay cơ quan nào đó và trách nhiệm giải trình đối với thành tích cụ thể. Về bên trong nó hàm ý sự cam kết, tận tụy. Người lao động có trách nhiệm không chỉ là người có trách nhiệm giải trình đối với những kết quả cụ thể mà cũng là người có quyền hạn để làm mọi thứ cần thiết nhằm tạo ra những kết quả này và, rốt cuộc, là người cam kết, tận tâm đối với những kết quả này như một thành tựu cá nhân. - Drucker định nghĩa sự lãnh đạo. Sự lãnh đạo là nhận trách nhiệm vì những kết quả. Hơn nữa, sự lãnh đạo đòi hỏi tính nhất quán, trước sau như một và nêu gương cho những người khác để đi theo trong tổ chức (“tính nhất quán là tiêu chuẩn, là hòn đá thử của sự quản lý”). Có tài bẩm sinh thu hút quần chúng! Drucker cung cấp nhiều thí dụ về các nhà lãnh đạo xuất sắc những người “cực kỳ chán ngắt” nhưng rất hữu hiệu, và về nhiều nhà lãnh đạo “có tài lôi cuốn” những người, do thiếu tính nhất quán, đã làm xói mòn các điều kiện cho một xã hội hoạt động. • Vận dụng các quan điểm trên vào quản lý nhân lực trong tổ chức: Các nhà Quản Lý đưa ra các nguyên tắc quản lý như sau: - Thống nhất chỉ huy và điều khiển: một người cấp dưới chỉ nhận mệnh lệnh của một người thủ trưởng. 5 - Phân công lao động và chuyên môn hoá các chức năng: thực hiện phân công lđộng thật tỉ mỉ, chia nhỏ công việc ra thành từng bộ phận, mỗi bộ phận giao cho 1 công nhân, thực hiện trên một máy chuyên môn hóa. Mỗi chức năng đều được huấn luyện, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa. - Cơ cấu tổ chức cần phải hình thức hóa bằng một sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. - Tập trung quyền lực (điều khiển, chỉ huy) cho cấp cao nhất của tổ chức, không phân tán quyền lực cho cấp dưới. - Tìm mọi biện pháp đạt được tính vô ngã trong tổ chức, không ai có thể lợi dụng để mưu cầu lợi ích riêng, đưa cái “tôi” vào công việc chung của tổ chức. - Tiêu chuẩn hóa và thống nhất các thủ tục (về hành chính,về quản lý) - Thiết lập trật tự và kỷ luật nghiêm ngặt trong sản xuất. - Lợi ích bộ phận phụ thuộc vào lợi ích chung. - Công bằng, không thiên vị, khước từ mọi đặc quyền đặc lợi. - Phân tích hợp lý, khoa học mọi công việc. - Nhà quản lý có nhiệm vụ tìm ra con đường (phương pháp) tốt nhất để thực hiện công việc rồi huấn luyện cho nhân viên làm. - Ưu tiên cho nguyên tắc chuyên gia : quản lý là công việc của các chuyên gia đã được đào tạo (kỹ sư, nhà kinh tế, nhà quản lý) Thuyết kỹ trị ra đời trong thời kỳ công nghiệp phát triển, nó đáp ứng yêu cầu tổ chức lao động một cách khoa học và làm năng suất lao động tăng cao. Người ta ghi nhận nó có những ưu điểm: - Thiết kế phân công công việc tỉ mỉ, cụ thể, định lượng công việc một cách rõ ràng. - Tổ chức lao động một cách khoa học, phân công chặt chẽ, chuyên môn hóa cao. - Trả công tương xứng với thành quả lao động. - Thiết lập một trật tự, một kỷ luật lao động nghiêm ngặt trong sản xuất. - Quyền lực tập trung, mệnh lệnh truyền trực tiếp từ nhà quản lý, không qua trung gian. - Năng suất và hiệu quả lao động được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, thuyết kỹ trị cũng bộc lộ những nhược điểm như sau: - Không tin con người, đặt con người vào vị trí thấp. - Quản lý chuyên quyền, độc đoán và thiếu dân chủ. - Quản lý đã bị tách khỏi những mối quan hệ và tình cảm con người, con người bị coi như là một cỗ máy, các vấn đề tinh thần bị xem nhẹ, khả năng sáng tạo không được phát huy. - Người lao động chỉ biết làm việc và làm việc cật lực, miễn là họ được trả công xứng đáng và người chủ công bằng, sức khoẻ bị lạm dụng. - Luôn xuất hiện mâu thuẫn giữa nhân viên và nhà quản lý. Trong thuyết này, ở mức độ cực đoan, nhà quản lý chỉ quan tâm đến việc tận dụng tối đa khả năng của người lao động. Những nhà tư bản theo đuổi lợi nhuận đã tìm mọi cách kéo dài ngày lao động, sử dụng rộng rãi lao động phụ nữ và trẻ em với chi phí thấp. V.I. Lênin đã đưa ra nhận xét “Các lý thuyết Quản lý có khoa học và Tổ chức lao động có khoa học mà Taylor là nhà tiên phong vừa là một tiến bộ của khoa học quản lý vừa là phương pháp bòn rút mồ hôi của con người.” Câu 4: hãy cho biết sự giống và khác nhau căn bản của thuyết X và Y của Douglas Mc Geogor. - giống nhau: 1. Là các thuyết nói về quản lý nhân sự 2. Các thuyết này đều xoay quanh điều chỉnh hành vi con người, lấy con người là trọng tâm của mọi thuyết. mỗi thuyết đều cố gắng phân tich để nhìn rõ bản chất con người để đưa ra phương pháp điều chỉnh phù hợp 3. Các thuyết còn giống nhau ở điểm là cố gắng tạo ra sự công bằng trong đánh giá, xử phạt, bằng các hệ thống chính xác khen, thưởng,kỷ luật của mình - khác nhau: Thuyết X Thuyết Y - Là lý thuyết máy móc và thiên hướng tiêu cực về con người và hành vi con người. - Cho rằng con người bản chất không thích làm việc và luôn trốn tránh khi có thể. - Cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và trừng phạt khi họ không làm việc. - Con người thích bị kiểm soát, nếu bị kiểm soát mới làm việc tốt. - Các nhà quản lý theo Thuyết X hay có cách hành xử tiêu cực và cực đoan. Khi xảy ra một vấn đề nào đó, việc đầu tiên họ sẽ làm là quy trách nhiệm hoặc đổ lỗi cho ai đó - Là lý thuyết linh động và thiên hướng tích cực về con người và hành vi con người. - Cho rằng con người bản chất thích làm việc và không trốn tránh khi có thể. - Con người làm việc theo nhóm thích tự định hướng và làm chủ. - Con người sẽ gắn với nhóm nếu họ đạt được sự thỏa mãn cá nhân. - Con người muốn và có thể học cách gánh vác trách nhiệm. - Tài năng con người luôn tiềm ẩn, vấn đề quan trọng là biết khơi dậy. - Không cần phải thưởng nếu muốn họ làm việc và không đánh giá cao 7 - Nhà quản lý theo Thuyết X không tin tưởng bất kỳ ai. Họ chỉ tin vào các hệ thống giám sát chặt chẽ và có tính máy móc, tin vào sức mạnh của kỷ luật việc trừng phạt khi họ không làm việc. - Con người không thích bị kiểm soát, nếu không bị kiểm soát mới làm việc tốt. - Các nhà quản lý theo thuyết này cho rằng nếu tạo cơ hội, người lao động sẽ hết sức sáng tạo và tiến bộ trong công việc. Nếu cho người lao động quyền tự do thể hiện khả năng tốt nhất của mình mà không bị ràng buộc bởi các hướng dẫn, luật lệ quá chặt chẽ, họ sẽ có khả năng làm gia tăng năng suất lao động đáng kể. Câu 9: hãy trình bày các yêu cầu đối với nhân sự trong giáo dục : - Yêu cầu đối với nhà giáo - Yêu cấu đối với viên chức chuyên môn - Yêu cầu đối với cán bộ quản lý - Đối chiếu với những quy định về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức giáo dục. anh (chị) phải làm gì để trở thành cán bộ, viên chức trong ngành GD. 2.1 Đối với cán bộ quản lý 2.1.1 Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp - Yêu nước, yêu CNXH; gương mẫu đi đầu trong chấp hành chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị xã hội của nhà trường và địa phương; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có ý chí vượt khó khăn; biết động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Gương mẫu chấp hành các qui chế của ngành, qui định của trường và kỉ luật lao động; giữ gìn phẩm chât, danh dự, uy tín nhà giáo; đảm bảo sự liêm chính, trung thực, tâm huyết với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lý nhà trường; có ý thức đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực; không lợi dụng quyền lực, thực hiện dân chủ trong nhà trường. - Có lối sống lành mạnh, phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập. - Có tác phong làm việc công nghiệp, khoa học. - Chuẩn mực trong quan hệ và giao tiếp có hiệu quả. 2.1.2 Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm - Hiểu đúng và đầy đủ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cấp học theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. - Có trình độ chuyên môn vững vàng để có thể đảm nhận việc giảng dạy, tối thiểu đạt trình độ chuẩn theo cấp học. - Có năng lực sư phạm và khả năng tổ chức đổi mới PPDH và giáo dục nhằm tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ và nhân cách học sinh. - Có ý thức tinh thần tự học và xây dựng tập thể sư phạm thành tổ chức học tập. - Có khả năng sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc trong công tác, sử dụng được tin học trong công việc quản lý nhà trường. 2.1.3 Năng lực lãnh đạo nhà trường - Nắm bắt kịp thời những chủ trương của ngành, hiểu biết về tình hình kinh tế xã hội đất nước, địa phương trong bối cảnh hội nhập, phân tích tình hình và dự báo xu thê phát triển của nhà trường. - Xây dựng tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Xác định được các mục tiêu, thiết kế được các chương trình hành động nhằm thực hiện chiến lược phát triển nhà trường. Hướng mọi hoạt động vào mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh. - Có bản lĩnh đổi mới, có khả năng ra quyết định đúng đắn, kịp thời và chịu trách nhiệm về các quyết định nhằm đảm bảo cơ hội học tập cho mọi học sinh, nâng cao chât lượng, hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Có khả năng vận động, tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhà trường. 2.1.4 Năng lực quản lý nhà trường - Tổ chức xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp tầm nhìn chiến lược của nhà trường. 9 - Xây dựng tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động hiệu quả. Qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường. - Quản lý việc thực hiện chương trình các môn học theo hướng phân hóa, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức kĩ năng theo các qui định hiện hành. - Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; quản lý giáo dục toàn diện thông qua tổ chức các chương trình giáo dục để phát triển tối đa tiềm năng của mỗi học sinh, giáo dục hướng nghiệp cho học sinh để học sinh có khả năng định hướng vào một lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình. - Huy động và sử dụng có hiệu quả, minh bạch các nguồn tài chính phục vụ các hoạt động dạy học giáo dục của nhà trường. Sử dụng hiệu quả tài sản, thiết bị của nhà trường phục vụ đổi mới giáo dục phổ thông. - Xây dựng và thường xuyên cải tiến các qui trình hoạt động, thủ tục hành chính của nhà trường, quản lý hồ sơ đúng qui định. - Tổ chức các phong trào thi đua lành mạnh, động viên, khích lệ và trân trọng các thành tích của giao viên, học sinh, chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ hoạt động dạy học, giáo dục hiệu quả. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy học và giáo dục. - Đảm bảo đánh giá kết quả các mặt hoạt động của nhà trường khách quan, khoa học, công bằng. Tiếp nhận và xử lý thông tin phản hồi để tư vấn, đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học giáo dục của nhà trường. 2.2 Đối với giáo viên 2.2.1 Phẩm chất chính trị và đạo đức - Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng. Yêu nghề, tận tụy với nghề; sẵn sàng khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh; [...]... dụng nhân sự trong giáo dục hiện nay có những vấn đề gì còn yếu kém, bất cập; Anh (Chị) có thể nêu hướng đổi mới công tác này nhằm nâng cao hiệu quả việc tuyển dụng nhân sự trong giáo dục Giới thiệu : Tuyển dụng nhân sự trong giáo dục là ngành tuyển dụng các cán bộ, nhân viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng, phẩm chất để tham gia công tác quản lý nhà trường, bao gồm quản lý học sinh, sinh viên, quản lý. .. đúng kế hoạch đề ra - Thýờng xuyên theo dõi tiến ðộ thực hiện và ðýa ra những ðiều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết * Triển khai thực hiện hoạt động ĐT: + Triển khai thực hiện ĐT bên trong cơ sở Tuyển dụng nhân sự có trình độ, năng lực chuyên môn Đào tạo phát triển nhân sự về chuyên môn nghiệp vụ, về quản lý, kèm cặp trong công việc Mở lớp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự + Triển khai thực... hiện mục tiêu - Thu thập và xử lý thông tin về các việc thực hiện chính sách và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực - So sánh kết quả phát triển với mục tiêu - Tìm ra các nguyên nhân của kết quả - Ra các quyết định phát huy, điều chỉnh các sai lệch nhở và xử lý các sai phạm trong việc thực hiện kế hoạch Trong đó chú ý tới các đề xuất điều chỉnh kế hoạch tổ chức nhân sự Câu19: Trình bày nội... bao gồm quản lý học sinh, sinh viên, quản lý đào tạo và quản lý cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các công tác khác; quản lý chuyên môn, hành chính, nhân sự tại các sở, phòng GD-ĐT; làm công tác giảng dạy khoa học quản lý giáo dục; nghiên cứu khoa học quản lý và quản lý giáo dục Được thực hiện theo dựa trên nghị định... phát triển chuyên môn và nhân cách - Chính sách về kỷ luật - Chính sách về an toàn lao động - Chính sách về thiết kế lại công việc - Chính sách về bảo vệ luật pháp Bước 3: Thực hiện các kế hoạch Phân nguồn lực cho các hoạt động phát triển nhân lực, thiết lập các cơ chế phối hợp để thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực, giao trách nhiệm cho từng đơn vị và cá nhân( đặc biệt là bộ phận quản lý nhân. .. các bước trong qui trình tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo và phát triển nhân sự trong giáo dục Trả lời: ÐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 1 Quy trình ðào tạo nguồn nhân lực Bước 1: xác định nhu cầu, đào tạo mục tiêu         Ðào tạo khi nào? Mở rộng cơ cấu Nhân viên thiếu kỹ năng, trình độ Kết quả thực hiện công việc của nhân viên kém Áp dụng kỹ thuât, công nghệ mới Thăng chức và thuyên... thực hiện các hoạt động phát triển nhân sự trong giáo dục gồm 4 bước: Bước 1: Xác định nhu cầu về nguồn nhân lực Bước này thực chất là việc xác định mục tiêu về nhân lực đối với một cơ sở GD&ĐT Mục tiêu này chỉ rõ số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, trong đó cần có các mục tiêu về quản lý và đặc biệt là chỉ ra được các tiêu chí đánh giá mục tiêu Bước 2: Đề ra các chính sách về nhân sự Sau khi có mục tiêu... lý nhân sự và các chuyên viên, nhân viên của bộ phận này) Chỉ đaọ việc thực hiện kế hoạch phát triển nhân sự bằng công việc hướng dẫn, giám sát, uốn nắn, động viên, kích thích các bộ phận hoặc cá nhân thuộc cấp thực hiện các hoạt động theo dụng ý đã tổ chức để thực hiện các mục tiêu nhân sự Bước 4: Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện - Trên cơ sở các tiêu chí đã xác định trong mục tiêu nhân lực,... kiến thức và kỹ năng gì? Công việc của nhân viên được cải tiến ra sao? Xác định dựa trên tiêu chí 5W+1H? * Xác định nhu cầu ĐT căn cứ vào: + Chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục + Kế hoạch nhân sự của cơ sở giáo dục + Trình độ đội ngũ nhân sự + Tiêu chuẩn thực hiện công việc, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự + Nguyện vọng của cá nhân nhân sự 2 Lập kế hoach đào tạo * Xây dựng kế... khu vực và tỉnh tăng về số lượng và chất lượng giáo dục Mục tiêu: Đội ngũ cán bộ, giáo viên ● ● ● Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80% Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 50% 27 ● ● Có trên 10% cán bộ quản lý và giáo viên, trong đó có ít nhất 02 người trong . dụng nhân sự trong giáo dục là ngành tuyển dụng các cán bộ, nhân viên có đầy đủ kiến thức và kỹ năng, phẩm chất để tham gia công tác quản lý nhà trường, bao gồm quản lý học sinh, sinh viên, quản. động, tham mưu và tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ giáo dục và phát triển nhà trường. 2.1.4 Năng lực quản lý nhà trường -. ngành quản trị hiện đại Theo P. Drucker, quản trị có 3 chức năng: + Quản trị công nhân, công việc; + Quản trị các nhà quản trị + Quản trị một doanh nghiệp. Quản trị theo P. Drucker còn là sự chủ

Ngày đăng: 01/11/2014, 13:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan