1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang

64 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 412,88 KB

Nội dung

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr1ang 1 SVTH: Trần Thanh Phú CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch ngày càng hợp lý, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng từng bước đổi mới và phát triển đa dạng. Đồng thời đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế ngày càng tăng. Chúng ta muốn phát triển kinh tế - xã hội thì phải đầu tư, muốn đầu tư phải có vốn; từ đó vốn là nhân tố quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia; vì thế bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng đều cần đến vốn, vốn có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Đó cũng là điều kiện kích thích cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, và ngân hàng cũng khơng ngoại lệ. Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống người dân cũng được nâng cao, xã hội càng tiến bộ thì nhu cầu làm giàu của người dân càng tăng lên do đó nhu cầu vốn cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho người dân thì hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng, nó giải quyết kịp thời nhu cầu về vốn cho người dân nên ngân hàng đã đặt ra cho mình một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là phải nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của mình bằng cách đẩy mạnh và mở rộng các phương thức huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho khách hàng một cách hợp lý nhất và đồng thời thu hồi vốn một cách hiệu quả nhất. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động tạo ra giá trị cho ngân hàng. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống NHTM ở nước ta, nó mang lại 80 - 90% thu nhập của mỗi ngân hàng, song rủi ro của nó cũng là lớn nhất. Rủi ro tín dụng cao q mức sẽ hủy hoại giá trị của ngân hàng và có thể dẫn đến phá sản. Do đó, đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các NHTM nước ngồi, mà trước mắt là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với hệ thống NHTM Việt Nam. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr2ang 2 SVTH: Trần Thanh Phú Sau gần hai mươi năm hoạt động, hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) đã trải qua các giai đoạn phát triển, với bao khó khăn và thử thách mới có được những thành tựu nhất định như ngày hơm nay nhằm đáp ứng được u cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nhiệm vụ mà các ngân hàng TMCP quan tâm hàng đầu là nâng cao năng lực cạnh tranh và nhất là về vấn đề tín dụng, đây là một u cầu cấp bách cần phải thực hiện để đáp ứng lộ trình hội nhập trong tình hình mới. Đứng trước vai trò quan trọng đó Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đang tích cực triển khai dự án hiện đại hóa Ngân hàng, đổi mới và hồn thiện nghiệp vụ kinh doanh của mình mà đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng tài trợ dự án nhằm mang lại hiệu quả cao đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Với định hướng trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại tốt nhất Việt Nam, nên Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới cơng nghệ, xây dựng nhà xưởng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Với lý do trên em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM CP Saigon Thương Tín chi nhánh An Giang” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung là phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng, xác định rủi ro tín dụng và đưa ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái qt kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006 . - Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006 thơng qua các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ q hạn. - Phân tích các chỉ số tài chính LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr3ang 3 SVTH: Trần Thanh Phú - Đưa ra các giải pháp 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Khơng gian nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh tỉnh An Giang bao gồm các hoạt động bên trong và các yếu tố bên ngồi ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng 1.3.2. Thời gian thực hiện nghiên cứu Thời gian làm đề tài từ ngày 05/03/2007 đến 11/06/2007. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về hoạt động tín dụng mà đặc biệt là đi sâu vào việc cho vay của NHTM CP Sài Gòn thương tín tại chi nhánh tỉnh An Giang. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU + “Phân tích thực trạng và biện pháp hạn chế rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang” do chị Trần Thị Thu Trân viết. Luận văn phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và phân tích một cách sâu sắc nhóm ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, một số cơng cụ nhằm kiểm sốt hoạt động tín dụng cũng như mặt hạn chế trong cơng tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng Sài Gòn thương tín chi nhánh Kiên Giang. Qua đó thấy được sự cần thiết của việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng và cần có giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng Sài gòn thương tín chi nhánh Kiên Giang. + “Phân tích hoạt động tín dụng trong nơng thơn tại Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Châu Thành” do chị Lê Thị Ngọc Linh viết. Luận văn đã phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn trong thời gian qua, đồng thời cũng phân tích và nêu lên được những ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Từ những cơ sở lý luận đã nghiên cứu và trên cở sở phân tích những ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, luận án đã đưa ra một số biện pháp nhằm từng bước hồn thiện hoạt động tín dụng của ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng có thể phát sinh. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr4ang 4 SVTH: Trần Thanh Phú + “Biện pháp nâng cao khả năng canh tranh của ngân hàng thương mại trong nên kinh tế thị trường nước ta hiện nay”, do anh Trịnh Quốc Trung viết. Luận văn đã phân tích một cách sâu sắc những tồn tại của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong q trình hội nhập, trong đó có vấn đề về rủi ro tín dụng , các vấn đề về vốn, về quản lý, các chính sách còn hạn chế của chính phủ về thuế, lãi suất…Từ đó, luận văn đã đưa ra một số biện pháp giải quyết, đặc biệt là các kiến nghị về mở cửa hội nhập ngân hàng và nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng. Đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Sacombank “ của luận văn này là nhằm phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng, xác định rủi ro tín dụng và đồng thời cũng nêu lên được những ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Từ những cơ sở lý luận đã nghiên cứu và trên cở sở phân tích những ngun nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, luận án đã đưa ra một số biện pháp nhằm từng bước hồn thiện hoạt động tín dụng, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng có thể phát sinh, đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng, nâng cao sức cạnh tranh của Sacombank An Giang với các ngân hàng khác trong tỉnh. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr5ang 5 SVTH: Trần Thanh Phú CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm về tín dụng - Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên ngun tắc hồn trả. - Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hố, q trình ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hố. - Vậy tín dụng là mối quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật và được hình thành theo ngun tắc hồn trả vốn và lãi trong một thời gian nhất định. Trong đó người cho vay chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định trong một thời hạn nhất định sang người đi vay và khi đến hạn người đi vay phải hồn trả cho người cho vay một giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Khoản dư ra gọi là lợi tức tín dụng. 2.1.2. Ngun tắc tín dụng - Ngun tắc 1: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả kinh tế. Vốn tín dụng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả khơng những là ngun tắc mà còn là phương châm hoạt động của ngân hàng. Ngun tắc này là cơ sở của việc phan tích tín dụng trước khi ngân hàng quyết định tài trợ và là cơ sở để ngân hàng theo dõi kiểm tra việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.Việc sử dụng vốn vay đúng mụch đích, có hiệu quả đảm bảo cho việc hồn trả vốn vay một cách an tồn hạn chế rủi ro cho ngân hàng - Ngun tắc 2: Vốn vay phải được hồn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đây là ngun tắc chung cơ bản nhất của tín dụng nhằm đảm bảo cho ngân hàng thương mại tín dụng tồn tại và hoạt động bình thường. Ngân hàng phải thực hiện nghiêm ngặt ngun tắc này, bởi vì tiền cho vay phần lớn là tiền huy động LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr6ang 6 SVTH: Trần Thanh Phú từ tiền gửi của khách hàng, trong đó có cả nguồn ngắn hạn ngân hàng đi vay, do đó phải thu đúng hạn để trả cho người gửi, người cho vay đúng hạn. Việc thu nợ đủ và đúng hạn giúp ngân hàng đảm bảo kế hoạch nguồn vốn, chủ động trong cân đối nguồn nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. 2.1.3. Hợp đồng tín dụng Hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là một hợp đồng dân sự có tính chất đặc biệt nhằm xác định quan hệ pháp lý giữa hai bên trong quan hệ tín dụng. Do vậy tất yếu hợp đồng tín dụng phải đạt được những điều kiện sau đây mới đảm bảo tính hợp pháp cần có: - Hai bên ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực pháp lý - Mục đích ký kết hợp đồng phải hợp pháp - Việc ký kết hợp đồng phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, khơng bắt buộc, khơng nhầm lẫn. * Hợp đồng tín dụng gồm các loại: - Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là pháp nhân và doanh nghiệp tư nhân, cơng ty hợp danh. - Hợp đồng tín dụng dùng cho khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác. - Sổ vay vốn dùng cho khách hàng là hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp vay vốn khơng phải bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2.1.4. Điều kiện cho vay - Khách hàng muốn được vay vốn Ngân hàng phải có các điều kiện sau: + Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. + Đối với pháp nhân: Phải có năng lực pháp luật dân sự. + Đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, tổ hợp tác, thành viên cơng ty hợp danh; Phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr7ang 7 SVTH: Trần Thanh Phú - Nếu khách hàng vay vốn là pháp nhân hoặc cá nhân người nước ngồi thì khách hàng đó phải có năng lực hành vi dân sự theo luật pháp của nước đó và đã được phía Việt Nam quy định. - Người vay vốn có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Người vay vốn có mục đích sử dụng vốn hợp pháp. - Có phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư khả thi có hiệu quả. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng NNVN. 2.1.5. Đối tượng cho vay của Ngân hàng 2.1.5.1. Các đối tượng cho vay Giá trị vật tư, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án hoặc phương pháp sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tư phát triển. 2.1.5.2. Các đối tượng khơng cho vay - Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho tổ chức tín dụng khác. - Số tiền lãi vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn 2.1.6. Thời hạn cho vay. Căn cứ vào thời hạn cho vay tín dụng được chia làm 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: Những khoản cho vay có thời hạn tối đa là 12 tháng. Tín dụng này nhằm bù đắp những thiếu hụt kịp thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng trên 12 tháng đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các cơng trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng trên 5 năm, mục đích cung cấp vốn cho các ngành, các thành phần kinh tế đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr8ang 8 SVTH: Trần Thanh Phú 2.1.7. Các phương thức cho vay Theo quy chế cho vay của Ngân Hàng Nhà Nước các tổ chức tín dụng được phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: - Cho vay từng lần. - Cho vay theo hạn mức tín dụng. - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Cho vay theo dự án. - Cho vay trả góp. - Cho vay thơng qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Cho vay theo hạn mức thấu chi. - Cho vay hợp vốn. 2.1.8. Quy trình cho vay Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn của NH thì Ngân hàng TMCP Saigon thương tín sẽ áp dụng quy trình tín dụng như sau: (1) (2) (6) (3) (5) (4) Hình 1: Sơ đồ quy trình cho vay của NHTM CP Saigon Thương tín chi nhánh An Giang Giám Đốc Phòng Dịch Vụ và khách hàng Khách hàng Phòng kế tốn và quỹ Phòng Quản lý tín dụng LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr9ang 9 SVTH: Trần Thanh Phú Giải thích quy trình: (1) Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn đến gặp cán bộ tín dụng của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. (2) Cán bộ tín dụng được phân cơng giao dịch với khách hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng lập và gửi hồ sơ vay vốn. (3) Cán bộ tín dụng sau khi đã thẩm định và đánh giá khách hàng có đủ điều kiện vay vốn sẽ cùng với khách hàng tiến hành lập hồ sơ vay vốn và chuyển đến cho trưởng phòng tín dụng và phòng quản lý tín dụng (4) Trưởng phòng tín dụng và phòng quản lý tín dụng có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định (nếu cần thiết), ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) và trình Giám đốc quyết định. (5) Giám đốc chi nhánh ngân hàng hoặc người được uỷ quyền hợp pháp căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định (nếu có) do phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc khơng cho vay. Nếu khơng cho vay thì có văn bản thơng báo cho khách hàng biết bằng văn bản. Nếu cho vay thì tiếp tục chuyển hồ sơ vay vốn sang phòng kế tốn & ngân quỹ. (6) Sau khi nhận được hồ sơ khoản vay đã được Giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp ký duyệt cho vay, phòng kế tốn & ngân quỹ có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, mở tài khoản cho vay, làm thủ tục giải ngân và chuyển thủ quỹ để giải ngân cho khách hàng. 2.1.9. Hiệu quả hoạt động tín dụng Hiệu quả tín dụng (HQTD) là tỷ số được xác định dựa trên kết quả thu được và số tiền mà ngân hàng huy động, đi vay của các thành phần kinh tế để thực hiện nghiệp vụ cho vay, chiết khấu của ngân hàng. Kết quả đạt được gồm: lợi nhuận từ hoạt động cho vay, vốn gốc và tiền lãi thu hồi được khi hết thời hạn cho vay hoặc gia hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng, lượng khách hàng đơng đảo, doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng… HQTD là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM). LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: Thái Văn Đại Tr10ang 10 SVTH: Trần Thanh Phú 2.1.10. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng - Chỉ tiêu thu nhập lãi trên tổng thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập lãi trên tổng thu nhập = Tổng thu nhập Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng thu được từ hoạt động TD trong tổng thu nhập ngân hàng. Từ đó thấy được vai trò, vị trí hoạt động cho vay trong việc tạo ra LN cho tồn bộ hoạt động ngân hàng - . Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động Tổng dư nợ Dư nợ trên tổng vốn huy động = x 100% Tổng vốn huy động Ý nghĩa: chỉ số này xác định khả năng vốn huy động vào nghiệp vụ tín dụng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này q lớn hay q nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động khơng hiệu quả. - Chỉ tiêu tổng dư nợ trên tổng tài sản Tổng dư nợ Dư nợ trên tổng tài sản = x 100% Tổng tài sản Ý nghĩa: đây là chỉ số tính tốn mức độ đầu tư tài sản vào việc cho vay. Ngồi ra, chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mơ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Chỉ tiêu tỷ trọng dư nợ (ngắn, trung, dài hạn) trên tổng dư nợ: Dư nợ (ngắn, trung, dài hạn) x 100% Tổng dư nợ Ý nghĩa: chỉ số này dùng để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Để từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có giải pháp điều chỉnh kịp thời. [...]... hàng Nhà Nước Việt Nam 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang Sacombank An Giang là chi nhánh thứ 3 áp dụng hệ thống Corebanking ( T24) là một trong những cơng nghệ hiện đại trong việc quản lý ngân hàng Hồ với xu thế phát triển chung của tồn hệ thống Sacombank, NHTM CP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang cũng đặt mục tiêu phát triển là trở thành ngân hàng bán lẻ... Phòng tín dụng ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay điều này xảy ra là do dư nợ của những năm trước vẫn còn tồn động khi chi nhánh Sacombank An Giang còn hoạt động dưới hình thức tổ tín dụng thuộc chi nhánh Cần Thơ Dư nợ phản ánh tình trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm, dư nợ càng tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín. .. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang Chi nhánh cấp 1 An Giang được hình thành trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ văn phòng đại diện An Giang (có mặt từ tháng 11/2001), chính thức đi vào hoạt động (theo cơng văn số 66 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị) vào ngày 03/08/2005, là chi nhánh thứ 100 trong hệ thống Sacombank theo cơng văn thứ 143/NHNN ngày 22/02/2005... nghĩa với việc hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ tăng lên, chi phí lãi thấp 4.1.2 Phân tích tình hình cho vay của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang 4.2.2.1 Phân tích tình hình cho vay a) Doanh số cho vay * Doanh số cho vay theo thời hạn Vốn đầu tư của ngân sách Nhà Nước hết sức khó khăn, vốn của các doanh nghiệp cá nhân hạn chế… sức ép vốn đầu tư trong nền kinh tế đối với kênh tín dụng ngân... tư trong nền kinh tế đối với kênh tín dụng ngân hàng càng lớn Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín với hoạt động tín dụng đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn nhất thời của các thành phần kinh tế, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động Tình hình tín dụng của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Thời hạn Năm cho vay 2004... làm tăng sản lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn điều đó tạo điều kiện cho ngân hàng Sài Gòn Thương Tín phát triển Tuy nhiên, do năm 2004 chi nhánh An Giang còn hoạt động với hình thức tổ tín dụng thuộc chi nhánh Cần Thơ nên xu hướng phát triển tín dụng vào hệ GVHD: Thái Văn Đại Tr24ang 24 SVTH: Trần Thanh Phú LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ... kinh tế, hay tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất là vấn đề quyết định Đây chính là điều phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sử dụng vốn Kết quả họat động của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, chi nhánh An Giang được thể hiện qua... hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh -Thực hiện các lệnh giải ngân cho vay, thu nợ thu phí theo đúng quy định GVHD: Thái Văn Đại Tr15ang 15 SVTH: Trần Thanh Phú LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP -Thu chi tiền mặt theo đúng nhiệm vụ quy định -Lập chứng từ kế tốn có liên quan đến cơng việc do bộ phận đảm nhiệm 3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang qua 3 năm từ 2004 đến 2006... Sacombank An Giang hướng đến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh cơng tác tín dụng nhằm đầu tư vốn để tài trợ cho các phương án sản xuất kinh doanh, phát triển tiểu thủ cơng nghiệp trên điạ bàn tỉnh Sacombank chi nhánh An Giang là chi nhánh mới thành lập nhưng tốc độ triển khai thực hiện các sản phẩm dịch vụ là tương đối đa dạng và đầy đủ, chi nhánh khơng còn đơn thuần chỉ thực hiện nghiệp vụ huy động. .. đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang Hình 2: Cơ cấu tổ chức BAN GIÁM ĐỐC P DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP BỘ PHẬN TÍN DỤNG CÁ NHÂN BỘ PHẬN THANH TỐN QUỐC TẾ P QUẢN LÝ TÍN DỤNG P.KẾ TỐN VÀ QUỸ BỘ PHẬN KIỂM SỐT TÍN DỤNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ NỢ TỔ HÀNH CHÁNH BỘ PHẬN TỔNG HỢP BỘ PHẬN QUỸ CHÍNH BỘ PHẬN DỊCH VỤ & . trong hoạt động tín dụng và cần có giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác phòng ngừa rủi ro tại ngân hàng Sài gòn thương tín chi nhánh Kiên Giang. + Phân tích hoạt động tín dụng trong nơng thơn tại. hạn chế rủi ro trong tín dụng tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín Chi nhánh Kiên Giang do chị Trần Thị Thu Trân viết. Luận văn phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và phân tích một cách sâu sắc. và phát triển của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang Chi nhánh cấp 1 An Giang được hình thành trên cơ sở chuyển thể và nâng cấp từ văn phòng đại diện An Giang (có mặt từ tháng 11/2001),

Ngày đăng: 01/11/2014, 10:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ quy trình cho vay của NHTM CP Saigon Thương tín chi  nhánh An Giang - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Hình 1 Sơ đồ quy trình cho vay của NHTM CP Saigon Thương tín chi nhánh An Giang (Trang 8)
Hình 2: Cơ cấu tổ chức - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Hình 2 Cơ cấu tổ chức (Trang 14)
Bảng 1:Kết quả kinh doanh - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 1 Kết quả kinh doanh (Trang 16)
Bảng 2: Tình hình huy động vốn - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 2 Tình hình huy động vốn (Trang 18)
Hình 3: Biểu đồ thể hiện nguồn vốn cho vay và cơ cấu nguồn vốn qua  ba năm - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Hình 3 Biểu đồ thể hiện nguồn vốn cho vay và cơ cấu nguồn vốn qua ba năm (Trang 20)
Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 3 Doanh số cho vay theo thời hạn (Trang 21)
Bảng 4: Doanh số cho vay theo loại hình kinh doanh - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 4 Doanh số cho vay theo loại hình kinh doanh (Trang 24)
Bảng 5: Thu nợ theo thời hạn - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 5 Thu nợ theo thời hạn (Trang 30)
Bảng 6: Thu nợ theo loại hình kinh doanh. - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 6 Thu nợ theo loại hình kinh doanh (Trang 31)
Bảng 7: Dư nợ theo thời hạn - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 7 Dư nợ theo thời hạn (Trang 36)
Bảng 8: Dư nợ theo loại hình kinh doanh - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 8 Dư nợ theo loại hình kinh doanh (Trang 37)
Bảng 9: Nợ quá hạn - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
Bảng 9 Nợ quá hạn (Trang 41)
Bảng  10:  Một  số  chỉ  tiêu  đánh  giá  hiệu  quả  hoạt  động  tín  dụng  của  ngân hàng - phân tích hiệu quả hoạt động tại sài gòn thương tín chi nhánh an giang
ng 10: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w