1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp phú tài tỉnh bình định

26 2,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 366,28 KB

Nội dung

Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý an toàn vệ sinh lao động từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý về ATVSLĐ

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Quang Bình

Phản biện 1: PGS.TS Lê Thế Giới

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 01 năm 2014

Có thể tìm hiểu Luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vấn đề đảm

bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngày càng liên quan chặt

chẽ đến sự thành đạt của mỗi doanh nghiệp, góp phần quyết định bình ổn sự phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia Xây dựng

một nền sản xuất an toàn với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao gắn liền với việc bảo vệ sức khỏe người lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế bền vững và đủ sức cạnh tranh trong nền

kinh tế toàn cầu hóa

Xuất phát từ thực tế việc tổ chức thực hiện quản lý còn nhiều vấn

đề bất cập, thiếu đồng bộ, cho nên đòi hỏi phải có các chính sách, giải pháp phù hợp để tiếp tục tác động vào cuộc sống một cách thiết thực, thực sự trở thành hoạt động hữu ích nhằm bù đắp những thiệt thòi đối với các đối tượng yếu thế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới sự công bằng về mọi mặt trong đời sống xã hội

Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động quản lý an toàn vệ sinh lao động từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định là đòi hỏi

khách quan và cần thiết Do đó tôi chọn đề tài “Quản lý an toàn vệ

sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài

tỉnh Bình Định” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ

2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Làm rõ được lý luận về quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp + Tình hình quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

+ Kiến nghị được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý

Trang 4

ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý; các biện pháp thực thi của các chủ thể có liên quan

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp

cụ thể như phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng

hợp, khái quát, chuyên gia… Theo nhiều cách từ riêng lẽ tới kết hợp với nhau Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

5 Bố cục đề tài

Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, đã kết cấu thành 3 chương

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý an toàn vệ sinh lao động

trong doanh nghiệp

Chương 2 Thực trạng quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

Chương 3 Phương hướng và giải pháp quản lý an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp Phú Tài tỉnh Bình Định

Trang 5

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Theo PGS TS Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế Lao động,

NXB Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu những biện pháp tuyên truyền, phổ biến về

an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiêp” có mã số CB 2007-02-02 do Cục An toàn lao động – Bộ LĐTBXH thực hiện năm 2007

Đề tài nghiên cứu “Xây dựng quy trình quản lý an toàn - vệ

sinh lao động trong các loại hình doanh nghiệp” do Cục An toàn Lao

động thực hiện năm 2010

Năm 2012, Cục An toàn lao động phối hợp với Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã tiến hành triển khai thí điểm hệ thống quản lý ATVSLĐ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực có nguy cơ cao như khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng tại hai tỉnh Hà Nam (60 doanh nghiệp), Quảng Ninh (60 doanh nghiệp) và khu vực làng nghề

Theo Dietmar Elsler (2012), “Cách tạo ra các biện pháp

khuyến khích kinh tế trong công tác an toàn vệ sinh lao động”, Tạp

chí Asian-Pacefic Newsletter on OSH, Vol.19, No 2, October 2012

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH

LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1 Một số khái niệm

An toàn vệ sinh lao động: là các hoạt động đồng bộ trên các

mặt pháp luật, tổ chức quản lý, KTXH, KHCN nhằm cải thiện điều

kiện lao động, bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe

Trang 6

cho con người trong lao động [18, tr 12]

1.1.2 Vài trò và tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động

a Vai trò của quản lý an toàn vệ sinh lao động

b Tính chất của quản lý an toàn vệ sinh lao động

Có 3 tính chất chủ yếu là: pháp lý, khoa học kỹ thuật và tính quần chúng Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau

1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1.2.1 Ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp

Do việc chấp hành các quy định phát luật về ATVSLĐ nên pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người

sử dụng lao động, nội dung huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ Để bảo đảm các quy định này cần điều phối việc thực hiện các chương trình ATVSLĐ để nâng cao ý thức và giám sát việc thực thi ATVSLĐ tại các doanh nghiệp Đồng thời phải tổ chức đánh giá việc tuân thủ an toàn lao động, đánh giá rủi ro và các mối nguy hiểm đến ATVSLĐ

Trang 7

nghĩa vụ trong chấp hành các quy định này

Việc tổ chức này có nhiều hình thức khác nhau ngoài phương tiện thông tin đại chúng mà những hình thức khác như phát tờ rơi, tổ chức lớp học, hay hội thi rất hữu ích

Những người thực hiện bao gồm ngoài các cơ quan quản lý nhà nước thì tổ chức công đoàn hay đoàn thể tự doanh nghiệp tới địa phương tham gia vào

- Các quy định của pháp luật về ATVSLĐ

- Tổ chức quản lý công tác ATVSLĐ trong doanh nghiệp

Cơ quan tổ chức sẽ bao gồm: Sở lao động và thương binh xã hội với chức năng quản lý nhà nước về công tác này Các cơ quan phối hợp bao gồm công đoàn, hiệp hội doanh nghiệp…

Tiêu chí:

- Số lượng các đợt tập huấn về ATVSLĐ cho các đối tượng;

- Tỷ lệ các doanh nghiệp tham gia đào tạo về quản lý ATVSLĐ

Trang 8

1.2.4 Tổ chức thanh kiểm tra về thực hiện an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp

Điều kiện và môi trường lao động phải luôn được thanh tra kiểm tra thường xuyên của các cơ quan quản lý với mục tiêu chủ yếu

để nắm bắt tình hình, nhắc nhở và chấn chỉnh những sai phạm Đi cùng với thanh kiểm tra cần đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn trong sản xuất

- Tỷ lệ doanh nghiệp không đủ điều kiện và chấp hành tốt/tổng

số doanh nghiệp được thanh kiểm tra

1.2.5 Điều tra, thống kê tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

Đây là nội dung rất quan trọng vì những kết quả điều tra sẽ cho phép rút ra những bài học và nguyên nhân dẫn tới tai nạn lao động từ đó phát hiện những khiếm khuyết trong các quy phạm về an toàn lao động cũng như công tác quản lý để có điều chỉnh cần thiết Việc điều tra và thống kê còn cho phép hạn chế việc các doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm khi xảy ra tình trạng mất an toàn lao động và nhắc nhở doanh nghiệp và người lao động phải chấp hành

nghiêm các quy phạm được đề ra

Việc thống kê sẽ được thực hiện thường xuyên bởi các doanh nghiệp theo mẫu báo cáo cho bộ phận thống kê của Sở Lao động và thương binh xã hội

Tiêu chí

- Tỷ lệ giảm các vụ tai nạn lao động trong các doanh nghiệp;

Trang 9

- Giảm tỷ lệ số lao động mắc bệnh nghề nghiệp

1.2.6 Xử lý các vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Xử lý các vi phạm về an toàn lao động là công việc cần thiết để bảo

đảm tính hiệu lực và hiệu quả của các quy phạm về ATVSLĐ Chỉ có xử

lý nghiêm mới có tác dụng với cả doanh nghiệp và người lao động

Tiêu chí:

- Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về an toàn lao động

của các doanh nghiệp;

- Số lượng và tỷ lệ xử lý số vụ vi phạm về vệ sinh lao động

của các doanh nghiệp

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN

VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP

1.3.1 Điều kiện tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên của mỗi vùng là nhân tố ảnh hưởng rất lớn

tới an toàn vệ sinh lao động

Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng là nhân tố tác động

mạnh tới quản lý an toàn vệ sinh lao động

1.3.2 Quản lý Nhà nước

Các cơ quan chính có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát

về ATVSLĐ trong các doanh nghiệp bao gồm:

- Chức năng thanh tra về ATVSLĐ

- Chức năng kiểm tra về ATVSLĐ

- Chức năng giám sát ATVSLĐ

1.3.3 Nhân tố người sử dụng lao động, người quản lý

Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo môi trường làm

việc an toàn cho người lao động; Người sử dụng lao động có nghĩa

vụ phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn vệ sinh lao động và cải thiện

điều kiện lao động; Người sử dụng lao động có quyền: buộc người

Trang 10

lao động phải tuân thủ các quy định, và khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện ATVSLĐ; khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định của thanh tra viên ATVSLĐ, nhưng vẫn phải chấp hành các quyết định

đó khi chưa có quyết định mới

Người cán bộ công đoàn cơ sở: nắm được những quy định

pháp luật về ATVSLĐ để phối hợp tổ chức thực hiện và vận động

NSDLĐ, NLĐ thực hiện

1.3.4 Nhân tố người lao động tại doanh nghiệp

Người lao động là người hoạt động trong môi trường lao động

và chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố trong đó

Người lao động có nghĩa vụ chấp hành các quy định, nội quy về an

toàn vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao

Người lao động có quyền được yêu cầu người sử dụng lao động

đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP

PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ AN TOÀN,

VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

2.1.1 Vị trí điều kiện tự nhiên khu công nghiệp Phú Tài

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế của khu công nghiệp Phú Tài

Các doanh nghiệp khu công nghiệp đã góp phần đẩy nhanh tốc

Trang 11

độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, hàng năm tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu chiếm xấp xỉ 1/3 giá trị toàn tỉnh KCN Phú Tài có văn phòng đại diện các cơ quan hành chính công như hải quan, thuế nằm trong khu trung tâm KCN để giải quyết công việc tại chỗ cho doanh nghiệp

2.1.3 Doanh nghiệp, người sử dụng lao động

Hiện nay một nhược điểm mà hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế đó là thiếu cán bộ được đào tạo chính quy về công tác quản

lý môi trường và vệ sinh an toàn lao động, nếu có cán bộ thì làm kiêm nhiệm không chuyên trách

Tình trạng vi phạm các tiêu chuẩn, quy định về an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp vẫn diễn ra thường xuyên và rất phổ

biến, với một tỷ lệ khá cao…

2.1.4 Người lao động tại các doanh nghiệp ở khu công nghiệp

Khu công nghiệp Phú Tài chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy về an toàn vệ sinh lao động của người lao động trong khu công nghiệp còn yếu do phần lớn đội ngũ công nhân trong khu công nghiệp chủ yếu xuất thân

từ nông thôn, trên 55% chưa qua đào tạo nghề ở các trường chuyên nghiệp, hiểu biết pháp luật thấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong

công nghiệp của công nhân chưa cao

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AT VSLĐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ TÀI TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.2.1 Thực trạng ban hành và quản lý thống nhất các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Với chủ trương quan tâm chăm lo bảo đảm sức khỏe, tính

Trang 12

mạng người lao động của Đảng và Nhà nước; thời gian qua Sở lao động thương binh & xã hội tỉnh Bình Định, tổ chức công đoàn, phòng quản lý doanh nghiệp Ban quản lý khu kinh tế tỉnh có nhiệm

vụtham mưu trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật

về lao động; hệ thống hóa các văn bản pháp quy đã ban hành và còn hiệu lực có liên quan tương đối đầy đủ triển khai chỉ đạo, hướng dẫn đến các doanh nghiệp

Qua các năm đến nay, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh triển khai phổ biến các văn bản pháp quy liên quan đến công tác vệ sinh lao động Tại các doanh nghiệp, công tác ATVSLĐ chủ yếu được thực hiện thông qua việc tổ chức bộ phận, bố trí cán bộ phụ trách, ban hành các văn bản quy định chung như nội quy an toàn lao động, đây là những biện pháp mang tính chất “tĩnh” Tuy nhiên, các đơn vị rất hạn chế các công tác thường xuyên về ATVSLĐ, chỉ một số ít đơn vị có kế hoạch ATLĐ hằng năm, có ban hành văn bản chỉ đạo điều hành công tác ATVSLĐ; ngay cả việc tổ chức mạng lưới ATVS viên, là một yêu cầu theo quy định phải làm thì cũng chỉ có rất ít đơn vị thực hiện.Hầu hết các doanh nghiệp đều có nội quy, quy định về chấp hành an toàn

và vệ sinh lao động Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại không quy định cụ thể, công khai việc doanh nghiệp có những đảm bảo, tiêu chuẩn chế độ nào đối với công nhân, như một tháng, một năm được trang bị những thứ gì, chất lượng ra sao, chất lượng máy móc nhà xưởng để bảo đảm an toàn cho công nhân như thế nào

2.2.2 Thực trạng tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động

và người lao động trong việc giữ gìn an toàn lao động, công đoàn khu kinh tế tỉnh phối hợp với ban ngành chức năng đã đẩy mạnh

Trang 13

công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức Đến nay, đã có một vài đơn vị thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên với lao động tham gia Người sử dụng lao động tại một số doanh nghiệp thực hiện tốt quản lý ATVSLĐ chủ động phối hợp với công đoàn cơ sở tại đơn vị mời cơ quan chức năng tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến hay tọa đàm đến người lao động các kiến thức về chế độ chính sách quy định pháp luật vấn đề ATVSLĐ và bảo vệ môi trường

Trong những năm qua, đã có đề tài sáng kiến và giải pháp hữu ích của công nhân lao động được thực hiện, các sáng kiến cải tiến của công nhân lao động về các giải pháp đảm bảo an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường được áp dụng vào thực tế sản xuất của các doanh nghiệp…

2.2.3 Thực trạng tổ chức đào tạo và tập huấn về quản lý

an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp

Phối hợp giữa các ngành chức năng triển khai chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức thực hiện công tác huấn luyện công tác ATVSLĐ theo đúng tinh thần Thông tư số 41/2011/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2011, Thông tư liên bộ số 14/TT-LT, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh mở các lớp đào tạo, tập huấn VSLĐ cho cán bộ y tế cơ sở, cán bộ công đoàn và các đối tượng công nhân lao động, cán bộ quản lý, an toàn vệ sinh viên của các cơ sở sản xuất song song với khám sức khỏe định kỳ cho người lao động trong các ngành, nghề sản xuất Hằng năm Sở lao động TB&XH tỉnh tổ chức từ 1đến 2 lớp tập huấn ATVSLĐ cho các đối tượng tại cơ sở doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp hưởng ứng tạo điều kiện cho các đối tượng này tham gia Số lượng các doanh nghiệp tham gia có chiều hướng tăng qua các năm

Ngày đăng: 31/10/2014, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w