giao an vat ly 12 hk2

50 306 0
giao an vat ly 12 hk2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 1 Chương IV. DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ Tiết 36 . MẠCH DAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU - Phát biểu được các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ. - Nêu được vai trị của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC. - Viết được biểu thức điện tích, cường độ dịng điện, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động. - Vận dụng giải được các bài tập cơ bản liên quan. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Một số vỉ linh kiện điện tử cĩ mạch dao động. Thí nghiệm chứng minh về dao động. Học sinh: III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu mạch dao động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Vẽ hình 20.1. Giới thiệu mạch dao động. Cho học sinh xem mạch dao động trên vĩ linh kiện điện tử. Vẽ hình 20.2. Giới thiệu cách cho mạch dao động hoạt động. Giới thiệu cách sử dụng mạch dao động. Ghi nhận khái niệm mạch dao động. Xem và nhận biết mạch dao động trên vĩ linh kiện. Cho biết thế nào là mạch dao động lí tưởng. Ghi cách cho mạch dao động hoạt động. Giải thích tại sao khi mạch dao động hoạt động thì sẽ tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch. Ghi nhận cách sử dụng mạch dao động. I. Mạch dao động + Một cuộn cảm có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung C thành một mạch điện kín gọi là mạch dao động. Nếu điện trở của mạch rất nhỏ coi như bằng không thì mạch là một mạch dao động lí tưởng. + Muốn cho mạch dao động hoạt động thì ta tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện trong mạch. Tụ điện sẽ phóng điện qua lại nhiều lần, tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch. + Người ta sử dụng điện áp xoay chiều được tạo ra giữa hai bản tụ điện bằng cách nối hai bản này với mạch ngoài. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu dao động điện từ tự do trong mạch dao động. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu biểu thức xác định điện tích tức thời trên một bản tụ. Giới thiệu biểu thức xác định cường độ dòng điện tức thời chạy trong mạch dao động. Giới thiệu tần số góc của mạch dao động và mối liên hệ giữa I 0 và q 0 . Giới thiệu dao động điện từ tự do. Giới thiệu chu kì và tần số riêng của mạch dao động. Ghi nhận sự biến thiên điện tích trên một bản tụ. Ghi nhận sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch dao động. Ghi nhận tần số góc của mạch dao động và mối liên hệ giữa I 0 và q 0 . Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận các khái niệm. II. dao động điện từ tự do trong mạch dao động 1. Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng + Điện tích trên tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian: q = q 0 cos(ωt + ϕ) + Cường độ dòng điện chạy trong mạch dao động biến thiên điều hòa theo thời gian: i = q’ = I 0 cos(ωt + ϕ + 2 π ) Với: ω = LC 1 ; I 0 = q 0 ω. 2. Định nghĩa dao động điện từ tự do Sự biến thiên theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i (hoặc cường độ điện trường → E và cảm ứng từ → B ) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do. 3. Chu kì và tần số riêng của mạch dao động T = ω π 2 = 2π LC ; f = T 1 = LC π 2 1 Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu năng lượng điện từ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh nêu biểu thức tính năng lượng của tụ điện đã được tích điện. Nêu biểu thức tính năng lượng của tụ điện đã được tích điện. III. Năng lượng điện từ + Năng lượng điện trường tập trung trên tụ: W C = 2 1 C q 2 = 2 1 C q 2 0 cos 2 (ωt + ϕ)  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 2 Yêu cầu học sinh nêu biểu thức xác định năng lượng từ trường của cuộn dây có dòng điện chạy qua. Giới thiệu năng lượng điện từ trên mạch dao động. Giới thiệu sự bảo toàn năng lượng điện từ trong mạch dao động . Nêu biểu thức xác định năng lượng từ trường của cuộn dây có dòng điện chạy qua. Ghi nhận khái niệm. Cho biết năng lượng điện từ của mạch dao động bị mất mát do những nguyên nhân nào? + Năng lượng từ trường trên cuộn cảm: W L = 2 1 Li 2 = 2 1 LI 2 0 sin 2 (ωt + ϕ) + Năng lượng điện từ trên mạch dao động: W = W C + W L = 2 1 C q 2 0 = 2 1 CU 2 0 = 2 1 LI 2 0 Nếu không có tiêu hao năng lượng thì năng lượng điện từ trong mạch được bảo toàn. Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 6, 7, 8 trang 107 SGK và các bài tập 20.10, 20.11 SBT. Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tiết 37 . ĐIỆN TỪ TRƯỜNG I. MỤC TIÊU - Nêu được khái niệm về điện từ trường. - Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện tường xốy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường. - Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Làm lại thí nghiệm cảm ứng điện từ. Học sinh: Ơn tập về hiện tượng cảm ứng điện từ. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Viết công thức tính tần số góc, chu kì và tần số riên của mạch dao động. Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu mối quan hệ giữa điện trường và từ trường. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Vẽ hình 21.1, yêu cầu học sinh nhắc lại thí nghiệm cảm ứng điện từ của Fa-ra-đây. Yêu cầu học sinh thực hiện C1. Giới thiệu điện trường xoáy. Yêu cầu học sinh thực hiện C2 Phân tích để cho học sinh thấy từ trường biến thiên gây ra điện trường xoáy. Yêu cầu học sinh thực hiện C3 Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. Lập luận để thấy được khi điện trường biến thiên sẽ gây ra từ trường. Nhắc lại thí nghiệm cảm ứng điện từ của Fa-ra-đây. Thực hiện C1. Ghi nhận khái niệm. Thực hiện C2. Ghi nhận hiện tượng. Thực hiện C3. Rút ra kết luận. Nêu biểu thức liên hệ giữa q và U trong tụ điện. Nêu biểu thức liên hệ giữa E và U trong điện trường đều giữa hai bản tụ điện phẵng. Ghi nhận hiện tượng. I. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường 1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy a) Phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ + Khi từ thông qua một vòng dây kín biến thiên thì trong vòng dây xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Sự xuất hiện của dòng điện cảm ứng chứng tỏ trong vòng dây có một điện trường mà đường sức nằm dọc theo dây và là đường cong kín. Điện trường có đường sức là đường cong kín gọi là điện trường xoáy. + Khi từ trường trong một vùng không gian nào đó biến thiên thì trong vùng không gian đó xuất hiện một điện trường xoáy. Tác dụng của vòng dây trong thí nghiệm chỉ là để nhận biết điện trường xoáy thôi. b) Kết luận Nếu tại một nơi có một từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy. 2. Điện trường biến thiên và từ trường a) Từ trường của mạch dao động Xét mạch dao động lí tưởng có tụ điện là phẵng có điện dung C và hai bản cách nhau một khoảng d đang hoạt động. Tại thời điểm t cường độ dòng điện trong mạch là: i = dt dE Cd dt CEdd dt CUd dt dq === )()( Vì i gây ra từ trường, điều đó chứng tỏ,  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 3 Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. Rút ra kết luận. xung quanh chổ có điện trường biến thiên trong tụ điện đã xuất hiện một từ trường. b) Kết luận Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu điện từ trường và thuyết điện từ Mắc-xoen. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Lập luận để cho thấy điện trường và từ trường biến thiên có liên quan mật thiết với nhau từ đó hình thành khái niệm. Giới thiệu thuyết điện từ của Mắc-xoen. Nêu khái niệm điện từ trường. Ghi nhận thuyết điện từ. II. Điện từ trường và thuyết điện từ Mắc- xoen 1. Điện từ trường Điện từ trường là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. 2. Thuyết điện từ Mắc-xoen Mắc-xoen đã xây dựng được một hệ thống bốn phương trình diễn tả mối quan hệ giữa: - Điện tích, điện trường, dòng điện và từ trường. - Sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy. - Sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường. Đó là các phương trình Mắc-xoen, hạt nhân của thuyết điện từ. Thuyết điện từ khẵng định mối quan hệ khăng khít giữa điện tích, điện trường và từ trường. Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập 4, 5, 6 trang 111 SGK. Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 4 Tiết 38 . BÀI TẬP I. MỤC TIÊU Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập liên quan đến mạch dao động và điện từ trường. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Xem kỉ các bài tập trong sgk, sbt, chuẩn bị thêm một số bài tập trắc nghiệm và tự luận. Học sinh: Ôn lại kiến thức về mạch dao động, điện từ trường. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải: + Sự biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong mạch dao động lí tưởng: q = q 0 cos(ωt + ϕ); i = q’ = - ωq 0 sin(ωt + ϕ) = I 0 cos(ωt + ϕ + 2 π ) + Tần số góc, chu kì, tần số của mạch dao động: ω = LC 1 ; T = ω π 2 = 2π LC ; f = T 1 = LC π 2 1 . + Năng lượng điện trường, năng lượng từ trường và năng lượng điện từ của mạch dao động: W đ = 2 1 C q 2 = 2 1 C q 2 0 cos 2 (ωt + ϕ) ; W t = 2 1 Li 2 = 2 1 LI 2 0 sin 2 (ωt + ϕ); W = W đ + W t = 2 1 C q 2 0 = 2 1 CU 2 0 = 2 1 LI 2 0 . Hoạt động 2 (15 phút): Giải các câu hỏi trắc nghiệm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn C. Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A. Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D. Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn D. Yêu cầu hs giải thích tại sao chọn A. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Giải thích lựa chọn. Câu 6 trang 107: C Câu 7 trang 107: A Câu 4 trang 111: D Câu 5 trang 111: D Câu 6 trang 111: A Hoạt động 3 ( 20phút): Giải các bài tập tự luận. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Yêu cầu học sinh tính chu kì của mạch dao động. Yêu cầu học sinh tính tần số của mạch dao động. Yêu cầu học sinh viết biểu thức tính tần số của mạch dao động từ đó suy ra để tính điện dung của tụ điện. Yêu cầu học sinh viết biểu thức tính tần số của mạch dao động từ đó suy ra để tính độ tự cảm của cuộn dây ứng với từng tần số. Yêu cầu học sinh rút ra kết luận. Tính chu kì của mạch dao động. Tính tần số của mạch dao động. Viết biểu thức tính tần số của mạch dao động từ đó suy ra để tính điện dung của tụ điện. Viết biểu thức tính tần số của mạch dao động từ đó suy ra để tính độ tự cảm của cuộn dây ứng với từng tần số. Rút ra kết luận. Bài 8 trang 107 Chu kì: T = 2π LC = 2.3,14 312 10.3.10.120 −− = 3,768.10 -6 (s). Tần số: f = 6 10.768,3 11 − = T = 0,265.10 6 (Hz) Bài 20.10 Ta có: f = LC π 2 1 => C = 22 4 1 Lf π = 262 )10.(1,014,3.4 1 = 0,25.10 -12 (F) = 0,25(pF) Bài 20.11 Ta có: f = LC π 2 1 => L = 29222 1014,3.4 1 4 1 fCf − = π = 2 6 10.25 f Với f 1 = 10 3 Hz thì L 1 = 25H; Với f 2 = 10 6 Hz thì L 2 = 25.10 -6 H Vậy: Độ tự cảm của mạch nằm trong khoảng từ 25.10 -6 H đến 25H. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 5 Tiết 39 . SÓNG ĐIỆN TỪ I. MỤC TIÊU - Nêu được định nghĩa sĩng điện từ, nêu được các đặc điểm của sĩng điện từ. - Nêu được đặc điểm của sự truyền sĩng điện từ trong khí quyển. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Thí nghiệm về sự phát và thu sĩng điện từ. Máy thu thanh bán dẫn. Mơ hình sĩng điện từ hình 22.2 SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu mối liên hệ giữa điện trường và từ trường, khái niệm điện từ trường. Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu sóng điện từ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu sóng điện từ. Yêu cầu học sinh thực hiện C1 Giới thiệu tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong chân không và trong các điện môi. Yêu cầu học sinh thực hiện C2 Yêu cầu học sinh tìm biểu thức tính bước sĩng điện từ trong mơi trường trong suốt cĩ chiết suất n. Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm sóng ngang. Giới thiệu các tính chất của sóng điện từ. Giới thiệu sóng vô tuyến và cách phân loại sóng vô tuyến. Cho học sinh đọc thang sóng vô tuyến. Ghi nhận khái niệm. Thực hiện C1. Ghi nhận tốc độ lan truyền của sóng điện từ trong chân không và trong các điện môi. Thực hiện C2: λ = cT = f c . Tìm biểu thức tính bước sĩng điện từ trong mơi trường trong suốt cĩ chiết suất n. Nhắc lại khái niệm sóng ngang. Ghi nhận các tính chất của sóng điện từ. Ghi nhận sóng vô tuyến và cách phân loại sóng vô tuyến. Đọc thang sóng vô tuyến. I. Sóng điện từ 1. Sóng điện từ là gì? Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian. 2. Những đặc điểm của sóng điện từ + Sóng điện từ lan truyền được trong chân không và trong các điện môi. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không bằng tốc độ ánh sáng c ≈ 3.10 8 m/s. Tốc độ của sóng điện từ trong điện môi nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi. Bước sóng điện từ trong chân không: λ = f c + Sóng điện từ là sóng ngang: → E và → B luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng. + Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn đồng pha với nhau. + Sóng điện từ tuân theo các quy luật truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ. + Sóng điện từ tuân theo các qui luật giao thoa, nhiễu xạ. + Trong quá trình lan truyền sóng điện từ mang theo năng lượng. + Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài km được dùng trong thông tin vô tuyến nên gọi là các sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được phân loại theo bước sĩng thành các loại sau: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung và sóng dài. Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyễn. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu sự hấp thụ và ít hấp thụ các loại sóng vô tuyến của các phần tử không khí trong khí quyển. Giới thiệu tầng điện li. Ghi nhận sự hấp thụ mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn của khí quyển. Ghi nhận sự ít hấp thụ của khí quyển đối với các sóng ngắn. Ghi nhận tầng điện li. II. Sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyễn 1. Các vùng sóng ngắn ít bị hấp thụ Các phân tử không khí trong khí quyển hấp thụ rất mạnh các sóng dài, sóng trung và sóng cực ngắn nên các sóng này không thể truyền đi xa. Trong một số vùng tương đối hẹp, các sóng có bước sóng ngắn hầu như không bị không khí hấp thụ. 2. Sự phản xạ của các sóng ngắn trên tầng điện li Tầng điện li là một lớp khí quyển, trong đó các phân tử khí đã bị ion hóa rất mạnh dưới tác dụng của các tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời. Tầng điện li kéo dài từ độ cao khoảng 80km đến 800km.  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 6 Giới thiệu sự phản xạ của tầng điện li và mặt đất, mặt nước biển đối với sóng ngắn. Y/c h/s giải thích tại sao ta có thể bắt được các đài phát thanh cách ta đến nữa vòng Trái Đất. Ghi nhận sự phản xạ của tầng điện li và mặt đất, mặt nước biển đối với sóng ngắn. Giải thích tại sao ta có thể bắt được các đài phát thanh cách ta đến nữa vòng Trái Đất. Các sóng ngắn vô tuyến phản xạ rất tốt trên tầng điện li cũng như trên mặt đất và mặt nước biển. Nhờ có sự phản xạ liên tiếp trên tầng điện li và trên mặt đất mà các sóng ngắn có thể truyền đi rất xa trên mặt đất. Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 115 SGK. Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tiết 40 . NGUYÊN TẮC LIÊN LẠC BẰNG SÓNG VÔ TUYẾN I. MỤC TIÊU - Nêu được nguyên tắc cơ bản của việc thơng tin liên lạc bằng sĩng vơ tuyến. - Vẽ được sơ đồ khối của một máy phát và một máy thu sĩng vơ tuyến đơn giản và nêu rõ được chức năng của mỗi khối trong sơ đồ. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Thí nghiệm biểu diễn máy phát và máy thu đơn giản hoặc một điện thoại di động hỏng đã tháo ra để cĩ thể chỉ ra được các bộ phận phát sĩng và thu sĩng. Học sinh: III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ: Nêu các tính chất của sóng điện từ. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu nguyên tắc chung của của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu sóng mang. Yêu cầu học sinh thực hiện C1 Yêu cầu học sinh thực hiện C2 Yêu cầu học sinh nhắc lại dải tần số của âm nghe được. Giới thiệu cách biến điệu sóng mang. Giới thiệu công dụng của mạch tách sóng. Giới thiệu công dụng của mạch khuếch đại. Ghi nhận khái niệm. Thực hiện C1. Thực hiện C2. Nhắc lại dải tần số của âm nghe được. Ghi nhận cách biến điệu sóng mang. Ghi nhận khái niệm tách sóng. Ghi nhận sự cần thiết phải khuếch đại các sóng điện từ thu được. I. Nguyên tắc chung của của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến 1. Sóng mang Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang. Sóng mang thường dùng là các sóng điện từ cao tần. 2. Biến điệu sóng mang Để sóng mang truyền tải được những thông tin có tần số âm, người ta thực hiện: + Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện cùng tần số. Dao động này ứng với một sóng điện từ gọi là sóng âm tần. + Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang. Việc làm này được gọi là biến điệu sóng điện từ. Sóng mang đã được biến điệu sẽ truyền từ đài phát đến máy thu. 3. Tách sóng Ở nơi thu phải dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa. 4. Khuếch đại Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuếch đại chúng bằng các mạch khuếch đại. Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu sơ đồ khối máy phát Xem hình 21.2, mô tả các bộ phận cơ bản của một máy phát vô tuyến. II. Sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản Một máy phát thanh vô tuyến đơn giãn gồm năm bộ phận cơ bản sau: micrô (1); mạch phát sóng điện từ cao tần (2); mạch biến điệu (3); mạch khuếch đại (4); anten phát (5). Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giãn.  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 7 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu sơ đồ khối máy thu Xem hình 21.2, mô tả các bộ phận cơ bản của một máy thu vô tuyến. III. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giản Một máy thu thanh vô tuyến đơn giãn gồm năm bộ phận cơ bản sau: anten thu (1); mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần (2); mạch tách sóng (3); mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần (4); loa (5). Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 119 SGK. Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 8 Chương V. SÓNG ÁNH SÁNG Tiết 41 . TÁN SẮC ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU - Mơ tả được hai thí nghiệm của Newton, và nêu được kết luận rút ra từ mỗi thí nghiệm. - Giải thích được hiện tượng tán sắc qua lăng kính bằng hai giả thuyết của Newton. - Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên liên quan. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Thí nghiệm của Newton. Vẽ phóng to các hình 24.1, 24.2. Học sinh: Ơn lại tính chất của lăng kính. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Newton. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu hình vẽ 24.1. Giới thiệu quang phổ của Mặt Trời Giới thiệu hiện tượng tán sắc ánh sáng. Xem hình vẽ 24.1. Thực hiện C1. Xem sgk và nêu kết quả thí nghiệm. Kể tên các màu chính của cầu vồng. Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận hiện tượng tán sắc ánh sáng. I. Thí nghiệm về sự tán sắc ánh sáng của Newton Chiếu một chùm sáng song song, hẹp của ánh sáng Mặt Trời qua một lăng kính ta thấy chùm sáng không những bị lệch về phía đáy của lăng kính mà còn bị tách thành một dải màu liên tục từ đỏ đến tím. Dải sáng màu liên tục từ đỏ đến tím gọi là quang phổ của ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng Mặt Trời là ánh sáng trắng. Hiện tượng chùm ánh sáng trắng qua lăng kính bị tách ra thành nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau gọi là hiện tượng tán sắc ánh sáng. Hoạt động2 (10 phút): Tìm hiểu thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Newton. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu hình vẽ 24.2. Giới thiệu ánh sáng đơn sắc. Xem hình vẽ 24.2, xem sgk và nêu kết quả thí nghiệm. Ghi nhận khái niệm ánh sáng đơn sắc. II. Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Newton Chùm ánh sáng vàng, tách ra từ quang phổ Mặt Trời nhờ lăng kính P, sau khi đi qua lăng kính P’, chỉ bị lệch mà không bị đổi màu. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng sáng có một màu nhất định và không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. Hoạt động 3 (10 phút): Giải thích hiện tượng tán sắc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu ánh sáng trắng. Giới thiệu sự phụ thuộc của chiết suất thủy tinh vào các loại ánh sáng đơn sắc khác nhau. Yêu cầu học sinh cho biết góc lệch của tia sáng qua lăng kính phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giới thiệu sự tán sắc ánh sáng. Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận sự phụ thuộc của chiết suất thủy tinh vào các loại ánh sáng đơn sắc khác nhau. Cho biết góc lệch của tia sáng qua lăng kính phụ thuộc vào những yếu tố nào? Ghi nhận khái niệm. III. Giải thích hiện tượng tán sắc + Ánh sáng trắng không phải là ánh sáng đơn sắc mà là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. + Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc có màu khác nhau thì khác nhau. Chiết suất có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đỏ, và tăng dần khi chuyển sang màu da cam, màu vàng, … và có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng tím. Vì góc lệch của một tia sáng khúc xạ qua lăng kính tăng theo chiết suất, nên các chùm tia sáng có màu khác nhau trong chùm ánh sáng tới bị lăng kính làm lệch những góc khác nhau, do đó khi ló ra khỏi lăng kính, chúng không trùng nhau nữa Sự tán sắc ánh sáng là sự phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc. Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng tán sắc. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 9 Giới thiệu một số ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng. Ghi nhận một số ứng dụng của hiện tượng tán sắc ánh sáng. IV. Ứng dụng của hiện tượng tán sắc Giải thích được một số hiện tượng tự nhiên, ví dụ: cầu vồng bảy sắc. Ứng dụng trong máy quang phổ lăng kính để phân tích một chùm sáng đa sắc thành các thành phần đơn sắc. Hoạt động 5 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong bài. Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập trang 125 SGK và các bài tập từ 24.3 đến 24.5 SBT. Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài. Ghi các bài tập về nhà. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 10 Tiết 42 . GIAO THOA ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU - Mơ tả được thí nghiệm về nhiễu xạ ánh sáng và thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng. - Viết được các cơng thức xác định vị trí các vân sáng, vân tối và khoảng vân. - Nhớ được giá trị phỏng chừng của bước sĩng ứng với các màu thơng dụng. - Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng. - Giải được các bài tốn về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Thí nghiệm Y-âng với ánh sáng đơn sắc. Vẽ phóng to các hình 25.1, 25.2 và 25.3. Học sinh: Ơn lại bài 8: Sự giao thoa sĩng. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Giới thiệu hình vẽ 25.1 Giới thiệu hiện tượng nhiễu xạ. Xem hình 25.1 và cho biết thế nào là hiện tượng nhiễu xạ. Ghi nhận ánh sáng có tính chất sóng. I. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chỉ có thể giải thích được nếu thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng: Mỗi chùm sáng đơn sắc coi như một sóng có bước sóng xác định. Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu hiện tượng giao thoa ánh sáng. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản Trình bày thí nghiệm Y-âng Giới thiệu hình vẽ 25.3. Giới thiệu vị trí vân sáng. Giới thiệu vị trí vân tối. Giới thiệu khoảng vân. Yêu cầu học sinh tìm công thức tính khoảng vân. Giới thiệu vân sáng chính giữa. Yêu cầu học sinh thực hiện C2 Yêu cầu học sinh nêu cách đo bước sóng ánh sáng nhờ thí nghiệm của Y-âng. Quan sát thí nghiệm, nêu kết quả của thí nghiệm. Thực hiện C1. Tìm biểu thức hiệu đường đi. Nhắc lại điều kiện để có cực đại trong giao thoa. Ghi nhận vị trí vân sáng Nhắc lại điều kiện để có cực tiểu trong giao thoa. Ghi nhận vị trí vân tối. Ghi nhận khái niệm. Tìm công thức tính khoảng vân. Ghi nhận khái niệm. Thực hiện C2. Nêu cách đo bước sóng ánh sáng nhờ thí nghiệm của Y-âng. II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng 1. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng Trong vùng hai chùm sáng gặp nhau xuất hiện những vạch tối và những vạch sáng xen kẻ. Những vạch tối là chổ hai sóng triệt tiêu lẫn nhau. Những vạch sáng là chổ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. 2. Vị trí các vân giao thoa Đặt: a = F 1 F 2 , x = OA, IO = D Ta có: d 2 – d 1 = D ax D ax dd ax =≈ + 2 22 2 => x = D a (d 2 – d 1 ) Để tại A có vân sáng thì d 2 – d 1 = kλ => Vị trí vân sáng: x k = k a D λ Với k ∈ Z và k gọi là bậc giao thoa. Để tại A có vân tối thì d 2 – d 1 = (k’ + 2 1 )λ => Vị trí vân tối: x k’ = (k’ + 2 1 ) a D λ Với k’ ∈ Z và với vân tối thì không có khái niệm bậc giao thoa. 3. Khoảng vân + Khoảng cách giữa hai vân sáng hoạc vân tối kiên tiếp gọi là khoảng vân i. + Công thức tính khoảng vân: i = x k + 1 – x k = a D λ + Tại O (k = 0), ta có vân sáng bậc 0 của mọi ánh sáng đơn sắc, gọi là vân chính giữa hay vân trung tâm. 4. Ứng dụng: Đo bước sóng của ánh sáng Từ công thức i = a D λ => λ = D ia [...]... 2 Huỳnh quang và lân quang Sự phát quang của các chất lỏng và khí có đặc điểm là ánh sáng phát quang bị tắt nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích Sự phát quang này gọi là sự huỳnh quang Sự phát quang của nhiều chất rắn lại có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích Sự phát quang này gọi là sự lân quang Các chất rắn phát quang này gọi... sáng có quang bước sóng khác Hiện tượng đó gọi là hiện Giới thiệu khái niệm về sự phát Ghi nhận khái niệm tượng quang – phát quang Chất có khả năng quang phát quang gọi là chất phát quang Yêu cầu học sinh nếu thêm ví Nếu ví dụ về sự phát quang đã Một đặc điểm quan trọng của sự phát quang dụ trong thực tế thấy trong thực tế là nó còn kéo dài một thời gian sau khi tắt Giới thiệu đặc điểm quan trọng Ghi... các bài tập 31.1 đến 31.5 và 31 .12, 31.13 SBT IV RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY Tiết 54 HIỆN TƯỢNG QUANG – PHÁT QUANG I MỤC TIÊU - Trình bày và nêu được ví dụ về hiện tượng quang – phát quang - Phân biệt được huỳnh quang và lân quang - Nêu được đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang II CHUẨN BỊ Giáo viên: Một ống nghiệm nhỏ đựng dung dịch fluorexêrin hoặc một vài vật cĩ chất lân quang Đèn phát tia tử ngoại hoặc... quang phổ liên tục và quang phổ vạch Giới thiệu quang phổ liên tục Ghi nhận khái niệm Quang phổ liên tục là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục Giới thiệu cách tạo ra quang Ghi nhận cách tạo ra quang phổ Quang phổ liên tục do các chất rắn, lỏng phổ liên tục liên tục hoặc chất khí có áp suất lớn, phát ra khi bị nung nóng Giới thiệu đặc điểm của quang Ghi nhận đặc điểm của quang... cấu tạo của quang của quang trở chất quang dẫn Nó được cấu tạo gồm một trở sợi dây bằng chất quang dẫn gắn trên một đế cách điện Gới thiệu đặc điểm của quang Ghi nhận đặc điểm của quang trở Điện trở của quang điện trở có thể thay đổi trở từ vài MΩ khi không được chiếu sáng xuống Yêu cầu học sinh nêu công Nêu công dụng của quang trở đến vài chục Ω khi được chiếu ánh sáng thích dụng của quang trở hợp Hoạt... này gọi là chất lân quang Nội dung cơ bản II Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 28 sáng huỳnh quang (Định luật huỳnh quang Xtốc) Yêu cầu học sinh giải thích đặc Giải thích đặc điểm của ánh sáng điểm của ánh sáng huỳnh quang huỳnh quang bằng thuyết lượng... vạch hấp thụ đám vạch tối trên nền của một quang phổ liên Yêu cầu học sinh định nghĩa Nêu khái niệm quang phổ vạch tục quang phổ vạch hấp thụ hấp thụ Quang phổ hấp thụ của các chất khí chứa  Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 14 Giới thiệu đặc điểm của quang Ghi nhận đặc điểm của quang phổ các vạch hấp thụ và đặc trưng cho chất... giữa hiện tượng quang điện trong và hiện tượng quang điện ngoài Hoạt động 2 (25 phút): Tìm hiểu hiện tượng quang – phát quang Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cơ bản I Hiện tượng quang – phát quang 1 Khái niệm về sự phát quang Yêu cầu học sinh xem hình Xem hình 32.1 và nêu ví dụ về sự Một số chất có khả năng hấp thụ ánh sáng 32.1 và nêu ví dụ về sự phát phát quang có bước sóng... Giáo án Vật Lý 12 – Cơ bản – HKII  Biên soạn : Dương Văn Đổng - Trường THPT Bùi Thị Xuân – Bình Thuận  Trang 26 Tiết 53 HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN TRONG I MỤC TIÊU - Trả lời được câu hỏi: Tính quang dẫn là gì? - Nêu được định nghĩa về hiện tượng quang điện trong và vận dụng để giải thích được hiện tượng quang dẫn - Trình bày được định nghĩa, cấu tạo và chuyển vận của quang điện trở và pin quang điện II... điểm quan trọng của ánh sáng kích thích Thời gian này dài ngắn của sự phát quang sự phát quang khác nhau phụ thuộc vào chất phát quang Giới thiệu sự huỳnh quang Yêu cầu học sinh tìm ví dụ Ghi nhận khái niệm Tìm ví dụ Giới thiệu sự lân quang Yêu cầu học sinh tìm ví dụ Ghi nhận khái niệm Tìm ví dụ Yêu cầu học sinh thực hiện C1 Thực hiện C1 Hoạt động 3 (10 phút): Tìm hiểu đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang . ra quang phổ hấp thụ. Yêu cầu học sinh định nghĩa quang phổ vạch hấp thụ. Ghi nhận cách tạo ra quang phổ vạch hấp thụ. Nêu khái niệm quang phổ vạch hấp thụ. III. Quang phổ hấp thụ Quang. thiệu cách tạo ra quang phổ liên tục. Giới thiệu đặc điểm của quang phổ liên tục. Giới thiệu quang phổ vạch. Giới thiệu cách tạo ra quang phổ vạch. Giới thiệu đặc điểm của quang phổ vạch. . cách tạo ra quang phổ liên tục. Ghi nhận đặc điểm của quang phổ liên tục. Ghi nhận khái niệm. Ghi nhận cách tạo ra quang phổ vạch. Ghi nhận đặc điểm cảu quang phổ vạch. II. Quang phổ phát

Ngày đăng: 31/10/2014, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan