một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

56 425 0
một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1. Tổng quan về Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 20 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank 24 1.3.1. Các hoạt động cơ bản 24 1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 25 2.1.5. Cho vay kinh doanh tài lộc 31 2.1.6. Cho vay cấm cố chứng khoán niêm yết 32 2.1.8. Cho vay thấu chi tài khoản cá nhân 33 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Sở Giao dịch Vietcombank : Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam CBCNV : Cán bộ công nhân viên ATM : Máy rút tiền tự động HĐTD : Hợp đồng tín dụng TSBĐ : Tài sản bảo đảm SMEs : Phòng Doanh nghiệp nhỏ và vừa DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 : Các phòng/tổ của Sở Giao dịch Vietcombank Bảng 2 : Hoạt động huy động vốn của Sở Giao dịch Vietcombank Bảng 3 : Dư nợ cho vay của Sở Giao dịch Vietcombank Bảng 4 : Cơ cấu cho vay tiêu dùng của Sở Giao dịch Vietcombank Bảng 5 : Cơ cấu tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, năng suất sản xuất cao đã tạo ra lượng hàng hóa phong phú và đa dạng, đời sống của người dân ngày càng nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinh thần. Ngoài những nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, mặc thì nhu cầu cuộc sống được nâng cao hơn, như nhà đẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, du học nước ngoài… Tuy nhiên, với mức thu nhập như hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, nhưng nếu chờ cho đến khi có đủ nguồn tài chính để tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng này thì sẽ bỏ lỡ những cơ hội khác hoặc họ phải chắt chiu dành dụm trong nhiều năm mới có đủ và khi co đủ tiền thì nhu cầu lại thay đổi hoặc thị trường không tồn tại loại sản phẩm đó, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền, dẫn đến nhu cầu vay mượn để tiêu dùng tăng lên. Vì vậy cho vay tiêu dùng xuất hiện là “vị cứu tinh” cho những người tiêu dùng muốn thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng ngay mà không phải chờ đợi lâu. Điều này đã tạo ra thị trường cho vay tiêu dùng đối với các ngân hàng thương mại ngày càng có tính cạnh tranh cao. Đây là một hướng đi không mới ở các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam bởi người dân nước ta vẫn có thói quen suy nghĩ rằng ngân hàng là nơi phục vụ cho các doanh nghiệp, là một kênh đầu tư tiền nhàn rỗi. Do vậy, thị trường cho vay tiêu dùng còn khá sơ khai và chưa được nhiều ngân hàng khai thác. Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng khá phát triển và đem lại lợi thế cho Ngân hàng trong thị trường tài chính tiền tệ, em đã tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động cho vay tiêu dùng, do đó em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” Nội dung đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Lý thuyết chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Để hoàn thiện đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng nhiệt tình và quý báu của thầy giáo PGS.TS Lê Đức Lữ. Bên cạnh đó, trong thời gian thực tập, em cũng được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị ở Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và anh chị trong Ngân hàng. CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1. Khái quát về hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1.1. Khái niệm cho vay “Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định” Qua khái niệm trên cho thấy Ngân hàng chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời hạn nhất định. Do người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến thời hạn đã thỏa thuận. Việc hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức. Ở đây, quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của cho vay là biểu hiện đặc trưng nhất sự khác biệt giữa quan hệ vay mượn trong các hoạt động của ngân hàng và các mối quan hệ kinh tế khác. 1.2. Các nguyên tắc của hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay của NHTM dựa trên một số nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo tính tan toàn và khả năng sinh lời. Các nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các qui định của Ngân hàng Nhà nước và các NHTM Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn và lãi với thời gian xác định. Các khoản cho vay của Ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản Ngân hàng vay mượn, như vậy Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi như đã cam kết. Do vậy, Ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này về các nguồn tiền cho vay lại. Đây là điều kiện để Ngân hàng tồn tại và phát triển. Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo mục đích được thỏa thuận với ngân hàng, không trái các qui định của pháp luật và các qui định khác của Ngân hàng cấp trên. Luật pháp qui định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi Ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Mục đích tài trợ được ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động trái luật pháp và việc tài trợ đó là phù hợp với cương lĩnh hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay chứng minh cho khả năng trả năng thu hồi được vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. Các khoản tài trợ của Ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản của người vay. Trong trường hợp xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi vay. 1.3. Các hình thức cho vay của Ngân hàng thương mại Các khoản cho vay có thể được phân loại bằng nhiều cách theo các tiêu chí khác nhau, bao gồm mục đích, tài sản đảm bảo (nếu có), kỳ hạn, phương pháp hoàn trả và nguồn gốc. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. 1.3.1. Theo thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm. Cho vay trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Bên cạnh đầu tư cho tài sản cố định, cho vay trung hạn còn là nguồn hình thức vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập. - Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên năm năm. Thời hạn cho vay dài hạn còn phụ thuộc vào từng loại sản phẩm được áp dụng trong từng thời kỳ khác nhau. Đây là loại hình được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới. 1.3.2. Theo mục đích vay - Cho vay kinh doanh: là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu động hàng hóa. - Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân như mua sắm nhà cửa, xe cộ… 1.3.3. Theo tài sản đảm bảo - Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đó. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả tài chính mạnh, quản trị hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân mà không cần một nguồn thu nợ bổ sung thứ hai. - Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. 1.3.4. Theo đối tượng tham gia quy trình cho vay - Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: là hình thức cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như nhóm sản xuất, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếu đều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên. Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thu nợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo đảm cho các thành viên vay, hoặc các thành viên trong nhóm bảo lãnh cho một thành viên vay. Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất. Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mục đích. 1.3.5. Theo phương thức cho vay - Cho vay từng lần: Cho vay từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Cho vay theo hạn mức: Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính. Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng. Trong kỳ khách hàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng. Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kỳ. Dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức. Tuy nhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không được vượt quá hạn mức. - Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. 2. Cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 2.1. Cơ sở thực tiễn hình thành cho vay tiêu dùng Cho vay là một chức năng kinh tế quan trọng và là hoạt động cơ bản của các NHTM. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các NHTM mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Trong lịch sử, hầu hết các NHTM không tích cực cho vay đối với các cá nhân và hộ gia đình bởi họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có qui mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ này, các Ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn. Và rồi, sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các Ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Hiện nay, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất và người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của NHTM và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất. Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch… đối với lực lượng kỹ thuật rộng lớn. Nếu ta lập một bảng thống kê những nhu cầu của một đời người thì đó là một con số vô hạn, đó là những nhu cầu từ đơn giản như được ăn, mặc, học hành đến những nhu cầu phức tạp hơn như du lịch, vui chơi giải trí, nhu cầu được tộn trọng… Tuy nhiên, để nhu cầu được đáp ứng đúng lúc, đúng thời điểm không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào một nhân tố rất quan trọng, đó là khả năng thanh toán. Đôi khi chỉ vì không có khả năng thanh toán muốn có một chiếc xe máy để mua sắm thì nhu cầu đi lại bằng xe máy lại không nhiều nữa, hoặc như chúng ta cần tiền để đầu tư đi học, khi ra trường ta có thể dễ dàng tìm việc và kiếm tiền. Nhưng hiện tại ta lại không có tiền thì ước mơ được đi học hay có việc làm tốt cũng bay xa. Vậy tại sao chúng ta lại không thể có được xe máy, chiếc nhà mới để ở hay là đi học trước khi chúng ta có thể có đủ tiền trong tương lai. Đây thực sự là một vấn đề quan trọng, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán này. Trên thực tế có hai cách giải quyết: + Cách thứ nhất là mua bán chịu: tuy nhiên cách này chỉ có lợi đối với người mua, còn bất lợi đối với người bán. Người mua sẽ được sử dụng hàng hóa trước khi có đủ số tiền cần thiết, nhưng người bán sẽ thu hồi vốn chậm hoặc thậm chí bị người mua quỵt tiền. Khi cần tiền để nhập hàng hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh thì đến lượt người bán dễ rơi vào tình trạng thiếu phương tiện thanh toán. Vì vậy, cách mua bán chịu không phổ biến và khả thi, lại gặp nhiều rủi ro. + Cách thứ hai là người mua đi vay tiền: họ sẽ cảm giác là đã đủ phương tiện thanh toán. Cách này vừa thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng bán được hàng. Như vậy, cần đến một tổ chức thức ba hỗ trợ cả người mua và người bán để họ luôn luôn có phương tiện thanh toán đối với các nhu cầu của họ. Không một tổ chức nào đảm nhiệm được vị trí này tốt bằng các trung gian tài chính, mà quan trọng nhất là các NHTM. Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là cách để Ngân hàng gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Nhiều hãng lớn khi thiếu vốn đã không tìm đến ngân hàng để vay tiền mà thay vì đó họ tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Thêm vào đó nhiều Công ty tài chính hoặc giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng, hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Ngân hàng cho vay tiêu dùng một mặt tăng thu nhập cho bản thân ngân hàng, mặt khác tạo ra uy tín cho ngân hàng. Một lý do khác góp phần vào sự hình thành cho vay tiêu dùng đó là đặc điểm luân chuyển hàng hóa tiêu dùng. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân là một mảng hoạt động quan trọng của ngân hàng. Quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất không thể tiếp tục. Vai trò của ngân hàng lúc này trở lên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước khi họ tích lũy đủ số tiền cần thiết. Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua hàng và doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa. Từ đó doanh nghiệp có tiền sẽ trả được nợ cho ngân hàng. Khi đã tiêu thụ được hàng hóa, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất và sẽ tìm tới ngân hàng để tiếp tục vay vốn. Như vậy, ngân hàng cho vay tiêu dùng sẽ có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp và ngân hàng. Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn (tiền công) để trả nợ ngân hàng. Một số tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập khá hoặc cao, thu nhập tương đối ổn định. Vay tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tăng khả năng được đào tạo… giúp họ nhiều cơ hội tìm kiếm công việc có mức thu nhập cao hơn. Trong cuộc sống hàng ngày càng hiện đại, vay tiêu dùng đã trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và sự hình thành cho vay tiêu dùng đã trở thành điều tất yếu. 2.2. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu của cá nhân hộ gia đình. Cho vay đối với người tiêu dùng được thực hiện để tài trợ cho chính sự tiêu dùng, và có thể so sánh với khoản cho vay được thực hiện với mục đích sản xuất hoặc để mua các sản phẩm nhằm tạo ra nguồn vốn, như cổ phiếu và trái phiếu. Các khoản cho vay tiêu dùng giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ, trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có thể hưởng mức sống cao hơn. Những khoản cho vay như thế được dành nhiều vào nhiều mục đích, bao gồm việc mua xe hơi, các dụng cụ trong gia đình, đồ gỗ, các dịch vụ y tế, chi phí cho các dịp hè…Mặc dù kỳ hạn của các khoản cho vay tiêu dùng khác nhau, chúng thường có kỳ hạn dưới 5 năm. Với sự gia tăng về lợi tức và chi phí tiêu dùng, do NHTM cung cấp đã và đang phát triển nhanh chóng. 2.3. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 2.3.1. Đối tượng của các khoản cho vay tiêu dùng Đó là các cá nhân, hộ gia đình. Nhu cầu vay của cá nhân phụ thuộc vào tình hình tài chính của họ. Đối với cá nhân có mức thu nhập thấp, nhu cầu tín dụng thường không cao, nó chỉ xuất hiện nhằm thoả mãn nhu cầu gia đình tạo sự cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. Đối với cá nhân có mức thu nhập trung bình, nhu cầu tín dụng phát triển mạnh do ý muốn vay mượn để mua hàng tiêu dùng lớn hơn khoản tiền dự phòng của mình. Đối với những người có thu nhập cao, nhu cầu tín dụng tiêu dùng nảy sinh nhằm tăng thêm khả năng thanh toán hoặc một khoản tài trợ rất linh hoạt trong chi tiêu khi mà nguòn vốn của họ đã nằm trong tài khoản đầu tư. 2.3.2.Nhu cầu cho vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kì kinh tế Nhu cầu cho vay tiêu dùng không chỉ phụ thuộc vào tình hình tài chính mà còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế ở những giai đoạn cụ thể. Khi nền kinh tế phát triển, người dân cảm thấy lạc quan vào tương lai, đặc biệt họ kì vọng vào thu nhập được nâng cao. Khi đó họ tăng nhu cầu hưởng thụ và các khoản vay tiêu dùng có xu hướng tăng thêm. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng: Nhiều cá nhân hộ gia đình không tin tưởng vào tương lai đồng nghĩa với tình trạng thất nghiệp tăng lên tất yếu họ sẽ hạn chế tiêu dùng ở thời điểm hiện tại. 2.3.3. Chi phí cho vay tiêu dùng cao Khoản cho vay tiêu dùng thường không lớn trong khi ngân hàng tốn rất nhiều thời gian và nhân lực để điều tra thu thập thông tin của chủ thể vay tiền. Bên cạnh đó Ngân hàng phải quản lí các khoản cho vay nhỏ lẻ nhưng khối lượng là rất lớn. Do đó chi phí cho vay tiêu dùng lãi suất thường lớn hơn cho vay thương mại. 2.3.4. Người tiêu dùng kém nhạy bén với lãi suất Người tiêu dùng thường quan tâm đến khoản lãi phải trả hàng tháng hơn là lãi suất ghi trên hợp đồng. Lãi suất không phải là yếu tố quan trọng mà các nhân hộ gia đình quan tâm khi quyết định vay nhiều hay ít. Yếu tố được coi là quan trọng hơn đó là mức thu nhập và trình độ dân trí. Cụ thể những người có mức thu nhập cao thường có xu hướng vay nhiều hơn mức thu nhập hàng tháng hay đối với những người có trình độ dân trí cao, việc vay mượn là một công cụ để đạt được mức sống như mong muốn chứ không phải chỉ là một sự lựa chọn chi dùng trong trường hợp khẩn cấp. 2.3.5. Nguồn trả nợ của khách hàng Nếu khoản vay đối với kinh doanh có nguồn trả nợ là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì đối với các khoản vay tiêu dùng đó là khoản thu nhập của khách hàng. 2.3.6. Mục đích vay Phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình ví dụ như: mua, xây dựng, sửa chữa nhà; mua sắm vật dụng gia đình 2.3.7. Rủi ro cao Lãi suất áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng là lãi suất “Cứng nhắc” trong khi các khoản cho vay kinh doanh hiện nay thường áp dụng lãi suất thay đổi theo điều kiện thị trường. Do đó một sự tăng lên trong chi phí huy động vốn Ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro lãi suất. [...]... ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 1 Tổng quan về Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Giao dịch Vietcombank Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (viết tắt là NHNT) được chính thức thành lập ngày 01/04/1963 theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hàng trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối... sẽ giao tài sản cho người tiêu dùng và bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng Ngân hàng dựa trên bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiền cho vay công ty bán lẻ Cuối cùng người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng Có một số ưu điểm sau: - Cho phép ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng - Giảm được chi phí trong cho vay - Mở rộng quan hệ với khách hàng và các hoạt động ngân hàng. .. thành từ Ngân hàng thương mại Nhà nước thành Ngân hàng thương mại cổ phần lấy tên là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam (viết tắt là Vietcombank) Năm 1991, Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được thành lập Trong thời gian đầu thành lập, Sở Giao dịch là đơn vị phụ thuộc Hội sở chính Vietcombank,... đạo đức khách hàng cũng như rủi ra của hoạt động cho vay tiêu dùng Nếu như khách hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ra cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay cũng sẽ không quá khắt khe Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng 2.6.2... ngân hàng, tác động đến phong cách làm việc của nhân viên * Chính sách lãi suất Chính sách lãi suất là nhân tố tác động lớn đến khả năng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại Với chi phí để thực hiện và điều hành các khoản cho vay, các rủi ro liên quan, đặc tính của các khoản cho vay có vật thế chấp, và kỳ hạn của hợp đồng cho vay tiêu dùng nên lãi suất cho vay tiêu dùng là một. .. nghiệp vụ cho vay tiêu dùng gián tiếp có tính phức tạp cao * Cho vay tiêu dùng trực tiếp Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này So với cho vay tiêu dùng gián tiếp, cho vay tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau: - Cho vay tiêu dùng trực tiếp của ngân hàng thường có chất lượng cao hơn bưỏi nó được quyết định bởi... cứ vào phương thức hoàn trả * Cho vay tiêu dùng trả góp Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay Đối với loại cho vay tiêu dùng này, ngân hàng thường chú ý tới một số vấn đề cơ bản có tính nguyên... của Ngân hàng Nhà nước Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng Đó là các quy định như quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một khách hàng trên vốn tự có… CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO. .. hiện mục tiêu chung của Vietcombank Chính điều này là điều kiện thuận lợi cho Sở Giao dịch Vietcombank có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh tín dụng phục vụ kinh doanh và tiêu dùng, các dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, kinh doanh ngoại tệ … 2.1 Các loại hình cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank 2.1.1 Cho vay cá nhân tín chấp Sản phẩm cho vay tín chấp áp dụng cho cán bộ... gian và tiền bạc cho xã hội 2.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại 2.6.1 Các nhân tố chủ quan * Năng lực về vốn của Ngân hàng Năng lực về nguồn vốn của Ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận tiện giao dịch với khách hàng hay không Khi Ngân hàng có nguồn vốn . hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao. pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Nội dung đề tài bao gồm ba chương: Chương 1: Lý thuyết chung về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. nước NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần VCB : Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Sở Giao dịch Vietcombank : Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam CBCNV : Cán bộ

Ngày đăng: 30/10/2014, 22:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Tổng quan về Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

  • 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Vietcombank

    • 1.3.1. Các hoạt động cơ bản

    • 1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh

      • * Tính năng sản phẩm

      • * Tính năng sản phẩm

      • * Tính năng sản phẩm

      • * Tính năng sản phẩm

      • 2.1.5. Cho vay kinh doanh tài lộc

        • * Tính năng sản phẩm

        • * Điều kiện vay vốn

        • * Hồ sơ vay vốn

        • 2.1.6. Cho vay cấm cố chứng khoán niêm yết

          • 2.1.7. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

          • 2.1.8. Cho vay thấu chi tài khoản cá nhân

            • * Tính năng sản phẩm

            • * Điều kiện vay vốn

            • * Hồ sơ vay vốn

            • Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi và cam kết trả nợ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan