Cho vay thấu chi tài khoản cá nhân

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33 - 56)

1. Tổng quan về Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.8.Cho vay thấu chi tài khoản cá nhân

Sở Giao dịch Vietcombank giúp khách hàng có thể chi tiêu ngay cả khi tài khoản tiền gửi thanh toán của bạn không còn tiền. Thấu chi tài khoản cá nhân là lựa chọn tối ưu mà Sở Giao dịch Vietcombank đem lại cho khách hàng.

* Tính năng sản phẩm

- Hạn mức thấu chi tối đa lên tới 30 triệu đồng trong thời gian 12 tháng

- Thấu chi tại tất cả các điểm giao dịch (quầy, ATM) và đơn vị chấp nhận thẻ của Vietcombank trên toàn quốc.

- Trả lãi theo đúng số tiền và ngày thấu chi thực tế

- Khả năng kiểm soát tức thời hoạt động rút, trả nợ vay tại Vietcombank bằng dịch vụ VCB-iB@nking hoặc VCB SMS-B@nking.

- Mọi cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Vietcombank và đáp ứng đủ điều kiện để thấu chi theo quy định của Vietcombank

- Khách hàng sử dụng Gói sản phẩm "Cho vay cán bộ công nhân viên" hoặc "Cho vay cán bộ quản lý điều hành"

* Hồ sơ vay vốn

Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi và cam kết trả nợ

* Lãi suất vay

Được áp dụng theo từng thời kỳ và giảm dần theo dư nợ thực tế.

2.1.9. Quy trình cho vay tiêu dùng

Bước 1: Phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị vay vốn - Phỏng vấn và trao đổi với khách hàng

- Hướng dẫn khách hàng lập, tiếp nhận và đối chiếu hồ sơ đề nghị vay vốn

Bước 2: Thẩm định mức độ đáp ứng các điều kiện vay vốn

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự của khách hàng - Thẩm định mục đích đề nghị vay vốn

- Thẩm định khả năng tài chính, tính khả thi của phương án vay, trả nợ - Thẩm định TSBĐ

Bước 3: Xác định số tiền cho vay, phương thức cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, định kỳ hạn nợ và xem xét điều kiện thanh toán.

- Xác định số tiền cho vay - Xác định phương thức cho vay - Xác định lãi suất cho vay - Xác định thời hạn cho vay - Xác định kỳ hạn trả nợ gốc và lãi - Xem xét điều kiện thanh toán

Bước 4: Lập tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo HĐTD, Hợp đồng thế chấp TSBD, Hợp đồng hợp tác ba bên, Thỏa thuận lãi suất (nếu có) và trình phê duyệt cho vay

- Tờ trình thẩm định cho vay, soạn thảo HĐTD, Hợp đồng thế chấp TSBD, Hợp đồng hợp tác ba bên, Thỏa thuận lãi suất (nếu có)

- Thẩm định rủi ro tín dụng (trường hợp phải qua phòng QLRR)

- Phê duyệt cho vay và ký HĐTD, Hợp đồng thế chấp TSBD, Hợp đồng hợp tác ba bên, Thỏa thuận lãi suất (nếu có)

Bước 5: Công chứng, chứng thực Hợp đồng thế chấp TSBD; đăng ký Giao dich bảo đảm; giao nhận giấy tờ của TSBĐ

- Giao nhận giấy tờ của TSBĐ - Đăng ký Giao dịch bảo đảm

Bước 6: Giải ngân, giám sát và kiểm tra khoản vay, thu nợ gốc, lãi - Chuyển hồ sơ vay sang phòng Quản lý nợ để tiến hành giải ngân - Thu nợ gốc và lãi

- Kiểm tra giám sát khoản vay

Bước 9: Lưu trữ hồ sơ cho vay

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank

Dư nợ tín dụng với khách hàng đến 31/12/2008 ước đạt 4.677 tỷ đồng, chiếm 11,84% tổng nguồn vốn huy động, tăng 30,53% so với cuối năm 2007, trong đó dư nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD ước đạt 1607,77 tỷ đồng và 185,89 triệu USD. Tỷ trọng SMEs (doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong tổng danh mục tín dụng của Vietcombank đạt khoảng 39,47%, bên cạnh đó SGD còn áp dụng lãi suất ưu đãi đối với SME nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của các khách hàng hiệu quả này. Dư nợ cho vay cá nhân chiếm 10,13% tổng dư nợ của SGD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc tăng trưởng tín dụng của SGD trên 30% là một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ của SGD lớn (70%) nên dư nợ cho vay không ổn định do vốn lưu động thường luân chuyển nhanh. Cho vay ngắn hạn chủ yếu tập trung vào kinh doanh thương mại, trong đó 80% doanh số cho vay có mục đích là kinh doanh hàng nhập khẩu nên chủ yếu vay bằng ngoại tệ, khoảng 20% là cho vay cá nhân bao gồm cho vay thế chấp BĐS, giấy tờ có giá và cho vay cán bộ công nhân viên.

Bảng 3: Dư nợ cho vay của Sở Giao dịch Vietcombank

Đơn vị: tỷ đồng Khách hàng 3.362,942 3.447,8208 4.936,5705 SME 263,901 345,6384 532,8455 Đầu tư Dự án 1.756,469 2.730,2688 3081,8 Khách hàng thể nhân 349,619 679,977 552,9 Các PGD 159,810 356,6304 304,95 Khách hàng đặc biệt 116,760 196,3488 47,5 Thanh toán Thẻ 26,103 33,0912 76.95 Tổng 6.035,60 7.789,78 9.533,52

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD VCB năm 2009, 2010 và 2011)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy dư nợ tín dụng cho vay cá nhân của Sở Giao dịch Vietcombank tăng qua các năm nhưng với tốc độ không đều. Trong số các hoạt động

cho của Sở Giao dịch Vietcombank, cho vay tiêu dùng đóng góp một phần quan trọng vào dư nợ bình quân khách hàng cá nhân và sự thành công của cho vay nói chung của Ngân hàng.

Bước sang 2009, nền kinh tế Việt Nam dần thoát khỏi cuộc ảnh hưởng của sự khủng hoàng của nền kinh tế thế giới nên tốc độ tăng trưởng mạnh, các doanh nghiệp làm ăn phát đạt nên thu nhập của người dân tăng cao, mức sống được cải thiện rõ rệt. Các nhu cầu mua sắm sản phẩm xa xỉ, nhà đất, ô tô, du học… bắt đầu được người tiêu dùng quan tâm, và với những người chưa đủ tiềm lực tài chính họ tìm đến nguồn tài trợ từ ngân hàng. Dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2010 tăng vọt so với năm 2009, từ mức 349,619 tỷ đồng tăng hơn 1,3 lần lên tới 679,977 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu khá tốt cho thấy Ngân hàng đã bắt đầu quan tâm tới mảng thị trường đầy tiềm năng này và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng. Sở Giao dịch Vietcombank đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân như cho vay mua chứng khoán, giấy tờ có giá, cho vay thấu chi… hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện nay và tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng.

Sang 2011, với tình hình lạm phát và sự cạnh tranh về lãi suất biến động mạnh, từ giữa năm Sở Giao dịch Vietcombank thực hiện các chính sách thắt chặt cho vay tiêu dùng. Do vậy, dư nợ cho vay tiêu dùng của Sở Giao dịch Vietcombank đã giảm từ 679,977 tỷ đồng năm 2010 xuống còn 552,009 tỷ đồng.

Mục đích vay tiêu dùng của khách hàng rất đa dạng như vay để mua ô tô, vay để xây sửa nhà, mua sắm đồ dùng tiện nghi, cưới hỏi, du lịch, khám chữa bệnh, học tập… bảng sau cho ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng của ngân hàng như sau:

Bảng 4: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank

Đơn vị: Tỷ đồng

Theo loại hình cho vay Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tín chấp CBCNV 13,234 18,876 14,084

Mua nhà dự án 92,415 182,865 136,565

Mua ôtô 4,129 7,698 6,708

Tiêu dùng thế chấp bằng bất động sản 234,367 457,826 383,876

Kinh doanh tài lộc 0,00 1,771 1,045

Cầm cố giấy tờ có giá 3,740 5,990 5,716

Thấu chi 3,734 4,951 4,015

Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng 349,619 679,977 552,009

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD VCB năm 2009, 2010 và 2011)

Nhìn vào bảng cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank ta thấy cho vay mua nhà và cho vay thế chấp bằng bất động sản là lớn nhất. Mặc dù

thị trường bất động sản đóng băng nhưng dư nợ cho vay mua nhà dự án của Sở Giao dịch Vietcombank năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, từ 92,415 tỷ đồng lên tới 182,865 tỷ đồng, điều này có thể được hiều do nền kinh tế tăng trưởng manh, mức sống của người dân tăng cao và nhu cầu được ở nhà mới, nhu cầu mua xe ô tô mới, tiêu dùng các mặt hàng xa xỉ, nhu cầu cho con cái được hưởng điều kiện học tập tốt nhất ở nước ngoài cũng tăng cao, đặc biệt là tại các đô thị lơn. Chính vì vậy, khách hàng đến Ngân hàng để tìm kiếm nguồn tài trợ cho các mục đích tiêu dùng ngày càng đông..

Bảng 5: Cơ cấu tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank Đơn vị tính: (%) Theo loại hình cho vay/ Tổng dư nợ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tín chấp CBCNV 3,78 2,77 2,55

Mua nhà dự án 26,43 26,89 24,73

Ôtô 1,18 1,13 1,21

Thế chấp bằng bất động sản 67,03 67,32 69,54

Kinh doanh tài lộc 0,26 0,18

Cầm cố giấy tờ có giá 1,06 0,88 1,03 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thấu chi 1,06 0,72 0,72

Cùng với sự phát triển của cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank trong thời gian qua, lãi thu được từ hoạt động này cũng tăng lên tương ứng và chiếm phần lớn trong doanh thu từ hoạt động cho vay của Sở Giao dịch Vietcombank. Cho vay tiêu dùng nếu so với tình hình cho vay chung của ngân hàng thì chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhưng thông qua việc tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động này trong thời gian qua, ta thấy rằng tiềm năng phát triển của cho vay tiêu dùng trong tương lai sẽ rất lớn bởi nó mở ra một thị trường mới với lượng khách hàng ngày càng đông đảo hơn, đặc biệt khi đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank

2.3.1. Những kết quả mà Ngân hàng đã đạt được * Chất lượng khoản vay

Nợ quá hạn đối với cho vay tiêu dùng tại chi nhánh hầu như không có. Hoạt động này được đánh giá là có mức độ an toàn cao nhất trong các đối tượng cho vay nhỏ lẻ, chủ yếu có tài sản thế chấp cầm cố. Đối với các nhu cầu vốn để mua sắm, sửa chữa nhà cửa thì tài sản bảo đảm chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, tiếp theo là thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các khoản nợ đều thu hồi hết.

* Khả năng quản lý và giám sát rủi ro

Rủi ro tín dụng: Rủi ro lớn nhất trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay là thiếu thông tin về thị trương bất động sản đối với khoản cho vay cá nhân sữa chữa,

mua sắm nhà cửa, do đó rất khó đánh giá chính xác khả năng trả nợ của các khách hàng có nguồn trả nợ từ việc bán bất động sản vào cuối kỳ. Vì vậy, các khoản vay này thường có rủi ro cao về việc khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, hầu hết các khoản cho vay bất động sản đều có biện pháp đảm bảo tiền vay là quyền sử dụng đất và thế chấp bằng tài sản nhưng có cam kết đảm bảo bằng thu nhập hàng tháng của người vay. Do đó khả năng quản lý và giám sát rủi ro của chi nhánh đối với các khoản cho vay này là khá chặt chẽ và hiệu quả.

Rủi ro lãi suất: Được điều chỉnh 3 tháng một lần nên rủi ro lãi suất rất hạn chế

Rủi ro tỷ giá: Không có rủi ro do các khoản giải ngân thực hiện bằng VND

Rủi ro đạo đức: Trong thời gian gần đây, tại một số ngân hàng xảy ra tình trạng khách hàng cấu kết với cán bộ ngân hàng làm giả hồ sơ vay vốn, vay đảo nợ. Nhưng tại Sở Giao dịch Vietcombank không xảy ra trường hợp nào vì các cán bộ của Sở Giao dịch thường xuyên được giáo dục tư tưởng đạo đức, giám sát chặt chẽ, có chế độ lương thưởng, phụ cấp tương xứng.

* Khả năng thu hồi vốn

Do quá trình thẩm định chặt chẽ , giá trị tài sản đảm bảo nợ vay rất cao so với dư nợ cho vay, nên hầu hết các khoản cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch đều có khả năng thu hồi được nợ. Thông thường đối với các loại hình cho vay mua nhà, sữa chữa nhà phải trả góp vốn lãi hàng tháng hoặc hàng quý nên Sở Giao dịch có thể kiểm soát được nguồn thu nhập của khách hàng hạn chế rủi ro.

* Đối tượng khách hàng: Sở Giao dịch tích cực, tiên phong trong việc thực hiện phong trào “Cán bộ Vietcombank và người thân sử dụng sản phẩm của Vietcombank” Thời gian gần đây, Sở Giao dịch Vietcombank đã tích cự thực hiện các chiến dịch tiếp thị nên đã thu hút được một số khách hàng quan trọng, đặc biệt là khách hàng có nhu cầu xây, sửa nhà và mua ôtô….

* Mức đóng góp vào sự phát triển của Sở Giao dịch

Cho vay tiêu dùng đã giúp cho khách hàng làm quen và sử dụng các dịch vụ, tiện ích mà Ngân hàng đang thực hiện. Cho vay tiêu dùng đem lại cơ hội tiếp thị quảng cáo cho ngân hàng, đồng thời phục vụ khách hàng rất hiệu quả.

Cùng với quy mô hoạt động tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank trong thời gian vừa qua doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng đã có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ. Qua đó , thấy tiềm năng phát triển của hoạt động này rất lớn, thu hút lượng khách hàng đông đảo và hứa hẹn đây sẽ là nguồn thu quan trọng của Ngân hàng

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù cho vay tiêu dùng trong mấy năm vừa qua đã phát triển nhanh chóng nhưng nếu đem so sánh với dư nợ chung của cả ngân hàng thì tỷ lệ này vẫn chiếm một phần rất nhỏ, tương ứng với nó doanh thu từ hoạt động này cũng không cao. Với định hướng trở thành ngân hàng cổ phần hàng đầu ở Việt Nam trong các mảng thị trường

lựa chọn tại các khu vực đô thị lớn, tập trung vào các khách hàng doanh nghiệp truyền thống, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp lớn thì qua phân tích hoạt động cho vay ta thấy, hoạt động cho vay tiêu dùng ở Sở Giao dịch Vietcombank vẫn chưa thực sự được mở rộng, điều này khá là phù hợp với định hướng của Ngân hàng đề ra. Tuy nhiên, hiện nay tất cả các NHTM đều có xu hướng mở rộng các hoạt động bán lẻ, do đó để cạnh tranh được với các NHTM khác trong thị trường, Sở Giao dịch Vietcombank cũng phải mở rộng các hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân chưa đa dạng, phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sở Giao dịch Vietcombank mới chỉ tập trung vào 4 sản phẩm cho vay tiêu dùng chủ yếu, đó là cho vay mua nhà dự án; Cho vay tín chấp, Cho vay tiêu dùng thế chấp bằng bất động sản; và cho vay mua ôtô. Trong cuộc sống hiện đại, nhu cầu mua sắm của khách hàng tăng cao, đặc biệt là với các sản phẩm cao cấp. Chính vì vậy, khách hàng tìm đến các sản phẩm cho vay tiêu dùng để tìm nguồn tài chính đáp ứng được nhu cầu của mình.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Sở Giao dịch Vietcombank mất cân đối. Sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp bằng bất động sản chiếm tỷ trọng lớn hơn 67% trong khi đó sản phẩm cho vay hỗ trợ tiêu dùng hay là sản phẩm cho vay đối với cán bộ công nhân viên lại giảm và chỉ chiếm 3%.

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Tư duy về dịch vụ cho vay tiêu dùng chưa được xác định là chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng. Đối tượng cho vay chủ yếu của Sở Giao dịch Vietcombank là những khách hàng truyền thống, các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp lớn, với rủi ro thấp hơn, chi phí để thẩm định nhỏ hơn và giải ngân với số lượng lớn hơn. Vì thế khi thực hiện chiến lược cho vay tiêu dùng thì vấp phải một “lỗ hổng” do chiến lược khác nhau để lại.

Việc triển khai cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm một cách thống nhất trên toàn hệ thống, cho vay tiêu dùng vẫn chưa được chú trọng do tư tưởng “không thích làm cái nhỏ”.

Sự phối hợp giữa các phòng ban, giữa các bộ phận chưa đạt hiệu quả.

Một phần của tài liệu một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 33 - 56)