Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 127 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
127
Dung lượng
1,33 MB
Nội dung
NGUYỄN VĂN HỘ THÝCH øNG S¦ PH¹M NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC LỜI NÓI ĐẦU Các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là các trường nghề. Việc làm cho sinh viên thích ứng với nghề là một nhiệm vụ đặt ra cho công tác hướng nghiệp trong trường nghề. Có một số người cho rằng, công tác hướng nghiệp chỉ thích hợp với học sinh cuối cấp THCS và PTTH. Đó là một sự hiểu lầm về tính liên tục và lâu dài của công tác hướng nghiệp. Trên thực tế, không phải tất cả học sinh phổ thông thi đỗ vào trường đại học đều yêu thích nghề và nghề đó phù hợp với ước vọng của bản thân. Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn nghề, và đôi khi có những lý do ngẫu nhiên dẫn họ vào nghề nghiệp. Những lý do ngẫu nhiên này thường là một cản trở cho quá trình học nghề của sinh viên. Thêm vào đó, việc nhập học của sinh viên hiện nay còn có những động cơ rất khác biệt, có khi không phải do muốn tiếp tục nhận được một trình độ học vấn cao hơn, không phải do ý thức trách nhiệm của bản thân đối với nhu cầu trong lĩnh vực hoạt động đó của xã hội mà trước tiên là "chỉ cần có một nghề", hoặc "miễn là vào được đại học". Đối với những học sinh như vậy, họ không cần thiết phải tìm hiểu xem đó là nghề nào, hay dở ra sao. Ngược lại, một số học sinh có được động cơ đúng đắn khi vào học, nhưng do quá trình học tập, học sinh đó chưa đạt được những kết quả mà yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi và điều này cũng dẫn tới tâm lý ngả nghiêng đối với nghề nghiệp. Do vậy, khi học sinh phổ thông đã bước vào trường nghề, công tác hướng nghiệp cần phải được tiếp tục để bồi dưỡng (và thậm chí bắt đầu hình thành) hứng thú nghề nghiệp, thay đổi những động cơ lựa chọn nghề sai không phù hợp với nhiệm vụ mà nghề nghiệp đặt ra. Mặt khác, công tác hướng nghiệp trong trường dạy nghề còn bao gồm nhiệm vụ nâng cao mức độ phù hợp giữa những đặc điểm sẵn có trong con người của học sinh như nhu cầu, năng lực, nhận thức, năng khiếu bẩm sinh v.v , với những đòi hỏi của nghề nghiệp. Những nội dung này trong công tác hướng nghiệp, khi thực hiện trong trường được coi là giai đoạn thích ứng của. con người đối với nghề nghiệp, là quá trình đưa dần con người vào lao động nghề nghiệp, là thời kỳ chuyển thanh niên từ hình thái học sinh sang hình thái cán bộ hoặc công nhân có tay nghề. Sự chuyển biên này diễn ra ở tất cả các mặt phát thêm của cá nhân (thể lực, tâm lí, tay nghề, kinh nghiệm sống, đạo đức, v.v ). Hiệu quả của nó phản ánh chất lượng đào tạo của trường nghề cung cấp cho xã hội những sản phẩm đích thực, không chỉ có tay nghề mà còn cả ý thức đạo đức và những phẩm chất nghề nghiệp tương ửng, góp phần đảm bảo sự ổn định nguồn nhân lực cho mỗi nghề nghiệp Với ý nghĩa to lớn của nội dung vấn đề thích ứng trong toàn bộ công tác hướng nghiệp đối với thanh thiếu niên học đường, chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu vấn đề thích ứng với nghề dạy học của sinh viên đại học sư phạm. Mục đích của chúng tôi là góp phần làm sáng tỏ một số yêu cầu cơ bản của nghề dạy học đặt ra đối với người sinh viên sư phạm, đòi hỏi quá trình đào tạo có sự định hướng và phải giúp họ thích ứng 2 với những yêu cầu đó. Nội dung cuốn sánh này nhằm phục vụ trực tiếp quá trình đào tạo người giáo viên tương lai cho các trường phổ thông, đặc biệt là trường PTTH. Cuốn sách cũng là tài liệu bổ ích giúp các bạn sinh viên sư phạm thấy rõ vai trò xã hội to lớn của nghề và những nhiệm vụ của xã hội đặt ra cho mình trong quá trình được đào tạo. Ở mỗi phần của cuốn sách cũng chỉ ra cho các bạn sinh viên một số phương pháp tổ chức quá trình học tập, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nhằm giúp các bạn có cơ sở vận dụng vào thực tế học tập để nhanh chóng thích ứng với hoạt động dạy học sau này. trong quá trình biên soạn, mặc dù tác giả đã làm hết sức mình và nghiêm túc kế thừa những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà sư phạm trong nước, song vẫn không khỏi những khiêm khuyết. Chúng tôi mong được sự quan tâm góp ý của các bạn độc giả. PGS. TSKH. Nguyễn Văn Hộ 3 CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ HƯỚNG NGHIỆP VÀ THÍCH ỨNG I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP 1. Hướng nghiệp là gì? Trong cuộc sống của mỗi người, tuổi thanh niên là thời điểm có nhiều xáo trộn. Đây là lúc họ cần thiết phải suy nghĩ đến cuộc sống tương lai của bản thân. Không ít các câu hỏi đặt rà trong họ như: "mình sẽ làm gì", mình chọn nghề gì", "nghề nào hay nhất" là những trăn trở trong đời sống tinh thần của thanh thiếu niên. Đối với một số học sinh cuối cấp phổ thông, việc tìm ra câu trả lời cho những đắn đo trên là không khó khăn lắm (tất nhiên, số này rất hiếm). Đa số còn lại, những câu hỏi đặt ra cho các em nhiều suy nghĩ, buộc các em phải tìm kiếm lâu đài, hỏi có bao nghề đáng yêu, đáng gửi gắm "số phận" của mình, có biết bao con đường để đạt tới mục đích của cuộc sống. Việc xác nhận cho mình một hướng đi, một nghề nghiệp chỉ có thể có được ở những cá nhân có khả năng nhận thức và nhận thức một cách tự do các đối tượng bên ngoài, có khả năng xem xét, so sánh, đánh giá những dạng khác nhau của hoạt động lao động để đi tới một quyết định cho bản thân. Tất nhiên, sự tự lựa chọn này không thể tuyệt đối bởi vì nó còn bị giới hạn bởi nhiều điều kiện: kinh tế, chính trị, xã hội, năng lực bản thân Như vậy, lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình biểu hiện tính năng động của chủ thể, nó không chỉ liên quan tới nội dung hay hình thức của đối tượng lựa chọn mà còn chịu sự chi phối của chính tính năng động ấy: Điều chỉnh, hướng dẫn và phát triển tính năng động này cho mỗi cá nhân là trọng trách của công tác hướng nghiệp, nó tham gia vào hệ thống khách quan điều chỉnh các điều kiện chủ quan, giúp cho cá nhân đi tới nghề nghiệp một cách khoa học và đúng đắn. Vậy có thể hiểu như thế nào về khái niệm "Hướng nghiệp"? Tháng 10/1980, Hội nghị lần thứ 9 những người đứng đầu cơ quan giáo dục nghề nghiệp các nước XHCN họp ở LaHabana thủ đô Cu Ba đã thống nhất về khái niệm hướng nghiệp như sau: "Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, y học và nhiều khoa học khác để giúp đỡ học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng phù hợp với năng lực sở trường và điều kiện tâm lý cá nhân, nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất lực lượng dự trữ có sẵn của đất nước"[7]. Khái niệm trên về hướng nghiệp là sự kết hợp tương đối hài hòa nhu cầu của mỗi 4 cá nhân và nhu cầu xã hội. Khái niệm đã đặt nhiệm vụ đào tạo con người cho xã hội làm nhiệm vụ trung tâm, trước tiên; đồng thời luôn đảm bảo tính cá thể trong sự phát triển tự do của mỗi nhân cách. Khái niệm trên cũng đề cập tới tính chất phức tạp của công tác hướng nghiệp, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận xã hội nhằm giải quyết hợp lý lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước. Khái niệm trên đây là đầy đủ vì nó bao gồm trong đó nội đung, cấu trúc, đặc trưng cơ bản, phương pháp tiến hành và mục đích hướng nghiệp. . Nói một cách ngắn gọn, dưới góc độ giáo dục, hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm hướng vào thế hệ trẻ, giúp cho các em có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai. 2. Nghề nghiệp là gì ? Nghề nghiệp theo nghĩa La tinh (Professio) có nghĩa là công việc chuyên môn được định hình một cách chính thống, là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào đó, là cơ sở hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại. Theo tác giả E.A.Klimov thì: "Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động xã hội mà có), nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển"[12] (Theo Từ điển Tiếng Việt, khái niệm nghề là "công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội"). Từ một số khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu về nghề nghiệp như một dạng lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân), trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội và cá nhân. Như vậy, nói tới nghề nghiệp, trước hết phải nói tới những điều kiện khách quan do xã hội đặt ra (Ví dụ: khi xã hội chưa có những đòi hỏi phải trồng trọt và chăn nuôi thì chưa có cái gọi là nghề trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên bản thân nhu cầu về trồng trọt và chăn nuôi của xã hội khi không thỏa mãn những đòi hỏi kiếm sống của mỗi cá nhân thì những dạng lao động trên chỉ được coi như là đối tượng trong sự tìm kiếm chứ chưa thể là nghề của cá nhân đó). Bất cứ nghề nghiệp nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống giá trị: tri thức lý thuyết nghề, kĩ năng, kĩ xảo nghề, truyền thống nghề, đạo đức phẩm chất nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Những giá trị này có thể được hình thành theo con đường tự phát (do tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sống với cộng đồng mà có) hoặc theo con đường tự giác do được đào tạo trong các cơ sở trường, lớp dài hạn hay ngắn hạn). Hoạt động trong bất kỳ nghề nghiệp nào, mỗi cá nhân tiêu tốn một số lượng vật chất (sức lực) và tinh thần (trí tuệ) nhất định. Cá nhân sống bằng nghề nào thì lượng tiêu hao về sức lực và trí tuệ cho dạng lao động của người đó là lớn nhất. Chính vì thế, 5 nghề được coi như là đối tượng hoạt động cơ bản trong một giai đoạn nào đó của đời sống cá nhân và trong đa số các trường hợp, nó gắn bó với cả cuộc đời con người, hoặc giả còn truyền từ đời này sang đời khác. Nghề luôn luôn là cơ sở giúp cho con người có nghiệp (việc làm) và từ đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu xã hội. Còn nếu như một người nào đó chỉ có nghề mà không có nghiệp, người đó được coi là người thất nghiệp (sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa tìm được việc làm). Bất cứ việc làm nào cũng gắn bó với một nghề cụ thể (hoặc một chuyên môn cụ thể), song không thể coi việc làm với nghề là đồng nghĩa. Việc làm là một dạng hoạt động cụ thể nhằm biến đổi đối tượng phục vụ cho lợi ích của bản thân. Như vậy, việc làm có cơ sở từ nghề được đào tạo và cũng có thể là những công việc nhất thời đáp ứng kế sinh nhai của chủ thể. Đôi khi, người ta nhầm lẫn giữa nghề nghiệp với việc làm vì chúng đều xuất phát từ quan niệm những kĩ năng của một hoặc nhiều nghề được cá nhân sử dụng trong quá trình lao động. Nếu việc làm diễn ra trong một thời gian dài, có cơ sở từ nghề dược đào tạo, có thu nhập ổn định, trong quá trình lao động cá nhân thường xuyên sử dụng một hệ thống tri thức và các kỹ năng được huấn luyện (tay nghề), khi đó cá nhân không chỉ có nghề mà có cả nghiệp. Nói tóm gọn: Nghề nghiệp - đó là một dạng lao động đòi hỏi ở con người một quá trình đào tạo chuyên biệt, có những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nhất định. Nhờ quá trình hoạt động nghề nghiệp, con người có thể tạo ra sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân và xã hội. Nghề nghiệp cũng được xuất hiện dưới ảnh hưởng của sự phân công lao động xã hội. Những nghề đầu tiên xuất hiện vào giai đoạn nảy sinh chế độ công xã nguyên thủy: săn bắn, hái lượm. Sự phân công lao động diễn ra trong giai đoạn này mang tính chất tự phát, nhằm bảo tồn cuộc sống. Với sự phát triển của sức sản xuất, bằng quá trình hoàn thiện công cụ lao động, một số bộ lạc chuyển từ hình thức hái lượm trước đây sang trồng trọt, còn một số bộ lạc khác chuyển từ săn bắn sang chăn nuôi. Chính việc phân chia này làm nảy sinh những nghề đầu tiên là chăn nuôi và trồng trọt. Người ta gọi đó là cuộc đại phân công lao động lần thứ nhất. Cuộc đại phân công lao động lần thứ hai đã tách lao động thủ công khỏi lĩnh vực trồng trọt, kết quả của cuộc đại phân công lần này sự ra đời của hàng loạt nghề mới: rèn, mộc, đồ gốm, thuộc da, dệt vải, may mặc Theo đà phát triển của sản xuất, công cụ sản xuất ngày một hoàn thiện, máy móc xuất hiện dẫn tới sự biến đổi phương thức sản xuất thủ công đơn chiếc sang đại công trường thủ công sản xuất theo dây chuyền và rồi tiến lên cơ giới hóa, điện khí hóa, tự động hóa. Kèm theo sự biến đổi này là quá trình xuất hiện của hàng nghìn nghề mới trong danh mục các nghề nghiệp có trong xã hội. Ngày nay, gắn liền với nhịp điệu phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, 6 thường xuyên diễn ra quá trình biến mất của một số nghề và xuất hiện một số nghề khác. Ví dụ trong công nghiệp khai thác than và quặng mỏ, các nghề cuốc lò thủ công, chuyên chở than và quặng bằng mang vác đã bị xóa bỏ, đồng thời có những nghề mới xuất hiện như thợ lái máy liên hợp khai thác mỏ, thợ tải băng chuyền, thợ khoan lò Mặt khác, từ hàng loạt những nghề cũ lại có sự phân nhánh thành những nghề mới tượng ứng với quá trình công nghiệp hiện đại. Chẳng hạn bên cạnh nghề quét sơn thủ công lại có thợ sơn bóng và sơn phủ bằng máy; bên cạnh thợ giặt là thủ công lại có những người thợ giặt là bằng máy nén hơi hay máy cán ép Tới những năm cuối thế kỷ XX, sản xuất xã hội chuyển từ tác động cơ bắp trực tiếp vào đối tượng sang việc sử dụng các dạng thông tin điều hành, điều chỉnh quá trình sản xuất. Hàm lượng chất xám ngày một tăng dần trong tổng giá trị của mỗi sản phẩm do quá trình sản xuất mang lại. Sự chuyển giao giữa các nền sản xuất (nền sản xuất công nghiệp thay thế nền sản xuất nông nghiệp, nền sản xuất thông tin thay thế cho nền sản xuất công nghiệp) và sự ra đời của nền sản xuất tri thức hiện nay đã làm xuất hiện hàng nghìn nghề mới trong danh mục các nghề có trong xã hội . Chẳng hạn gần đây, người ta đã dự đoán 8 nghề sau có nguy cơ biến mất (Nghề môi giới : Do mạng Internet phát triển nên nghề môi giới bảo hiểm, môi giới thư tín, môi giới chứng khoán sẽ bị lãng quên vì mọi trao đổi sẽ được thực hiện trực tiếp thông qua mạng nên không cần đến trung gian. Nghề thư ký: Do ngày càng xuất hiện nhiều thiết bị điện tử gọn nhẹ, hiện đại nên người ta chỉ cần ấn nút là có được đầy đủ thông số cần thiết. Nghề in ấn cũng sẽ bị mai một khi báo chí điện tử và các loại ấn phẩm khác phát triển. Nghề nha sĩ: Nhờ có các thiết bị hiện đại như máy chẩn đoán 3 chiều và các vật liệu chữa răng "ăn liền" nên con người có thể tự chữa răng cho mình vừa đẹp, vừa tiện lợi. Nghề giám đốc điều hành sẽ được máy tính thực hiện. Con người có thể dùng máy tính để liên lạc hoặc phục vụ các mục tiêu tương tự, kể cả trình diễn, giới thiệu kế hoạch kinh doanh trước hội nghị mà không cần đến chức danh này. Nghề coi tù: Hệ thống nhà tù trong tương lai sẽ được lắp đặt các thiết bị điện tử gắn lên người phạm nhân để theo dõi các hoạt động của họ. Bởi vậy nghề coi tù sẽ biến mất. Nghề quản gia: Nghề này được thay thế bằng hệ thống điều khiển và giám sát tự động, chủ nhân có thể kiểm soát, trông nom nhà cửa của họ từ xa một cách hiệu quả. Nghề lái xe. Tương lai ngành hàng không và tàu hỏa cao tốc sẽ thay dần cho các phương tiện vận tải đường bộ, nhất là vận tải bằng ô tô lớn vừa tốn kém lại gây ô nhiễm môi trường. Cũng dựa vào những dữ liệu khoa học, các nhà nghiên cứu cho rằng, đi vào thế kỷ XXI, các loại nhân tài, nghề nghiệp sau là quan trọng nhất. Định kế hoạch : Nền kinh tế đa dạng trong xã hội ngày càng đòi hỏi những nhà đặt kế hoạch phải có chất xám, chuyên môn nghiệp vụ thành thạo, có tầm nhìn xa. Pháp luật: Pháp luật là cán cân công lý, chuẩn xác, là chỗ dựa cho mọi thứ cần giải quyết công bằng, do vậy nhân tài pháp luật phải kỳ công nghiên cứu để có những đạo luật giảm kẽ hở mà bọn phạm pháp có thể lợi dụng đến mức tối đa. Nhân tài điện toán : ứng dụng điện toán vào các mặt quản lý, thiết kế, hoạch định hài hòa, làm thế nào cho mạng lưới điều hành không 7 được xảy ra dù chỉ một thiếu sót nhỏ. Bảo vệ môi trường : Những học giả về sinh công nghiệp và độc hại là nhân tài hết sức cần thiết. Tư vấn: Đây là ngành phục vụ cho tất cả các loại nghề, do đó cần những nhân tài tổng hợp biết làm kinh tế, tiền tệ, thống kê, sử dụng máy tính. Bảo hiểm: Phải có những người tinh thông mọi lĩnh vực bảo hiểm để đáp ứng được nhanh chóng và chuyên nghiệp về lĩnh vực này, gây được lòng tin cho khách hàng. Các thầy thuốc: Phục vụ tại nhà, khoa lão sinh sẽ phát triển. Nghề phục vụ cá nhân có cá tính đặc biệt: Đó là những người đáp ứng được nhu cầu của các gia đình cần có sự phục vụ khác thường mà người ta thường gọi là phải có tri thức chăm sóc theo tâm lý, đoán trước được ý muốn của đối tượng. Nghề tiêu thụ hàng hóa - trao đổi tiền tệ, buôn bán : Cần những người nắm thông tin thị trường, thông thạo nghiệp vụ chứng khoán, tiền tệ. Du lịch. Nhân sự quản lý con người: Sự cạnh tranh diễn ra trong xã hội muôn màu muôn vẻ, cũng là sự cạnh tranh nhân tài, bình giá chất lượng nhân tài, quản lý con người trong các xí nghiệp sẽ trở thành những "siêu” nhân tài. Nghề giáo dục. 3. Phân loại nghề Số nghề như ta thấy, hiện nay lên tới hàng chục nghìn. Vậy thì sự khác nhau giữa các nghề là ở chỗ nào? Có nhiều cách phân loại nghề và mỗi cách như chúng tôi trình bày dưới đây chỉ thâu tóm được những đặc trưng cơ bản nhất của nghề theo một bình diện nào đó. Tuy nhiên, trên cơ sở của sự phân loại, nó cho phép chúng ta phân biệt được giữa các nghề (hay nhóm nghề) theo dấu hiệu bản chất của nghề (hay nhóm nghề) đó với các nghề (hay nhóm nghề) khác. Dưới đây chúng tôi trình bày 2 cách phân loại nghề phổ biến hiện nay. a) Cách phân loại thứ nhất Theo cách phân loại này, người ta phân chia các nghề theo 4 dấu hiệu cơ bản sau: • Đối tượng lao động của nghề. Đó là một hệ thống những thuộc tính phản ánh mặt hình thức, nội dung của nghề và các mối quan hệ giữa những thuộc tính này trong đối tượng. Ví dụ: Người làm vườn thì đối tượng lao động là cây trồng và những hiện tượng sinh học có liên quan ; đối tượng của người bác sĩ là người bệnh và những hiện tượng bệnh lý, sinh lý người Trong đối tượng lao động, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới nguyên liệu có trong đối tượng. Chẳng hạn, người thợ nguội có quan hệ với đối tượng thông qua việc tiếp xúc với các nguyên liệu như kim loại, hợp kim. Căn cứ trên đối tượng lao động, các nghề được phân thành các dạng: - Nghề có đối tượng là thiên nhiên (trồng trọt, chăn nuôi ); - Nghề có đối tượng là con người (dạy học, chữa bệnh ); 8 - Nghề có đối tượng là có dấu hiệu (đánh máy chữ, sắp chữ in, kế toán); - Nghề có đối tượng là nghệ thuật (trang trí, chụp ảnh, soạn nhạc, viết văn). • Mục đích lao động. Đó là kết quả cần đạt được trong mỗi nghề do xã hội đòi hỏi ở cá nhân. Trong mục đích lao động, chúng ta cần lưu ý tới những đòi hỏi về số lượng (làm ra bao nhiêu sản phẩm, thời hạn tiêu phí ) và chất lượng (tốt hay xấu), đồng thời cũng cần chú ý tới công dụng của sản phẩm do quá trình lao động tạo ra (làm cho ai, sử dụng chúng vào những công việc gì). Căn cứ trên mục đích lao động, người ta chia các nghề thành 2 dạng: + Nghề có mục đích nhận thức (điều tra các vụ án, thanh tra ); + Nghề có mục đích tìm tòi sáng tạo (nghiên cứu khoa học, sáng tác, lai tạo giống mới ). • Công cụ và phương tiện lao động. Công cụ và phương tiện lao động không chỉ bao gồm những dụng cụ, thiết bị, máy gia công nhằm biến đổi đối tượng lao động mà còn bao gồm cả những phương tiện giúp cho quá trình nhận thức của con người đạt được kết quả dễ dàng, giảm nhẹ lực căng thẳng về bắp thịt và thần kinh ở mức tối đa. Công cụ lao động có thể là thủ cồng hay máy móc, song để sử dụng các công cụ, phương tiện lao động, con người phải có kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo tương ứng, phải có ý thức cải tiến và hoàn thiên công cụ lao động. Kỹ thuật và công nghệ sản xuất càng phức tạp thì giá trị sáng tạo, hoạt động trí lực của con người càng được phát huy cao độ, tay nghề về mọi phương diện của người thợ càng phải tinh thông. Căn cứ vào công cụ lao động, người ta chia các nghề thành 4 dạng: + Lao động chân tay (sửa chữa xe đạp, xe máy, thợ thủ công truyền thống ); + Lao động bên máy (thợ điện, thợ phay, thợ bào ); + Lao động bên máy tự động (thợ điều khiển các trạm máy tự động, thợ máy tính điện tử); + Lao động bằng công cụ đặc biệt là ngôn ngữ (dạy học, ca hát, phát thanh viên ). • Điều kiện lao động. Đó là hoàn cảnh xung quanh (gồm tự nhiên và các mối quan hệ xã hội mà trong đó công việc lao động của con người diễn ra). Trong tất cả nhưng điều kiện lao động thì các điều kiện xã hội, khí hậu, vệ sinh môi trường được đặc biệt lưu ý Đưa trên điều kiện hoạt động, người ta chia nghề thành 4 dạng: + Nghề có môi trường đạo đức - chính trị (tòa án, quản lý thể chế xã hội ); 9 + Nghề có đối tượng vật lý đặc biệt (thợ hầm lò, thợ lặn, phi công du hành vũ trụ ); + Nghề làm trong điều kiện không gian bình thường (kế toán, thư viện ); + Nghề làm trong không gian khoáng đạt (chăn nuôi trên đồng cỏ, thăm dò địa chất, trồng rừng ); Trong mỗi nghề sắp xếp theo 4 dấu hiệu trên đây đều bao gồm 3 dạng công việc thành phần sau: + Công việc cơ bản: Diễn ra trong một thời gian dài và để thực hiện công việc, con người cần được đào tạo đặc biệt. + Công việc hỗ trợ, giúp cho công việc cơ bản tiến hành thuận lợi (điều chỉnh, gá lắp). + Công việc chuẩn bị và kết thúc (chuẩn bị đồ nghề và chỗ làm việc, lau chùi máy móc, bảo quản bán thành phẩm ). b) Cách phân loại thứ hai Cách phân loại thứ hai khác cách phân loại thứ nhất ở chỗ người ta đã thay thế dấu hiệu "mục đích lao động" bằng dấu hiệu "thao tác lao động cơ bản". Với cách phân loại thứ hai, các nghề được nhóm họp theo những dạng sản xuất (đơn nhất, tổ hợp, phổ biến) hay là những loại sản xuất (tổ hợp, chuyên ngành hẹp và chuyên ngành rộng). Dưới đây chúng ta điểm qua vài nét về những dạng sản xuất đó. • Nghề diện rộng. Là những nghề có liên quan tới một phạm vi rộng các công việc chẳng hạn như: bảo dưỡng máy, lắp ráp máy, sửa chữa máy, thợ máy kéo, thợ máy nổ • Nghề chuyên ngành rộng. Đó là những nghề phục vụ trong một lĩnh vực chuyên ngành, thực hiện một công việc xác định (ví dụ nghề sửa chữa điện trong nghề điện, thợ máy nổ trong nghề giao thông, thợ hàn trong nghề đúc ) • Nghề chuyên ngành hẹp. Đó là những nghề chỉ đòi hỏi một nhóm các thao tác nhất định trong toàn bộ quy trình làm ra sản phẩm (thợ đóng gạch trong sản xuất gạch, thợ đất lò trong nghề lái tàu hỏa, ). Cũng với cách phân loại thứ 2, các nghề còn được phân chia theo các dạng công cụ lao động, hoặc theo các thuộc tính của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân (Ví dụ: các nghề trong công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, hoặc là các nghề trong một tổ hợp các lĩnh vực như thợ nguội, thợ sửa chữa điện, thường có mặt trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân). II. HỆ THỐNG HƯỚNG NGHIỆP VÀ SAU TRÚC CỦA HỆ THỐNG Hướng nghiệp xét dưới tư cách là một hệ thống giáo dục xã hội, mặc dù mang tính độc lập tương đối về mặt lý luận, song nó được hình thành ở ranh giới của các khoa học: giáo dục học, tâm lí học, xã hội học, kinh tế học, triết học và y tế học. Dựa 10 [...]... trình thích ứng xã hội của cá nhân cũng được thực hiện Đây là sự thích ứng nền tảng cho những thích ứng chuyên biệt của mỗi cá nhân bởi tính phổ biến, cốt lõi về sự có mặt của nó trong mọi dạng lao động sau này Chúng ta có thể coi giai đoạn thích ứng này như là giai đoạn tiền thích ứng nghề nghiệp V THÍCH ỨNG NGHỀ Thích ứng nghề là một dạng thích ứng có liên quan mật thiết với các dạng thích ứng khác thích. .. còn quá trình thích ứng bao giờ cũng là hoạt động có định hướng (ứng đáp, phản ứng và thích nghi, tương thích - sự hòa nhập), là một quá trình tự giác luôn mang tính tích cực, chủ động của cá nhân trước những yêu cầu của môi trường hoạt động Quá trình thích ứng thường chỉ diễn ra trên bình diện bộ phận trong quá trình xã hội hóa, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng với môi trường sống, thích ứng với cuộc... dễ cho sự nhận biết những hành động thích ứng mang tính bản năng với những hành động thích ứng chịu sự chi phối của ý thức chúng ta phân chia thích ứng ra làm 2 loại, tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của ý thức • Thích ứng vô thức là sự thích ứng với những điều kiện sống thông qua các phản ứng của cơ thể sinh học với các tác động trực tiếp vào cá nhân Thuộc loại thích ứng này có hệ thống các phản xạ không... hợp với đòi hỏi của môi trường bao nhiêu thì khả năng thích ứng của cá nhân với môi trường càng nhanh chóng bấy nhiêu Vấn đề đặt ra ở đây là phải tạo dựng một môi trường thuận lợi cho thích ứng, vừa phải coi trọng vai trò chủ động tích cực nhập nội những giá trị của môi trường vào mỗi cá nhân trong quá trình thích ứng 3 Thích ứng vô thức và thích ứng có ý thức Trong thực tế, hoạt động của mỗi cá nhân... thể thích ứng (môi trường hoạt động) Tất cả các biểu hiện của quá trình thích ứng theo dạng này luôn luôn có sự tham gia ở mức độ cao của ý thức Ý thức trở thành nhân tố thường trực tạo nên sự thành công hay thất bại của quá trình thích ứng Với cách hiểu như vậy về thích ứng có ý thức, trên thực tế nó chính là quá trình xã hội hóa cá nhân Sự khác biệt giữa quá trình xã hội hóa và quá trình thích ứng. .. nhân trong một nghề cụ thể Nói một cách khác, thích ứng nghề được biểu hiện không chỉ là sự làm quen với một tổng số những đặc điểm nghề, mà còn là quá trình thiết lập sự thích ứng mang tính xã hội của cá nhân K.K.Platônôp đã chỉ ra rằng, đặc điểm này (thích ứng xã hội) cần phải được đề cập tới khi nêu ra bản chất của thích ứng nghề Ông viết: "Trong thích ứng nghề không chỉ bao gồm một số kỹ năng thu... nóng trong tắm rửa, tăng thêm các phương tiện sư i ấm ) Vì vậy, cho dù đó là những quá trình thích ứng vô thức, song ít nhiều đã có sự tham gia của ý thức, bị chi phối bởi những giá trị khác nhau trong các mối quan hệ xã hội Với lý do đó, trong giao tiếp bình thường, ta chỉ có một danh từ chung để chỉ quá trình thích ứng, đó là "thích ứng xã hội" • Thích ứng có ý thức là quá trình cá nhân nhận biết... hệ giá trị của đối tác Mức độ thích ứng của các chủ thể tương tác phụ thuộc rất lớn vào sự biến động giá trị này (Nếu như hệ giá trị của các chủ thể đều không có sự biến đổi thì các chủ thể không thể thích ứng với nhau được; nếu hệ giá trị có biến đổi ít thì các chủ thể sẽ có cơ may tìm thấy sự thích ứng, nếu cả 2 hệ giá trị đều có sự biến đổi lớn, cùng hướng thì sự thích ứng sẽ diễn ra ở cả 2 chủ thể,... tương đồng của quá trình xã hội hóa và quá trình thích ứng, nhiều khi các khái niệm đã nêu còn được thay thế cho nhau 16 IV MỐI QUAN HỆ GIỮA HÀNH VI XÃ HỘI, HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ THÍCH ỨNG XÃ HỘI Nếu hiểu thích ứng như là cách đáp lại những tác động của ngoại giới đối với chủ thể, giúp cho chủ thể tồn tại cả về mặt sinh học và về mặt xã hội, thì thích ứng không chỉ bao gồm một hệ thống các hành vi xã... mà cá nhân thích ứng hòa nhập được với môi trường Như vậy, môi trường được coi là chủ thể của sự thích ứng đối với mỗi cá nhân, song điều đó không có nghĩa là cá nhân thụ động chịu sự chi phối hoàn toàn của môi trường, mà tuỳ thuộc vào năng lực bẩm sinh, kinh nghiệm lý trí và định hướng giá trị của mỗi cá nhân (còn gọi là khả năng thích ứng) Mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự thích ứng là khác . trình thích ứng. 3. Thích ứng vô thức và thích ứng có ý thức Trong thực tế, hoạt động của mỗi cá nhân không bao giờ có sự vô thức tuyệt đối. Song, để dễ cho sự nhận biết những hành động thích ứng. những hành động thích ứng chịu sự chi phối của ý thức chúng ta phân chia thích ứng ra làm 2 loại, tuỳ thuộc vào mức độ tham gia của ý thức. • Thích ứng vô thức là sự thích ứng với những điều. trường hoạt động. Quá trình thích ứng thường chỉ diễn ra trên bình diện bộ phận trong quá trình xã hội hóa, thích ứng nghề nghiệp, thích ứng với môi trường sống, thích ứng với cuộc sống gia đình