ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN

Một phần của tài liệu Tài liệu Thích ứng sư phạm (Trang 28 - 31)

Khi bước chân vào bất cứ một nghề nào, bản thân những điều kiện của hoạt động trong môi trường đó đặt mỗi cá nhân trước những yêu cầu tương ứng. Khả năng thích

ứng của mỗi cá nhân đối với những yêu cầu này của nghề là khác nhau và bị chi phối bởi cơ chế sinh học, tâm lí riêng biệt tồn tại trong mỗi cá nhân, bởi những điều kiện khách quan có tính xã hội của môi trường nghề. Nhân cách nghề nghiệp được hình thành và phát triển từ trong quá trình thích ứng này, là đặc điểm mang tính xã hội của toàn bộ quá trình hoạt động nghề nghiệp. Vì thế, tìm hiểu nhân cách của người thầy giáo là tìm hiểu một trong những mặt cơ bản nhất, phản ánh những tiêu chí của chủ thể

nghề mà người sinh viên sư phạm phải hiểu rõ để vươn tới sự thích ứng hữu hiệu. Nhân cách của mỗi cá nhân bao gồm những phẩm chất chung, phẩm chất riêng và đơn nhất, thể hiện dưới dạng hình chóp mà đáy của nó là những phẩm chất mang dấu ấn sinh học và ở phần tiếp theo cho tới đỉnh chóp là phần mang dấu ấn xã hội.

đức, thẩm mỹ v.v... Phẩm chất riêng của nhân cách bao gồm: kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp (năng lực, hứng thú, kỹ năng, kỹ xảo...). Những phẩm chất riêng lại biểu hiện ở những năng lực nghề nghiệp như nhận thức thiết kế, giao tiếp, chuyển tải thông tin, tổ chức, kiểm tra. Hệ thống các phẩm chất riêng biệt trong nhân cách còn bao gồm cả những đặc điểm của các quá trình tâm lý cá nhân và đặc

điểm của các kiểu thần kinh cao cấp cũng như khí chất.

Trên thực tế, sự khác biệt giữa người này với người khác ngoài mặt sinh học thì phần chính là do sự khác biệt của những phẩm chất nhân cách đã nêu trên. Mặt khác, do tính đa dạng, nhiều vẻ về yêu cầu của nghề cũng đã làm nảy sinh sự khác nhau của nhân cách.

Đối với nhân cách của giáo viên. có thể nêu ra 3 nhóm cấu trúc tương ứng, đó là: Nhóm cấu trúc đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp của giáo viên. Nội dung của nhóm cấu trúc này bao gồm các phẩm chất về quan hệ giao tiếp với tuổi trẻ, ở lòng nhân ái, nhiệt tâm với sự nghiệp giáo dục.

- Nhóm cấu trúc thứ hai được xác định bởi nhiều phẩm chất chuyên ngành như

khả năng nhạy cảm trước các hành vi của trẻ, sự am hiểu sâu sắc các diễn biến tâm sinh lý của trẻ trong quá trình giáo dục.

- Nhóm cấu trúc thứ 3 bao gồm một tổ hợp các phẩm chất tâm lý như xúc cảm, tình cảm, ý chí v.v... và mức độ biểu hiện khí chất, thang bậc hưng phấn và ức chế.

Ngoài những phẩm chất nêu trên, trong nhân cách của giáo viên không thể không

đề cập tới phạm vi học vấn nghề nghiệp.

Học vấn nói chung không tách khỏi những gì tồn tại trong văn hóa nhân loại và bao gồm luôn trong nó những đặc điểm cá nhân của một con người cụ thể.

Đối với học vấn sư phạm có thể nêu dưới đây một số thành phần cụ thể như: sự

vững vàng về hứng thú và nhu cầu giáo dục; sự phát triển hài hòa về trí tuệ, đạo đức và thẩm mĩ, tay nghề sư phạm; những đặc điểm của lòng nhân ái đối với trẻ; các phẩm chất tự hoàn thiện; mức độ biểu hiện các kiểu khí chất; tầm hiểu biết rộng về khoa học, nghệ thuật, thẩm mĩ; năng lực sáng tạo trong công tác giáo dục; khả năng điều tiết các quá trình xúc cảm, ý chí v.v... của bản thân.

Tất nhiên, học vấn sư phạm không phải là kết quả của phép cộng cơ học các thành phần nêu trên, mà là sự kết hợp hài hòa giữa chúng trong những điều kiện, tình huống sư phạm cụ thể.

Ở Việt Nam học vấn sư phạm sinh viên tiếp nhận trong quá trình đào tạo chính khóa được phân thành:

1.Khối các kiến thức khoa học chuyên ngành. 2. Khối các kiến thức lý luận Mac-Lênin.

3. Khối các kiến thức giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng. 4. Khối các kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm.

Trong 4 khối kiến thức nêu trên, khối 1 là cơ sở tạo thành năng lực chuyên ngành thông qua việc nắm vững các bộ môn khoa học cơ bản, tuỳ thuộc vào ngành học được

đào tạo Khả năng hiểu biết sâu và rộng các bộ môn chuyên ngành mà sau này sinh viên sẽ trực tiếp chuyển tải cho học sinh là điều cốt lõi quy định trình độ học vấn đại học của sinh viên.

Khối kiến thức thứ 2 có nhiệm vụ xây dựng hệ thống thế giới quan, lập trường và quan điểm giai cấp cho tuổi trẻ. Những bộ môn như lịch sửĐảng cộng sản Việt Nam, triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nan cho qúa trình định hướng hoạt động của sinh viên, xây dựng cho họ cách nhìn nhận khoa học về tự nhiên, xã hội, tư duy cũng như bản thân mình. Đây là khối kiến thức mang đặc trưng giai cấp của công tác đào tạo có sự chỉ đạo, quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp vô sản lãnh đạo.

Khối kiến thức thứ 3 nhằm hình thành sự hiểu biết và kỹ năng hoàn thiện bản thể

sinh học, đảm bảo cho quá trình học tập được tiến hành liên tục, là cơ sở cho việc hoàn thiện, phát triển thể lực ở tuổi thanh xuân.

Những kiến thức về quốc phòng giúp sinh viên có được nhận thức đúng về nghĩa vụ bảo vệ đất nước, trách nhiệm của bản thân trong sự duy trì và bảo vệ nhà nước xã hội chủ nghĩa, cung cấp cho sinh viên một hệ thống những kỹ năng ban đầu, sử dụng vũ khí, khí tài và các thao tác quân sự cơ bản trong chiến đấu.

Chúng ta có thể coi 3 khối kiến thức nêu trên là nền tảng cho sự phát triển trí tuệ, thể lực, nhận thức xã hội trong toàn bộ quá trình đào tạo. Sự khác biệt về trình độ nhận thức, về kiến thức văn học cơ bản, về hiểu biết xã hội giữa sinh viên đại học và học sinh phổ thông được phân định chủ yếu là do 3 khối kiến thức này mang lại. Tất cả

những gì do 3 khối kiến thức trên mang lại cho người sinh viên đại học sư phạm, không phải để sau này vận dụng nó vào việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà là sự

nhào nặn lại, gia công, gọt rũa một cách khoa học để chuyển tải tới thế hệ mới, thực hiện vai trò chuyển giao các di sản của nhân loại mà mình tiếp thu được cho thế hệ trẻ. Người sinh viên sư phạm trong quá trình học tập đóng vai trò là chủ yếu thể tiếp nhận những di sản của nhân loại và cùng với nó, họ học cách chuyển tải di sản này cho thế

hệ nối tiếp. Chính khối kiến thức thứ 4 - hệ thống tri thức và kỹ năng nghiệp vụ sư

phạm - sẽ là đặc trưng chính yếu, phản ánh tính chất nghề nghiệp của sinh viên sư

phạm so với sinh viên các trường đại học khác.

Những khối kiến thức nêu trên được kết cấu theo một quy trình đào tạo nghiêm ngặt, có hệ thống, trải suốt quá trình đào tạo. Tuy nhiên, cho dù cấu trúc của mô hình

đào tạo có thể biến động theo thời gian do sự phát triển của lịch sử xã hội, chúng ta vẫn thấy nối lên thành phần trung tâm nằm trong mọi khối kiến thức, đó là nội dung,

phương pháp và hình thức tổ chức hình thành nhân cách người giáo viên tương lai. Nhìn một cách tổng thể, nhân cách của giáo viên được hợp thành bởi các thành phần sau:

1. Hệ thống tri thức thế giới quan, tư tưởng, đạo đức, lòng yêu nghề mến trẻ. 2. Nắm vững và hiểu biết sâu sắc các môn học chuyên ngành được đào tạo, mối quan hệ giữa chúng với các khoa học khác và đời sống xã hội, có khả năng vận dụng hệ thống tri thức khoa học đó vào giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.

3. Có khả năng hòa nhập nhanh chóng vào sự thay đổi của sự phát triển xã hội, liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng lao động nghề nghiệp.

4. Nắm vững hệ thống tri thức về đặc điểm sinh học, tâm lí lứa tuổi, khả năng tư

duy và trình độ nhận thức của học sinh, biết khơi dậy hứng thú và nhu cầu học tập của học sinh.

5. Nắm vững hệ thống kỹ năng, kỹ xảo sư phạm trong tổ chức và quản lý giáo dục học sinh, trong giảng dạy và trong giao tiếp xã hội, có ý thức chủđộng và sáng tạo trong hoạt động sư phạm.

Trong 5 thành phần nêu trên, thành phần thứ 4, 5 phản ánh rõ nét đặc thù của nghề dạy học, chứa đựng trong nó những sắc thái mà chủ thể hoạt động phải có một năng lực tương ứng - năng lực sư phạm. Chính vì thế, quy trình đào tạo ở trường sư

phạm, bên cạnh nhiệm vụ trang bị hệ thống tri thức cơ bản và giáo dục chủ nghĩa cộng sản thì vấn đề giúp cho sinh viên từng bước quen biết với những công việc của người giáo viên tương lại phải trở thành mối quan tâm thường xuyên, thiết yếu trong suốt quá trình đào tạo.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thích ứng sư phạm (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)