KHÁI NIỆM VỀ LỐI SỐNG

Một phần của tài liệu Tài liệu Thích ứng sư phạm (Trang 47 - 51)

Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", Anghen viết: "không nên nghiên cứu phương thức sản xuất ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể

xác của cá nhân. Mà hơn thế nữa, nó đã là một hình thức hoạt động nhất định của sự

biểu hiện đời sống của họ, một phương thức sống nhất định của họ" (C.Mac- Ph.Ănghen: Tuyển tập T1. ST. HN. 1980, tr. 269). Ởđây từ phương thức sinh sống": mode de vie, thường được dịch là "lối sống", từ "phương thức sản xuất ": mode de

prodution, thường được dịch là "lối sản xuất").

Theo nghĩa câu nói của Ănghen, chúng ta có thể hiểu:

- Sản Xuất là cơ sở tiên quyết tạo ra con người (con vật + tính người).

- Phương thức sản xuất (lối sản xuất) là một hình thức hoạt động của con người và thông qua hoạt động đó con người biểu hiện bản thân mình. Phương thức sản xuất là mặt cơ bản làm nảy sinh lối sống - phương thức sinh sống. Như vậy, để tìm hiểu lối sống của một con người, của một tầng lớp, của một cộng đồng phải bắt đầu từ tìm hiểu phương thức sản xuất trong sự biểu hiện của các mối quan hệ cơ bản giữa con người với thiên nhiên và giữa cá nhân với các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng con người không phải chỉ có hoạt động sản xuất để tạo ra cơ sở vật chất cho họ tồn tại mà còn tham gia vào nhiều mặt hoạt động khác như giáo dục, văn hóa, chính trị, tư tưởng v.v... Tất cả những mặt hoạt động này tạo nên lối sống của con người. Do

đó phạm vi của lối sống bao hàm trong nó cả phương thức sản xuất (lối sản xuất). Sự

bao trùm này tương tự như sự có mặt của phương thức sản xuất trong một hình thái kinh tế xã hội, song không thể đồng nhất lối sống với hình thái kinh tế xã hội vì lối sống biểu hiện tính chủ thể của con người trong hoạt động, còn hình thái kinh tế xã hội mặc dù gắn liền với hoạt động của con người song nó tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.

Như vậy, khi nói tới lối sống là nói tới một phương thức sản xuất nằm trong một hình thái kinh tế xã hội xác định. Vì thế ứng với mỗi hình thái kinh tế xã hội, với mỗi một phương thức sản xuất, con người có những lối sống khác nhau, ngay trong một hình thái kinh tế xã hội, phụ thuộc vào địa vị kinh tế và quyền lực chính trị, mỗi tầng lớp, mỗi giai cấp cũng có những lối sống khác nhau.

Với cách hiểu như vậy về mối quan hệ giữa lối sống với phương thức sản xuất, hình thái kinh tế xã hội, chúng ta thấy rằng lối sống là một phạm trù xã hội phản ánh một tổng thể các hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc, diễn ra trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định, bị chi phối mạnh mẽ bởi các phương thức sản xuất. Lối sống biểu hiện trong nó các quan hệ xã hội của con người theo những đặc điểm của từng quốc gia, vùng, các nhóm xã hội v.v... và bị chi phối bởi

điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội, lịch sử cụ thể. Những điều kiện này tạo nên môi trường cho sự hình thành lối sống, để rồi bản thân lối sống của thế hệ đi trước lại là một trong những tiền đề cho quá trình hình thành lối sống của thế hệ tiếp theo.

Trong cùng một phương thức sản xuất có nhiều nhóm xã hội khác nhau, tuỳ

thuộc vào địa vị của họ trong việc nắm giữ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, để

từđó xuất hiện các mức sống khác nhau.

Mức sống phản ánh trình độ con người đã đạt được về mặt sản xuất và theo nó, trình độ sinh hoạt vật chất của con người. Với cùng một trình độ sản xuất, trong xã hội có giai cấp, mức sống cao bao giờ cũng thuộc giai cấp bóc lột, còn mức sống của

người lao động thì bần hàn, khốn khổ. Giai cấp bóc lột nắm giữ các tư liệu sản xuất, chi phối các mối quan hệ xã hội, họ đạt tới sự dư thừa trong mức sống. Mức sống cao là nhu cầu của mỗi cá nhân và của toàn xã hội vì nó tạo ra những điều kiện để con người tồn tại, hoàn thiện và phát triển cả về tài năng và nhân cách, song mức sống và lối sống không đồng nhất, bởi mức sống mới chỉ như một điều kiện cần cho sự hình thành lối sống. Lối sống tích cực theo những chuẩn mực của chân, thiện, mĩ không phải bất cứ lúc nào cũng tỉ lệ thuận với chiều cao của mức sống. Một minh chứng cụ

thể là giai cấp nông dân, công nhân trong xã hội cũ bị bóc lột, nghèo khổ, song nhiều phẩm chất cao đẹp, truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau, đã biểu hiện như là lối sống cao cả của dân tộc ta. Những phẩm chất đó lại không bao giờ có được trong giai cấp phong kiến và tư bản vốn rất giầu có về vật chất và đã đạt tới trình độ cao của tri thức xã hội. Chúng ta có thể khẳng định rằng đạt tới mức sống ngày một cao, làm cho "dân giàu nước mạnh" là mục đích của mọi cuộc cách mạng, song đó chưa phải là cái

đích cuối cùng của xã hội. Mức sống chỉ biểu hiện như là một phương tiện giúp chúng ta đạt tới đỉnh cao của một xã hội "công bằng, văn minh". Một xã hội văn minh không chỉ có cơ sở vật chất dồi dào mà còn là một xã hội giữđược truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc mình, cập nhật với nền văn hóa thế giới. Đành rằng lối sống phụ thuộc trước hết vào điều kiện kinh tế và các quan hệ kinh tế, song để có được một lối sống, với tư cách là một hiện tượng xã hội, lối sống còn chịu sự chi phối bởi trình độ tổ chức xã hội, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí, trình độ thẩm mĩ, quá trình giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Tích hợp các yếu tố nêu trên là cơ sở hình thành một hệ

thống các hành vi phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên. Chúng ta cũng có thể coi lối sống như là bộ mặt bên ngoài của hoạt động tâm lý, biểu hiện thông qua hoạt động, hành vi trong đối nhân xử thế, trong sinh hoạt thường nhật của con người. Vì thế lối sống là một mặt quan trọng của nhân cách. Trong cuộc sống, con người biểu hiện mình và người này nhận biết người khác thông qua hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp không chỉ là phương tiện cơ bản giúp cho lối sống được bộc lộ mà còn là con đường hình thành lối sống. Tính chất, đặc điểm của hoạt động giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn tới lối sống. Hoạt động giao tiếp trong sinh viên học sinh khác với hoạt động giao tiếp trong cán bộ công chức, hoạt động giao tiếp của những người làm công tác quản lý trong kinh doanh khác với hoạt động giao tiếp của những người quản lý trong cơ quan Đảng và Nhà nước v.v...

Cội nguồn của mọi hoạt động là nhận thức. Những hành vi biểu hiện lối sống cũng đi theo qui luật này. Sự tồn tại của thế giới khách quan là đối tượng làm nảy sinh hoạt động nhận thức, trong đó có nhu cầu. Nhu cầu về lối sống là hoạt động tâm lý bên trong của các hành vi biểu hiện lối sống, song chỉ có hiện thực khách quan nào có khả

năng thỏa mãn những nhu cầu của chủ thể thì khi đó mới có hoạt động chiếm lĩnh đối tượng, lúc đó mới xuất hiện các hành vi lối sống (ngôn ngữ giao tiếp, cử chỉ, thái độ

v.v... ). Những nhu cầu cùng loại, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong chủ thể sẽ trở

là sự lựa chọn của chủ thể về một lối sống, là sự phản ánh tính tất yếu khách quan của một lối sống vào quá trình nhận thức, là mặt tự giác của lối sống. Lối sống được coi là cơ sở để hình thành lẽ sống và lẽ sống là sựđịnh hướng về mặt nhận thức cho những biểu hiện của lối sống. Mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc có lẽ sống riêng của mình, chính vì thế mà lối sống của họ cũng khác nhau. Tuy nhiên cần phải thấy rằng sự biểu hiện lối sống ở mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi dân tộc là rất khác biệt. Sự khác biệt này là do những điều kiện cụ thể về tính cách, vềđịa lý, vềđịa vị xã hội, kinh tế, văn hóa v.v... chi phối (như phần trên đã phân tích).

Lối sống một khi đã được ổn định, củng cố, những suy nghĩ và hành vi được lặp

đi lặp lại sẽ trở thành nếp sống, vì thế nếp sống biểu hiện như là mặt ổn định, bền vững của lối sống. Về mặt tâm lý, ta hiểu nếp sống là lối sống đã được định hình. Khi ta nói "nề nếp sinh hoạt", "nề nếp gia phong" v.v... là nói tới sự giữ gìn những giá trị văn hóa

ổn định trong quá trình phát triển xã hội, trong gia đình, trong cộng đồng và trong mỗi cá nhân. Nếp sống chính là những qui ước, cách thức đã định hình trong nhận thức và các kĩ năng hoạt động trong sản xuất, sinh hoạt và tổ chức đời sống xã hội.

Từ sự phân tích trên có thể đi tới một nhận định chung về sự liên kết chặt chẽ

giữa các khái niệm lẽ sống, lối sống và nếp sống như sau: Lối sống là cơ sở làm nảy sinh và là mặt biểu hiện bên ngoài của lẽ sống và nếp sống. Nếp sống tạo cho lối sống có được sựổn định và lẽ sống là sự chỉ dẫn cho lối sống.

Có thể biểu hiện mối tương tác giữa các khái niệm đã được phân tích và luận giải theo sơđồ hình III - 1.

Hình III-1. Về mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành lối sống

Một phần của tài liệu Tài liệu Thích ứng sư phạm (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)