CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LỐI SỐNG CỦA SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Tài liệu Thích ứng sư phạm (Trang 57 - 64)

Lối sống không hình thành một cách tự phát mà được kết tụ trong cả một quá trình sống của con người, đặc biệt là ở giai đoạn tuổi trẻ. Sinh viên trong các trường

đại học và cao đẳng có được một cơ hội để hình thành lối sống tốt đẹp do những đặc trưng của hệ thống giáo dục XHCN đem lại song để biến những điều kiện vốn có của nhà trường XHCN thành những nét tính cách đúng đắn cho mỗi sinh viên cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện, không chỉ bao gồm những yếu tố khách quan mà cả những yếu tố chủ quan của chính bản thân mỗi một sinh viên, không chỉ đóng khung trong nhà trường mà còn là nhiệm vụ của các tổ chức chính quyền, đoàn thể ngoài xã hội.

nhìn nhận bản chất lối sống và thực trạng biểu hiện lối sống của sinh viên. Những giải pháp được nêu ra dưới các góc độ: xã hội, nhà trường và bản thân sinh viên.

1. Các giải pháp có tính xã hội

- Lối sống phụ thuộc trước hết vào sự phát triển kinh tế và cùng với nó là các yếu tố văn hóa, tư tưởng và truyền thống. Do đó để tạo ra nền tảng cho sự hình thành lối sống lành mạnh, cần thiết phải chú ý tới việc phát triển kinh tế nhiều thành phần theo

định hướng XHCN. Kinh tế thị trường là 1 sản phẩm phát triển của lịch sử xã hội, song mặt trái của hiện tượng xã hội này chính là ở chỗ nó tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các thành phần kinh tế. Nếu không có sự định hướng đúng đắn của Đảng thì những gì tốt đẹp chúng ta đã gặt hái được trong một thời gian dài về tính ưu việt của kinh tế quốc doanh sẽ dần dần nhường chỗ cho kinh tế tư nhân mà sản phẩm tất yếu của nó là sự quay trở lại của chế độ người bóc lột người; một bộ phận người trong xã hội sẽ giàu lên, một bộ phận khác lại trở thành lao động khổ sai, thuê mướn. Trong cuộc ganh đua này, chân lý bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh, kẻ nắm giữ kinh tế, hàng hóa. Đồng tiền sẽ trị vì xã hội, từđó đẻ ra lối sống thực dụng, tôn thờ đồng tiền, mọi thang giá trị đạo đức bị đảo lộn. Lối sống đó tạo ra những SV bất cần, học hành lười biếng, dựa vào đồng tiền để chạy vạy "mua bằng", "mua điểm", và ngược lại, có những sinh viên vì chạy theo đông tiền đã liều thân bán cả phẩm giá, danh dự, nhân cách của bản thân, của tập thể. Do đó, một khi phát triển kinh tếđúng hướng chúng ta không chỉ

hạn chế và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" mà mặt khác còn góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... cho mọi gia đình trong xã hội. Sự phát triển đúng hướng của nền kinh tế

không chỉ có ý nghĩa thuần túy về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội, nhân văn, tạo niềm tin cho tuổi trẻđối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần hình thành lẽ sống đúng đắn cho SV.

- Cần khởi dậy các giá trị truyền thống, văn hóa lâu đời của dân tộc ngay trong quá trình đô thị hóa của nước ta và xu thế hội nhập các nền văn mình của thế giới

đương đại. Sinh viên, học sinh, đa số sống ở nông thôn, các thị trấn, thị tứ huyện, tỉnh mà đó lại là nơi nuôi dưỡng văn hóa đích thực và truyền thống quý báu của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng. Ngày nay, cơ chế thị trưởng đã và đang xâm thực vào đời sống ở

các làng bản, bắt nó phải tự "mở cửa". Do đó, việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống phải được nhằm trước tiên vào địa bàn nông thôn, với các thiết chế và thể

chế xã hội - văn hóa như làng bản với cảnh quan và môi trường, hương ước, lê tết, lễ

hội và các thể chế gia đình, già làng - trưởng bản, tín ngưỡng - tôn giáo v.v....

Trong điều kiện phân hóa, phân tầng xã hội diễn ra rộng khắp, đặc biệt là ở nông thôn, nơi xuất xứ và lớn lên của phần dông sinh viên đang học tập tại các trường đại họ, cao đẳng thì việc giữ gìn, bảo tồn di sản truyền thống, văn hóa quý báu của dân tộc sẽ là miếng đất tốt làm nảy nở lối sống nhân nghĩa, chân thực và tính cộng đồng của người sinh viên từ trước khi vào trường đại học, cao đẳng. Đây là cách thức hữu hiệu

làm cho lối sống đạo đức và giá trị truyền thống sinh tồn trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường như ngày nay.

- Để tạo được môi trường lành mạnh trong xã hội, việc quản lý của nhà nước phải

được tăng cường; cần có các định hướng và biện pháp tích cực để ngăn chặn luồng văn hóa, tư tưởng tiêu cực ở bên ngoài tràn ngập vào nước ta; xử lý kịp thời, nghiêm khắc những vụ việc tuyên truyền, kích động lối sống thác loạn trong thanh niên, sinh viên, học sinh; có quy chế, luật định xử phạt đối với các tội danh tàng trữ văn hóa độc hại,

đồi trụy; xóa bỏ các tụđiểm mại dâm, ma túy, cờ bạc; kết hợp giữa luật pháp và tuyên truyền thông qua các hình thức và phương tiện truyền thông đại chúng.

Trong sự phát triển của cá nhân, ảnh hưởng giữa thế hệ trước đối với thế hệ sau là rất to lớn, đặc biệt là tác động của đội ngũ cán bộđảng viên trong bộ máy Nhà nước. Vì thế việc giáo dục tư tưởng, lối sống cách mạng cho lớp cán bộđảng viên đi trước là việc làm hết sức cần thiết, một mặt giúp họ cập nhật với những điều kiện lịch sử, xã hội, kinh tế làm nảy sinh lối sống của sinh viên, mặt khác cũng để họ tự sửa mình để

trở thành tấm gương mang tính mẫu mực cho thế hệ trẻ. Cuộc chỉnh Đảng hiện nay đã

được nêu ra trong Nghị quyết TW 6 khóa VIII là một việc làm mang ý nghĩa lớn lao, giúp cho Đảng ta thực sự vững mạnh, củng cố niềm tin của tuổi trẻ học đường vào lớp người đi trước, vào những người cộng sản.

- Tạo ra những sân chơi lành mạnh cho tuổi trẻ thông qua các hoạt động giao lưu mang tính trí tuệ và bản sắc văn hóa dân tộc. Các cuộc thi tìm hiểu vềĐảng, về Bác, về quân đội, về giai cấp công nhân, về văn học, thơ ca, về tình yêu và gia đình được tổ

chức trên sóng truyền hình là những biện pháp tốt giáo dục lối sống có văn hóa trong thời đại ngày nay đối với sinh viên và tuổi trẻ cả nước, cuốn họ vào những suy nghĩ và hành động lành mạnh, sử dụng thời gian vào những công việc bổ ích.

2. Các giải pháp giáo dục lối sống cho sinh viên trong môi trường đào tạo

Việc giáo dục lối sống cho sinh viên phải được xác định theo định hướng cơ bản sau:

- Giáo dục lối sống cho sinh viên phải tuân thủ tính định hướng theo mục đích giáo dục của Đảng và Nhà nước. Những định hưởng này được phản ánh thông qua các Nghị quyết của Đảng, đường lối giáo dục của nhà nước và các văn bản chỉ thị, các quy

định của Bộ Giáo dục - Đào tạo Mục đích giáo dục nêu trong Nghị quyết TW II khóa VIII là: "Đào tạo những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, có khả năng nghề

nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu CNXH, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước vào những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai". Riêng đối với SV, bộ phần tri thức trẻ, yêu cầu đó là: "Hình thành một lớp thanh niên ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN, tiêu biểu cho thế hệ trẻ trở thành những nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh giỏi, những chuyên gia xuất sắc trên mọi mặt hoạt động của xã hội, những tri thức uyên bác chiếm

lĩnh các đỉnh cao của khoa học, những văn nghệ sĩ tài năng, những người lao động có tay nghề cao".

- Giáo dục lối sống cho SV phải phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội, truyền thống và giá trị nhân văn của dân tộc ta, đồng thời phải tiếp thu có chọn lọc thành tựu văn hóa - xã hội của các dân tộc thế giới.

Xu hướng mở cửa của thế giới ngày nay tác động mạnh mẽ tới lối sống của tuổi trẻ. Đảng ta đã khẳng định: giao lưu phải dựa trên nền tảng của bản sắc dân tộc. Quá trình giao lưu không chỉ bao gồm sự tiếp thu ảnh hưởng bên ngoài, mà còn là sự lan tỏa những tinh hoa của dân tộc tới xung quanh. Chỉ trong quá trình ảnh hưởng qua lại

đó, bản sắc dân tộc mới được khám phá một cách sâu sắc và được gìn giữ. Đó là sự

mài dũa liên tục, sự tìm tòi và phát hiện những nét đặc sắc, làm cho nó phát huy tác dụng trong hiện tại để hướng tới tương lai. Bản sắc dân tộc được hình thành trong quá trình lịch sử, do quá trình dân tộc ta quan hệ với thiên nhiên, với xóm giềng lân bang và do những quan hệ nội tại trong cộng đồng. Mặt khác, bản sắc cũng không phải là một đại lượng nhất thành bất biến mà còn được hình thành trong sự giao thoa giữa các nền văn hóa. Sự giao lưu càng mạnh, bản sắc càng tự cường và được khẳng định như

một giá trị truyền thống.

- Giáo dục lối sống cho sinh viên phải phù hợp với đặc điểm nhận thức và sự

phát triển tâm - sinh lý của giới sinh viên.

Lối sống của xã hội được phản ánh, thâm nhập vào mỗi cá nhân thông qua những

điều kiện cụ thể của chủ thể, được chủ thể nhào nặn cho phù hợp với những gì vốn có của bản thân. Vì thế hình thành lối sống cho SV cũng phải tính đến đặc điểm của nhóm thanh niên lứa tuổi 17 - 26, có trình độ học vấn, khao khát hướng tới sự phát triển hoàn thiện bản thân, sự nghiệp và tình yêu, cuộc sống gia đình. Chỉ có trên cơ sở đó, nội dung, hình thức và các biện pháp thực hiện mới được "nhập nội" một cách thuận lợi và có hiệu quả.

•Về mặt nhận thức tư tưởng: Trong nội dung giảng dạy các môn học chính trị, nhân văn, cần giúp cho sinh viên hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công dân trước pháp luật, vị trí về nhân cách của người thầy giáo trước các em học sinh sau này; trách nhiệm của người con trong gia đình đối với cha mẹ, anh chị em họ tộc.

- Giúp sinh viên nhận thức được nhiệm vụ và quyền lợi học tập của bản thân trong mối quan hệ đối với sự nghiệp của cá nhân và những đòi hỏi về phát triển kinh tế: xã hội của địa phương.

- Cần giáo dục cho SV có nhận thức đúng đối với các giá trị cơ bản của nhân loại và dân tộc (tự do, nhân quyền, dân chủ, tình nghĩa...); những giá trị nhân cách mà con người phải có (trình độ học vất, tư duy kinh tế, năng lực thực tiễn, năng động...); những giá trị nghề nghiệp (chọn nghề có cơ sở khoa học, có tri thức và kỹ năng tay nghề, chuyển đổi nhanh chóng trước sự biến động của thế giới nghề nghiệp...).

- Dần từng bước giáo dục cho SV ý chí vượt khó trong học tập, có quyết tâm học tập suốt đời, chủ động tìm tòi, học hỏi: đổi mới phương pháp học tập và phương pháp tư duy để theo kịp xu thế bùng nổ thông tin hiện nay trên thế giới.

•Giáo dục cho sinh viên nhu cầu sinh hoạt văn hóa lành mạnh

- Có sự tiếp thu một cách thận trọng giá trị văn hóa của các nước trong quá trình giao lưu, hội nhập, đồng thời biết giữ gìn, quý trọng những sản phẩm văn hóa của dân tộc mình, không khinh miệt, bài xích những giá trị truyền thống cha ông để lại.

- Hình thành nhu cầu hưởng thụ văn hóa trên cơ sở vốn hiểu biết của bản thân và các quy định chuẩn mực đạo đức, pháp luật của Nhà nước, của địa phương. Giúp SV tránh những học đòi thái quá khi chưa ý thức được lợi hại của việc thỏa mãn những yêu cầu cá nhân.

•Giáo dục cho sinh viên thiết lập các mối quan hệ xã hội, giao tiếp, ứng xửđúng

đắn

- Hình thành thái độ tôn trọng bè bạn, tập thể, lòng nhân đạo và cách ứng xử có văn hóa, thể hiện trình độ của người có học thức.

- Xây dựng ý thức dân chủ đúng mực trong quan hệ thầy trò, tôn trọng các cán bộ, công nhân viên phục vụ công tác đào tạo.

- Thiết lập được ở SV quan niệm đúng đắn về tình yêu, có tinh thần trách nhiệm với người mình yêu, không phóng túng và vụ lợi trong tình yêu.

- Giáo dục SV có trách nhiệm với gia đình, quý trọng công sức và tiền của do gia

đình chu cấp, biết giữ gìn truyền thống và danh dự cho gia đình, họ mạc. •Giáo dục nếp sống trong sinh hoạt cá nhân

- Hình thành ý thức, thái độ và hành vi tôn trọng pháp luật chấp hành những quy

định, thể chế của xã hội, của tập thể trong đời sống cộng đồng, biết tự mình tổ chức, tự

quản nếp sống của bản thân và tập thể.

- Xây dựng ý thức, thái độ học tập đúng đắn, tập trung thời gian cho học tập và nghiên cứu, tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh.

- Giáo dục ý thức thường trực phòng chống các tệ nạn xã hội, cờ bạc, nghiện hút, tiêu xài lãng phí, phá phách, vô kỷ luật trong tập thể, a dua với những hành động kích

động, bạo lực . . .

3. Một số hình thức và biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên

Lối sống cũng như nhân cách của sinh viên được hình thành trong quá trình hoạt

động học tập, rèn luyện ở nhà trường, vì thế, việc xác lập những hình thức và biện pháp thường được xác định trong giáo dục lối sống cho sinh viên có thể kể tới là

- Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi theo chủđề có liên quan tới pháp luật, nghĩa vụ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người công dân nói chung và đạo đức nghề

nghiệp của người SV sư phạm nói riêng.

- Tổ chức các phong trào hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đoàn TNCS như: học tập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp; xung phong tình nguyện đem ánh sáng văn hóa tới vùng xa xôi, hẻo lánh; hiến máu nhân đạo.

Tổ chức các sinh hoạt vừa mang tính nghiệp vụ sư phạm vừa như là các hoạt

động văn hóa nhằm cuốn hút SV biết sử dụng thời gian vào các hoạt động bổ ích, hình thành những nhu cầu văn hóa thầm mỹ lành mạnh.

- Tổ chức các cuộc nói chuyện thời sự, chính sách, về tình hình trong nước, quốc tế và địa phương, giúp sinh viên mở rộng hiểu biết xã hội.

- Tổ chức các cuộc tham quan, du lịch, lửa trại nhằm giúp SV có điều kiện hiểu biết vềđất nước, con người VN và đáp ứng nhu cầu giao lưu của tuổi trẻ.

- Tổ chức các lớp chính trị cho những SV có ý chí phấn đấu vào Đảng, giúp SV thấy được sức mạnh và vị trí của Đảng trong sự nghiệp cách mạng của đất nước.

b) Các biện pháp:

- Nhằm nâng cao nhận thức cho SV về mục đích cuộc sống và sự nghiệp có thể

sử dụng một số biện pháp sau:

+ Trao đổi theo chuyên đề.

+ Báo cáo ngoại khóa.

+ Sử dụng phát thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác. + Nêu gương người tốt việc tốt trong xã hội và trong ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Tài liệu Thích ứng sư phạm (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)