1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“TUYÊN NGÔN của ĐẢNG CỘNG sản” và vấn đề NÂNG CAO TRI THỨC, TRÍ TUỆ của GIAI cấp CÔNG NHÂN HIỆN đại

24 833 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 114 KB

Nội dung

Vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó là phạm trù trung tâm, phạm trù xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội –khoa học. Bởi vậy, từ khi xuất hiện cho đến nay là đối tượng của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng gay găt. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã lấy nó làm chiếc chìa khoá để phân tích hiện thực xã hội của xã hội tư bản. Các quá trình kinh tế, xã hội, tư tưởng đều được các ông xem xét trong sự phát triển. Sự đối kháng giai cấp trong xã hội tư bản cũng được các ông phân tích theo sự phát triển của chúng. Các ông cho rằng bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt những cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi . Luận điểm này đối với C.Mác và Ph.Ăngghen là hết sức quan trọng. Bởi với luận điểm này, các ông tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa quá trình hình thành giai cấp tư sản và sự phát triển của giai cấp công nhân, những công nhân hiện đại, những người vô sản. Giai cấp tư sản, tức tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản cũng phát triển theo .

“TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO TRI THỨC, TRÍ TUỆ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI Vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó là phạm trù trung tâm, phạm trù xuất phát điểm của chủ nghĩa xã hội –khoa học. Bởi vậy, từ khi xuất hiện cho đến nay là đối tượng của cuộc đấu tranh chính trị và tư tưởng gay găt. Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã lấy nó làm chiếc chìa khoá để phân tích hiện thực xã hội của xã hội tư bản. Các quá trình kinh tế, xã hội, tư tưởng đều được các ông xem xét trong sự phát triển. Sự đối kháng giai cấp trong xã hội tư bản cũng được các ông phân tích theo sự phát triển của chúng. Các ông cho rằng "bản thân giai cấp tư sản hiện đại cũng là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài, của một loạt những cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất và trao đổi" 1 . Luận điểm này đối với C.Mác và Ph.Ăngghen là hết sức quan trọng. Bởi với luận điểm này, các ông tiếp tục nghiên cứu mối liên hệ qua lại giữa quá trình hình thành giai cấp tư sản và sự phát triển của giai cấp công nhân, "những công nhân hiện đại, những người vô sản". "Giai cấp tư sản, tức tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp công nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ làm tăng thêm tư bản - cũng phát triển theo" 2 . C.Mác và Ph.Ăng Ghen không dừng lại ở việc xác nhận sự phát triển của giai cấp công nhân với tư cách là một lực lượng xã hội cơ bản trong cơ cấu xã hội của xã hội tư bản. Ngay trong văn kiện này, các ông đã chỉ rõ những đặc 1 C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, Tập 4, Tr.598. 2 C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, Tập 4, Tr.605. 1 điểm cơ bản trong sự phát triển của giai cấp vô sản. Các ông cho rằng giai cấp vô sản cũng "trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau". Quan niệm đó đã chứng tỏ tính vô căn cứ ở những lời khẳng định của những kẻ phê phán chủ nghĩa Mác, khẳng định rằng dường như lý luận mácxít đã đánh tráo giai cấp vô sản hiện thực luôn có sự biến đổi thường xuyên bằng một phạm trù siêu hình học trừu tượng, nằm ngoài lịch sử. Quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về quá trình phát triển của giai cấp vô sản còn tạo nên một "hàng rào chắn" trước những kẻ có ý đồ tầm thường hoá học thuyết của các ông nhằm tạo ra một khuôn mẫu trừu tượng về giai cấp công nhân, tách nó ra khỏi các mối liên hệ cụ thể, bỏ qua các giai đoạn phát triển của nó. Hơn nữa, quan niệm đó của các ông còn có một ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phân định tiến trình phát triển lịch sử của giai cấp vô sản và phong trào công nhân. Khi phân tích sự phát triển của giai cấp vô sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã làm rõ các nhân tố cơ bản của sự phát triển đó. Trong "Tuyên ngôn", các ông đã xem xét tỷ mỷ các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng tới sự phát triển của giai cấp vô sản như: các cuộc cách mạng diễn ra liên tục về công cụ sản xuất, quá trình cách mạng hoá quan hệ sản xuất và do đó là sự cách mạng hoá toàn bộ các quan hệ xã hội. Từ đó, các ông cho rằng, cũng như giai cấp tư sản trước đây, giai cấp vô sản không thể tồn tại được nếu nó không luôn luôn cách mạng hoá công cụ sản xuất, cách mạng hoá những quan hệ sản xuất, cách mạng hoá toàn bộ những quan hệ xã hội hiện tồn. Đồng thời, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, các tác giả của "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" không bao giờ coi giai cấp công nhân là đối tượng thụ động của những tác động bên ngoài. Công lao lịch sử quan trọng nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen trong việc phát hiện ra vai trò lịch sử của giai cấp công nhân là ở 2 cách tiếp cận với giai cấp công nhân với tư cách là chủ thể của sự tiến bộ lịch sử, với tư cách là một chỉnh thể có các quy luật phát triển đặc thù của riêng nó. Với cách tiếp cận đó, các ông đã dành nhiều công sức vào việc phân tích các cuộc đấu tranh giai cấp với tư cách là nhân tố nội tại của sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân với tư cách là lực lượng chủ đạo của tiến bộ, của sự cải tạo cách mạng đối với các quan hệ xã hội. Cách tiếp cận đó đòi hỏi phải phân tích tỷ mỷ không những sự phát triển, mà cả sự tự phát triển của giai cấp công nhân. Nghiên cứu quá trình phát triển và tự phát triển của giai cấp công nhân, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xuất phát từ chỗ thừa nhận quá trình này luôn diễn ra một cách có phân hoá trong các lĩnh vực khác nhau. Các ông cho rằng sự phát triển của giai cấp vô sản là sự phát triển không chỉ đơn thuần về lượng, mà cái chính là sự phát triển về chất. Từ một bộ phận không đáng kể trong xã hội, giai cấp vô sản biến thành một lực lượng xã hội ngày càng đông đảo hơn và rốt cuộc, bao gồm tuyệt đại đa số dân cư. Từ đó, các ông khẳng định: "Tất cả các phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số" 3 . Về quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, sau này, trong bài viết "Phriđrich Ăngghen", V.I.Lênin đã khẳng định: "Ngược lại với tâm lý sợ hãi chung trước sự phát triển của giai cấp vô sản, Mác và Ăngghen đặt tất cả hy vọng của mình vào sự lớn lên không ngừng của giai cấp vô sản". Những chuyển biến trong cấu trúc nội tại của giai cấp vô sản, theo C.Mác và Ph.Ăngghen, đều diễn ra trong quá trình phát triển về chất của nó, dưới sự tác 3 C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.611. 3 động của những điều kiện đặc thù. Số lượng tuyệt đối và tỷ lệ giữa các đội ngũ giai cấp công nhân trong các lĩnh vực sản xuất xã hội cũng thay đổi do những chuyển biến đó. Tầng lớp vô sản tiểu thủ công nghiệp ngày một giảm, tỷ lệ của tầng lớp vô sản nông nghiệp cũng giảm xuống ở một trong các giai đoạn phát triển nhất định trong tiến trình phát triển chung của giai cấp vô sản. Bộ phận đóng vai trò nòng cốt của giai cấp công nhân - tầng lớp công nhân công nghiệp - không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các lực lượng sản xuất hiện đại, phát triển nhất. Sự phát triển về lượng kéo theo sự phát triển về tổ chức của giai cấp vô sản. C.Mác và Ph.Ăngghen đã lưu ý tới hai phương diện của quá trình này. Một phương diện gắn liền với sự tác động của các nhân tố bên ngoài. "Sự phát triển của công nghiệp không những đã làm tăng thêm số người vô sản, mà còn tập hợp họ lại thành những khối quần chúng lớn hơn; lực lượng của những người vô sản tăng thêm và họ thấy rõ lực lượng của mình hơn" 4 . Hay như V.I.Lênin khẳng định: "Càng có nhiều người vô sản bao nhiêu thì lực lượng của họ, với tư cách là giai cấp cách mạng, càng lớn lên bấy nhiêu". Nói cách khác, bản thân nền sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với sự phát triển của nó đã thúc đẩy sự phát triển về mặt tổ chức của giai cấp công nhân, cố kết và hợp nhất những người vô sản. Đến lượt mình, giai cấp công nhân, do sự tác động của các yếu tố bên ngoài, đã bắt đầu hợp nhất về mặt tổ chức, tạo ra các tổ chức xã hội riêng của mình cùng với sự phát triển của bản thân công nghệ và nền sản xuất công nghiệp. Quá trình này gắn liền với sự phát triển của tư bản thông qua cả một hệ thống quan hệ gián tiếp và phức tạp, có hàng loạt các quy luật đặc thù. Do vậy, trình độ phát triển về mặt tổ chức của giai cấp công nhân theo nghĩa thứ hai - phát triển về mặt tinh thần, trí tuệ. 4 C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.607. 4 Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực phát triển tinh thần, trí tuệ đó của giai cấp công nhân. Ph.Ăngghen đã đặc biệt nhấn mạnh điều đó trong Lời nói đầu cho lần tái bản "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" bằng tiếng Đức năm 1890. C.Mác, theo Ph.Ăngghen, đã hoàn toàn tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của các nguyên lý được đưa ra trong "Tuyên ngôn". Khi đưa ra các nguyên lý đó, ông hoàn toàn dựa vào sự phát triển tinh thần, trí tuệ của giai cấp công nhân. Ông viết: "Để đạt tới thắng lợi cuối cùng của những nguyên lý đề ra trong "Tuyên ngôn", Mác chỉ tin tưởng vào sự phát triển trí tuệ của giai cấp công nhân, sự phát triển mà hành động chung và tranh luận chung nhất định sẽ mang lại Và Mác đã đúng". Trong "Tuyên ngôn", C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã xác định rõ những đặc điểm chung của cơ chế phát triển tinh thần, trí tuệ. Các ông lưu ý rằng, trong quá trình đấu tranh liên tục chống lại tầng lớp quý tộc, cũng như chống lại các bè phái riêng biệt của mình, giai cấp tư sản buộc phải dựa vào giai cấp vô sản, kêu gọi sự giúp đỡ của giai cấp vô sản và qua đó, lôi kéo giai cấp vô sản vào phong trào chính trị. Trong tất cả các cuộc đấu tranh của mình, "giai cấp tư sản tự thấy mình buộc phải kêu gọi giai cấp vô sản, yêu cầu họ giúp sức, và do đó lôi cuốn họ vào phong trào chính trị. Thành thử giai cấp tư sản đã cung cấp cho những người vô sản những tri thức của bản thân nó, nghĩa là những vũ khí chống lại bản thân nó" 5 .(Trong bản tiếng Anh xuất bản năm 1888 thay cho những chữ “những tri thức của bản thân nó” là những chữ “những tri thức chính trị và tri thức phổ thông của bản thân nó”.). Sự phát triển của công nghiệp cũng đã xô đẩy "từng bộ phận trọn vẹn của giai cấp thống trị vào hàng ngũ giai cấp vô sản, hay ít ra thì cũng bị đe doạ về 5 C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.609. 5 mặt những điều kiện sinh hoạt của họ. Những bộ phận ấy cũng đem lại cho giai cấp vô sản nhiều tri thức" 6 . Cuối cùng, ở những giai đoạn mà cuộc đấu tranh giai cấp trở nên gay gắt nhất, quá trình phân hoá trong nội bộ giai cấp thống trị mang một tính chất dữ dội, mạnh mẽ, thì "một bộ phận nhỏ của giai cấp thống trị tách ra khỏi giai cấp này và đi theo giai cấp cách mạng". Như vậy, một bộ phận giai cấp tư sản đã chuyển sang lập trường giai cấp vô sản, đó chính là "bộ phận các nhà tư tưởng tư sản đã vươn lên nhận thức được, về mặt lý luận, toàn bộ quá trình vận động lịch sử" 7 . Một khuynh hướng tác động mang tính tích cực, bổ sung cho sự phát triển trí tuệ ngày một tăng của giai cấp công nhân đã được hình thành ở giai đoạn muộn hơn, - giai đoạn diễn ra bước ngoặt tiếp theo trong lực lượng sản xuất khiến cho nhu cầu tăng cường hàm lượng trí tuệ của sức lao động làm thuê trở nên cấp bách. Sự phát triển về tinh thần, trí tuệ của giai cấp vô sản, đến lượt mình, lại đặt ra những vấn đề của riêng nó. Đó là vấn đề nâng cao trình độ học vấn chung cho các đội ngũ giai cấp công nhân riêng biệt và cho toàn thể giai cấp vô sản, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên ngành, đặc biệt là khi xuất hiện các ngành nghề mới, với đặc điểm là chức năng lao động trí óc lớn hơn. Đó là quá trình giai cấp công nhân dần ý thức được sự thống nhất về lợi ích của nó với tư cách là một giai cấp, dẫn tới việc giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội đang đặt ra. Đó còn là sự phát triển về mặt ý thức hệ nhờ nắm bắt các nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản khoa học, nhờ tiếp nhận một thế giới quan triệt để cách mạng. 6 C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.609. 7 C.Mác – Ph.Ănghen, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, Tập 4, Tr.610. 6 Việc khảo cứu có tính đến sự phân hoá về quá trình phát triển và tự phát triển của giai cấp công nhân trong các lĩnh vực khác nhau sẽ cho phép chúng ta nhận thức rõ vì sao quá trình phát triển và tự phát triển đó lại thường diễn ra một cách không đồng thời. Sự phát triển về số lượng thường đi trước sự phát triển về tổ chức, và ngược lại, sự phát triển về tổ chức, sự phát triển tinh thần, trí tuệ có khi lại đi trước sự phát triển về số lượng. Sự phát triển về nghề nghiệp có thể bị tách khỏi sự phát triển về chính trị, v.v. được quy định bởi các đặc trưng dân tộc, tính không đồng thời đó trong hàng loạt trường hợp cho phép chúng ta lý giải những tình huống đặc thù trong các đội ngũ dân tộc riêng biệt của giai cấp công nhân. * Việc nghiên cứu giai cấp công nhân từ góc độ phát triển và tự phát triển của nó, dựa trên các nguyên lý của "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản", cho phép chúng ta giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của lịch sử và lý luận về giai cấp công nhân, về phong trào công nhân quốc tế. Nó cho phép chúng ta vạch rõ những khác biệt của giai cấp vô sản ở các giai đoạn phát triển khác nhau của nó. Nó cung cấp cho chúng ta một phương thức hữu hiệu để khắc phục sự lúng túng một cách giáo điều trước các hiện tượng và quá trình mới xuất hiện trong phong trào công nhân hiện đại, nó chỉ ra con đường hữu hiệu nhất để nghiên cứu những chuyển biến đang diễn ra, nó cũng tạo ra những khả năng mới cho phép áp dụng các phương pháp hiện đại vào việc nghiên cứu các quá trình xã hội, đặc biệt đây còn là cơ sở phương pháp luận xây dựng giai cấp công nhân hiện đại trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam. Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đang là một đòi hỏi bức 7 xúc, có ý nghĩa không chỉ hiện nay mà còn lâu dài về sau. Đây là vấn đề được xác định rõ ràng trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khoá X về giai cấp công nhân. Để triển khai thực hiện Nghị quyết, chúng ta đang tiến hành xây dựng chiến lược và đề xuất chính sách quốc gia về giai cấp công nhân, chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nhất là trong những ngành mũi nhọn, có trình độ công nghệ cao và hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Nói tới giai cấp công nhân là nói tới lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, thông tin bùng nổ với gia tốc cực lớn, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và hội nhập quốc tế đang là một xu hướng phổ biến, tất yếu, là một quá trình không thể đảo ngược , thì như một lẽ tự nhiên, chúng ta không chỉ phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường mà còn phải chủ động đi vào kinh tế tri thức. Để tiến tới kinh tế tri thức, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với kinh tế tri thức phải thực hiện chiến lược phát triển nhân lực lao động chất lượng cao, đặc biệt là hình thành đội ngũ công nhân trí thức. Đội ngũ này có thể và cần phải đóng vai trò nòng cốt trong giai cấp công nhân hiện đại ở nước ta, là nhân tố chủ yếu quyết định thành công chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn, đưa nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp trong một, hai thập kỷ tới. Đây cũng là một trong những giải pháp ở tầm chiến lược cần phải sớm trù tính và thực hiện để đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Tri thức hoá và trí thức hoá công nhân, nhất là đối với công nhân trẻ, ở độ tuổi thanh niên, là con đường và phương hướng cơ bản đáp ứng yêu cầu nêu trên. 8 Về thực chất, tri thức hoá và trí thức hoá công nhân là hiện đại hoá công nhân về tư duy sáng tạo, kỹ năng và phong cách lao động công nghiệp, về đạo đức - lối sống công nhân, bản lĩnh chính trị công nhân trong đổi mới, mở cửa và hội nhập trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn, học thức của công nhân, lấy đó làm tiền đề cho việc tăng cường tiềm lực tư tưởng, trí tuệ, đạo đức và văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thế kỷ XXI. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản đang thực thi trọng trách của một Đảng cầm quyền, lãnh đạo công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó phải là một giai cấp công nhân hiện đại, hiện đại với nghĩa, không chỉ là sản phẩm, là con đẻ của nền đại công nghiệp như đã nói trong nguyên lý kinh điển mác xít thế kỷ XIX mà còn là chủ thể sáng tạo trong kinh tế thị trường hiện đại và kinh tế tri thức, làm chủ các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin trong xã hội thông tin với kỷ nguyên văn minh tin học ở thời đại hậu công nghiệp ngày nay. Trình độ, cốt cách công nhân trong môi trường kinh tế - xã hội nêu trên đã và đang thay đổi về chất. Lao động của họ sẽ mang đặc trưng sáng tạo của lao động trí óc, nó rất gần với lao động của những kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp, bằng chất xám là chủ yếu chứ không còn đơn thuần là lao động chân tay cơ bắp như công nhân truyền thống trước đây. Công nhân trí thức sẽ phải là đại biểu tinh hoa của giai cấp mình, góp phần vào sự phát triển tinh hoa của Đảng, của dân tộc và xã hội. Với một giai cấp công nhân hiện đại như vậy, mà bộ phận công nhân trí thức sẽ ngày càng tăng lên, nổi trội trong cơ cấu giai cấp công nhân và cơ cấu xã hội nói chung, Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân sẽ phải không ngừng trí tuệ hoá, khoa học hoá và dân chủ hoá trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo và cầm quyền của mình. Hiện diện trong lòng giai cấp và dân tộc, Đảng sẽ tự 9 biểu hiện mình một cách xứng đáng là đại biểu cho tinh hoa tư tưởng - chính trị - đạo đức và văn hoá của cả dân tộc, ngang tầm thời đại. Chính là trong đà phát triển hiện nay của dân tộc và thế giới hiện đại, đã ngày càng đầy đủ và chín muồi những điều kiện để Đảng Cộng sản tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại như Lênin đã từng đòi hỏi và như Hồ Chí Minh đã chỉ ra, Đảng là đạo đức và văn minh, là một Đảng chân chính cách mạng. Tri thức hoá và trí thức hoá công nhân có tầm quan trọng và ý nghĩa sâu xa như thế, chẳng những đối với sự phát triển nội tại của giai cấp mình mà còn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đối với sự phát triển và chấn hưng dân tộc, tương lai, triển vọng tốt đẹp của xã hội Việt Nam trong bước chuyển từ truyền thống tới hiện đại. Vậy tri thức hoá và trí thức hoá công nhân để xây dựng giai cấp công nhân hiện đại cần được hiểu như thế nào, cần có những giải pháp nào để thực hiện, những điều kiện nào để đảm bảo kết quả và hiệu quả. Đó là những vấn đề cần làm rõ, dù mới là bước đầu trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Về lâu dài, đây sẽ là một trọng điểm cần đi sâu trong nghiên cứu về giai cấp công nhân và công đoàn, về chủ nghĩa xã hội Việt Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Tri thức hoá công nhân là tiền đề và điều kiện trực tiếp để trí thức hoá công nhân. Kết quả và tác dụng của tri thức hoá công nhân sẽ từng bước thúc đẩy quá trình trí thức hoá công nhân để tạo ra đội ngũ công nhân trí thức như là lực lượng tinh hoa trong giai cấp công nhân, là thành phần nòng cốt trong nguồn nhân lực chất lượng cao của giai cấp công nhân và của xã hội. Trí thức hoá công nhân không phải là biến người công nhân thành người trí thức, càng không phải là giai cấp công nhân trở thành trí thức. Trong cơ cấu xã hội, công nhân nằm trong lực 10 [...]... thù của trí thức và của công nhân cũng không vì thế mà mất đi Nói tóm lại, trí thức hoá công nhân là phương thức đã tạo ra đội ngũ công nhân trí thức trên cơ sở và tiền đề tri thức hoá công nhân như một trọng điểm của quá trình nâng cao dân trí của xã hội Đây là hai phương diện khác nhau nhưng thống nhất với nhau của cùng một vấn đề và một quá trình, đó là xây dựng và phát tri n giai cấp công nhân hiện. .. lượng và chất lượng, cả về tinh thần cách mạng và năng lực trí tuệ, việc chúng ta nhắc lại quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" về quá trình phát tri n của giai cấp vô sản về tinh thần, trí tuệ, thiết nghĩ, không phải là thừa Bởi trong quan niệm của các ông, giai cấp vô sản là "sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp" và do đó, việc nâng cao tri thức, trí tuệ hoá giai. .. vai trò quyết định của sự phát tri n công nghiệp hiện đại, mà trước hết là bởi các nhu cầu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại Dấu hiệu "tích tụ" giai cấp công nhân vào "giai cấp trung lưu 21 mới" được ngộ nhận là sự gia tăng các chức năng thuần tuý trí tuệ trong nội dung của các ngành nghề lao động truyền thống, là sự nâng cao trình độ học vấn chung của các đội ngũ công nhân cơ bản, v.v... mệnh lịch sử của giai cấp vô sản với tư cách là người tất yếu đưa chủ nghĩa tư bản đến chỗ diệt vong và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội là việc làm cần thiết Và trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá được coi là định hướng phát tri n chung của tất cả các nước đang phát tri n, mà cùng với nó, giai cấp công nhân hiện đại không... Song công nhân trí thức vẫn là công nhân, làm việc tập trung, mang phong cách công nghiệp, thao tác, tác nghiệp bằng máy, có thể tham gia vào việc thiết kế, phát minh như các chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên cao cấp Đội ngũ công nhân trí thức là đội ngũ những người lao động cao cấp, lao động phức tạp và mang đặc trưng sáng tạo của kiểu lao động trí óc Trí thức hoá công nhân và xây dựng đội ngũ công nhân. .. mạng của công nhân do liên hợp lại mà có, thay cho sự chia rẽ của công nhân do cạnh tranh giữa họ gây nên Như vậy, cùng với sự phát tri n của đại công nghiệp, 24 chính cái nền tảng trên đó giai cấp tư sản đã sản xuất và chiếm hữu sản phẩm của nó, đã bị phá sập dưới chân giai cấp tư sản Trước hết giai cấp tư sản sản sinh ra những người đào huyệt chôn chính nó Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của. .. tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau"8 Để cho điều đó trở thành "tất yếu", trong thời đại ngày nay - thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - giai cấp vô sản không thể không tự mình vươn lên làm chủ những tri thức khoa học và công nghệ hiện đại đó theo tinh thần mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã vạch ra về cơ bản trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" 8 C.Mác – Ph.Ănghen,... hiện đại với công nhân trí thức là nòng cốt Để "rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát tri n kinh tế tri thức", đẩy nhanh tốc độ công nhân hóa lực lượng lao động, trí thức hóa công nhân, nước ta phải đổi mới và phát tri n mạnh các ngành, các sản phẩm có giá trị sản phẩm gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, phải đổi mới nền giáo dục theo hướng hiện đại, phát tri n KH&CN hiện. .. chất lao động trí óc sáng tạo, nâng trình độ của một bộ phận công nhân tới trình độ của trí thức khoa học - kỹ thuật - công nghệ Thứ hai, tạo ra một bộ phận công nhân vượt trội, không những có trình độ học vấn, văn hoá cao mà còn làm việc trong môi trường trí thức, giống như trí thức Đây là bộ phận công nhân lao động bằng chất xám, sử dụng chất xám, điều khiển máy móc, công nghệ hiện đại, tự động hoá,... tiếp của quá trình trí thức hóa công nhân chính là sự tích cực học tập, tự hoàn thiện và vươn tới của bản thân người công nhân Công nhân hóa lực lượng lao động, trí thức hóa đội ngũ công nhân phải được coi là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH và sự phát tri n của kinh tế tri thức Nó phải được kết hợp chặt chẽ, "Thống nhất định hướng giữa phát tri n KH&CN với chấn . “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN” VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO TRI THỨC, TRÍ TUỆ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN HIỆN ĐẠI Vấn đề giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó là phạm trù trung. tưởng, trí tuệ, đạo đức và văn hoá của giai cấp công nhân Việt Nam, của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thế kỷ XXI. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng, đội tiền phong của nó là Đảng Cộng. ngũ công nhân trí thức như là lực lượng tinh hoa trong giai cấp công nhân, là thành phần nòng cốt trong nguồn nhân lực chất lượng cao của giai cấp công nhân và của xã hội. Trí thức hoá công nhân không

Ngày đăng: 30/10/2014, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w