Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành tài chính ngân hàng tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành tài chính ngân hàng
www.VPBS.com.vn Page | 1 BÁO CÁO NGÀNH LẦN ĐẦU Tăng trưởng Huy động & Tín dụng Thị phần Tín dụng (%) Nợ xấu, 1H2013 (nghìn tỷ VND, %) Ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990. Từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay ngành ngân hàng đã phát triển vượt bậc, trở thành một hệ thống đông đảo các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Hiện tại hệ thống bao gồm năm ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 34 ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), bốn ngân hàng liên doanh (NHLD), năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 100 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài (NHNNg), 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, và gần 1.100 quỹ tín dụng. Ngân hàng lớn nhất xét trên tổng tài sản là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xét trên tổng vốn điều lệ là Ngân hàng Công thương. Hơn một nửa trong tổng số các NHTMCP có quy mô nhỏ với tổng tài sản nhỏ hơn 50.000 tỷ đồng và vốn điều lệ nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng. So với các ngân hàng trong khu vực, quy mô các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn. Ngành ngân hàng có cấu trúc vừa tập trung vừa phân tán. Các NHTMNN vẫn đang chiếm lĩnh thị trường mặc dù đang mất dần thị phần vào tay NHTMCP trong cả lĩnh vực huy động và cho vay. Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động, tài khoản ngân hàng, thẻ đều tăng rất nhanh, tuy nhiên chỉ tập trung ở khu vực thành thị và các thành phố lớn. Tỷ lệ thâm nhập thị trường của dịch vụ ngân hàng mới đạt 21%, tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Điều này làm cho ngành ngân hàng hấp dẫn trong dài hạn. Ngành ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng huy động và tín dụng rất ấn tượng trong quá khứ. Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể. Chúng tôi dự đoán năm 2014 ngành ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm. Rất khó để ước tính được khối lượng nợ xấu do các ngân hàng Việt Nam không tuân thủ các quy tắc quốc tế khi phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 11 năm 2013 được báo cáo là 4,55%, tuy nhiên con số này được thừa nhận rộng rãi là thấp hơn nhiều so với thực tế. Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) được thành lập vào tháng 7 năm 2013 với nhiệm vụ xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng. Không thể phủ nhận vai trò của VAMC, tuy nhiên tính hiệu quả của các biện pháp VAMC sử dụng còn đang gây tranh cãi. Thông tư 02, với các quy định thận trọng hơn về phân loại tài sản và phương pháp trích lập dự phòng rủi ro sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2014 và được kỳ vọng sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng minh bạch hơn Lợi nhuận các ngân hàng đã giảm kể từ năm 2011. Trong giai đoạn này, các NHTMNN và NHNNg đã ổn định hơn các NHTMCP. Do các doanh nghiệp vẫn tiếp tục gặp khó khăn và tỷ lệ nợ xấu cao, triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục bị cản trở bởi nợ xấu. 53,9% 9,14% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Huy động Tín dụng GDP 59,3 58,1 54,1 51,4 51,3 51,8 27,7 26,5 32,0 35,1 35,5 34,8 NHTMNN NHTMCP NHLD, NHNNg Khác 0% 2% 4% 6% 8% 10% 2 4 6 8 10 12 Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu BÁO CÁO NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THÁNG 1 NĂM 2014 www.VPBS.com.vn Page | 2 Nội dung TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 3 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG 3 NHỮNG NGÂN HÀNG ĐẦU NGÀNH 6 TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 11 LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN 11 Ngân hàng thương mại nhà nước 12 Ngân hàng thương mại cổ phần 15 Ngân hàng nước ngoài 15 TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG TRONG QUÁ KHỨ 18 Tăng trưởng tài sản 18 Tăng trưởng vốn 19 Tăng trưởng huy động và tín dụng 23 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 25 Thị phần 25 Cơ sở hạ tầng ngân hàng, phân phối, sự thâm nhập thị trường 27 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 31 Tình hình vĩ mô 31 Khung pháp lý 36 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 38 So sánh ROA & ROE 38 Phân tích Dupont 39 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 40 Bảng cân đối Kế toán 43 Đánh giá chất lượng tín dụng 46 RỦI RO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC 47 Rủi ro thanh khoản 47 Rủi ro lãi suất 50 Rủi ro tín dụng và nợ xấu 51 VAMC và các giải pháp cho vấn đề nợ xấu 54 Sở hữu chéo 56 Ngân hàng Việt Nam trên con đường đến Basel 57 Các thương vụ mua bán và sáp nhập gần đây 59 Có cần thiết phải tách biệt ngân hàng và các công ty chứng khoán ở Việt Nam hay không? 60 TRIỂN VỌNG NGÀNH 61 www.VPBS.com.vn Page | 3 TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Trên thế giới hiện nay có nhiều hình thức ngân hàng tồn tại như ngân hàng tư nhân, ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư. Một số ngân hàng chú trọng vào các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, trong khi số còn lại chỉ thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, hoặc cả hai. Ngân hàng thương mại có hai nguồn doanh thu chính: thu nhập lãi cho vay và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay là nghiệp vụ chính của ngân hàng Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thường bao gồm thu nhập từ phí và dịch vụ từ hoạt động ngân hàng, đầu tư chứng khoán, và các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư như mua bán sáp nhập, quản lý tài sản, bảo lãnh phát hành và tư vấn tài chính. Đi cùng với các nguồn doanh thu, cơ cấu chi phí của mỗi ngân hàng thường có hai thành phần chính: chi phí hoạt động tại các điểm giao dịch và chi phí lãi phải trả cho người gửi tiền. Ngân hàng sử dụng nhiều kênh giao dịch khác nhau để tiếp cận khách hàng, từ mạng lưới các phòng giao dịch truyền thống đến máy giao dịch tự động, dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại, hệ thống quầy giao dịch ngân hàng tới dịch vụ ngân hàng qua di động, ngân hàng qua Internet. Các kênh giao dịch này thường tốn của ngân hàng một khoản chi phí lớn. Hiện nay có hai xu hướng trong các mô hình hệ thống tài chính. Một số nước áp dụng các quy định tách các ngân hàng thương mai và ngân hàng đầu tư riêng biệt, trong khi một số nước cho phép sự kết hợp của hai loại hình dịch vụ này trong một tổ chức. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu năm 2010 đã đẩy nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái và một loạt các định chế tài chính lớn trở nên mong manh hơn bao giờ hết trước những cú sốc tài chính. Tại Mỹ, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của nước mình, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) đã áp dụng chương trình Nới lỏng Định lượng (chương trình QE). Chương trình QE là một công cụ của nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương nhằm tăng cung tiền khi lãi suất cho vay đã thấp gần bằng không (0), từ đó duy trì được lãi suất và giá trị của đồng tiền ở mức thấp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Fed đã áp dụng chương trình QE từ tháng 10/2008 cho tới nay chia làm ba giai đoạn thông qua việc mua các trái phiếu dài hạn và một số tài sản khác. Gần đây, nền kinh tế Mỹ đã liên tục có những tín hiệu tăng trưởng khởi sắc, với tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống trong một vài tháng và thị trường nhà đất đã ấm dần lên cùng với mức tiêu dùng nội địa tăng cao hơn trước. Khi cuộc khủng hoảng tài chính đã qua, chính phủ Mỹ đã thể hiện rõ quan điểm cắt giảm chương trình QE, một trong những nỗ lực cuối cùng của Fed để kích thích cho vay và tăng trưởng kinh tế nói chung trong năm tới, mở đường cho lãi suất trái phiếu chính phủ tăng lên, qua đó thu hút dòng vốn quay trở lại Mỹ. Bức tranh của ngành ngân hàng toàn cầu và sự sụp đổ của kinh tế toàn cầu trong năm năm gần đây thực chất bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ. Sự phát triển quá nóng của thị trường nhà đất của Ngành ngân hàng trên toàn cầu rất phát triển. Chương trình Nới lỏng định lượng được áp dụng ở Mỹ để kích thích tăng trưởng kinh tế. www.VPBS.com.vn Page | 4 Mỹ đã bùng nổ thành cuộc khủng hoảng cho vay mua nhà thế chấp dưới chuẩn, tạo nên cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929. Từ tháng 10/2008, chính phủ Mỹ đã áp dụng một loạt giải pháp để tránh cho ngành ngân hàng khỏi sụp đổ, tăng cường ổn định thị trường, nâng cao sức khỏe của hệ thống tài chính, và tăng tính thanh khoản của thị trường. Chương trình giải cứu các tài sản có vấn đề (TARP) được đưa ra bởi đạo luật Bình ổn Kinh tế Khẩn cấp (EESA) lần đầu tiên được thông qua vào ngày 03/10/2008 với thời hạn kéo dài hai năm. Trong TARP, bộ Tài chính có quyền hoặc mua hoặc bảo đảm cho các tài sản có vấn đề của các tổ chức tài chính với số tiền lên tới 700 tỷ USD. Khái niệm “tài sản có vấn đề” và “tổ chức tài chính” khiến bộ Tài chính có thể linh hoạt trong việc lựa chọn tài sản nào sẽ được mua lại và tổ chức nào đủ tiêu chuẩn được coi là tổ chức tài chính. Chương trình TARP sau đó đã được sửa đổi, áp dụng các giới hạn chặt chẽ cho mức lương thưởng cho ban giám đốc và cắt giảm khoản tiền của chương trình xuống còn 475 tỷ USD. Chương trình mua vốn (CPP), nằm trong khuôn khổ của TARP, được đưa ra lần đầu tiên vào ngày 14/10/2008. Theo chương trình này, các tổ chức tài chính đủ điều kiện sẽ được bán các cổ phiếu ưu đãi cho Bộ Tài chính với giá trị tương đương từ 1% đến 3% tổng tài sản “có” rủi ro của tổ chức đó. Các cổ phiếu ưu đãi bán được sẽ củng cố nguồn vốn cấp 1 cho tổ chức tài chính đó. Tính tới nay đã có 707 tổ chức tài chính ở 48 bang nhận được nguồn vốn từ bộ Tài chính thông qua chương trình này. CPP và các chương trình khác của TARP có thể chia nhỏ thành các nhóm chương trình sau: chương trình hỗ trợ ngân hàng, chương trình thị trường tín dụng, các chương trình đầu tư khác, và chương trình nhà ở. Các khoản giải ngân của Quỹ TARP (tỷ USD) tính đến 21/06/2013 Các chương trình của TARP Số tiền phân bổ Số tiền giải ngân thực tế Chương trình hỗ trợ ngân hàng 250,46 245,1 Chương trình thị trường tín dụng 20,08 19,09 Tập đoàn AIG 67,84 67,84 Chương trình cứu trợ ngành ô tô 79,69 79,69 Chương trình hỗ trợ nhà ở 38,49 8,25 Tổng 456,56 419,97 Nguồn: Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội Sự yếu kém và dễ đổ vỡ của ngành ngân hàng sau cuộc khủng hoảng đã dấy lên yêu cầu cấp bách chấm dứt những thập niên gỡ bõ các quy định (giải quy) của ngân hàng và thiết lập những chuẩn mực nghiêm ngặt hơn cho một hệ thống tài chính toàn cầu an toàn hơn. Khi TARP kết thúc vào 03/10/2010, Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Cải cách Phố Wall Dodd- Frank (đạo luật Dodd-Frank) cũng đã được ban hành vào năm 2010, trở thành cuộc cải cách tài chính toàn diện nhất kể từ Đạo luật Steagall (năm 1933). Đạo luật Dodd-Frank đã xây dựng các chuẩn mực cẩn trọng và toàn diện hơn để giám sát các tổ chức tài chính và để tránh những trường hợp “quá lớn để sụp đổ” mới trong tương lai. Hiệp ước Basel đã được phát triển thành một khung tiêu chuẩn toàn cầu để giải quyết yêu cầu cấp bách cho một thị trường tài chính an toàn hơn. Phiên bản đầu tiên của Hiệp ước Basel, Basel I, được Ủy bản Basel về TARP là biện pháp chưa có tiền lệ được Chính phủ Mỹ sử dụng để cứu hệ thống ngân hàng khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hiệp ước Basel và những phiên bản của nó là khung quy định toàn cầu về tiêu chuẩn ngân hàng phổ biến nhất trên thế giới. www.VPBS.com.vn Page | 5 giám sát ngân hàng (BCBS) soạn thảo, gồm đại diện của các ngân hàng trung ương của 12 quốc gia. Hiệp ước ban đầu chỉ nhằm áp dụng cho các ngân hàng hoạt động trên quy mô quốc tế nhưng nó đã được rất nhiều quốc gia chào đón và được áp dụng rộng rãi ở cấp quốc gia. Hiệp ước tập trung vào định nghĩa mức vốn tối thiểu, theo đó tất cả các tài sản trên bảng cân đối kế toán và các tài sản ngoại bảng được áp một mức tỷ trọng tương đương với mức độ rủi ro ước tính của tài sản đó. Và các ngân hàng phải duy trì một mức vốn tối thiểu không nhỏ hơn 8% của tổng tài sản có rủi ro. BCBS tiếp tục sửa đổi các tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn để nhằm tạo ra một sự phục hồi tốt hơn cho các ngân hàng toàn cầu với sự ra đời của Hiệp ước Basel II. Mục tiêu mới trong Hiệp ước Basel II so với hiệp ước cũ là thúc đẩy thông qua các biện pháp chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Bên cạnh vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đã được nhắc đến từ đầu, Hiệp ước Basel II đưa rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động vào để xây dựng nên ba cột trụ. Cột trụ thứ nhất tập trung vào các yêu cầu về vốn với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 8% như trước, trong đó tỷ lệ vốn góp tối thiểu là 3,5% và tỷ lệ vốn Cấp 1 tối thiểu là 4,5%. Cách đánh giá tỷ trọng cho tài sản được đã được quy định rõ ràng hơn, cùng với những hướng dẫn quản lý các tài sản thế chấp một cách có hệ thống hơn. Cột trụ thứ hai tập trung vào hệ thống kiểm soát nội bộ và giám sát của ngân hàng mà thông qua đó các nhà quản lý sẽ đánh giá hệ thống nội bộ và mô hình của ngân hàng xem cột trụ thứ nhất đã được thực hiện nghiêm túc ở ngân hàng đó hay chưa. Nếu các nhà quản lý đánh giá mức vốn vẫn chưa đủ, các ngân hàng sẽ được yêu cầu tăng mức vốn hoặc hạn chế số lượng tín dụng cấp mới. Cột trụ thứ ba đưa ra các nguyên tắc của thị trường và các yêu cầu về công bố thông tin. Mặc dù có nhiều điểm cải tiến so với Basel I, cuộc khủng hoảng tài chính vẫn diễn ra, cho thấy Hiệp ước vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này đã được sửa đổi bổ sung trong phiên bản mới, Hiệp ước Basel III nhằm tăng cường các quy định yêu cầu, hệ thống giám sát và quản lý rủi ro của khu vực ngân hàng. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tính đến tháng 10/2013, 14 nước thành viên hội đồng Basel đã thông qua các quy định về vốn dựa trên Basel III, bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Đặc khu kinh tế Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Mê-hi-cô, Ả Rập Saudi, Singapore, Nam Phi và Thụy Sỹ. 13 quốc gia thành viên còn lại, dù đã trễ thời hạn ngày 01/01/2013, vẫn đang tiếp tục ban hành các quy định theo chuẩn Basel III. Các nước này gồm có chín nước thành viên Liên minh châu Âu, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Hiệp ước Basel III đưa ra nhiều điểm mới so với Basel II với việc giới thiệu lần đầu các yêu cầu về thanh khoản, nâng mức vốn yêu cầu tối thiểu và những cải tiến ở các cột trụ còn lại. www.VPBS.com.vn Page | 6 Khác biệt giữa Basel II và Basel III Nguồn: Moody’s Ở cột trụ thứ nhất, tỷ lệ vốn tự có tối thiếu tăng lên 4,5% từ mức cũ 2,5%, và tỷ lệ vốn Cấp 1 tối thiếu nâng thêm 2% lên mức 6%. Khoản vốn đệm để bảo toàn vốn được bổ sung từ nguồn vốn góp thông thường là một điểm mới được đưa vào nhằm tăng khả năng chịu đựng mất mát của các ngân hàng trước những cú sốc tài chính. Nếu mức vốn đệm này rơi xuống thấp hơn 2,5%, ngân hàng bị buộc phải dừng việc trả cổ tức và thưởng cho nhân viên cho tới khi vốn đệm được khôi phục. Liên quan đến việc cải thiện tình hình thiếu sự giám sát về mức chênh lệch giữa huy động và cho vay, một bộ tiêu chuẩn về thanh khoản gồm có tỷ lệ đảm bảo tính thanh khoản (LCR) và tỷ lệ cung cấp vốn bền vững thuần (NSFR) đã được đưa ra, củng cố khả năng khôi phục của các ngân hàng trong ngắn hạn, đảm bảo cho ngân hàng có đầy đủ tài sản có tính thanh khoản chất lượng tốt để vượt qua cơn sốc tài chính trong vòng một tháng. Tiêu chuẩn tối thiểu cho tỷ lệ LCR và tỷ lệ NSFR đang được thảo luận và dự kiến sẽ đi đến quyết định vào năm 2015 và 2018. Việc áp dụng đúng hiệp ước Basel III sẽ tăng cường tính minh bạch, khả năng có thể so sánh và nền tảng tài chính bền vững cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên khắp thế giới. NHỮNG NGÂN HÀNG ĐẦU NGÀNH Trong bối cảnh tài chính chưa ổn định như hiện nay, các ngân hàng Trung Quốc đã cải thiện thành công thứ hạng trên giới của mình khi năm 2012, ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) đã vượt qua ngân hàng JP Morgan & Chase (JPM) trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới theo chỉ tiêu vốn cấp 1. Các ngân hàng Trung Quốc và Mỹ chia nhau nắm giữ sáu vị trí còn lại trong top 10. Hai vị trí còn lại thuộc về hai ngân hàng ở Anh và Nhật Bản. www.VPBS.com.vn Page | 7 Một số chỉ số tài chính của top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới theo vốn Cấp 1 Ngân hàng Xếp hạng theo vốn cấp 1 ROA ROE CAR ICBC 1 1,44% 23,02% 13,66% JP Morgan Chase & Co 2 0,92% 11,00% 15,30% Bank of America 3 0,19% 1,79% 16,31% HSBC 4 0,60% 8,40% 16,10% China Construction Bank 5 1,50% 22% 14,32% Citigroup 6 0,40% 4,10% 1726% Mitsubishi UFJ 7 0,47% 11,37% 16,68% Wells Fargo 8 1,41% 12,95% 14,63% Bank of China 9 1,19% 18,10% 13,63% Agri. Bank of China 10 116% 20,74% 12,61% Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng ICBC Ngân hàng ICBC đã được tái cấu trúc từ ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thành ngân hàng thương mại cổ phần vào tháng 10/2005. Tại thời điểm đó, ngân hàng này đã được niêm yết tại Sàn chứng khoán Thượng Hải và một năm sau, được niêm yết trên Sàn chứng khoán Hồng Kông. Trong vòng năm năm qua, ICBC đã đạt được một loạt các chỉ số tài chính ấn tượng, thể hiện rõ sự phát triển bền vững và nguồn vốn đủ mạnh của mình. Một số chỉ số tài chính của ngân hàng ICBC giai đoạn 2008 - 2012 Chỉ số (%) 2012 2011 2010 2009 2008 Lợi nhuận trên tài sản (ROA) 1,45 1,44 1,32 1,2 1,21 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 23,02 23,44 22,79 20,15 19,43 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) 2,66 2,61 2,44 2,26 2,95 Chi phí trên thu nhập 29,24 29,91 30,99 33,18 29,84 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 0,85 0,94 1,08 1,54 2,29 Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) 13,66 13,17 12,27 12,36 13,06 Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ICBC ICBC không chỉ thành công vươn tới vị trí số một thế giới về vốn Cấp 1 mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu của mình ở mặt thu nhập lãi thuần. Các ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2012 theo thu nhập lãi thuần (tỷ USD) Nguồn: The Banker Thực tế, ICBC đã đa dạng hóa nguồn lợi nhuận khá thành công trong suốt năm năm qua. Doanh thu lãi thuần chỉ chiếm 79% tổng doanh thu của ngân hàng này, giảm so với mức 85% năm 2008, trong khi thu nhập từ phí dịch vụ tăng từ 15% lên 19% trong cùng kỳ. Vị thế ngày càng lớn hơn - 20 40 60 HSBC Banco Santander, Spain Bank of China Bank of America Wells Fargo & Co JP Morgan Chase & Co Citigroup Agri. Bank of China China Construction Bank ICBC Năm 2012, ICBC là ngân hàng Trung Quốc đầu tiên dành được vị trí ngân hàng lớn nhất thế giới theo vốn Cấp 1. www.VPBS.com.vn Page | 8 của doanh thu từ phí và hoa hồng đã cải thiện sự bền vững cho nguồn doanh thu của ngân hàng, giúp tăng vốn cho phát triển dài hạn. Cơ cấu thu nhập của ngân hàng ICBC năm 2008 và 2012 Nguồn: Báo cáo thường niên của ICBC Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các công ty ở Trung Quốc đang gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng đầu tư. Nhận thấy các cơ hội này, từ năm 2002, ICBC đã trở thành tổ chức tài chính đầu tiên ở Trung Quốc đại lục đưa ra dịch vụ ngân hàng đầu tư dựa trên khung ngân hàng thương mại sẵn có. Ngân hàng ICBC đã tận dụng lợi thế để hỗ trợ hoạt động trong nước và các chi nhánh nước ngoài, tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới và nâng cao tính chuyên nghiệp. Hiện nay, ICBC đã trở thành một thương hiệu quốc tế có mặt trên gần 40 nước trải đều khắp sáu châu lục. Theo báo cáo thường niên năm 2012, nhờ có mạng lưới rộng khắp gồm 17.125 chi nhánh nội địa và 393 chi nhánh quốc tế, các sản phẩm tài chính của ngân hàng đã phục vụ 4,38 triệu khách hàng doanh nghiệp và 393 triệu khách hàng cá nhân. ICBC rõ ràng đang cạnh tranh với các đối thủ hàng đầu trong lĩnh vực để phục vụ những khách hàng cao cấp trên thị trường vốn toàn cầu. Nợ xấu của ngân hàng ICBC từ năm 2008-2012 Các nhóm nợ 2012 2011 2010 2009 2008 Số tiền (triệu RMB) % Số tiền (triệu RMB) % Số tiền (triệu RMB) % Số tiền (triệu RMB) % Số tiền (triệu RMB) % Nợ xấu 74.575 0,85 73.011 0,94 73.241 1,08 88.467 1,54 104.482 2,29 Nợ dưới tiêu chuẩn 29.418 0,33 24.092 0,31 18.932 0,28 31.842 0,56 37.694 0,82 Nợ nghi ngờ 36.482 0,41 38.712 0,50 41.765 0,62 43.413 0,76 55.641 1,22 Nợ có khả năng mất vốn 8.675 0,10 10.207 0,13 12.544 0,18 13.212 0,23 11.147 0,24 Tổng dư nợ 8.803.692 100,0 7.788.897 100,0 6.790.506 100,0 5.728.626 100,0 4.571.994 100,0 Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ICBC ICBC đã chứng tỏ sức cạnh tranh và tính bền vững của mình thông qua những con số nợ xấu hết sức ấn tượng trong những năm gần đây. Ngân hàng này đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro phức tạp để đảm bảo sự Thu nhập lãi thuần 79% Thu nhập từ phí, hoa hồng thuần 20% Khác 1% 2012 Thu nhập lãi thuần 85% Thu nhập từ phí, hoa hồng thuần 14% Khác 1% 2008 www.VPBS.com.vn Page | 9 an toàn của toàn hệ thống tín dụng, tỷ lệ nợ xấu nhờ vậy lần đầu tiên đã giảm xuống dưới mức 1% vào năm 2011 và tiếp tục thấp hơn trong năm 2012 và dự báo cả những năm tiếp theo. Dư nợ tín dụng tăng trưởng bền vững nhưng cơ cấu của nợ xấu đã chuyển phần lớn sang dạng nợ dưới chuẩn và nợ nghi ngờ, nhờ đó giảm thiếu các khoản lỗ được ghi nhận. JP Morgan Chase & Co JPM đã bị ICBC chiếm ngôi vị thứ nhất tính theo quy mô vốn cấp 1 nhưng định chế tài chính khổng lồ này vẫn giữ vị trí số một thế giời về doanh thu dịch vụ ngân hàng đầu tư tính đến Quý 3 năm 2013. Các ngân hàng có doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng đầu tư lớn nhất Quý 3/ 2013 (triệu USD) Nguồn: Tạp chí Financial Times Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng đầu tư của JPM thực sự chỉ chiếm 6% trong tổng doanh thu Quý 3/2013 và 9% trong năm tài chính 2012. Doanh thu lãi thuần giữ vị trí chủ chốt trong tổng thu, khoảng 44% trong ba quý đầu tiên của năm 2013. Những thành phần doanh thu lớn tiếp theo thuộc về doanh thu quản lý tài sản (15%) và giao dịch ủy thác (14%). Phần còn lại là doanh thu từ phí liên quan đến cho vay và huy động, doanh thu thẻ và phí cho vay thế chấp. Cơ cấu doanh thu của ngân hàng JPM 2008 – 2012 Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng JPM 0 1000 2000 3000 4000 JP Morgan Bank of America Goldman Sachs & Co Morgan Stanley Citi Group Deutsche Bank Barclays Credit Suisse Wells Fargo & Co UBS Phí ngân hàng đầu tư 8% 7% 6% 6% 6% -16% 10% 11% 10% 6% 21% 12% 13% 14% 14% 58% 51% 50% 49% 46% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu lãi thuần Doanh thu khác Doanh thu thẻ Phí cho vay thế chấp và các doanh thu khác Lãi kinh doanh chứng khoán Quản lý tài sản Phí liên quan đến cho vay và huy động Giao dịch ủy thác Phí ngân hàng đầu tư Năm 2012, ngân hàng JP Morgan Chase & Co để mất vị trí số một thế giới nhưng vẫn dẫn đầu thị trường ngân hàng đầu tư. www.VPBS.com.vn Page | 10 Trong bối cảnh hỗn loạn tài chính những năm gần đây, JPM vẫn báo cáo con số kỷ lục 2,6 tỷ USD thu nhập thuần, tăng 12% so với năm trước. Những con số ấn tượng này là những bằng chứng rõ ràng nhất rằng JPM vẫn là một công ty dịch vụ tài chính dẫn đầu thế giới và là một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, JPM gần đây đã dính vào một vài rắc rối pháp luật. Tháng 9/2013, ngân hàng này đã bị tòa án kết tội không thực hiện giám sát đầy đủ các giao dịch viên chứng khoán khi họ định giá quá cao giá trị của các danh mục đầu tư so với thực tế để che giấu các khoản thua lỗ lớn. JPM bị phạt khoản tiền trị giá 920 triệu USD, bao gồm 300 triệu USD cho Văn phòng kiểm soát tiền tệ của Mỹ, 200 triệu USD cho Fed, 200 triệu USD cho Ủy ban chứng khoán Mỹ và phần còn lại cho Cơ quan quản lý hoạt động tài chính của Anh. [...]... tiên, ngành ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất – với ngân hàng nhà nước đồng thời kiêm cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng đã trở nên đông đảo với 150 ngân hàng và hơn 1.100 tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm Sự phát triển tập trung vào hai giai đoạn và hai nhóm ngân hàng. .. QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN Ngành ngân hàng Việt Nam thực sự đi vào hoạt động vào năm 1990 Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất, nó đã trở thành một mạng lưới rộng khắp các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng chỉ trong 23 năm Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 06/05/1951 Tuy nhiên các ngân hàng. .. phép hoạt động để mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài, đều vào năm 2008, bao gồm ngân hàng HSBC, ngân hàng ANZ, ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Shinhan Việt Nam và Ngân hàng Hong Leong Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các ngân hàng nước ngoài có thể mua cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam Sự hợp tác chiến lược này có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên Đối với các ngân hàng trong nước, quan... thống ngân hàng trong nước và nước ngoài Ở Việt Nam, ngân hàng điện tử đã giúp các ngân hàng đa dạng hóa và đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp riêng cho từng nhóm khách hàng Dịch vụ ngân hàng điện tử được tiếp cận dễ dàng và sẵn sàng sử dụng qua nhiều kênh khác nhau: ngân hàng trực tuyến, ngân hàng tại nhà, ngân hàng qua di động, trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại, ki-ốt ngân hàng, ... bán phụ thuộc chủ yếu vào diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm sắp tới Nguồn cung cổ phiếu ồ ạt nói chung có khả năng sẽ tạo áp lực khiến thị trường chứng khoán đi xuống Hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 30/06 /2013 NHNN Ngân hàng Ngân Ngân hàng hàng phát triển chính sách xã hội Phi ngân hàng: -18 công ty tài chính Ngân hàng thương mại - 12 công ty cho thuê tài chính 5 NHTMNN... phần lớn các thương vụ M&A diễn ra giữa các ngân hàng trong nước với nhau Khi đó, rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn đã được mua lại và sáp nhập NHTMCP Phương Nam đã mua lại các ngân hàng: NHTMCP Nông thôn Đồng Tháp, Ngân hàng Châu Phú, Ngân hàng Đại Nam và Ngân hàng Cái Sắn STB mua Ngân hàng Nông thôn Thanh Thắng, và NHTMCP Phương Tây mua Ngân hàng Nông thôn Tây Đô Từ sau năm 2005, các... 15% 1% Nguồn: Ngân hàng Thế giới Ngân hàng điện tử Ngày trước, ngân hàng chỉ có những chi nhánh đặt ở các con phố và khách hàng phải đến tận nơi để thực hiện giao dịch từ 8 giờ sáng đến trước 5 giờ chiều Và đó là sự lựa chọn duy nhất cho khách hàng Tình hình thay đổi kể từ khi internet ra đời, với nhiều lợi ích trực tuyến cho cả ngân hàng và khách hàng thông qua ngân hàng điện tử Ngân hàng điện tử giờ... lược này Ngân hàng nước ngoài Các ngân hàng nước ngoài (NH nước ngoài) có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, ngay sau khi Chính phủ Việt Nam dỡ bỏ hàng rào và cho phép các ngân hàng nước ngoài mở các chi nhánh hoặc thành lập các ngân hàng liên doanh với ngân hàng Việt Nam theo Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính năm 1990 Trong những năm đầu thập niên 90, chỉ có bốn ngân hàng liên... còn 16% Số lượng tài khoản ngân hàng trong nước Quý 2/2012 Qúy 3/2012 Qúy 4/2012 Qúy 1 /2013 Qúy 2 /2013 Qúy 3 /2013 37.708.285 38.575.094 42.115.913 43.177.468 42.783.910 44.702.698 44,702,698 Nguồn: NHNN Thẻ ngân hàng Tính đến tháng 09 /2013, Việt Nam có 63 triệu thẻ ngân hàng được phát hành, 92% trong đó là thẻ ghi nợ (mỗi tài khoản ngân hàng có thể có nhiều hơn một thẻ ngân hàng) , và 4% là thẻ tín dụng... quan đến ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư, v.v Ngân hàng điện tử còn giúp ngân hàng tăng doanh thu và giảm chi phí Có thể nói ngân hàng điện tử giống như đi mua sắm ở siêu thị, khác hàng có thể tự tạo giao dịch và kết nối với hệ thống ngân hàng mà không cần nhờ đến ngân viên ngân hàng suốt 24 giờ trong cả bảy ngày trong tuần Nhờ đó, ngân hàng có thể giảm bớt chi phí mở các văn phòng giao dịch, . xấu BÁO CÁO NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THÁNG 1 NĂM 2014 www.VPBS.com.vn Page | 2 Nội dung TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 3 CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG 3 NHỮNG NGÂN HÀNG. số lượng các ngân hàng. Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất – với ngân hàng nhà nước đồng thời kiêm cả chức năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hệ thống ngân hàng đã trở nên. phép hoạt động để mở ngân hàng 100% vốn nước ngoài, đều vào năm 2008, bao gồm ngân hàng HSBC, ngân hàng ANZ, ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Shinhan Việt Nam và Ngân hàng Hong Leong. Cuối