PHÒNG PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG - BÁO CÁO PHÂN TÍCH NGÀNH NGÂN HÀNG Rủi ro và Cơ hội NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động ngân hàng truyền thống có tiềm năng tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng trưởng hoạt động tín dụng và huy động tiền gửi
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG www.kls.vn Tài liệu bảo mật lưu hành nội bộ Trang 1 Xin lưu ý đọc phần Khuyến cáo ở trang cuối của báo cáo Ngành Ngân hàng Việt Nam Ngày 08 tháng 05 năm 2009 Một số chỉ tiêu chung 2008 • Những tháng đầu năm 2009, hoạt động của các NH đã có những dấu hiệu khả quan: - Hoạt động tín dụng tăng; - Tính thanh khoản khả quan hơn nhờ yếu tố kích thích: Lãi suất cho vay giảm nhờ gói kích cầu của Chính phủ, lãi suất huy động sau thời gian giảm mạnh đã tăng trở lại… Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại nhất định: - Tỷ lệ nợ xấ u tăng lên – do hệ quả của cuộc khủng hoảng, tỷ lệ DN phá sản có thể tăng lên 20-30% trong năm 2009; - Lãi từ hoạt động cho vay tiếp tục duy trì ở mức thấp để đảm bảo chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước; - Các kênh đầu tư mang lại LN cao cho một số NH trong năm 2008 như đầu tư TPCP, vàng, ngoại hối sẽ không còn đột biến trong năm nay - Áp lực c ạnh tranh từ ngân hàng ngoại, với nhiều lợi thế thuộc về phía họ… • Năm 2008, ngành NH Việt Nam trải qua một năm nhiều khó khăn, với một số điểm nổi bật: - Lãi suất huy động và cho vay biến động mạnh chưa từng có; - Tỷ giá USD/VND tăng đột biến; - Chính thức cấp phép cho NH ngoại; - Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; - Nợ xấu tăng; - Tín dụng tăng 21% so với nă m 2007 - thấp hơn mức khống chế 30%; - Hầu hết các NH lỗ từ hoạt động cho vay . • Cơ cấu thu nhập năm 2008 của hầu hết các ngân hàng thay đổi, tỷ trọng LN từ lãi giảm do hoạt động tín dụng giảm. Một số NH (ACB, TCB, STB…) có cơ chế quản lý linh hoạt đã thay đổi kênh đầu tư và đạt được tỷ suất lợi nhuận tốt hơn các NH còn lại (ngân hàng TMQD). Tăng trưởng VCSH: 30% Tăng trưởng tín dụng: 21% Tăng trưởng huy động: 13% Tỷ lệ nợ xấu: 3,5% Hệ số an toàn vốn: 9,7% Khả năng chi trả ngắn hạn: >100% Nguồn: BC tình hình hoạt động 2008 của NHNN Hình 1. Lạm phát và Lãi suất cơ bản (LSCB) 0% 10% 20% 30% Jan-08 Apr-08 Jul-08 Oct-08 Jan-09 Apr-09 LSCB CPI (yoy%) Nguồn: SBV, GSO Hình 2. Biến động tỷ giá hối đoái USD/VND 14,000 15,000 16,000 17,000 18,000 Jan-08 Apr-08 Jul-08 Oct-08 Jan-09 Apr-09 Nguồn: Bloomberg Hình 3. ROAA một số ngân hàng Hình 4. Cơ cấu thu nhập một số ngân hàng 0% 1% 2% 3% 4% ACB STB TCB VCB 2007 2008 0% 20% 40% 60% 80% 100% Lãi Ngoài lãi Hình 5. ROAE một số ngân hàng 0% 10% 20% 30% 40% 50% ACB STB TCB VCB 2007 2008 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG www.kls.vn Tài liệu bảo mật lưu hành nội bộ Trang 2 Xin lưu ý đọc phần Khuyến cáo ở trang cuối của báo cáo TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Ngành ngân hàng năm 2008 và đầu 2009 • Lãi suất: - Tỷ lệ lạm phát 4 tháng/2009 giảm và có dấu hiệu ổn định, do vậy, cùng với một số yếu tố như: gói kích cầu của Chính phủ, tỷ giá, khủng hoảng tài chính toàn cầu…, chúng tôi cho rằng: lãi suất cơ bản, lãi suất huy động và cho vay sẽ không biến động bất thường như năm 2008. Theo dự báo của EIU, năm 2009, lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân lần lượt là 9,5% và 5,9%/năm. Đồ thị lãi suất SWAP của VN cập nhật ngày 08/05/2009 của Bloomberg cũng cho thấy điều đó. Hình 6. Lãi suất Swap của Việt Nam 1 8.50% 8.60% 8.70% 8.80% 8.90% 9.00% 9.10% 9.20% 1Y 2Y 3Y 4Y 5Y 7Y 10Y Yield Curve - Vietnam Swap rates - Lạm phát tăng cao trong năm 2008 là nguyên nhân của hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ, gây khó khăn đến ngành Ngân hàng. Lãi suất cơ bản đã được điều chỉnh 10 lần từ đầu năm 2008 đến nay, kéo theo đó, lãi suất huy động và cho vay của các NHTM cũng biến động mạnh, có lúc ở mức trần lãi suất (cho vay 22 - 25%, huy động 19%/năm). • Tỷ giá hối đoái: hoạt động huy động và tín dụng của hệ thống NHVN có cơ cấu bình quân ∼30% ngoại tệ và 70% VND/năm, ngoài ra mua bán ngoại tệ cũng là một trong những hoạt động mang lại LN cho NH. Do vậy, tỷ giá có ảnh hưởng đến cung – cầu và giá của ngoại tệ, đồng thời là công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ về XNK. - Năm 2009, các dự báo đều cho thấy t ỷ giá có xu hướng tăng, do: (i) mất cân đối cung cầu ngoại hối; (ii) NHNN có thể sẽ tăng tỷ giá để hỗ trợ XK; (iii) CS kích cầu của Chính phủ kéo theo nới lỏng tiền tệ, làm yếu VND; (iv) áp lực rút vốn của NĐTNN do suy thoái KT… - Năm 2008, tỷ giá biến động rất phức tạp, VND mất 9% giá trị so với USD. Biên độ tỷ giá có sự điều chỉnh mạnh, với 3 lần nới r ộng, từ ±0,75% lên ±3%. Xu hướng chung: (i) quý I tỷ giá giảm: do lượng kiều hối dồn về cuối 2007 đầu 2008, áp lực từ việc NĐTNN mua TPCP, DNXK vay USD đổi ra VND để SXKD, NHTM bán USD; (ii) tỷ giá tăng trong quý II: do thâm hụt cán cân TM lớn, cầu USD của DNXNK tăng, NK vàng tăng mạnh… Từ tháng 9, NĐTNN bắt đầu rút vốn ra khỏi VN, thêm vào đó là hiện tượng tích trữ USD của người dân, làm cung ngoại tệ giảm và cầu tăng. • Ảnh hưởng của cuộc hủng hoảng tài chính toàn cầu: cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều DN SX, XK trong nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn. Đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư NN vào VN. • Chính sách của Chính phủ và NHNN: cơ chế điều hành có những thay đổi lớn. Ảnh hưởng lớn nhất đến ngành là các gói kích cầu – tác động đến cung và cầu của ngành. Một trong số những CS quan trọng của gói kích cầu là tăng TD cho các DN, giảm LS cho vay. Tuy nhiên, để đáp ứng việc tăng TD, các NHTM sẽ phải tăng LS để thu hút vốn, do đó tỷ lệ lãi biên giảm. • Cạnh tranh giữa các ngân hàng: sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong và ngoài nước ngày càng gay gắt. - Mặc dù có quy mô lớn hơn, nhưng với chính sách quản lý thiếu linh hoạt so với các NHTMCP, nên các NHTMNN gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động, đặc biệt trong tình hình khó khăn trong năm 2008. Cụ thể: (i) tập trung vào hoạt động truyền thống nên lợi nhuận thấp, nợ xấu tăng, rủi ro tín dụng tăng; (ii) chính sách lãi suất không linh hoạt khiến tính thanh khoản th ấp hơn NHTMCP; (iii) hiệu quả sử dụng chi phí thấp do bộ máy hoạt động lớn, kém hiệu quả được bộc lộ rõ và ảnh hưởng rất lớn trong khủng hoảng. Hình 7. Số lượng ngân hàng 0 10 20 30 40 50 2001 2004 2005 2006 T11/2007 T06/2008 T05/2009 NH Thương mại Qu ốc doanh NH Liên doa nh Chi nhánh NH Nước ngoài NH Thương mại cổ phần NH 100% vốn nước ngoài Nguồn: SBV - NH 100% vốn nước ngoài bắt đầu đi vào hoạt động ở VN trong năm 2008, tạo áp lực cạnh tranh cao hơn cho toàn ngành, do những lợi thế nhất định về công nghệ, nhân lực, sự tín nhiệm của khách hàng nước ngoài và mạng lưới đa quốc gia… 1 Nguồn: Bloomberg ngày 08/05/2009 CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG www.kls.vn Tài liệu bảo mật lưu hành nội bộ Trang 3 Xin lưu ý đọc phần Khuyến cáo ở trang cuối của báo cáo • Sự cạnh tranh của TTCK và BĐS: ảnh hưởng đến việc huy động và tín dụng của ngân hàng: (i) tiền nhàn rỗi sẽ có nhiều kênh để lựa chọn; (ii) các doanh nghiệp cần vốn có thể chọn hình thức phát hành thay vì vay ngân hàng. Tác động đến ngành • Chất lượng nợ: - Năm 2008, tín dụng tăng trưởng 21%, thấp hơn so với các năm trước, và không bằng ½ tốc độ tăng trưởng của năm 2007 – 1 năm được coi là bùng nổ tín dụng. - Nợ xấu của toàn hệ thống ∼ 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng 2 . Nhiều NH có tỷ lệ nợ xấu tăng vọt so với 2007. - Nguyên nhân: (i) sự suy giảm của TTCK và BĐS ảnh hưởng đến chất lượng và quan hệ tín dụng của các NHTM; (ii) LS tăng vọt trong năm 2008, làm cho hoạt động tín dụng giảm đáng kể, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, trong khi chi phí huy động vốn cao; (iii) nhiều DN gặp khó khăn và mất khả năng trả nợ… Hình 8. Nợ toàn ngành Nguồn: SBV, Fitch Với chính sách quản lý linh hoạt hơn, một số NHTMCP đã lựa chọn các kênh đầu tư khác, như: đầu tư TPCP, phát triển các dịch vụ, đầu tư vàng . làm giảm các yếu tố tạo ra nợ xấu của NH. - Theo dự báo của WB, năm 2009, nợ xấu của hệ thống NHVN sẽ tăng nhẹ so với năm 2008, lên mức 4% 3 . • Lãi biên: với lãi suất huy động cao trong hầu hết năm 2008, trong khi lãi suất cho vay bị hạn chế (do khách hàng không tiếp cận vốn khi lãi suất cao, yêu cầu từ chính sách kích cầu của Chính phủ…), do vậy tỷ lệ lãi biên của các NH tương đối thấp, chỉ dao động dưới 3%. Theo dự báo, lãi biên trong năm 2009 sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp, do lãi suất huy động sẽ tăng so với cuối năm 2008 để tăng khả nă ng huy động vốn, trong khi lãi suất cho vay sẽ giảm do gói kích cầu Chính phủ. Hình 9. Tỷ lệ lãi suất huy động và cho vay bình quân Nguồn: SBV, Fitch • Tính thanh khoản: có thể tiếp cận với tính thanh khoản của ngân hàng qua 2 sự cân đối chính: cân đối giữa nguồn vốn huy động và cho vay; cân đối giữa kỳ hạn huy động và kỳ hạn cho vay. Trong năm 2008, tỷ lệ cho vay/huy động của toàn hệ thống dao động trong khoảng 95% đến >100% - theo chuẩn của những tổ chức uy tín thế giới như Moodys, Fitchrating thì tỷ lệ này khá cao. Có những thời điểm lãi suất cao và biến động bất thường, các NHTM ưu tiên huy động vốn hắn ngạn, hoạt động tín dụng giảm, tính thanh khoản của ngân hàng gặp khó khăn. Tuy nhiên, NHNN đã có những biện pháp thích hợp, như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thanh tra kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng của các NHTM… 2 Nguồn: công bố của SBV - http://adonline.vn/vn/news/tin-kinh-te/2008/12/ngan-hang-con-43-500-ty-dong-no-xau.aspx 3 Nguồn: Bộ kế hoạch đầu tư: http://dsi.mpi.gov.vn/chi-so-kinh-te/du-bao-111ep-ve-kinh-te-viet-nam-2009-cua-wb CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG www.kls.vn Tài liệu bảo mật lưu hành nội bộ Trang 4 Xin lưu ý đọc phần Khuyến cáo ở trang cuối của báo cáo Cơ cấu thu nhập • Cơ cấu hiện tại: thu nhập từ lãi chiếm chủ yếu trong tổng LN của hệ thống NHVN, tuy nhiên, cơ cấu này có xu hướng giảm ở hầu hết các NH. - Năm 2008, tốc độ tăng trưởng LN cũng như tỷ trọng thu nhập lãi ròng trong tổng LN của gần như tất cả các NH đều giảm, nguyên nhân: (i) Hoạt động tín dụng gặp khó khăn, do tác động c ủa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những NH vẫn chỉ tập trung vào các hoạt động truyền thống gặp rất nhiều thách thức: LN giảm, nợ xấu tăng, hoạt động khó khăn. Một số NH linh hoạt đã chọn các kênh đầu tư khác có cơ hội kiếm lời, tiêu biểu là ACB. Năm 2008, LNTT của ACB tăng trưởng 20,4% so với năm 2007, trong đó: LN từ lãi chỉ chiếm 22,5%, LN từ đầu tư TPCP chi ếm gần ½ và LN từ HĐKD vàng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng LN. (ii) Chi phí huy động vốn tăng vọt 20-21%, chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động thấp, và giảm dần (do NH vừa phải đảm bảo chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, vừa phải đảm bảo hiệu quả hoạt động của NH), nhiều NH bị lỗ từ hoạt động cho vay 4 . (iii) Xu hướng thay đổi cơ cấu LN của các NH đi theo mô hình NH hiện đại, tăng các hoạt động dịch vụ và giảm các hoạt động truyền thống: huy động và tín dụng. • Xu hướng tiếp theo: bước sang năm 2009, các kênh đầu tư khác đã hết các yếu tố bất ngờ và khả năng mang lại lợi nhuận đột biến, các NH trở lại với kênh tín dụng. Nhiều NH đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2009 cao hơn rất nhiều so với năm 2008. ACB đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng ∼90% - gấp đôi so với 2008. Tuy nhiên, hoạt động tín d ụng vẫn sẽ chưa thoát khỏi khó khăn, do: (i) chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy động tiếp tục giảm – lãi suất huy động đang tăng lên cho thấy dấu hiệu nguồn cung của NH không phải dồi dào, trong khi lãi suất cho vay khó tăng (lãi suất giảm theo chính sách kích cầu của Chính phủ, ngoài ra lãi suất phải đảm bảo để khách hàng có thể tiếp cận được); (ii) nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, số lượng doanh nghiệp phá sản sẽ t ăng lên 20 - 30% trong năm 2009, do vậy, rủi ro nợ xấu tăng lên, dự phòng tăng kéo theo tác động xấu lên LN … 4 Nguồn: Báo cáo của NHNN CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN KIM LONG www.kls.vn Tài liệu bảo mật lưu hành nội bộ Trang 5 Xin lưu ý đọc phần Khuyến cáo ở trang cuối của báo cáo Khuyến cáo Báo cáo này phục vụ riêng cho Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Long tham khảo. Thông tin và dữ liệu sử dụng trong báo cáo này được thu thập từ các nguồn mà chúng tôi đã xem xét tính xác thực. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo rằng thông tin và dữ liệu này hoàn toàn đầy đủ hoặc chính xác. Các ý kiến, dự báo và ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành, không được xem là quan điểm của KLS và có thể thay đổi mà không cầ n thông báo. KLS không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi báo cáo này dưới mọi hình thức cũng như thông báo với người đọc trong trường hợp các quan điểm, dự báo, ước tính trong báo cáo này thay đổi hoặc trở nên không chính xác. Các thông tin cũng như ý kiến trong báo cáo không mang tính chất mời chào mua hay bán bất cứ chứng khoán hay công cụ tài chính nào khác. Nhân viên của KLS có thể có các lợi ích tài chính đối với các chứng khoán và các công cụ tài chính có liên quan được đề cập trong báo cáo này. Nhà đầu tư phải lưu ý rằng giá chứng khoán luôn biến động. Các chứng khoán và/ hoặc công cụ tài chính được đề cập trong báo cáo có thể sẽ không phù hợp với tất cả nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải có quyết định của riêng mình dựa trên tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư cụ thể của mình. KLS có thể giao dịch cho chính công ty theo những gợi ý về giao dịch ngắn hạn của các chuyên gia phân tích trong báo cáo này và cũng có thể tham gia vào các giao dịch chứng khoán trái ng ược với ý kiến tư vấn và quan điểm thể hiện trong báo cáo này. © Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long, 2009. Việc sao chụp toàn bộ hoặc một phần của báo cáo này được coi là vi phạm bản quyền trừ khi được chấp thuận bằng văn bản của người đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long. Xin vui lòng ghi rõ nguồn khi trích dẫn các thông tin trong báo cáo này. Đặng Thị Thanh Hương huongdtt@kls.vn Công ty Cổ phần Chứng khoán Kim Long Phòng Nghiên cứu Phân tích 22 Thành Công, Ba Đình, Hà nội Tel: +844 3 772 68 68 Fax: +844 3 772 61 31 Website: www.kls.vn . cuối của báo cáo Khuyến cáo Báo cáo này phục vụ riêng cho Công ty cổ phần Chứng khoán Kim Long tham khảo. Thông tin và dữ liệu sử dụng trong báo cáo này. hành nội bộ Trang 2 Xin lưu ý đọc phần Khuyến cáo ở trang cuối của báo cáo TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG Ngành ngân hàng năm 2008 và đầu 2009 • Lãi suất: - Tỷ lệ