Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2013 chứng khoán VPBank (Trang 47 - 50)

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản rất đặc trưng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại và được coi là nỗi sợ hãi lớn nhất của các ngân hàng. Rủi ro thanh khoản không chỉ đe dọa sự an toàn của từng ngân hàng mà còn làm tổn hại đến sự an toàn của toàn hệ thống. Rủi ro thanh khoản phát sinh khi ngân hàng không có khả năng bù đắp sự giảm sút vốn huy động hoặc không thể cung cấp vốn cho sự gia tăng tài sản. Khi một ngân hàng thiếu thanh khoản, nó không thể cung cấp đủ tiền mặt cho dù có tăng huy động hay chuyển đổi tài sản ngay lập tức, ở một mức chi phí hợp lý, từ đó ảnh hưởng khả năng sinh lời và tăng rủi ro vỡ nợ. Những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản là do tài sản của ngân hàng thường ít thanh khoản hơn nợ phải trả của ngân hàng đó. Một phần lớn của nợ phải trả của ngân hàng là các khoản huy động từ khách hàng thường có thể bị rút ra trước ngày đáo hạn. Ngược lại, tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay với thời hạn cố định, và hiếm khi các ngân hàng nhận được cả khoản tiền trước ngày đáo hạn.

Chúng tôi trước hết xem xét cơ cấu tiền gửi và cho vay của ngân hàng. Các khoản cho vay tại các ngân hàng Việt Nam năm 2011 được phân chia theo kỳ hạn gồm các khoản vay ngắn hạn (59%), vay trung hạn (14%), vay dài hạn (27%). Nguồn vốn của các ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn. Tỷ trọng các khoản huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 16% tổng huy

19% 15% 59% 70% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 Các khoản nợ khác Phát hành giấy tờ có giá Vốn tài trợ từ chính phủ, tổ chức nước ngoài và các TCTD khác

Tiền gửi của khách hàng

Tiền gửi các TCTD khác

Năm 2011 đã diễn ra cuộc khủng hoảng thanh khoản do sự bất cân xứng kỳ hạn và quy định của NHNN về trần lãi suất huy động.

Thanh khoản của các ngân hàng đã được cải thiện và bây giờ đang thực sự "dư thừa".

động. Bởi vậy, rõ ràng toàn bộ hệ thống ngân hàng phải sử dụng khoảng 25% nguồn vốn ngắn hạn cho các khoản vay trung và dài hạn. Mặc dù có sự không cân xứng về kỳ hạn, nó dường như không quá tệ vì một phần các khoản huy động ngắn hạn thường được tái gia hạn.

Phân loại Khoản vay theo kỳ hạn - 2011 Phân loại Tiền gửi theo kỳ hạn - 2011

Nguồn: StoxPlus

Những lý do nào khác có thể giái thích cho cuộc khủng hoảng thanh khoản năm 2011? Vào tháng ba và tháng chín năm 2011, NHNN ban hành Thông tư 02 và Thông tư 30 quy định trần lãi suất cho tất cả khoản tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. Những quy định này đã loại bỏ một cách hiệu quả sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc huy động vốn, đặt các NHTMCP nhỏ trong tình trạng không an toàn. Ở cùng một mức lãi suất giống nhau, các khoản tiền gửi chảy từ các ngân hàng nhỏ về các ngân hàng lớn, nơi được coi là an toàn hơn. Các NHTMCP nhỏ gặp nhiều khó khăn để thu hút tiền gửi và phải dựa vào thị trường liên ngân hàng để đảm bảo thanh khoản trong khi các NHTMCP lớn và NHTMNN hưởng lợi lớn từ mức lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Bởi vậy, cuộc khủng hoảng thanh khoản chủ yếu xảy ra ở các NHTMCP nhỏ chứ không phải ở toàn bộ hệ thống. Quy định Ngày Kỳ hạn VND Thông tư 02/2011/TT- NHNN 3/3/2011 Tất cả các kỳ hạn 14% Thông tư 30/2011/TT- NHNN 1/10/2011

Không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới một tháng 6% Kỳ hạn lớn hơn một tháng 14%

Nguồn: NHNN

Tỷ trọng các khoản tiền gửi trong ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn ở các ngân hàng thương mại Việt Nam gần đây đã giảm xuống quanh mức 18%-20% (theo thống kê của NHNN), chỉ bằng một nửa so với năm năm trước. Một điều cũng đáng chú ý đó là tỷ lệ âm các khoản tiền gửi ngắn hạn được dùng cho vay trung và dài hạn ở các ngân hàng nước ngoài, nghĩa là các NH nước ngoài có nguồn vốn huy động trung và dài hạn lớn hơn các khoản cho vay trung và dài hạn. Bởi vậy, khi so sánh với NH nước ngoài, NHTMNN và NHTMCP vẫn có nhiều rủi ro về thanh khoản hơn.

Ngắn hạn 59% Trung hạn 14% Dài hạn 27% Không kỳ hạn 16% Tiền gửi đến hạn 2% Tiền gửi nhu cầu đặc biệt 1% Ngắn hạn 65% Trung & dài hạn 16%

Các loại ngân hàng % tiền gửi ngắn hạn được dùng cho các khoản vay trung và dài hạn 09/2013 12/2012 NHTMNN 22,28 21,45 NHTMCP 18,39 17,60 NH nước ngoài -3,66 -2,03 Nguồn: NHNN

Liệu các ngân hàng có thể huy động được nhiều nguồn vốn dài hạn hơn trong tương lai gần hay không? Có lẽ sẽ không dễ dàng. Lý do nằm ở sự thiếu niềm tin vào hệ thống ngân hàng và đường cong lãi suất thường xuyên đi ngang và không ổn định, khiến cho người dân và doanh nghiệp rất thận trọng và ưa thích gửi tiền trong ngắn hạn hơn dài hạn.

Chúng tôi có thể nhìn thấy điều này ở tỷ lệ cho vay trên huy động. Theo số liệu của IMF, trước năm 2006, tỷ lệ cho vay trên huy động trung bình ở các ngân hàng thương mại Việt Nam rơi vào khoảng 90%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã tăng vọt lên hơn 100%. Về lý thuyết, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang cho vay quá mức, bởi vậy gây ảnh hưởng tiêu cực lên thanh khoản hệ thống. Một nguồn vốn khác của ngân hàng có thể dùng để mở rộng danh mục cho vay thường là các khoản vay từ thị trường liên ngân hàng và từ việc phát hành giấy tờ có giá.

Do chúng tôi không thể tiếp cận tới tất cả các dữ liệu phân loại các khoản vay và tiền gửi các các ngân hàng để tính tỷ lệ này theo Điều 18, Thông tư 13/2010/TT-NHNN được sửa đổi theo Thông tư 19/2010/TT-NHNN, chúng tôi đã ước tính về tỷ lệ cho vay trên huy động như sau:

 Các khoản cho vay (tử số) bao gồm: cho vay khách hàng và trái phiếu công ty, chúng tôi loại trừ các khoản vay từ thị trường liên ngân hàng và các tài sản ngoại bảng.

 Các khoản huy động (mẫu số) bao gồm: tiền gửi của khách hàng và các giấy tờ có giá.

Tỷ lệ Cho vay trên Huy động

Nguồn: Báo cáo tài chính của ngân hàng, VPBS tổng hợp

Chúng tôi nhận thấy CTG đã duy trì tỷ lệ cho vay trên huy động cao nhất, theo sau đó là EIB. Đặc biệt, CTG có tỷ lệ cho vay trên huy động cao hơn 100% trong suốt năm năm qua.

Dựa trên tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản, ACB, STB, SHB, và BIDV có tính thanh khoản khá thấp, trong khi MBB có tỷ lệ thanh khoản cao nhất.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 140% CTG VCB TCB ACB MBB EIB STB SHB 2008 2009 2010 2011 2012

Tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng Tài sản 2008 2009 2010 2011 2012 1H2013 CTG 35,11% 29,08% 32,80% 32,38% 29,02% 31,41% BIDV 31,63% 27,39% 27,71% 24,93% 26,21% 26,25% VCB 47,86% 42,96% 40,94% 41,25% 40,08% 44,11% ACB 57,23% 46,46% 47,26% 43,41% 34,00% 27,63% STB 41,02% 35,86% 40,23% 34,64% 28,35% 24,51% MBB 73,47% 80,85% 77,55% 77,35% 70,29% 66,42% EIB 51,62% 37,33% 46,35% 54,68% 49,80% 41,41% SHB 39,40% 44,77% 41,56% 48,49% 39,55% 30,36% TCB 50,77% 48,60% 56,68% 56,17% 49,37% 46,38%

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng, VPBS tổng hợp

Một phần của tài liệu Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2013 chứng khoán VPBank (Trang 47 - 50)