1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ưu điểm, nhược điểm của luật thuế tài nguyên số 452009QH12 (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình)

43 2,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 373 KB

Nội dung

Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia, cần phải khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều công cụ để bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài nguyên như: Luật bảo vệ môi trường; Luật khoáng sản; Luật dầu khí; các chính sách thuế, phí.... trong đó Luật thuế tài nguyên cũng là một trong những công cụ tài chính để quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý khai thác, sử dụng còn nhiều bất cập về quy hoạch, về quản lý.... Luật thuế tài nguyên cũng là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên. Do vậy, cần phải xây dựng Luật thuế tài nguyên đáp ứng được yêu cầu “là công cụ quản lý của Nhà nước về khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước”.Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành từ năm 1990, đến nay qua nhiều lần sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa bao quát hết được đối tượng chịu thuế, giá tính thuế một số loại tài nguyên chưa rõ ràng khó thực hiện, đối tượng miễn giảm còn rộng... ảnh hưởng tới việc quản lý, khai thác, sử dụng kém hiệu quả, khai thác bừa bãi gây tác động xấu đến môi trường hiện tại và sau này.Việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới, phát triển nhiều thành phần kinh tế đã bung ra hàng loạt các loại hình doanh nghiệp. Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nước tham gia hoạt động khai thác tài nguyên. Song, việc thực thi pháp luật của các doanh nghiệp khai thác tài nguyên còn nhiều yếu kém. Các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên bừa bãi, chạy đua vì mục đích lợi nhuận mà không nghĩ tới việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Trong đó có việc chấp hành Luật thuế tài nguyên còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp do chưa hiểu hết Luật nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ thuế tài nguyên để mưu lợi cho riêng doanh nghiệp mình.Hoàn thiện Luật thuế tài nguyên còn là yêu cầu cấp thiết của hệ thống chính sách thuế Việt Nam để bảo đảm tính đồng bộ của các chính sách thuế hiện hành đã và đang tiến hành sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế quốc dân, làm cho chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện cho nước ta hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Với những lý do nêu trên em đã tìm hiểu về đề tài: “Phân tích ưu điểm, nhược điểm của luật thuế tài nguyên số 452009QH12 (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình)”

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết chọn đề tài nghiên cứu:

Tài nguyên là tài sản quan trọng của quốc gia, cần phải khai thác, sử dụng

có hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước Đảng và Nhà nước đã có nhiềucông cụ để bảo vệ, quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tàinguyên như: Luật bảo vệ môi trường; Luật khoáng sản; Luật dầu khí; các chínhsách thuế, phí trong đó Luật thuế tài nguyên cũng là một trong những công cụtài chính để quản lý của Nhà nước Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý khaithác, sử dụng còn nhiều bất cập về quy hoạch, về quản lý Luật thuế tài nguyêncũng là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý khai thác,

sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên Do vậy, cần phải xây dựng Luật thuế tàinguyên đáp ứng được yêu cầu “là công cụ quản lý của Nhà nước về khai thác, sửdụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên của đất nước”

Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành từ năm 1990, đến nay qua nhiềulần sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều hạn chế như: chưa bao quát hết được đốitượng chịu thuế, giá tính thuế một số loại tài nguyên chưa rõ ràng khó thực hiện,đối tượng miễn giảm còn rộng ảnh hưởng tới việc quản lý, khai thác, sử dụngkém hiệu quả, khai thác bừa bãi gây tác động xấu đến môi trường hiện tại và saunày

Việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá, quan liêu bao cấp sang nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc hội nhập sâu rộng vào kinh

tế khu vực và thế giới, phát triển nhiều thành phần kinh tế đã bung ra hàng loạtcác loại hình doanh nghiệp Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp ngoài Nhà nướctham gia hoạt động khai thác tài nguyên Song, việc thực thi pháp luật của cácdoanh nghiệp khai thác tài nguyên còn nhiều yếu kém Các tổ chức, cá nhân khaithác tài nguyên bừa bãi, chạy đua vì mục đích lợi nhuận mà không nghĩ tới việcbảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên vàthực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước Trong đó có việc chấp hành Luậtthuế tài nguyên còn nhiều hạn chế Nhiều doanh nghiệp do chưa hiểu hết Luậtnhưng cũng có nhiều doanh nghiệp trốn tránh nghĩa vụ thuế tài nguyên để mưu

Trang 2

lợi cho riêng doanh nghiệp mình.

Hoàn thiện Luật thuế tài nguyên còn là yêu cầu cấp thiết của hệ thống chínhsách thuế Việt Nam để bảo đảm tính đồng bộ của các chính sách thuế hiện hành

đã và đang tiến hành sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với quá trình toàn cầu hoá

và khu vực hoá nền kinh tế quốc dân, làm cho chính sách thuế của Việt Nam phùhợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện cho nước ta hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế khu vực và thế giới

Với những lý do nêu trên em đã tìm hiểu về đề tài: “Phân tích ưu điểm,

nhược điểm của luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 (Lấy ví dụ ở tỉnh Ninh Bình)”

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:

Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung, thực trạng Luật thuế tài nguyênđang thực hiện, đánh giá những kết quả đạt được cùng những tồn tại, nguyênnhân của những mặt hạn chế Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện Luậtthuế tài nguyên hiện hành để Luật thuế tài nguyên thực sự là công cụ tài chínhcủa Nhà nước, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và các mục tiêukhác

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Luật thuế tài nguyên được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam ban hành ngày 25/11/2009

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được vận dụng trong đề tài là phươngpháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, đề tài còn sử dụngphương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh trong quá trìnhnghiên cứu

5 Kết cấu bài tiểu luận:

- Mở đầu

- Nội dung gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Luật thuế tàinguyên

Chương II: Thực trạng thực hiện Luật thuế tài nguyên

Trang 3

THUẾ TÀI NGUYÊN1.1 Lý luận chung về Luật thuế tài nguyên:

1.1.1 Những vấn đề chung về thuế:

1.1.1.1 Khái niệm về thuế:

Thuế ra đời, phát triển gắn liền với sự hình thành và phát triển của Nhànước Thuế là một đòi hỏi khách quan đối với sự tồn tại và phát triển của Nhànước Hệ thống và chính sách thuế của Nhà nước được xây dựng trên cơ sởnhững điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội cụ thể trong mỗi giai đoạn lịch sử nhấtđịnh

Về quan hệ giữa Nhà nước và thuế, Mác đã viết: "Thuế là cơ sở kinh tế của

bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn đơn giản để kho bạc thu được tiền hay sản vật màngười dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước" Ăng-ghen cũng đã viết: "Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp củacông dân cho nhà nước, đó là thuế"

Bên cạnh đó, cũng có các quan điểm khác nhau về thuế, được nhìn nhậntrên các bình diện khác Trong cuốn từ điển kinh tế của hai tác giả người AnhChrisopher Pass và Bryan Lowes, đứng trên giác độ đối tượng chịu thuế đã chorằng : "Thuế là một biện pháp của chính phủ đánh trên thu nhập của cải và vốnnhận được của các cá nhân hay doanh nghiệp (thuế trực thu), trên việc chi tiêu vềhàng hoá và dịch vụ (thuế gián thu) và trên tài sản"

Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong cuốn

Trang 4

sách "Economics" của hai nhà kinh tế Mỹ, dựa trên cơ sở đối giá như sau: "thuế

là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hoá,dịch vụ) của các công ty và các hộ gia đình cho chính phủ, mà trong sự trao đổi

đó họ không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó khôngphải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật"

Ở nước ta, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế Theo

từ điển tiếng Việt, trung tâm từ điển học (1998) thì: thuế là khoản tiền hay hiệnvật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thu nhập, nghềnghiệp v.v buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định

Hiện nay một định nghĩa về thuế theo xu hướng cổ điển vẫn còn đang được

áp dụng phổ biến, đặc biệt trong cơ chế kinh tế thị trường, điển hình là khái niệm

về thuế của Gaston Jèze đưa ra trong Giáo trình Tài chính công Dựa vào địnhnghĩa này và các yêu cầu nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm tổng quát về thuếphù hợp với giai đoạn hiện nay như sau:

Thuế là một khoản nộp bằng tiền mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa

vụ bắt buộc phải thực hiện theo Luật đối với Nhà nước; không mang tính chấtđối khoản, không hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và dùng để trang trải chocác nhu cầu chi tiêu công cộng

1.1.1.2 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường:

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước:

Ngân sách Nhà nước được tập hợp từ nhiều nguồn thu khác nhau, trong tất

cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sốthu ngân sách nhà nước

Trang 5

Thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế:

Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế bằng nhiều biệnpháp như: giáo dục chính trị tư tưởng, hành chính, luật pháp và kinh tế; trong đóbiện pháp kinh tế là gốc Trong các biện pháp kinh tế, thuế là công cụ quan trọng

và sắc bén nhất Thông qua thuế, Nhà nước khuyến khích hay không khuyếnkhích đối với hoạt động xuất nhập khẩu ở mỗi giai đoạn khác nhau đảm bảo phùhợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, khuyến khích đầu tư chiều sâu,đổi mới công nghệ khai thác góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:

Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênhlệch lớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Kinh tếthị trường càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cưngày càng có xu hướng gia tăng.Chính vì vây, Nhà nước cần phải can thiệp vàoquá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội và Thuế là công cụ quan trọng

để tác động trực tiếp vào quá trình này

Thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Từ công tác thu thuế mà cơ quan thuế sẽ phát hiện ra những khó khăn mà

họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm mọi biện pháp tháo gỡ Đồng thời, cũng qua công

Trang 6

tác thu thuế, cơ quan thuế cập nhật được nhiều kiến thức quản lý kinh tế để phục

vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này Như vậy, qua công tác quản lýthu thuế mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động củacác cơ sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đờisống kinh tế - xã hội

Thuế góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển:

Thuế trong cơ chế thị trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếucủa ngân sách nhà nước, mà còn là một công cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy sảnxuất, kinh doanh phát triển

1.1.2.Thuế tài nguyên, vai trò của thuế tài nguyên đối với nền kinh tế thị trường:

1.1.2.1 Khái niệm, bản chất của thuế tài nguyên:

Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các nguồn năng lượng, nguyên liệu,vật liệu tự nhiên có trên trái đất, trong không gian mà con người có thể khai thác,

sử dụng phục vụ cuộc sống, sự phát triển của mình và của xã hội

Tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài sản của quốc gia, thuộc quyền sở hữucủa Nhà nước, do Nhà nước thống nhất quản lý Đối với các quốc gia có nguồntài nguyên thiên nhiên phong phú nếu quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả thì nó

là nguồn lợi lớn và lâu dài cho sự phát triển của quốc gia đó Ngược lại, nếu việcquản lý khai thác, sử dụng tài nguyên bừa bãi, lãng phí, sẽ gây ra hậu quả xấukhông chỉ cho sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sốngcủa quốc gia đó Để bảo đảm việc bảo vệ khai thác, sử dụng tài nguyên thiênnhiên đạt hiệu quả, tránh việc khai thác, sử dụng bừa bãi, lãng phí, gây ảnhhưởng xấu đến môi trường sống, các quốc gia thường sử sụng nhiều công cụ vàbiện pháp quản lý khác nhau Công cụ tài chính là một trong những công cụ quantrọng để quản lý tài nguyên, trong đó có việc thu thuế đối với hoạt động khaithác tài nguyên thiên nhiên, đó chính là thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào hoạt động khai thác tài nguyên của các tổ chức, cá nhân, nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân khai

Trang 7

thác sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả góp phần bảo vệ tài nguyên đất nước, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để bảo vệ, tái tạo, tìm kiếm, thăm dò tài nguyên.

Xét về mặt bản chất, thuế tài nguyên là loại thuế gián thu, thu vào ngườitiêu dùng, vì thuế tài nguyên đã được tính trong giá thành sản phẩm tài nguyên.Người khai thác chỉ là người nộp hộ cho người tiêu dùng Tuy nhiên, xét ở góc

độ quan hệ sở hữu, nó mang tính chất là một khoản thu thu về từ việc chuyểnnhượng tài nguyên thiên nhiên giữa một bên là Nhà nước, một bên là các tổchức, cá nhân khai thác tài nguyên Bản chất của vấn đề này tương tự như việccác tổ chức, cá nhân trả tiền để mua tài nguyên từ các quốc gia khác về để sảnxuất, kinh doanh

1.1.2.2 Vai trò của thuế tài nguyên đối với nền kinh tế thị trường:

Tài nguyên thiên nhiên thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nướcthống nhất quản lý Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về tài nguyên ngàycàng tăng, dẫn đến nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên chắc chắn sẽ xảy ranhất là các loại tài nguyên không có khả năng tái tạo Cho nên, yêu cầu đặt ra làphải khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên sẵn có, nuôi dưỡng, bảo

vệ các nguồn tìa nguyên tái sinh Nhà nước thông qua nhiều công cụ khác nhau

để bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, trong đó có công cụ tàichính đó là Luật thuế tài nguyên Chính vì thế Luật thuế tài nguyên có vai trò:

- Luật thuế tài nguyên đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước để chiphí cho việc cải tạo môi trường, đầu tư cơ sở hạ tầng nơi khai thác tài nguyên vàcác khoản chi khác

- Luật thuế tài nguyên là một công cụ để phân phối lại, đảm bảo công bằng

- Luật thuế tài nguyên tác động tới khuynh hướng tiêu dùng

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn

Trang 8

thiện Luật thuế tài nguyên:

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoàn thiện Luật thuế tài nguyên::

1.2.1.1 Quan điểm, chủ chương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước:

Quan điểm, chủ chương của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp tớiviệc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế nói chung, chính sách thuế tàinguyên nói riêng Để thể hiện chủ quyền của đất nước Đảng và Nhà nước ta cónhững chính sách khuyến khích khai thác tài nguyên xa bờ thông qua nhữngcông cụ tài chính khác nhau trong đó có công cụ thuế tài nguyên Đối với các mỏdầu khai thác xa bờ khuyến khích đầu tư mức thuế suất thuế tài nguyên theoNghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của chính phủ được thể hiện rõtrong biểu 1.1 về ưu đãi này:

Biểu 1.1: Thuế suất thuế tài nguyên đối với dầu thô

STT Sản lượng dầu khai thác

Dự án khuyến khích đầu tư

Nguồn: Theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của chính phủ

Theo Nghị định nêu trên tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác xa bờ bằngphương tiện có công suất lớn từ 90 mã lực (CV) trở lên được miễn thuế tàinguyên 5 năm và giảm 5 năm tiếp theo kể từ khi khai thác

Đối với các tài nguyên không tái tạo, định hướng của Đảng và Nhà nướcphải quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này Để thực hiện

Trang 9

mục tiêu nêu trên, trong chính sách thuế tài nguyên được thể hiện qua biểu thuếsuất của loại tài nguyên không tái tạo và tài nguyên có khả năng tái tạo Mứcthuế suất thuế tài nguyên theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 củachính phủ được quy định đối với các loại TN không tái tạo chịu mức thuế caohơn các loại tài nguyên tái tạo được Đó chính là quan điểm định hướng đúngđắn của Đảng và Nhà nước.

Chính sách phát triển kinh tế ở mỗi thời kỳ khác nhau của Đảng và Nhànước cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế tàinguyên Ở thời kỳ đầu xây dựng và phát triển đất nước điểm xuất phát của chúng

ta còn thấp, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc bán tài nguyên thiên nhiên củađất nước Do vậy, chính sách thuế tài nguyên xây dựng theo hướng có lợi thế chocác nhà đầu tư, xuất khẩu tài nguyên Khi kinh tế phát triển, chính sách thuế tàinguyên hoàn thiện theo hướng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế xuất khẩuthô chuyển sang xuất khẩu tinh Chính sách thuế tài nguyên đã điều chỉnh thuếsuất tăng dần ở mỗi thời kỳ khác nhau để quản lý khai thác, sử dụng nguồn lựctài nguyên ngày càng tốt hơn, ví dụ như vàng sa khoáng trước thuế suất là 6%nay là 15%, thiếc trước là 5% nay là 10%

1.2.1.2 Định hướng cải cách chính sách thuế trong quá trình hội nhập:

Việt Nam gia nhập WTO tức là chúng ta vào sân chơi chung của các nướctrên thế giới, do vậy, trong phát triển kinh tế, đất nước chúng ta phải có cácchính sách kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là chính sách thuế phảiphù hợp với các thông lệ thuế quốc tế Điều đó có nghĩa là chính sách thuế TNcũng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước và quá trình hội nhậpkinh tế thế giới và khu vực Nếu thuế suất quá cao, chúng ta sẽ bỏ lỡ cơ hội đầu

tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực khai thác tài nguyên, ngược lại nếu thuế suấtquá thấp chúng ta sẽ bán rẻ tài nguyên của đất nước cho các nhà đầu tư

Hội nhập kinh tế quốc tế bắt buộc chính sách thuế tài nguyên nói riêngchính sách thuế nói chung phải đơn giản, dễ hiểu, rõ dàng, minh bạch và côngbằng giữa các thành phần kinh tế Thực tế đã chứng minh, chính sách thuế tàinguyên từ những năm 1990 đến 2009 chúng ta mới chỉ ban hành dưới dạng Pháplệnh thuế tài nguyên, nhiều vấn đề trong nội dung chính sách như đối tượng chịu

Trang 10

thuế, căn cứ tính thuế chưa được rõ ràng Ngày 25/11/2009, Quốc hội nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Luật thuế tài nguyên Luật mới rađời từng bước đã khắc phục được những nhược điểm của chính sách cũ.

1.2.1.3 Ảnh hưởng của các chính sách thuế hiện hành:

Các chính sách thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, phí bảo vệ môitrường đối với khai thác tài nguyên…hoàn thiện theo hướng quản lý khai thác,

sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn lực tài nguyên Do vậy, chính sách thuế tàinguyên cũng phải hoàn thiện theo hướng quản lý khai thác, sử dụng tiết kiệmhiệu quả nguồn lực tài nguyên thiên nhiên Chính sách thuế giá trị gia tăng trướcđây, các sản phẩm là đất, đá, cát, sỏi, sản phẩm kim loại có mức thuế suất là 5% ,nhưng hiện nay chúng đều có mức thuế suất là 10% Đối với thuế tài nguyên cácloại sản phẩm nêu trên đều được điều chỉnh theo xu hướng thuế suất tăng lên.Pháp lệnh thuế tài nguyên quy định: Trường hợp bên Việt nam tham giadoanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam mà góp vốn pháp định bằng nguồn tài nguyên thì doanh nghiệp liên doanhkhông phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên mà bên Việt nam dùng đểgóp vốn pháp định Quy định này chưa bao quát hết các trường hợp xảy ra trênthực tế Do vậy, chính sách thuế tài nguyên đã sửa đổi bổ sung vấn đề này làngười nộp thuế là bên Việt Nam hoặc liên doanh phải kê khai nộp thuế tàinguyên

1.2.1.4 Trình độ năng lực cán bộ xây dựng và thực hiện chính sách thuế:

Ở khâu thực hiện chính sách, nếu như trình độ chuyên môn của cán bộkhông đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế thì việc thực thi chính sách sẽ bị hạnchế, chính sách chưa thực sự đi vào cuộc sống

1.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện Luật thuế tài nguyên:

1.2.2.1.Đảm bảo sự phù hợp của chính sách trong từng giai đoạn:

Pháp lệnh thuế tài nguyên ban hành năm 1990 được Uỷ ban thường vụQuốc hội sửa đổi ban hành năm 1998 và sửa đổi điều 6 về khung thuế suất năm

2008 Qua hơn 10 năm thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên với nhiều lần sửa đổikhác nhau Chính sách thuế tài nguyên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -

xã hội, nhất là phát triển công nghiệp khai khoáng, tăng cường quản lý, sử dụng

Trang 11

tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước Nhưng do yêu cầu phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, chính sách thuế tài nguyên bắt buộc phải có nhữngthay đổi phù hợp

Việc ban hành Luật thuế tài nguyên là điều cần thiết vì nó nâng cao tínhpháp lý trong việc thực thi chính sách Mặt khác, trong những năm gần đây, tìnhtrạng khai thác tài nguyên diễn ra ồ ạt, kém hiệu quả, khó kiểm soát, làm suy kiệtnguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường Mặc dù Pháp lệnh thuế tài nguyênsửa đổi ban hành năm 1998 đã có những thay đổi nhưng một số quy định trongpháp lệnh không còn phù hợp với thực tiễn, mức thuế suất thấp, diện được miễngiảm rộng dẫn đến chưa đảm bảo khả năng điều tiết khai thác ở mức hợp lý,chưa thực sự động viên hiệu quả nguồn thu cho ngân sách nhà nước

1.2.2.2 Bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên:

Những năm gần đây việc khai thác, sử dụng tài nguyên đang diễn ra ồ ạt,lãng phí làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, buộc Đảng và Nhà nước cónhững công cụ để bảo vệ đó chính là chính sách thuế TN Pháp lệnh thuế tàinguyên đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung, phần nào hạn chế được việc khai thác, sửdụng kém hiệu quả nguồn lực tài nguyên Cuối năm 2009, Quốc hội ban hànhLuật thuế tài nguyên cũng nhằm mục tiêu bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn lựctài nguyên

1.2.2.3 Tập trung nguồn thu cho ngân sách Nhà nước(NSNN):

Tổng thu NSNN của Việt Nam hiện nay chủ yếu là từ thuế và phí, thu từviện trợ trong nước và nước ngoài hàng năm chiếm tỷ trọng rất nhỏ, khoảng 1%đến 2% tổng thu NSNN Điều này có nghĩa là thuế có vai trò rất quan trọngtrong việc tập trung nguồn thu cho NSNN

Thuế TN cũng là một sắc thuế trong hệ thống thuế Việt Nam Nguồn thu từthuế TN qua các năm chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu NSNN Biểu 1.2tổng hợp số thu từ thuế TN cả nước qua các năm từ 2005 đến 2009 cho thấy sốthuế tài nguyên chiếm tỷ trọng khá ổn định chiếm trên dưới 10% tổng thuNSNN

Biểu 1.2 Số thu từ thuế tài nguyên cả nước từ năm 2005 đến năm 2009

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Trang 12

21.63 1,0

23.99 2,0

17.34 6,0

22.12 5,0

TỔNG THU THUẾ

TRỪ DẦU THÔ

119.8 25,0

140.6 00,0

176.5 00,0

233.3 00,0

268.8 74,0

TỔNG THU NGÂN

SÁCH

201.2 86,0

221.8 00,0

260.9 00,0

337.3 00,0

349.9 47,0

Nguồn: Báo cáo của Tổng cục thuế năm 2010

1.2.2.4 Thực hiện phân phối lại nguồn thu của NSNN:

Xuất phát từ vai trò của chính sách thuế là tập chung nguồn thu cho NSNN,

để đảm bảo nguồn chi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt NamXHCN Nguồn thu từ thuế tài nguyên cũng được tập chung vào NSNN để phục

vụ mục tiêu trên Riêng thuế TN trừ dầu thô tập chung vào NSNN nhưng chi100% cho địa phương (Tỉnh, thành phố) để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môitrường Có nghĩa là thuế TN đã được Nhà nước thực hiện phân phối lại cho địaphương, cho tất cả các tổ chức, cá nhân sử dụng cơ sở hạ tầng, môi trường xungquanh khu vực khai thác

Đối với nguồn thu thuế TN từ dầu thô Nhà nước thực hiện điều tiết mộtphần cho ngân sách địa phương còn lại thu về ngân sách Trung ương để thựchiện điều tiết chi theo kế hoạch chi hàng năm trên phạm vi toàn quốc Tức làthuế TN từ dầu thô được thực hiện phân phối lại trong phạm vi cả nước

Trang 13

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THỰC HIỆN LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN Ở TỈNH NINH BÌNH

2.1 Tình hình thực hiện chính sách thuế tài nguyên ở tỉnh Ninh Bình:

2.1.1 Kết quả đạt được:

2.1.1.1 Đảm bảo nguồn thu cho NSNN ngày càng tăng:

Số thu thuế tài nguyên qua các năm đều tăng, bình quân mỗi năm gần đây(từ 2004 đến 2009) số thuế tài nguyên cả nước có năm đạt trên 23.000 tỷ đồngchiếm trên dưới 10% tổng thu NSNN

Biểu 2.1 Kết quả thu thuế TN theo đơn vị hành chính ở tỉnh Nnh Bình

NĂM 2006

NĂM 2007

NĂM 2008

NĂM 2009 THỰC

HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

Trang 14

NĂM 2005

NĂM 2006

NĂM 2007

NĂM 2008

NĂM 2009 THỰC

HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

Nguồn: Số liệu báo cáo của Cục thuế tỉnh Ninh Bình năm 2010

Các năm đều có số thu thuế tài nguyên tăng cao so với năm trước là do Uỷban nhân dân tỉnh điều chỉnh giá tính thuế các loại tài nguyên; mặt khác cũng lànăm một số dây chuyền của các nhà máy xi măng trên địa bàn đi vào hoạt động.Phân tích theo đơn vị quản lý thì hầu hết các đơn vị đều có số thu thuế TN nămsau cao hơn năm trước; đặc biệt là những năm gần đây Theo số liệu biểu trên thìthị xã Tam Điệp số thu thuế TN năm 2009 tăng gấp 15 lần so với năm 2008;huyện Gia Viễn số thu thuế TN năm 2009 tăng 3,6 lần so với năm 2008

Nếu xét về tổng thu NSNN ở địa bàn tỉnh Ninh Bình thì thuế TN chiếm tỷtrọng không lớn nhưng xu hướng có tốc độ tăng cao so với tốc độ tăng của cácnguồn thu khác Chúng ta có thể nhận thấy rõ mức tăng này qua hình 2.1 dướiđây:

Hình 2.1 Mức tăng tỷ trọng thuế TN so với tổng thu từ thuế, phí qua

các năm ở tỉnh Ninh Bình

1

0.5

0.3 0.

2 0.

Trang 15

Nguồn: Báo cáo của Cục thuế Ninh Bình hàng năm

Năm 2005 số thuế TN chỉ chiếm 0,1% trong tổng thu thuế và phí của cảtỉnh, nhưng đến năm 2009, sau 5 năm số thu thuế TN đã chiếm 1% trong tổngthu thuế và phí Xu hướng thuế TN có tốc độ tăng nhanh so với các nguồn thukhác một mặt do chính sách thuế TN ngày càng được hoàn thiện; mặt khác do sựphát triển kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao đã tác động làm tăng nhanhnguồn thu từ thuế TN hàng năm

2.1.1.2 Quản lý khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên:

Ninh Bình trong những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp các ngànhvào cuộc cùng ngành Thuế, Tài nguyên và môi trường tham gia quản lý các hoạtđộng khai thác TN như: Chỉ đạo bằng văn bản tới người khai thác, các cấp cácngành theo chức năng có trách nhiệm quản lý TN theo quy định, thành lập đoànliên ngành để kiểm tra các đơn vị khai thác TN trên các lĩnh vực quản lý

Để sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả, chính sách thuế TN đã điều chỉnhmức thuế suất TN phân biệt theo từng nhóm, loại tài nguyên, chính sách thuế tàinguyên hiện hành đã góp phần điều chỉnh, định hướng hành vi khai thác tàinguyên theo hướng khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyênnhất là đối với các tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tái tạo được

Biểu 2.2 thuế suất thuế TN tái tạo và TN không tái tạo được.

ST

Thuếsuất

1 Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng

thông thường ( Đá, cát, sỏi, đất làm gạch )

5%

2 Khoáng sản không kim loại làm vật liệu xây dựng

cao cấp (Grannít, đônômit, sét chịu lửa )

7%

1 Nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện 2%

2 Nước sử dụng chung phục vụ sản xuất bằng nguồn 1%

2005 2006 2007 2008 2009

Trang 16

nước mặt

3 Nước sử dụng chung phục vụ sản xuất bằng nguồn

nước ngầm

2%

Nguồn: Theo Nghị định 05/2009/NĐ-CP ngày 19/01/2009 của Chính phủ

2.1.1.3 Góp phần bảo vệ môi trường:

Nguồn thu từ thuế TN trong những năm qua ở địa bàn tỉnh Ninh Bình đãgóp phần quan trọng vào việc tạo nguồn vốn cho địa phương các cấp cùng vớicác nguồn vốn khác để đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo môi trường xanh, sạch vàđảm bảo an sinh xã hội địa phương

2.1.1.4 Nâng cao ý thức của các tổ chức cá nhân trong việc khai thác và

sử dụng tài nguyên:

Thuế TN thực chất là việc chuyển nhượng TN của Quốc gia cho các tổchức, cá nhân khai thác sử dụng Vấn đặt ra ở đây là giá chuyển nhượng TN giữamột bên là Nhà nước, một bên là các tổ chức, cá nhân khai thác Trong phạm vichính sách thuế TN thì giá chuyển nhượng TN phụ thuộc vào thuế suất, sảnlượng, giá tính thuế

Biểu 2.3: Giá một số loại tài nguyên qua các năm ở tỉnh Ninh Bình

S

Đ ơn vị tính

Đơn giá năm 2000 (đồn g)

Đơn giá năm 2005 (đồn g)

Đơ

n giá năm2008 (đồ ng)

1 Đất làm gạch, ngói, san lấp công

trình

m 3

3.50 0

7.00 0

10 000

2 Đất xét để sản xuất xi măng m

3

10.0 00

15.0 00

20 000

3 Đá hộc xây dựng, sản xuất xi

măng

m 3

7.50 0

11.0 00

35 000

4 Đá ong,đen làm phụ gia sản xuất

XM

m 3

15.0 00

45.0 00

45 000

ấn

85.0 00

120.

000

400 000

6 Nước khoáng khai thác từ lòng m 40.0 80.0 300

Trang 17

đất 3 00 00 000

3

20.0 00

40.0 00

70 000

8 Nước mặt dùngcho sản xuất kinh

doanh

m 3

20.0 00

30 000

Nguồn: Theo Quyết định số: 164/QĐ-UB ngày 16/02/2000, 1950/QĐ-UBND ngày 08/09/2005,

1689/QĐ-UBND ngày 16/09/2008 của 1689/QĐ-UBND tỉnh Ninh Bình

2.1.1.5 Nâng cao ý thức của các tổ chức cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế:

Cũng từ việc các tổ chức cá nhân nâng cao ý thức trong việc thực hiệnnghĩa vụ thuế mà cơ quan thuế đã thay đổi công tác quản lý Trước đây, cán bộthuế quản lý trực tiếp người nộp thuế theo phương pháp thủ công, một đơn vịkinh doanh chỉ giao dịch chủ yếu với một cán bộ chuyên quản, gây ra nhiều hiệntượng tiêu cực trong quản lý

Ngày nay, chuyển sang quản lý theo hình thức đơn vị tự khai, tự nộp và tựchịu trách nhiệm trước pháp luật Cơ quan thuế quản lý theo chức năng của từng

bộ phận, các bộ phận luôn có sự giám sát lẫn nhau trong công tác quản lý thuế.Chất lượng kê khai nộp thuế nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnhngày càng tốt hơn, tỷ lệ các đơn vị vi phạm về kê khai nộp thuế so với nhữngnăm trước giảm đáng kể

2.1.1.6 Luật thuế tài nguyên ngày càng được hoàn thiện theo hướng đơn giản, minh bạch dễ thực hiện:

Điều này được thể hiện qua các nội dung của Luật như sau:

- Về đối tượng nộp thuế: Theo Pháp lệnh thuế TN có quy định trường hợp

bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo Luật Đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam mà góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên thìdoanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên

mà bên Việt Nam dùng để góp vốn pháp định Quy định này chưa bao quát hếtcác trường hợp xảy ra trên thực tế, dẫn đến tình trạng có đơn vị khai thác TNnhưng không phải nộp thuế TN, chính sách chưa đảm bảo sự công bằng trongnghĩa vụ thuế Việc này dường như các nhà đầu tư chiếm đoạt không nguồn lực

Trang 18

TN của Nhà nước

Luật thuế TN ban hành đã khắc phục được tình trạng này, cụ thể là: BênViệt Nam mang tài nguyên đi góp vốn (tài nguyên đã khai thác) thì bên ViệtNam phải nộp thuế tài nguyên Nếu bên Việt Nam góp vốn bằng quyền khai tháctài nguyên thì các tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên (trong trường hợp này làLiên doanh) là đối tượng phải nộp thuế tài nguyên Đây là một bước tiến rõ ràngtrong chính sách thuế TN

- Về đối tượng chịu thuế: Theo Pháp lệnh thuế TN sửa đổi 1998 có quy

định về thuế tài nguyên đối với “dầu mỏ”, “khí đốt” nhưng mức thuế suất quyđịnh trong Luật dầu khí Điều này dẫn đến tình trạng chính sách thuế TN quyđịnh ở cả Luật và Pháp lệnh không đảm bảo tính thống nhất của một chính sách,khó thực hiện khi triển khai

Mặt khác tại Luật Dầu khí quy định “dầu thô” và “khí thiên nhiên” là đốitượng chịu thuế TN Đồng thời Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầukhí năm 2008 bổ sung quy định về tài nguyên “khí than” Theo Pháp lệnh thuế

TN sửa đổi 1998 có quy định về thuế tài nguyên đối với “dầu mỏ”, “khí đốt”,như vậy về tên gọi TN giữa hai chính sách cho cùng loại TN là không thốngnhất Luật thuế TN đã khắc phục tình trạng không thống nhất nêu trên tức là quyđịnh đối tượng chịu thuế là “Dầu thô” thay cho “Dầu mỏ”; “Khí thiên nhiên, khíthan” thay cho “Khí đốt” và thống nhất quy định trong một luật đó là Luật thuế

TN

- Về sản lượng tính thuế: Pháp lệnh thuế TN 1998 quy định sản lượng tính

thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác Sảnlượng tài nguyên thương phẩm được hiểu là sản lượng tài nguyên có thể bánđược Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều loại tài nguyên khai thác, chưa bán rangay mà đưa vào để tiếp tục sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ khác nếukhông trực tiếp xác định được sản lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế đượccăn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và định mức tiêu hao tàinguyên tính trên một đơn vị sản phẩm

Vấn đề bất cập nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung trong Luật thuế TN banhành năm 2009 Sản lượng tài nguyên tính thuế trong trường hợp này không phải

Trang 19

là sản lượng tài nguyên thương phẩm, mà thay vào đó là sản lượng tài nguyênthực tế khai thác

- Về miễn, giảm thuế, đăng ký, kê khai, nộp thuế:

Đối với miễn, giảm thuế, Pháp lệnh thuế TN 1998 quy định: Dự án thuộcđối tượng ưu đãi đầu tư quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước cókhai thác tài nguyên (trừ dầu, khí) được giảm tối đa 50% thuế tài nguyên trong

ba năm đầu kể từ khi bắt đầu khai thác Hiện tại, Luật khuyến khích đầu tư trongnước không còn hiệu lực; hơn nữa, Luật Đầu tư ban hành năm 2005 đã quy địnhthống nhất về chính sách ưu đãi giữa các loại hình đầu tư Do vậy, việc miễn,giảm thuế TN được thống nhất quy định tại Luật thuế TN để bảo đảm dễ thựchiện và quản lý

Đối với đăng ký, kê khai nộp thuế, ngày 29/11/2006, Quốc hội đã ban hànhLuật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 và bãi bỏ các quy định

về đăng ký, kê khai nộp thuế trong các luật, pháp lệnh về thuế mà Luật Quản lýthuế này có quy định Vì vậy, những nội dung về đăng ký, kê khai nộp thuế tạiPháp lệnh thuế tài nguyên đã sửa đổi trong Luật thuế TN để phù hợp với LuậtQuản lý thuế

2.2.2 Những mặt hạn chế:

2.2.2.1 Chính sách thuế TN chưa tập trung nguồn thu đáng kể cho NSNN:

Sau 20 năm áp dụng Pháp lệnh thuế TN nay là Luật thuế TN, mức huy độngcho NSNN nếu tính cả thuế TN của dầu thô chiếm khoảng trên dưới 10% tổng thuNSNN Nhưng nếu không tính thuế TN của dầu thô thì tỷ trọng thuế TN TN cácloại chiếm chiếm 0.33% (năm 2008) Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thuNSNN nhưng thuế TN có xu hướng tăng dần hàng năm

Ninh Bình là tỉnh có nhiều TN khoáng sản không kim loại dùng để sản xuấtvật liệu xây dựng Trong những năm qua, nguồn thu từ thuế TN hàng năm cótăng với tốc độ cao song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN

Biểu 2.4 cho ta thấy tổng thu từ thuế TN so với tổng thu NSNN hay so với tổng thu từ thuế và phí còn rất hạn chế Nếu so với tổng thu từ thuế và phí thì thuế TN năm 2005 chiếm 0,1%; năm 2006 chiếm 0,2%; năm 2007 chiếm 0,3%; năm 2008 chiếm 0,5%; năm 2009 chiếm 1%

Trang 20

Biểu 2.4: Tổng hợp số thu thuế TN từ năm 2005 đến 2009

NĂM 2006

NĂM 2007

NĂM 2008

NĂM 2009 THỰC

HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

THỰC HIỆN

Nguồn: Số liệu báo cáo hàng năm của Cục thuế tỉnh Ninh Bình

2.2.2.2 Chính sách thuế TN chưa thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để quản lý nguồn lực TN:

Trong những năm vừa qua, tình trạng khai thác, sử dụng bừa bãi TN diễn rakhắp cả nước Một số nhà đầu tư lợi dụng kẽ hở về chính sách thuế nói riêng, các

chính sách khác nói chung để khai thác TN kiếm lợi cho riêng đơn vị, cá nhân

mình

Mặc dù Luật thuế TN đã được ban hành năm 2009 có nhiều điểm sửa đổiPháp lệnh thuế TN, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước, song

việc khai thác bừa bãi TNTN chưa được ngăn chặn triệt để Vẫn còn tình trạng

khai thác TN ngoài sự quản lý của các cơ quan Nhà nước Điển hình là việc khai

thác, chặt phá rừng tự nhiên, vô tổ chức, làm huỷ hoại môi trường, ảnh hưởng

đến cuộc sống an sinh của con người; Nạn khai thác than nhỏ lẻ thậm chí có cả

mỏ lớn chưa được quản lý chặt chẽ làm cạn kiệt nguồn TN; Khai thác đá xây

dựng thiếu quy hoạch làm ảnh hưởng tới môi trường du lịch và sinh thái Các mỏ

quặng khai thác theo kiểu chia nhỏ dự án để tránh việc thẩm định, trốn tránh sự

kiểm soát về sản lượng để thu lợi cá nhân cho riêng đơn vị mình vẫn còn diễn ra

sôi động Ngoài tác hại nêu trên còn thất thu về thuế TN, phí bảo vệ môi

trường, tác động xấu tới phát triển kinh tế bền vững của cả nước nói chung, Ninh

Trang 21

Bình nói riêng.

Ở các nước trên thế giới việc khai thác TN đi đôi với chế biến tại chỗ đểnâng cao giá trị TN Đặc biệt là TN xuất khẩu hầu hết được qua chế biến thànhcác sản phẩm tinh sau đó mới đem xuất khẩu Ở Việt Nam, hầu hết các TN khaithác ra đều không qua chế biến mà đem xuất khẩu do vậy về mặt lượng thì rấtlớn nhưng giá trị rất nhỏ

2.2.2.3 Về người nộp thuế và đối tượng chịu thuế:

Luật thuế TN ban hành năm 2009 đã bổ sung một số trường hợp cụ thểthuộc đối tượng nộp thuế TN Song trên thực tế, vẫn còn có những trường hợpcòn bất cập trong công tác quản lý thu đó là:

Theo Luật thuế tài nguyên ban hành năm 2009, đối với bên Việt Nam vàbên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên,trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được xác định cụ thể trong hợp đồng hợptác kinh doanh; Trường hợp trong hợp đồng liên doanh không xác định cụ thểbên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên điều hành liên doanh phảitrực tiếp kê khai nộp thuế tài nguyên Trường hợp này có thể xảy ra khi công tykinh doanh thua lỗ, bên nước ngoài tự bỏ kinh doanh, việc thu thuế TN sẽ gặp rấtnhiều khó khăn, thậm chí không thu được làm thất thu thuế TN

Cũng theo Luật thuế tài nguyên ban hành năm 2009, tổ chức, cá nhân khaithác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổchức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kêkhai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầumối thu mua là người nộp thuế Quy định này sẽ dẫn đến tình trạng người thumua có thể cam kết hoặc không cam kết chấp thuận bằng văn bản về kê khai nộpthuế thay cho các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ lẻ Mặt khác, các tổ chức, cánhân khai thác nhỏ lẻ cũng không kê khai nộp thuế với cơ quan thuế, trường hợpnày sẽ làm thất thu về thuế TN Trong thực tế, các tổ chức, cá nhân khai thác nhỏ

lẻ thường ở những vùng sâu vùng xa không thể kê khai nộp thuế với cơ quanthuế do sản lượng khai thác quá nhỏ, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, dovậy việc quy định tổ chức, cá nhân thu mua có văn bản cam kết chấp thuận kêkhai nộp thuế thay là không có tính khả thi

Ngày đăng: 29/10/2014, 20:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ Tài chính (2005), “ Báo cáo Bộ Tài chính kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Bộ Tài chính kế hoạch thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010”
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2005
3. Chính phủ (2010), Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tài nguyên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 50/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế tài nguyên
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2010
4. Cục Thống kê Ninh Bình (2009), Niên giám thống kê, NXB Thống kê, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Cục Thống kê Ninh Bình
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
5.Cục thuế Ninh Bình (2010), “ Báo cáo tổng kết công tác thu”, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác thu”
Tác giả: Cục thuế Ninh Bình
Năm: 2010
6. Hoàng Mạnh Hà (2003), “Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đến năm 2010”, tạp chí Tài chính, (số 23), trang 15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phương hướng hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đến năm 2010
Tác giả: Hoàng Mạnh Hà
Năm: 2003
7. Nguyễn Văn Hưng (2008), Hoàn thiện chính sách thuế góp phần bảo vệ môi trường ở Việt Nam, luận văn thạc sỹ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách thuế góp phần bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn Hưng
Năm: 2008
8. Quốc Hội (2009), Luật Thuế tài nguyên, số 45/2009/QH12, ngày 25/11/2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Thuế tài nguyên
Tác giả: Quốc Hội
Năm: 2009
9. Tổng cục Thuế ( 2005 ), “Tổng kết công tác thuế năm 2005 và 5 năm 2010 – 2005, nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2006, 5 năm 2006 – 2010”, Báo cáo Tổng cục Thuế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết công tác thuế năm 2005 và 5 năm 2010 – 2005, nhiệm vụ và giải pháp công tác thuế năm 2006, 5 năm 2006 – 2010”
10. Tổng cục Thuế (2009), Thuế Nhà nước, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuế Nhà nước
Tác giả: Tổng cục Thuế
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
11. Trường đại học mỏ địa chất - Sở khoa học và Công nghệ môi trường Ninh Bình, (2008), “Điều tra tổng hợp các cơ sở dữ liệu về địa chất khoáng sản tỉnh Ninh Bình”, báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, Ninh Bình.12. Các trang Web Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Điều tra tổng hợp các cơ sở dữ liệu về địa chất khoáng sản tỉnh Ninh Bình”
Tác giả: Trường đại học mỏ địa chất - Sở khoa học và Công nghệ môi trường Ninh Bình
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w