GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ TÀI NGUYÊN
3.4. Hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ:
3.4.1. Hoàn thiện căn cứ tính thuế:
Căn cứ tính thuế là nội dung quan trọng của mỗi chính sách thuế, nó quyết định mức huy động thuế vào NSNN cao hay thấp, đối với căn cứ tính thuế cần phải hoàn thiện những nội dung sau:
Hoàn thiện giá tính thuế:
Thứ nhất: Giá tính thuế TN nên thống nhất là giá bán TN ở nơi khai thác, không nên quy định như Luật thuế TN hiện nay giá tính thuế chưa thống nhất ở nơi khai thác đối với các loại TN xuất khẩu giá tính thuế là giá xuất khẩu (FOB). Theo đó, giá tính thuế TN xuất khẩu là giá FOB tại cửa khẩu đã bao gồm cả chi phí tuyển chọn TN, chi phí vận chuyển đến cửa khẩu và các chi phí khác. Như vậy cùng là một loại TN vừa tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu sẽ phải nộp hai mức thuế TN khác nhau, gây ra sự không công bằng về nghĩa vụ thuế. Mặt khác, còn làm phức tạp cho cả người nộp thuế và người quản lý vì một loại TN nào đó khai thác lên vừa sử dụng trong nước, vừa xuất khẩu nhưng chưa xác định được xuất khẩu là bao nhiêu để kê khai thuế. Theo quy định của Luật thuế TN thì tài nguyên khai thác lên để tại kho bãi không kể bán hay chưa bán đều phải tính thuế TN. Công tác quản lý thuế cũng phải kiểm tra, kiểm soát để phân định xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Cách xác định giá tính thuế như hiện tại còn ảnh hưởng xấu đến cơ chế thị trường tự do. Thuế áp đối với một loại TN nào đó nên dựa vào giá trị kinh tế của nó còn nó dùng làm gì để cho thị trường quyết định.
Nếu mục tiêu giá tính thuế TN đối với các loại TN xuất khẩu thô là giá FOB tại cửa khẩu nhằm hạn chế xuất khẩu thì đây là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với việc khai thác và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực TN. Nhưng Luật thuế TN sẽ không đảm bảo tính công bằng của Luật giữa những người nộp thuế với nhau. Để giải quyết hạn chế xuất khẩu TN thô, chúng ta nên điều chỉnh mức thuế ở Luật thuế xuất nhập khẩu bằng cách tăng mức thuế suất xuất khẩu TN thô sẽ giải quyết được nguồn thu không thay đổi, đảm bảo
tính công bằng của mỗi Luật thuế và sự công bằng giữa những người nộp thuế với nhau.
Thứ hai: Chính sách thuế TN nên hoàn thiện giá tính thuế theo giá hàng bán ra. Trước mắt cần tập trung vào các loại TN khai thác nhỏ lẻ, loại TN xác định giá phức tạp để tính thuế TN theo giá bán của sản phẩm. Hiện nay đa số các nước trên thế giới đang áp dụng giá tính thuế TN theo giá bán của sản phẩm vì tính thuế TN theo giá bán của sản phẩm sẽ có những lợi thế sau:
Đơn giản, dễ tính, dễ hiểu, dễ thực hiện khắc phục được tình trạng giá tính thuế TN ở mỗi địa phương có sự chênh lệnh nhau quá lớn như hiện nay.
Đơn giản về thủ tục hành chính, tiết kiệm chi phí cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.
Ở Việt Nam hiện nay, có một số loại TN cũng đã áp dụng giá tính thuế TN theo giá hàng như TN nước thiên nhiên dùng để sản xuất thuỷ điện, TN xuất khẩu. Do vậy, trong tương lai gần, Việt Nam cần tiếp tục bổ sung các loại TN khác để khắc phục những nhược điểm về cách xác định giá như hiện nay.
Hoàn thiện thuế suất:
Hạn chế các mức thuế suất khác nhau áp dụng cho các loại TN vì hiện nay biểu thuế TN có tới hàng trăm loại TN với hàng trăm mức thuế suất. Nên áp dụng biểu thuế suất thuế TN theo hướng đơn giản, ít mức thuế suất để dễ thực hiện.
3.4.2. Hoàn thiện đối tượng chịu thuế và người nộp thuế: Cần bao quát hết người nộp thuế:
Luật thuế TN năm 2009 đã bổ sung trường hợp bên Việt Nam tham gia liên doanh với bên nước ngoài góp vốn bằng nguồn TN thì các liên doanh là đối tượng nộp thuế TN. Mặc dù vậy nhưng vẫn còn một số trường hợp cần phải hoàn thiện về người nộp thuế, đó là:
Thứ nhất: Trường hợp bên Việt Nam và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế nên quy định thuộc về bên Việt Nam. Vì nếu quy định người nộp thuế TN theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác kinh doanh, như vậy trường hợp này người nộp thuế TN có thể là bên Việt nam, bên nước ngoài, hoặc cả hai bên cùng nộp thuế. Theo
quy định này sẽ có thể xảy ra trường hợp khi hai bên kinh doanh thua lỗ, hoặc vì lý do nào đó bên nước ngoài tự bỏ kinh doanh, việc thu thuế TN trong trường hợp này gặp rất nhiều khó khăn thậm chí không thu được, làm thất thu thuế TN.
Mặt khác thuế TN là loại thuế gián thu được tính vào trong giá thành sản phẩm khai thác do vậy việc quy định bên Việt Nam nộp thay thuế TN cho bên nước ngoài không làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp này cũng giống như việc các nhà thầu nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam thì bên Việt Nam khi chi trả tiền hàng cho các nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm kê khai nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài.
Thứ hai: Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua, trường hợp này nên quy định người nộp thuế là tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế. Không cần phải cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp thuế thay cho tổ chức, cá nhân khai thác. Vì nếu quy định như trong Luật thuế TN thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua có thể làm văn bản cam kết nộp thay hoặc không làm văn bản nộp thay cho người khai thác nhỏ lẻ. Thực trạng hiện nay người thu mua không cam kết nộp thay.
Suy đến cùng thì các căn cứ pháp lý để đưa ra một chính sách thu mới là vấn đề cốt lõi của một chính sách thuế, còn người nộp thuế chỉ là người thu hộ, nộp hộ vào NSNN theo sự áp đặt từ phía Nhà nước. Do vậy mà đối với thuế thu nhập cá nhân, Luật quản lý thuế quy định: Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thường xuyên thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế tại nguồn và khai thuế, nộp thay thuế cho người có thu nhập chịu thuế.
Việc không quy định người thu mua TN khai thác nhỏ lẻ có trách nhiệm kê khai nộp thay thuế TN cho người khai thác nhỏ lẻ sẽ dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi TNTN của đất nước, gây ra sự bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế trong việc khai thác, sử dụng TN, làm phát sinh các hiện tượng tiêu cực như từ chỗ khai thác lớn xé ra thành khai thác nhỏ lẻ thông qua việc lập các bảng kê thu mua của các cá nhân ở các địa phương khác nhau.
Hoàn thiện đối tượng chịu thuế:
Đối tượng chịu thuế hiện nay còn rất nhiều loại TNTN chưa được đưa vào quản lý thu thuế TN như: Danh lam thắng cảnh, kho số, tần số, các di tích lịch sử, vùng trời, vùng biển, không khí, gió...
Mặc dù Luật thuế TN năm 2009 đã bổ sung một số loại TN vào diện chịu thuế, song thực tế cần tiếp tục bổ sung một số loại TN vào diện chịu thuế TN đó là: Danh lam thắng cảnh, kho số. Hai loại TN này đang được các doanh nghiệp khai thác, sử dụng vào hoạt động sản suất kinh doanh của đơn vị, mang lại lợi nhuận cao cho các doanh nghiệp từ việc khai thác sử dụng các loại TNTN này. Theo đa số các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều có quan điểm những gì Nhà nước có thể quản lý được, có thể xác định được để làm căn cứ tính thuế thì đưa vào thu thuế TN. Còn những TN mà không có cơ sở để tính thuế hoặc đang khuyến khích khai thác, sử dụng thì chưa đưa vào thu thuế TN. Quan điểm của các đại biểu Quốc hội là phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Hai loại TN đề xuất đưa vào diện chịu thuế TN cũng hoàn toàn phù hợp với quan điểm của các đại biểu Quốc hội, đó là:
Đối với danh lam thắng cảnh thiên nhiên ban tặng cho chúng ta hiện nay đang được các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Các đơn vị này đang dược cơ quan thuế quản lý thu các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài...Như vậy về công tác quản lý là chúng ta đã quản lý được. Còn về căn cứ tính thuế phụ thuộc vào thuế suất, giá tính thuế và sản lượng TN khai thác. Cả ba căn cứ này đều xác định được, thuế suất do Quốc hội thông qua, sản lượng tài nguyên khai thác chính là số lượt khách thăm quan du lịch, còn giá tính thuế TN căn cứ vào giá vé để xác định. Thuế tài nguyên phải nộp bằng giá vé nhân với số lượng khách nhân với thuế suất. Tính thuế TN trong trường hợp này tương tự việc tính thuế đối với TN nước dùng vào sản xuất thuỷ điện, theo quy định giá tính thuế TN đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện là giá bán điện thương phẩm bình quân.
thác sử sụng vào mục đích kinh doanh như Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Viettel, Tập đoàn điện lực Việt Nam... Loại TN này nếu đưa vào tính thuế cũng giống như trường hợp TN là danh lam thắng cảnh. Thứ nhất là cũng phù hợp với định hướng của các đại biểu Quốc hội, thứ hai là các căn cứ tính thuế đều đầy đủ theo yêu cầu của luật đó là thuế suất, sản lượng TN, giá tính thuế. Thuế TN phải nộp trong trường hợp này bằng doanh thu thu về hàng tháng của các thuê bao nhân với thuế suất.
Nếu chúng ta đưa hai loại TN nêu trên vào thu thuế TN sẽ góp phần đáng kể vào việc tập trung cho NSNN bởi lẽ Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và trên thế giới. Khách du lịch trong nước và trên thế giới đến Việt Nam ngày càng tăng lên rõ rệt trong tương lai gần. Mặt khác với gần 90 triệu dân, nhu cầu trao đổi, nắm bắt thông tin ngày càng nhiều, nếu tổ chức thu thuế TN đối với kho số thì số thu từ lĩnh vực này cũng rất lớn và luôn luôn có xu hướng tăng lên.
Bổ sung hai loại TN là danh lam thắng cảnh tự nhiên và kho số vào thu thuế TN còn đảm bảo sự công bằng trong việc khai thác sử dụng TNTN của đất nước. Nâng cao ý thức sử dụng hiệu quả nguồn lực TNTN đó là buộc các doanh nghiệp phải tính đến tiết kiệm các khoản chi phí khác không cần thiết. Chẳng hạn, nếu để hạ giá thành sản phẩm ba tập đoàn Bưu chính viễn thông, Điện lực, Viettel có thể sử dụng chung cơ sở hạ tầng sẽ giảm được đáng kể chi phí đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời cũng nâng cao ý thức giữ gìn, tôn tạo nguồn TN hiện có để tăng giá trị kinh tế - xã hội của các nguồn lực TNTN.
3.4.3. Hoàn thiện đối tượng miễn giảm thuế:
Thứ nhất: Thu hẹp diện được miễn thuế, không nên đưa TN là đất khai thác để san lấp công trình An ninh, Quân sự, đê điều vào diện miễn thuế.
Chính sách thuế TN nói riêng, chính sách thuế nói chung có xu hướng tách các chính sách kinh tế - xã hội ra khỏi chính sách thuế. Bởi vì việc kết hợp các chính sách kinh tế - xã hội thường làm mâu thuẫn mục tiêu của các Luật thuế. Mục tiêu của Luật thuế TN là tạo nguồn thu cho NSNN, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả nguồn lực TN TN.... Các mục tiêu khác nên giải quyết trực tiếp ở các chính sách kinh tế - xã hội khác.
Nếu miễn thuế TN cho các công trình nêu trên thì chỉ có các tổ chức, cá nhân kinh doanh được hưởng số thuế TN vì tất cả các công trình An ninh, Quân sự, đê điều trong giá dự toán công trình đã tính thuế TN. Khi xây dựng giá dự toán các công trình người ta người ta không xây dựng giá các loại vật liệu không có thuế TN mà chỉ tính giá các loại vật liệu không thuế giá trị gia tăng. Do vậy, nếu miễn thuế TN đối với các công trình nêu trên NSNN bị thất thu số thuế TN miễn, giảm và người được hưởng lợi là các đơn vị nhận thầu.
Trường hợp các đơn vị Quốc phòng, An ninh không phải là đơn vị kinh doanh tự làm thì đương nhiên các đơn vị này không phải nộp bất cứ một loại thuế nào vào NSNN.
Một lý do nữa không nên miễn thuế TN cho các trường hợp nêu trên, đó là TN khai thác của các tổ chức, cá nhân sử dụng không chỉ cho các công trình Quốc phòng, An ninh, đê điều mà còn sử dụng vào nhiều các công trình dân dụng khác. Do vậy, việc tách bạch khối lượng TN được miễn và không được miễn không rõ ràng càng thêm kẽ hở cho người nộp thuế trốn thuế. Thực tế các đơn vị thường lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm kê khai nộp thuế làm hạn chế số nộp NSNN.
Thứ hai: Các trường hợp miễn thuế theo điều 9 Luật thuế TN gồm:
Miễn thuế đối với cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt.
Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt.
Miễn thuế đối với nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; nước thiên nhiên do hộ gia đình, cá nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất thuê, giao.
Nên đưa các trường hợp này vào đối tượng không chịu thuế vì không thu thuế TN đối với các trường hợp nêu trên là đúng. Nhưng vấn đề đặt ra ở các
trường hợp này là thủ tục miễn thuế. Nếu các trường hợp nêu trên được miễn thuế thì phải làm thủ thục miễn thuế gửi tới cơ quan thuế. Trong thực tế hầu hết các trường hợp nêu trên đều không làm thủ tục miễn thuế nhưng cơ quan thuế cũng không thu được thuế TN đối với các trường hợp nêu trên. Thực tế các trường hợp khai thác TN nêu trên chủ yếu rơi vào các hộ gia đình ở vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh. Do vậy, sự hiểu biết về pháp luật thuế của người dân rất hạn chế, để làm các thủ tục miễn thuế đối với các trường hợp nêu trên là quá phức tạp.
Nếu chuyển các trường hợp miễn thuế TN nêu trên sang đối tượng không chịu thuế sẽ giảm đáng kể thủ tục hành chính cho người nộp thuế và cơ quan thuế, góp phần hoàn thiện chính sách thuế TN theo hướng đơn giản, dễ thực hiện.
Thứ ba: Cũng theo quy định tại điểm 7 điều 9 Luật thuế TN thì “Trường hợp khác được miễn, giảm thuế do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định”. Ở chính sách thuế TN nói riêng, chính sách thuế nói chung không nên quy định mở như trường hợp nêu trên vì nếu quy định như trên các tổ chức, cá nhân khai thác TN sẽ có những hy vọng vào các trường hợp được miễn, giảm thuế khác khi đơn vị gặp khó khăn. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng người nộp thuế phản ánh thiếu trung thực về các trường hợp xem xét miễn, giảm đến các cơ quan có thẩm quyền trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội để nghiên cứu giải quyết, gây ra tiêu cực