Hệ điều hành giúp người dùng quản lý các thông tin được lưu trữ trong máy tính mà ta còn hay gọi là các file, khởi động và thực hiện các chương trình khác và quản lý các thiết bị phần cứ
Trang 1Tel: 8351056 – Fax 8324466 – Email: ttth@hcmuns.edu.vn
Mã tài liệu: DT_NCM_LT_HDGD_CCA
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY
CHỨNG CHỈ TIN HỌC QUỐC GIA
TRÌNH ĐỘ A
Trang 2Mục lục
Mục lục 1
GIỚI THIỆU 7
GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
HƯỚNG DẪN PHẦN LÝ THUYẾT 10
Bài 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ MÁY TÍNH 10
I Tổng quan 11
I.1 Máy tính và sự ra đời của máy tính 11
I.2 Phân loại máy tính 11
I.3 Đặc điểm của máy tính 13
I.4 Sự hoạt động của máy tính 14
II Tổ chức các bộ phận bên trong máy tính 16
II.1 Mô hình các bộ phận 16
II.2 Các thiết bị nhập xuất 17
II.3 Bộ nhớ 21
II.4 Đơn vị xử lý trung ương 25
III Các phần mềm trên máy vi tính 26
III.1.Hệ điều hành (operating system) 26
III.2.Phần mềm soạn thảo văn bản 26
III.3.Phần mềm quản lý 26
III.4.Các phần mềm ngôn ngữ 27
III.5.Các phần mềm đồ hoạ 27
III.6.Các phần mềm truyền tin 27
III.7.Các phần mềm thư tín điện tử 27
Bài 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS 28
I Các khái niệm cơ bản về hệ điều hành 29
I.1 Các chức năng cơ bản của hệ điều hành (HĐH) 29
I.2 Phân loại các hệ điều hành 30
I.3 Sơ lược về hệ điều hành MS-DOS 31
I.4 Hệ thống tập tin 33
II Giới thiệu hệ điều hành Windows 35
II.1 Lịch sử phát triển 35
II.2 Đặc điểm của hệ điều hành Windows 36
II.3 Cài đặt hệ điều hành Windows XP 37
Trang 3Bài 3: WINDOWS EXPLORER & MY COMPUTER 39
I Sử dụng Windows 40
I.1 Các khái niệm cơ bản 40
I.2 Màn hình Desktop 42
I.3 Quản lý các cửa sổ 44
I.4 Làm việc với các ứng dụng 45
I.5 Log on/Log off 46
I.6 Sử dụng chức năng Run của Start menu 52
II Làm việc với Tập tin và thư mục 53
II.1 Sử dụng Windows Explorer 53
II.2 Tìm kiếm tập tin và máy tính 55
II.3 Phục hồi các tập tin bị xoá 58
Bài 4: CẤU HÌNH HỆ THỐNG 59
I Giới thiệu 60
II Thay đổi ngày giờ hệ thống 61
III Quản lý màn hình Desktop và chế độ hiển thị 63
IV Quản lý font chữ và bộ gõ tiếng Việt 65
IV.1.Font tiếng Việt 65
IV.2.Quản lý các font trong hệ thống 66
IV.3.Bộ gõ tiếng việt 67
V Xác định cách thức sử dụng chuột 69
VI Xác định khu vực và nền văn hoá 70
VII Hiển thị tập tin và thư mục trong các cửa sổ 72
VIII Cấu hình Taskbar và Start menu 72
VIII.1.Taskbar 72
VIII.2.Start menu 73
Bài 5: WINDOWS COMMANDER VÀ WINZIP 74
I Giới thiệu về Windows Commander 75
I.1 Windows Commander là gì? 75
I.2 Thành phần giao diện 75
I.3 Các chức năng của Windows Commander 75
II Sử dụng Windows Commander 76
II.1 Thay đổi các tuỳ chọn về giao diện và các thao tác của chương trình 76
II.2 Đổi cửa sổ, ổ đĩa làm việc 78
II.3 Chọn tập tin, thư mục cần xử lý 79
III Các thao tác trên tập tin và thư mục 80
III.1.Các thao tác trên thư mục 80
III.2.Xem và thực thi một tập tin 81
Trang 4III.3.Thao tác sao chép và di chuyển tập tin thư mục 81
III.4.Thao tác xoá tập tin thư mục 82
IV Tìm kiếm tập tin 83
IV.1.Các thành phần trên màn hình tìm của Windows Commander 83
IV.2.Các thao tác sau khi thực hiện tìm 84
V Nén và giải nén 85
V.1 Thao tác nén tập tin 85
V.2 Giải nén tập tin 86
VI Cắt và nối tập tin 87
VI.1.Thao tác cắt tập tin 87
VI.2.Nối tập tin 88
VII WinZip 89
VII.1 Giới thiệu phần mềm WinZip 89
VII.2 Nén tập tin thư mục 89
VII.3 Giải nén tập tin 92
Bài 6: VẼ HÌNH - PAINT 94
I Giới thiệu về Paint 95
I.1 Khởi động Paint 95
I.2 Các thành phần của màn hình 95
I.3 Con trỏ chuột 96
I.4 Các thao tác thông thường 96
II Sử dụng tiện ích 97
II.1 Màu sắc – Hộp màu (Color Box) 97
II.2 Công cụ chọn 98
II.3 Công cụ xoá 99
II.4 Công cụ tô màu 99
II.5 Công cụ Pick Color .99
II.6 Thay đổi chế độ hiển thị 100
II.7 Công cụ Pencil 100
II.8 Công cụ Brush .100
II.9 Nhập văn bản vào Paint: 100
II.10.Công cụ Line 101
II.11.Đường cong 101
II.12.Vẽ hình chữ nhật 101
II.13.Vẽ đa giác bằng công cụ Polygon .101
II.14.Vẽ hình Ôval, hình tròn .101
III Các thao tác đối với hình ảnh 102
III.1.Quay hình 102
III.2.Kéo nghiêng hình 102
III.3.Lưu một phần hình ảnh thành tập tin 103
Trang 5III.4.Chèn hình ảnh và các ký tự đặc biệt 103
III.5.Chụp hình cửa sổ đang hiện hành 103
Bài 7: TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT WORD 104
I Giới thiệu về màn hình giao tiếp 105
II Các chế độ làm việc của Microsoft Word 107
II.1 Chế độ gõ ký tự (Overtype) 107
II.2 Giới thiệu chế độ trình bày màn hình 108
III Thao tác trên khối văn bản 108
III.1.Chọn khối văn bản 108
III.2.Hủy bỏ khối văn bản đã chọn 109
III.3.Sao chép khối văn bản 109
III.4.Tìm kiếm và thay thế - Find and Replace 110
IV Một số thao tác cơ bản trong Microsoft Word 111
Bài 8: ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN 113
I Định dạng trang in 114
I.1 Thiết lập các giá trị cho trang in 114
I.2 Header/Footer 115
II Định dạng đoạn văn (Paragraph) 116
II.1 Canh lề đoạn văn 116
II.2 Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn - Line Spacing 116
II.3 Khoảng cách giữa các đoạn với nhau 116
II.4 Định lề trái và phải của đoạn văn 118
II.5 Định dạng Drop Cap 120
II.6 Định dạng Bullets and Numbering 120
III Định dạng ký tự (Character) 121
III.1.Định dạng ký tự hay một nhóm từ 121
III.2.Sử dụng Format Painter 123
III.3.Dấu ngắt (break) 123
IV Định dạng khung viền và nền 124
IV.1.Định dạng khung viền cho trang in 124
IV.2.Định dạng khung viền và nền cho đoạn văn 125
V Định dạng cột báo 126
Bài 9: VẼ HÌNH TRONG MICROSOFT WORD 128
I Giới thiệu về các đối tượng đồ họa của Word 129
II Các đối tượng Drawing 130
II.1 Giới thiệu 130
II.2 Các đối tượng cơ sở 130
III Đối tượng Picture 137
Trang 6III.1.Giới thiệu 137
III.2.Các thao tác xử lý đối tượng Picture 137
Bài 10: BẢNG BIỂU - TABLE 142
I Đối tượng Table và cách sử dụng 143
II Các thao tác trên đối tượng Table 143
Bài 11: TẠO TRANG TRÌNH DIỄN VỚI MICROSOFT POWER POINT 152
I Tổng quan về Microsoft PowerPoint 153
I.1 Giới thiệu về Microsoft PowerPoint 153
I.2 Các thao tác cơ bản với PowerPoint 153
I.3 Các chế độ trình bày màn hình trong Microsoft PowerPoint 159
II Tạo hiệu ứng cho trang trình diễn 162
II.1 Hiệu chỉnh Slide Master 162
II.2 Tạo hiệu ứng khi có sự chuyển tiếp giữa các trang trình diễn 163
II.3 Tạo hiệu ứng cho các đối tượng trong trang trình diễn 164
Bài 12: TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT EXCEL 166
I Giới thiệu về Workbook và Worksheet 167
I.1 Giới thiệu 167
I.2 Những đặc điểm của Worksheet 167
I.3 Cấu trúc của Worksheet trong Excel 167
I.4 Thao tác trên Workbook 169
II Dữ liệu trên Worksheet 170
II.1 Các kiểu dữ liệu 170
II.2 Nhập liệu trên Worksheet 171
II.3 Thao tác trên vùng dữ liệu 173
III Định dạng bảng tính 174
III.1.Định dạng ô 174
III.2.Định dạng hình thức hiển thị dữ liệu 178
III.3.Thay đổi độ rộng của dòng và cột 179
III.4.Thêm, xóa dòng và cột cho bảng tính 179
IV In ấn và lưu trữ bảng tính 181
IV.1.Định dạng trang in 181
IV.2.Lưu trữ bảng tính 184
Bài 13: TÍNH TOÁN DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH 185
I Sao chép công thức 186
II Tham chiếu địa chỉ 186
II.1 Tham chiếu địa chỉ tương đối 187
II.2 Tham chiếu địa chỉ tuyệt đối 187
Trang 7II.3 Tham chiếu địa chỉ hỗn hợp 188
III Tham chiếu vùng 189
Bài 14 : CÁC HÀM CƠ BẢN 191
I Hàm logic 192
II Hàm về số 192
III Hàm về chuỗi 194
IV Hàm về ngày giờ 195
V Hàm thống kê 197
VI Hàm điều kiện 199
VII Hàm đổi kiểu dữ liệu 200
VIII Hàm tìm kiếm 201
IX Hàm kiểm tra 202
Bài 15: CƠ SỞ DỮ LIỆU TRÊN BẢNG TÍNH 204
I Các khái niệm trong Cơ sở dữ liệu 205
I.1 Vùng dữ liệu nguồn – Database range 205
I.2 Vùng tiêu chuẩn – Criteria range 205
I.3 Vùng rút trích – Extract range 205
II Sắp xếp dữ liệu 206
III Lọc dữ liệu 208
III.1.AutoFilter 208
III.2.Advanced Filter 210
III.3.Sử dụng Filter để xóa dữ liệu 211
III.4.Các dạng vùng tiêu chuẩn 211
IV Các hàm Cơ sở dữ liệu 213
V Kiểm tra dữ liệu 214
Bài 16: BIỂU ĐỒ 217
I Các loại biểu đồ 218
II Các thành phần trong biểu đồ 218
III Vẽ biểu đồ 219
ĐỀ THI MẪU 223
Trang 8GIỚI THIỆU
Sau khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có khả năng:
• Nắm vững các kiến thức cơ bản về máy tính
• Thực hiện các thao tác xử lý trên Windows
• Sử dụng thành thạo các tiện ích trên môi trường Windows
• Xử lý trong soạn thảo, trình bày văn bản với Winword
• Soạn thảo các bài trình diễn, báo cáo với PowerPoint
• Lập và trình bày bảng biểu trên Excel
• Lập công thức giải quyết một số công việc trong ứng dụng quản lý với Excel
Với thời lượng là 108 được phân bổ như sau:
3 Sử dụng Windows Explorer, My Computer 12
11 Tạo trang trình diễn với Microsoft PowerPoint 6
13 Tính toán dữ liệu trên bảng tính 6
Trang 915 Cơ sở dữ liệu trên bảng tính 8
Tổng số tiết : 108
Trang 10GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT
Sử dụng giáo trình "Tin học cơ bản” của tác giả Nguyễn Tiến Huy, tái bản lần thứ 2, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp HCM
Sử dụng giáo trình "Microsoft Word 2000, Microsoft Power Point 2000, Microsoft Excel 2000” của tác giả Phạm Thanh Minh, tái bản lần thứ 2, nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Tp HCM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11HƯỚNG DẪN PHẦN LÝ THUYẾT
Bài 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ MÁY TÍNH
Tóm tắt
Số tiết: 2 tiết
Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt
buộc
Bài tập làm thêm
Kết thúc bài học này,
học viên sẽ được cung
cấp các kiến thức cơ bản
nhất về máy tính Các
khái niệm, vấn đề được
trình bày trong bài hoàn
toàn có tính chất nhập
môn, giúp bạn có được
hình dung ban đầu về
máy tính, về công cụ, tổ
chức bên trong cũng như
hoạt động của máy tính
Trang 12I Tổng quan
Lần đầu tiên tiếp xúc với máy tính, người đọc chắc chắn sẽ có rất nhiều thắc mắc Phần này nhằm giải đáp các câu hỏi thường được gặp nhất khi bắt đầu làm quen với máy tính như :
Máy tính đã ra đời như thế nào?
Máy tính làm được những gì?
Máy tính hoạt động như thế nào?
I.1 Máy tính và sự ra đời của máy tính
Máy tính được ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội mong muốn có một loại công cụ thay thế cho con người lưu trữ các số liệu (ngày càng được phát sinh nhiều trong mọi lĩnh vực khoa học, xã hội), và thực hiện các phép tính nhanh chính xác trên khối lượng to lớn của các số liệu được lưu trữ
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học cuối cùng đã thiết kế chế tạo được chiếc máy đầu tiên đáp ứng các yêu cầu trên vào năm 1939, và họ đặt tên cho nó là máy tính (computer) vì ứng dụng chủ yếu lúc đó thuộc về lĩnh vực tính toán
Từ năm 1950, máy tính bắt đầu được đưa ra sử dụng trong xã hội Và cho đến nay, trải qua bao cải tiến, đã có nhiều loại máy tính khác nhau ra đời và được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực Xử lý của máy tính hiện nay rất đa dạng, trên nhiều loại dữ liệu khác nhau như: các số liệu, các hình ảnh, âm thanh v.v
Chú ý:
Máy tính là gì ? Máy tính là một công cụ cho phép lưu trữõ và xử lýù các dữ liệu một cách tự
động theo một chương trình được xác định trước mà không cần bàn tay can thiệp của con người trong suốt quá trình xử lý
I.2 Phân loại máy tính
Các máy tính có thể được phân chia theo tốc đổ xử lý
I.2.1 Mainframe
Mainframe là tên thường gọi cho các máy tính lớn, có tốc
độ xử lý ở mức cao nhất và thường chỉ được sản xuất bởi
các công tin lớn như IBM Máy mainframe chỉ dùng cho
các dạng ứng dụng phức tạp đòi hỏi tốc độ xử lý cũng như
khối lượng xử lý lớn
0
Trang 13I.2.2 Minicomputer
Minicomputer là loại máy tính với
khả năng xử lý ở mức độ giữa
máy mainframe và máy tính cá
nhân Minicomputer thường được
sử dụng trong các ứng dụng phục
vụ cho các tập đoàn hay các
công ty lớn Một trong những
dòng máy minicomputer nổi tiếng
gần đây là AS/400e của IBM
I.2.3 Máy tính cá nhân (PC – Personal Computer)
Máy tính cá nhân là loại máy tính phổ biến nhất, còn được gọi là máy PC hay đơn giản là "máy tính" Đây là loại máy tính được thiết kế dành cho một người dùng Trước đây, một tổ chức hay công ty thường sử dụng các máy mainframe hay máy minicomputer để cung cấp các khả năng tính toán, xử lý dữ liệu Các thành viên trong tổ chức hay công ty sẽ làm việc với máy mainframe hay minicomputer thông qua các terminal Terminal là thiết bị cho phép người dùng gửi dữ liệu tới máy
mainframe để yêu cầu xử lý sau đó nhận lại, hiển thị kết quả xử lý cho người dùng Do đó, một cách đơn giản có thể coi PC là một terminal được trang bị thêm các thiết bị phần cứng để có thể tự thực hiện các công việc xử lý, tính toán một cách độc lập
Máy tính cá nhân bắt đầu được đưa vào sử dụng từ những năm
1980 Máy tính cá nhân đầu tiên cũng do IBM sản xuất và là loại máy tính được sử dụng rộng rãi nhất PC là thuật ngữ chỉ các máy tính cá nhân có cấu trúc thiết kế tương tự như máy tính cá nhân của IBM Ngoài ra, Apple cũng đưa ra loại máy tính cá nhân khác ít được phổ biến hơn gọi là Apple Macintosh hay Mac
PC luôn cần phải có một phần mềm hay chương trình để giúp người dùng quản lý các hoạt động của máy tính gọi là hệ điều hành Hệ điều hành giúp người dùng quản lý các thông tin được lưu trữ trong máy tính mà ta còn hay gọi là các file, khởi động và thực hiện các chương trình khác và quản lý các thiết bị phần cứng được gắn vào máy tính như máy in, modem, … Các hệ điều hành nổi tiếng
Trang 14dành cho PC là DOS, Windows, Unix và Linux
thông tin với nhau, ví dụ như email Do đó, ngày nay trong các tổ chức hay công ty, máy tính tham gia vào một hệ thống thông tin bao gồm một mạng máy tính với nhiều máy tính và các thiết bị hỗ trợ khác
Trong một mạng máy tính, một máy tính có thể giữ một trong hai nhiệm vụ:
Server (máy chủ): Cung cấp các chức năng quản lý và chia sẻ tài nguyên Các tài nguyên
được server quản lý và chia sẻ có thể là dữ liệu, chương trình hay các thiết bị phần cứng như máy in, ổ đĩa cứng,…
Workstation (máy trạm): là những máy dành cho người dùng ngồi làm việc
I.3 Đặc điểm của máy tính
Trang 15Ví dụ:
Với các số liệu lưu trữ, chỉ trong vài giây, máy tính có thể trả lời cho bạn biết thông tin về tất cả các người (có tên hay đặc điểm được yêu cầu) trong một thành phố hay cả nước của một quốc gia nào đó
I.3.2 Xử lý
Máy tính có tốc độ xử lý rất nhanh Các máy tính hiện nay có thể đạt đến tốc độ thực hiện vài tỷ phép tính trong 1 giây
Máy tính xử lý rất chính xác, không phụ thuộc vào tình trạng, cảm tính của người sử dụng
Máy tính xử lý đa dạng, có thể áp dụng vào mọi lĩnh vực khoa học, xã hội Điều này được giải thích thông qua việc xem xét mô hình tổ chức hoạt động của máy tính và các loại máy khác
I.4 Sự hoạt động của máy tính
Sự hoạt động của máy tính là sự kết hợp của hai thành phần: phần cứng và phần mềm
I.4.1 Phần cứng (hardware) : là các linh kiện thiết bị cấu tạo thành máy tính như
Đĩa cứng, CPU, Ram
Màn hình, Bàn phím, Chuột
Trang 16
Mainboard, …
I.4.2 Phần mềm (software): là các chương trình được xây dựng phục vụ cho một yêu cầu nào đó trong thực
tế
Ví dụ:
Microsoft Office, Adobe PhotoShop, Corel Draw, …
Quá trình thực hiện của một chương trình như sau :
Chờ nhận các yêu cầu, số liệu từ người sử dụng
Xử lý các số liệu theo các yêu cầu để cho ra kết xuất
Xuất các kết quả cho người dùng
Quá trình hoạt động của máy tính gắn liền với quá trình thực hiện các chương trình Quá trình sử dụng một máy tính (từ khi bật máy) là quá trình sử dụng lần lượt các chương trình cho đến khi kết thúc (tắt máy)
Trang 17
II Tổ chức các bộ phận bên trong máy tính
II.1 Mô hình các bộ phận
Dựa vào chức năng, người ta chia các bộ phận của máy tính thành 3 khối :
Khối nhập xuất
Khối nhớ
Khối xử lý
II.1.1 Khối nhập xuất
Bao gồm các thiết bị nhập (input device), thiết bị xuất (output device), thiết bị truyền tin (communication device) có tác dụng chuyển dữ liệu từ bên ngoài vào bên trong máy tính và ngược lại
Thiết bị truyền tin
Đơn vị xử lý
Thiết bị nhập xuất
Bên ngoài:
+ Người sử dụng (thông qua thiết bị nhập hay xuất)
+ Bộ nhớ phụ (thông qua thiết bị nhập/xuất 2 chiều)
+ Các máy tính khác (thông qua thiết bị truyền tin)
Bên trong:
+ Bộ nhớ chính của máy tính
II.1.2 Khối nhớ
Giữ nhiệm vụ lưu trữ các chương trình và dữ liệu Khối nhớ bao gồm hai bộ phận :
Bộ nhớ chính (primary memory) : lưu các chương trình đang được thực hiện và các dữ liệu tương ứng với các chương trình đó
Bộ nhớ phụ (secondary memory) : kho lưu trữ các chương trình và dữ liệu của người sử
dụng
Trang 18II.1.3 Khối xử lý
Chỉ bao gồm một bộ phận duy nhất gọi là đơn vị xử lý trung ương (central processing unit) Đây là đơn vị đầu não bên trong máy tính Đơn vị thực hiện các lệnh bên trong các chương trình trong bộ
nhớ chính Đơn vị điều khiển và phối hợp tất cả các bộ phận của máy tính
II.2 Các thiết bị nhập xuất
II.2.1 Bàn phím (keyboard)
Mô tả:
Tương tự như bàn phím máy đánh chữ
Các phím được chia thành 3 nhóm:
+ Các phím dữ liệu (data keys) : bao gồm các phím : a → z ; A → Z ; ∅ → 9 ; * , / ? ( ]
> v.v cho phép người sử dụng vào dữ liệu hay các lệnh
+ Các phím chức năng (function keys) : bao gồm các phím F1, F2, del → ↑ Pgup v.v
cho phép người sử dụng vào các lệnh dưới dạng ngắn gọn và dạng cô đọng hơn so với lệnh vào bằng các phím dữ liệu Lưu ý rằng ý nghĩa các phím này không được xác định trước mà phụ thuộc vào từng chương trình Mỗi chương trình sẽ gán cho các phím chức năng một ý nghĩa (lệnh) riêng
+ Các phím trạng thái (status keys) : bao gồm các phím Alt, Ctrl, Shift v.v Đặc điểm
của phím này là không sử dụng riêng lẻ mà phải được phối hợp với các phím dữ liệu hay phím chức năng Tổ hợp được tạo ra sẽ có ý nghĩa như một phím mới Các phím trạng thái được đưa vào với mục đích tăng cường số lượng các phím được sử dụng mà không cần đưa thêm quá nhiều phím trên bàn phím
Trang 19II.2.2 Màn hình
Màn hình có hai chế độ (mode) làm việc :
Chế độ văn bản (text mode) : đơn vị xuất cơ sở là ký tự
Chế độ đồ hoạ (graphic mode): đơn vị xuất cơ sở là một chấm (pixel)
Trang 20Độ phân giải (Resolution) của màn hình là số các phần tử trên một dòng và trên một cột
Trong chế độ văn bản, có hai độ phân giải thông dụng là 80x25 và 40x25
Trong chế độ đồ họa, có rất nhiều độ phân giải khác nhau tùy thuộc vào các loại màn hình và card màn hình (Ví dụ một số độ phân giải thường dùng: 640x480, 800x600, 1024x768, 1280x1024)
II.2.3 Các thiết bị khác
Máy quét quang học (Scanner)
Có hình dạng và cách hoạt động tương tự như máy photocopy, hình ảnh được quét thay vì được sao chụp sang tờ giấy khác sẽ được chuyển vào bên trong máy tính
Công dụng chính của máy quét :
+ Cho phép nhập các dữ liệu về hình ảnh như bản đồ, vân tay, hình người v.v
+ Cho phép tăng nhanh tốc độ nhập xuất bằng cách quét và đưa vào máy tính toàn bộ một văn bản, mà không cần thiết phải gõ từng ký tự qua bàn phím (phương pháp này đòi hỏi phải có một chương trình nhận dạng văn bản)
Máy in (Printer)
Cho phép xuất văn bản, hồ sơ, báo biểu ra giấy
Tốc độ in của các máy in hiện nay trên máy vi tính còn rất chậm, và cũøng là một giới hạn của máy vi tính so với các máy lớn
Trang 21 Có nhiều loại máy in:
Cho phép vẽ các hình ảnh trên giấy
Các chương trình sẽ điều khiển các bút vẽ di chuyển đến vị trí thích hợp và vẽ các đường hình học cơ sở như đường thẳng, đường tròn v.v
Thiết bị truyền tin
Cho phép chuyển hay nhận dữ liệu từû một máy tính này đến một máy tính khác
Trường hợp khoảng cách giữa hai máy không xa lắm có thể nối trực tiếp qua dây cáp truyền tin
qua cáp và card mạng
hoặc thiết bị mạng không dây
Trường hợp cần chuyển dữ liệu qua hai máy có khoảng cách xa, thông thường đường dây
Trang 22điện thoại được sử dụng để giảm bớt chi phí về thiết bị Tuy nhiên, các tín hiệu được xử lý bên trong máy tính không thích ứng với các tín hiệu cho phép truyền trên đường dây điện thoại, khi đó dùng một thiết bị đặc biệt để chuyển đổi giữa hai loại tín hiệu Thiết bị này có tên gọi là MODEM
II.3 Bộ nhớ
II.3.1 Các đặc điểm của bộ nhớ
Phương pháp truy xuất (đọc/ghi) các phần tử của bộ nhớ
Truy xuất tuần tự (sequential) : Muốn truy xuất phần tử thứ n phải duyệt qua (n-1) phần tử trước đó
Truy xuất ngẫu nhiên (Random) : có thể truy xuất một phần tử có vị trí bất kỳ thứ n mà không cần duyệt qua (n-1) phần tử trước đó
Đơn vị truy xuất cơ sở: Dung lượng tối thiểu của một thao tác đọc hay ghi
II.3.2 Bộ nhớ chính
Trang 235 1 2 MB
1 GB
2 GB
+ Phương pháp truy xuất bộ nhớ chính là phương pháp ngẫu nhiên
+ Đơn vị truy xuất cơ sở thông thường là byte Có thể cho ghép đọc ghi từng byte một trong bộ nhớ chính
Tổ chức bên trong
Là vùng nhớ lưu các chương trình và dữ liệu của người sử dụng
Cho phép cả hai thao tác đọc và ghi
Khi mất điện, các dữ liệu lưu trữ trong RAM sẽ mất theo
ROM
Là vùng nhớ lưu các chương trình và dữ liệu của hãng sản xuất máy Đây là các chương trình điều khiển thiết bị cơ sở trợ giúp cho việc thực hiện của các chương trình được thực hiện trong RAM
Chỉ cho phép thao tác đọc
Khi tắt điện, các dữ liệu trong ROM vẫn còn được lưu lại
Chú ý:
Khi nói đến dung lượng bộ nhớ chính, thông thường là nói đến dung lượng RAM.
II.3.3 Bộ nhớ phụ
Đĩa mềm (floppy disk)
Khe đọc/ghi: cho phép đầu từ đọc ghi các dữ liệu trên đĩa (Cẩn thận đừng chạm tay hay
để bụi bám vào khe này sẽ làm hư các dữ liệu)
Lỗ quay: cho phép quay đĩa quanh một trục để đưa dữ liệu muốn đọc/ghi đến khe đọc/ghi
Lỗ chỉ mục : cho phép xác định vị trí bắt đầu của sector
Khe bảo vệ : khi dùng nút che kín khe này, đĩa được sử dụng cho việc đọc ghi, ngược lại
chỉ cho đọc (dùng để tránh việc ghi nhầm lên đĩa các dữ liệu quan trọng)
0
Các loại máy hiện đại
Trang 24Dữ liệu ghi trên mặt đĩa theo các đường tròn đồng tâm gọi là track Các track được đánh số từ 0 (track ngoài cùng) và lại được chia thành các cung nhỏ bởi các đường qua tâm Các cung này được gọi là các sector Các sector được đánh số từ 1
Đĩa mềm có thể được sử dụng 1 hay cả 2 mặt đĩa gọi là head Các mặt được đánh số là 0 và 1 Dung lượng đĩa phụ thuộc vào các thông số sau :
Số byte trên mỗi sector
Số sector trên mỗi track
Số track trên mỗi mặt đĩa
Số các mặt đĩa (head) được sử dụng
Lỗ quay
Lỗ chỉ mục
Track
Sector
Trang 25sẽ có dung lượng 512 x 9 x 40 x 2 = 360 KBs
Đường kính (inch)
Bytes/sector Sectors/track Track Head Dung lượng
(KB)
Bảng thông số và dung lượng các loại đĩa mềm thường được sử dụng :
Đĩa mềm được truy xuất theo phương pháp ngẫu nhiên
Đơn vị truy xuất cơ sở của đĩa mềm là sector
Đĩa cứng (hard disk)
Có cấu trúc và tổ chức tương tự như đĩa mềm Nhưng đĩa cứng có dung lượng cao hơn đĩa mềm rất nhiều lần
Các thiết bị lưu trữ khác
Ngoài đĩa cứng và đĩa mềm, người ta cũng có thể sử dụng các thiết bị lưu trữ khác như Pen Drive, Memory Stick, SD Card …
Trang 26
II.4 Đơn vị xử lý trung ương
Đây là đơn vị thực hiện các lệnh của các chương trình bên trong bộ nhớ chính
Quá trình hoạt động CPU như sau :
+ Đọc một mã lệnh từ bộ nhớ chính
+ Giải mã lệnh cần thiết cho lệnh
+ Lấy các dữ liệu cần thiết cho lệnh
Các CPU thông dụng hiện nay là Pentium III, Celeron, Pentium IV, …
Ở Việt Nam, hệ máy IBMPC là hệ máy thông dụng nhất Các hệ máy khác cũng được sử dụng nhưng với số lượng rất ít như ATARI, MACINTOSH
Trang 27
III Các phần mềm trên máy vi tính
III.1 Hệ điều hành (operating system)
Trên cùng một máy tính có thể cho phép nhiều người cùng sử dụng, và thực hiện nhiều chương trình ứng dụng khác nhau Để có thể phối hợp, quản lý, và giúp đỡ sự thực hiện của các chương
trình đó, một loại chương trình đặc biệt được đưa ra gọi là Hệ điều hành
Hệ điều hành là một hệ thống các chương trình quản lý và giúp đỡ sự thực hiện của các chương trình ứng dụng trên máy tính
Mô hình máy tính khi đưa hệ điều hành vào:
Người sử dụng Các chương trình ứng dụng Hệ điều hành Các linh kiện thiết bị Trên máy vi tính có nhiều hệ điều hành khác nhau như MS-DOS, UNIX, WINDOWS, NOVEL NETWARE, OS2 Nhưng trong đó thông dụng và phổ biến nhất ở nước ta là các hệ điều hành MS-DOS, WINDOWS (sẽ được đề cập chi tiết trong chương 2, WINDOWS)
III.2 Phần mềm soạn thảo văn bản
Cho phép người dùng tạo lập, sửa đổi, in ấn, lưu trữ các văn bản với nhiều tiện ích khác nhau
Các phần mềm này có thể ứng dụng vào việc soạn thảo các báo cáo, báo biểu, sắp chữ, dàn trang trong việc in ấn sách vở, báo chí
Các phần mềm soạn thảo văn bản đã và đang được sử dụng: Vni, SK, BKED , Word Perfect, Corel Ventura, Page Maker, Microsoft Word, v.v
III.3 Phần mềm quản lý
Cho phép người sử dụng tạo lập lưu trữ các hồ sơ, sổ sách, và các thông tin quản lý v.v Và sau đó, cho phép người sử dụng đặt ra các câu hỏi dựa trên các dữ liệu đã được đưa vào hay lập các chương trình ứng dụng về quản lý
Các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu đã và đang được sử dụng: dBase, Foxbase, Foxpro, Access, Oracle, SQL server, v.v
Trang 28III.4 Các phần mềm ngôn ngữ
Cho phép người sử dụng viết các chương trình ứng dụng bằng một ngôn ngữ đơn giản hơn rất nhiều so với ngôn ngữ máy (các lệnh của CPU) Phần mềm này sẽ biên dịch (compile) các lệnh trong ngôn ngữ được dùng thành các lệnh trong ngôn ngữ máy (CPU chỉ có thể thực hiện các chương trình viết bằng ngôn ngữ máy)
Các phần mềm đang được sử dụng: C Pascal, Hợp ngữ, C++, Visual Basic, Delphi, v.v
III.5 Các phần mềm đồ họa
Cho phép người sử dụng thiết kế và vẽ các hình trên máy tính và thường được ứng dụng vào các lĩnh vực thiết kế tạo mẫu, quảng cáo, xử lý ảnh
Ví dụ:
Thiết kế các mạch điện, thiết kế trong xây dựng, tạo mẫu quần áo
Các phần mềm đã và đang được sử dụng: Grasp, Fanta, ACAD, 3DMAX,AUTOCAD, PHOTOSHOP, COREL DRAW, v.v
III.6 Các phần mềm truyền tin
Cho phép người sử dụng chuyển nhận các dữ liệu từ máy tính này đến máy tính khác
Các phần mềm này thích hợp với các đơn vị có nhiều chi nhánh và cần thiết sự thông tin liên lạc giữa các chi nhánh
Ví dụ:
Ngân hàng, các công ty có nhiều cửa hàng v.v
Các phần mềm thông dụng hiện nay : Laplink, PC-talk, Cross-talk, v.v
III.7 Các phần mềm thư tín điện tử
Cho phép người sử dụng gởi (nhận) các bức thư điện tử (E_mail) trên hệ thống mạng các máy tính
Mỗi thư điện tử là một văn bản đã được soạn thảo và lưu trữ trên máy tính
Phần mềm thông dụng hiện nay là Eudora, OutLook Express,
Trang 29
Bài 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ ĐIỀU HÀNH WINDOWS
Tóm tắt
Số tiết: 2 tiết
Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt
buộc
Bài tập làm thêm
Kết thúc bài học này, học
viên sẽ có được một cái
nhìn chung về hệ điều
hành và những kỹ năng
cần thiết để làm việc trên
hệ điều hành Windows
I Các khái niệm cơ bản của hệ điều hành
II Giới thiệu hệ điều hành Windows
2.1, 2.2, 2.3
Trang 30I Các khái niệm cơ bản về hệ điều hành
I.1 Các chức năng cơ bản của hệ điều hành (HĐH)
Hệ điều hành, như tên của nó, là hệ thống phần mềm dùng để điều hành sự hoạt động của máy tính Trong quá trình làm việc với máy tính (trừ một khoảng thời gian ngắn lúc khởi động máy) tất cả các thao tác của người sử dụng với máy tính như gõ bàn phím, di chuyển chuột, đọc ổ đĩa mềm, sao chép tập tin, tất cả đều được ghi nhận và xử lý bởi HĐH Đa số các hệ điều hành đều có một số thành phần chức năng cơ bản giống nhau, đó là:
I.1.1 Giao tiếp với người dùng
Thành phần giao diện là một trong những thành phần quan trọng nhất của một HĐH Một hệ thống giao diện thân thiện, dễ sử dụng giúp người dùng truy cập và tận dụng được sức mạnh của các tài nguyên có trong máy tính của mình
Ngày nay, hệ thống giao diện đồ hoạ cho phép người dùng sử dụng bàn phím, con chuột thao tác với các cửa sổ, thực đơn chọn, … (còn gọi là hệ thống giao diện windows-based) là hệ thống giao diện phổ biến nhất hiện nay
I.1.2 Quản lý hệ thống tập tin (Tập tin System)
Trong quá trình làm việc với máy tính, người dùng lưu kết quả công việc của mình thành các tập tin (tập tin) trên các thiết bị lưu trữ Ví dụ hai văn bản hợp đồng khác nhau sẽ được lưu trên đĩa cứng dưới dạng hai tập tin khác nhau HĐH sẽ cung cấp các lệnh cho phép người dùng quản lý các tập tin như lưu trữ, sao chép và xoá chúng khi cần
I.1.3 Quản lý thiết bị
HĐH cung cấp các chức năng giúp người dùng làm việc với các thiết bị của máy tính như quản lý
ổ đĩa cứng, in ấn, kết nối vào Internet thông qua modem,
Thông thường, một HĐH không tự động nhận biết và điều khiển được các thiết bị ngoại vi Để có thể làm việc được với các thiết bị, HĐH cần được cung cấp các trình điều khiển mà những nhà sản xuất thiết bị ngoại vi đã viết để chạy tương ứng với HĐH đó
Quá trình gắn thiết bị ngoại vi vào máy tính và chỉ ra trình điều khiển thiết bị cho HĐH gọi là quá trình cài đặt thiết bị Các hệ điều hành phổ biến đều được tích hợp sẵn với rất nhiều các trình điều khiển để cung cấp cho người dùng tính năng Plug ‘n’ Play
I.1.4 Khởi động
Hầu hết các hệ điều hành được khởi động và thi hành như là một phần mềm với độ ưu tiên cao nhất trong hệ thống Vì là hệ thống quản lý quá trình làm việc của máy tính, HĐH được tự động khởi động đầu tiên khi máy tính bắt đầu làm việc Quá trình HĐH khởi động còn gọi là quá trình khởi động máy Trong quá trình này, hệ điều hành sẽ thực hiện hàng loạt các chức năng kiểm tra hệ thống phần cứng, nhận dạng các thiết bị và khởi động các thành phần quản lý hệ thống, đưa
Trang 31chúng vào bộ nhớ (RAM) để sẵn sàng đáp ứng các thao tác của người dùng
I.1.5 Thi hành và quản lý các phần mềm
HĐH giữ vai trò thi hành và quản lý các phần mềm khác được cài đặt trong hệ thống, giúp cho các ứng dụng có thể tận dụng được các tài nguyên vốn có một cách hiệu quả
Tại một thời điểm HĐH có thể cho phép người dùng thi hành một hoặc nhiều ứng dụng Hầu hết các hệ điều hành phổ biến hiện nay đều cung cấp chức năng Multi-Tasking cho phép người dùng cùng lúc thực hiện nhiều ứng dụng tại một thời điểm
I.1.6 Xử lý lỗi
Trong quá trình làm việc với máy tính, người dùng có thể gặp phải các lỗi với các mức độ nghiêm trọng khác nhau HĐH có cung cấp các chức năng xử lý lỗi, giúp hạn chế tối đa việc mất mát dữ liệu (hay kết quả làm việc) của người sử dụng
Ví dụ, khi người dùng muốn sao chép một tập tin vào đĩa mềm nhưng lại quên chưa đưa đĩa vào ổ đĩa HĐH sẽ thông báo cho người dùng biết cần phải đưa đĩa vào ổ đĩa rồi tiếp tục copy thay vì không cho người dùng sao chép hoặc vẫn cố gắng thực hiện và làm treo máy
I.1.7 Làm việc qua mạng
Các máy tính không chỉ hoạt động đơn lẻ (Stand-alone) mà còn có thể được kết nối với nhau thành một mạng máy tính Hầu hết các HĐH đều cung cấp các chức năng làm việc qua mạng cho người dùng, giúp người dùng truy cập và sử dụng các tài nguyên có trên mạng
I.1.8 Các tiện ích hệ thống
Bên cạnh các chức năng quản lý hệ thống máy tính, HĐH còn cung cấp cho người dùng các chương trình tiện ích hệ thống Các chương trình này giúp người dùng tự mình thực hiện các công việc quản lý hệ thống như quản lý phân mảnh ổ cứng, quản lý/phân quyền cho người dùng,
I.2 Phân loại các hệ điều hành
Có rất nhiều hệ điều hành máy tính và nhiều cách phân loại khác nhau
I.2.1 Phân loại theo kiến trúc của hệ thống máy tính
Có hai loại máy tính có kiến trúc khác nhau được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới là máy IBM PC và máy Macintosh viết tắt là PC và Mac
Các hệ điều hành có thể chia làm hai loại là hệ điều hành chạy trên máy PC và hệ điều hành chạy trên máy Mac
Ví dụ:
Hệ điều hành cho máy Mac: MacOS
Hệ điều hành cho máy PC: MS-DOS, Windows
Trang 32
I.2.2 Phân loại theo hình thức giao diện
Có hai hình thức giao diện là giao diện dòng lệnh (Command-line User Interface - CUI) và giao diện đố hoạ (Graphical User Interface - GUI)
Các hệ điều hành cũng có thể chia làm hai loại dựa trên cách thức giao tiếp với người dùng
Ví dụ:
Hệ điều hành CUI: MS-DOS, Solaris, UNIX
Hệ điều hành GUI: Windows, Red`Hat Linux
I.2.3 Phân loại dựa trên khả năng thực hiện tác vụ
Có hai hình thức thực hiện các tác vụ của hệ điều hành là tại một thời điểm chỉ thực hiện một tác vụ (đơn nhiệm) và tại một thời điểm thực hiện nhiều tác vụ (Đa nhiệm – Multi-Tasking)
Ví dụ:
Hệ điều hành đơn nhiệm: MS-DOS
Hệ điều hành đa nhiệm: Windows
I.2.4 Phân loại dựa trên các chức năng quản lý mạng
Các hệ điều hành có thể phân chia thành hai loại là hệ điều hành quản lý mạng (Server) dùng để quản lý một hệ thống mạng nhiều máy tính và hệ điều hành sử dụng mạng (Client hay Work Station)
Ví dụ:
Hệ điều hành Client: Windows 9x, Windows 2000 Professional
Hệ điều hành Server: WinNT, Windows 2000 Server Family, Windows 2003Server
Microsoft là công ty hàng đầu trong việc cung cấp các hệ điều hành máy tính HĐH của Microsoft gắn liền với sự ra đời và phát triển của máy PC Ngày nay, HĐH Windows của Microsoft có mặt ở khắp nơi trên thế giới, không chỉ hỗ trợ máy tính cá nhân mà còn cả các máy chủ và các thiết bị cầm tay
I.3 Sơ lược về hệ điều hành MS-DOS
Những hệ điều hành mới nhất hiện nay của Microsoft được xây dựng dựa trên kinh nghiệm hơn 20 năm xây dựng HĐH của công ty này cho các máy PC Những chiếc PC đầu tiên của IBM được tung ra vào năm 1981 đi kèm với HĐH MS-DOS của Microsoft
DOS (Disk Operating System) là HĐH đầu tiên mà Microsoft phát triển Từ phiên bản đầu tiên được phát hành năm 1981, DOS được liên tục cải tiến cho tới phiên bản 7.0 hoạt động song song cùng với Windows 95 được phát hành năm 1995
Các khái niệm cơ bản trên MS-DOS như hệ thống tập tin và thư mục, quá trình khởi động máy tính, bộ nhớ, … là rất cần thiết đối với các chuyên viên máy tính làm việc trên các hệ thống sử
Trang 33
dụng HĐH do Microsoft phát triển
I.3.1 Các đặc điểm của MS-DOS:
MS-DOS là hệ điều hành 16 bit được thiết kế cho các CPU sử dụng kiến trúc CPU của Intel® thuộc họ CPU 8086, 8088,…
MS-DOS là hệ điều hành đơn nhiệm, tại một thời điểm hệ thống chỉ có khả năng xử lý một tác vụ Hệ thống chỉ có khả năng quản lý cao nhất 32MB bộ nhớ và các chương trình chỉ sử dụng 640KB bộ nhớ cơ sở mà thôi
I.3.2 Các tập tin căn bản của MS-DOS và quá trình khởi động
MS-DOS có thể hoạt động với một bộ tập tin tối thiểu gói gọn trong 100KB của một đĩa mềm Ba tập tin cơ bản nhất của MS-DOS là:
IO.SYS: Giao tiếp giữa phần cứng và HĐH
MSDOS.SYS: Bộ lệnh chính của HĐH
COMMAND.COM: Giao tiếp giữa người dùng và HĐH
Với ba tập tin này, MS-DOS có thể khởi động hệ thống máy tính và bắt đầu nhận lệnh từ người dùng để thực hiện các thao tác xử lý tập tin và thư mục (ghi nhớ rằng DOS – Disk Operating System là HĐH quản lý đĩa)
Do mỗi hệ thống máy tính có thể có các thiết bị khác nhau, DOS sử dụng hai tập tin khởi động để cài đặt các tham số hệ thống và quản lý các thiết bị ngoại vi cũng như các chương trình hiệu quả hơn
CONFIG.SYS: Thi hành các trình điều khiển thiết bị không có sẵn trong IO.SYS
AUTOEXEC.BAT: khởi động các trình thường trú và đặt giá trị cho các biến hệ thống như TEMP, PATH
MS-DOS là hệ điều hành sử dụng giao diện dòng lệnh (Command-line User Interface) Người dùng sẽ gõ các lệnh muốn thực hiện vào từ bàn phím và COMMAND.COM sẽ thực hiện các lệnh đó Có hai loại bộ lệnh chính của DOS là:
Bộ lệnh nội trú có sẵn trong COMMAND.COM
Bộ lệnh ngoại trú là những tập tin kiểu exe hoặc com có trong hệ thống Khi gặp những lệnh này, COMMAND.COM sẽ đọc những tập tin exe hay com tương ứng vào bộ nhớ và tạm thời nhường quyền xử lý hệ thống cho tập tin này cho đến khi lệnh hoàn tất
MS-DOS không chịu trách nhiệm quản lý lỗi cho các lệnh ngoại trú Nếu vì lý do nào đó, lệnh ngoại trú thực hiện không thành công và không trả quyền điều khiển hệ thống lại cho COMMAND.COM, DOS cho phép người dùng sử dụng một ngắt bàn phím bằng cách nhấn ba phím Ctrl – Atl – Del đồng thời, để khởi động lại máy tính
Trang 34I.4 Hệ thống tập tin
Trong các hệ điều hành, tập tin (file) là đơn vị lưu trữ dữ liệu cơ bản giúp người dùng phân biệt một tập hợp các dữ liệu (thông tin) này với một tập hợp các dữ liệu khác Tập tin được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ với đơn vị lưu trữ là byte
Trên các thiết bị lưu trữ, tập tin được lưu trong các thư mục (Directory) Một thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục con
HĐH MS-DOS sử dụng tên để phân biệt giữa hai tập tin hay thư mục khác nhau Tên tập tin và thư mục chỉ dài tối đa 8 ký tự Tập tin có thể có thêm phần mở rộng dài tối đa 3 ký tự và ngăn cách với phần tên bởi dấu chấm (.) Tên tập tin, thư mục không phân biệt chữ hoa hay thường Với HĐH Windows thì tên tập tin có thể dài 255 ký tự
Các ổ đĩa trong máy tính được đánh thứ tự bằng chữ cái như A, B, C, … trong đó A và B dành cho ổ đĩa mềm và C là ổ đĩa cứng luận lý đầu tiên trong hệ thống Một đĩa cứng vật lý có thể được phân thành nhiều ổ đĩa cứng luận lý khác nhau được gọi là partition
Trên mỗi ổ đĩa, luôn có một thư mục gọi là thư mục gốc có tên là \ Tất cả các thư mục, tập tin đều nằm dưới (trực tiếp hay gián tiếp) thư mục gốc
Để chỉ ra một tập tin, người dùng phải chỉ rõ đường dẫn tới tập tin đó Đường dẫn của một tập tin bao gồm ổ đĩa, tên thư mục chứa tập tin và tên tập tin (gồm cả phần mở rộng)
Hệ thống quản lý tập tin giữ nhiệm vụ:
Chuyển đổi các khối dữ liệu được lưu rời rạc hay liên tục trên các thiết bị lưu trữ thành một tập tin thống nhất
Phân biệt các khối dữ liệu của tập tin này với các khối dữ liệu của tập tin kia
Tổ chức lưu trữ và thể hiện các tập tin theo cấu trúc phân cấp: ổ đĩa, thư mục và tập tin Các thuật ngữ cơ bản của hệ thống quản lý tập tin
Boot disk: Thiết bị lưu trữ có chứa Master Boot Record và các tập tin của HĐH dùng để khởi động máy
Partition: Một ổ đĩa cứng dung lượng lớn có thể chia thành nhiều phần có dung lượng nhỏ hơn gọi là các partition Với HĐH, mỗi partition là một ổ đĩa logic
Primary Partition: Partition chính của một ổ đĩa cứng chứa boot sector và các tập tin khởi
Trang 35
động của HĐH
Volume: Một Volume tương tự như một ổ đĩa logic
Có nhiều hệ thống quản lý tập tin khác nhau được sử dụng trong các HĐH, các thiết bị lưu trữ khác nhau
CDFS: Hệ thống quản lý tập tin dùng trong các đĩa CD-ROM
FAT: Hệ thống quản lý tập tin dùng trong đĩa mềm và đĩa cứng dung lượng nhỏ
FAT16, FAT32: Hệ thống quản lý tập tin dùng cho đĩa cứng của các HĐH do Microsoft xây dựng DOS và Windows 95 dùng FAT16 Các phiên bản Windows sau Windows 95 dùng FAT16 và FAT32
NTFS: Hệ thống quản lý tập tin của các HĐH Windows Server
Các hệ thống FAT sử dụng cơ chế bảo mật tập tin dựa trên các thuộc tính (Attribute) của tập tin Các thuộc tính của một tập tin hay thư mục bao gồm:
Read-only, Archive, Hidden, System
Hệ thống NTFS sử dụng cơ chế bảo mật dựa trên khái niệm các quyền sử dụng của người dùng đối với một thư mục chứa các tập tin Các quyền sử dụng của một người dùng đối với một thư mục bao gồm:
Full Control, Read, Write, Modify, Read & Execute
0
Trang 36II Giới thiệu hệ điều hành Windows
Tiếp sau MS-DOS, Microsoft phát hành một thế hệ HĐH mới dựa trên giao diện cửa sổ có tên là Microsoft Windows Có thể nói Windows là hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay
II.1 Lịch sử phát triển
II.1.1 Từ Windows 1.0 đến Windows 3.11
Phiên bản Windows 1.0 ra đời năm 1985, phiên bản 2.0 ra đời năm 1987 nhưng không phổ biến rộng rãi tới người dùng Phiên bản Windows đầu tiên được phát hành rộng rãi là Windows 3.1 ra đời năm 1992
Từ phiên bản 1.0 tới 3.1, Windows là một môi trường quản lý ứng dụng chạy trên nền DOS chứ không phải là một HĐH thực sự Windows cung cấp cho người dùng và người phát triển ứng dụng một hệ thống giao diện đồ họa thống nhất (Common GUI) gồm các cửa sổ, menu, scroll bar, button,
Windows 3.11 sau đó phổ biến rộng rãi vào năm 1993 với khả năng hỗ trợ làm việc trên mạng được biết với tên gọi Windows 3.11 for Workgroup
II.1.3 Windows 98
Phiên bản chính thức tiếp theo được Microsoft dự kiến phát hành năm 1997 là Windows 97 ra đời trễ một năm và do đó sử dụng tên gọi là Windows 98
II.1.4 Windows Millenium
Phiên bản cuối cùng của HĐH Windows 9x là WinMe WinMe tăng cường tính ổn định của hệ thống cũng như khả năng tái lập hệ thống sau khi gặp lỗi, mở rộng sự hỗ trợ các thiết bị Plug ‘n‘ Play và đặc biệt là các tính năng multimedia
II.1.5 Windows NT
Trong năm 1993, Microsoft giới thiệu một họ HĐH mới với tên Windows NT nhắm đến các Tổ chức, công ty, sử dụng hệ thống mạng máy tính Windows NT gồm hai bản Workstation dành cho người dùng chuyên nghiệp và Server dành cho các nhà quản trị mạng
Trang 37Windows NT bắt đầu phát hành rộng rãi từ phiên bản 3.0 đến 4.0 cùng với sáu bộ Service Pack
II.1.7 Windows XP (XP - eXPerience)
Phát hành chính thức năm 2002 với hai bản đầu tiên là XP Home và XP Professional, phiên bản này nhắm tới người dùng ở nhà và văn phòng Giao diện rất đẹp mắt với khả năng hỗ trợ multimedia mạnh mẽ và truy cập Internet, tài nguyên mạng rất ổn định
Phiên bản dành cho người quản trị mạng tại thời điểm tài liệu này được viết đang ở giai đoạn Beta test với tên gọi đầy đủ Windows XP NET Standard Server hỗ trợ công nghệ mới của Microsoft là Microsoft NET
II.2 Đặc điểm của hệ điều hành Windows
Các ứng dụng viết trên hệ điều hành Windows sử dụng chung hệ thống giao diện Các đặc điểm này giúp người dùng giảm bớt việc phải làm quen với việc sử dụng chương trình:
Hệ thống thực đơn thống nhất cung cấp cho người dùng một cách thức chuẩn để gọi thực hiện các chức năng của ứng dụng
Có thể thực hiện thao tác copy, paste dữ liệu ở bất cứ đâu trong hệ thống
Các thanh cuộn scrollbar cho phép người dùng hiển thị các văn bản hay hình ảnh liên tục trải dài trên nhiều trang màn hình
Các ứng dụng được đặt trong các cửa sổ Cửa sổ có thể được sắp xếp chồng lên nhau như các tài liệu đặt trên bàn làm việc
Gọi thi hành các ứng dụng đơn giản bằng các nhắp đúp trên các biểu tượng ứng dụng Cung cấp các tính năng multimedia cho phép người sử dụng nghe nhạc, xem phim,
Windows cung cấp khả năng đa nhiệm (multi-tasking) Người dùng có thể đồng thời chạy và làm việc giữa nhiều ứng dụng Khả năng này kết hợp với tính năng Copy-Paste dữ liệu văn bản hay hình ảnh giữa các ứng dụng giúp tăng thêm hiệu quả làm việc của người dùng
Windows cung cấp khả năng làm việc trong môi trường mạng, nhiều người dùng Người sử dụng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các tài nguyên có trên mạng, được hỗ trợ cơ chế bảo mật và chia sẻ tài nguyên giúp bảo vệ những tài liệu, thông tin quan trọng mang tính chất cá nhân
Trang 38II.3 Cài đặt hệ điều hành Windows XP
II.3.1 Cấu hình máy vi tính
Cấu hình máy vi tính là một tập hợp các thông tin về các thành phần cơ sở có trong máy bao gồm:
Tốc độ xử lý của CPU
Dung lượng bộ nhớ chính (RAM) và loại bộ nhớ (RAM, SDRAM, DDRAM, RDRAM)
Dung lượng đĩa cứng
Độ phân giải, số lượng màu hiển thị và dung lượng bộ nhớ của card màn hình (Graphic card)
Card âm thanh (Sound card), card mạng (Network Interface card)
Các thiết bị nhập liệu bàn phím và con chuột
Khi cài đặt một ứng dụng hay một HĐH lên máy vi tính, người sử dụng phải chú ý đáp ứng cấu hình máy tối thiểu mà chương trình hay HĐH yêu cầu
Bảng thông tin cấu hình các hệ điều hành Windows:
Phần cứng Win 2000 Pro Win XP Home / Win XP Pro Ghi chú
Bộ nhớ (RAM) 64 MB 128 MB Windows có khả năng quản
lý tới 4GB bộ nhớ chính
Dung lượng đĩa
cứng còn trống 2 GB với 650 MB trống 1.5 GB trống
Thông thường, dung lượng cài đặt nhiều gấp đôi dung lượng tối thiểu
Màn hình và
card màn hình VGA 16 màu; SVGA Super VGA (800 x 600)
Đa số ứng dụng cần hệ thống hiển thị 256 màu và độ phân giải 800x600 pixel
CD-ROM CD-ROM hoặc DVD CD-ROM hoặc DVD
Bàn phím/chuột Bàn phím và chuột tương thích với Windows 98
Thiết bị khác Modem, sound card, Network interface card
II.3.2 Cài đặt hệ điều hành Windows
Trước khi cài đặt hệ điều hành Windows vào máy tính, cần phải thực hiện một số bước chuẩn bị sau:
Kiểm tra cấu hình máy đáp ứng yêu cầu cấu hình tối thiểu của phiên bản Windows muốn cài đặt
Xác định cách thức cài đặt: Nâng cấp hay cài mới
Xác định cách thức khởi động máy tính: Đĩa mềm, đĩa setup, ổ cứng
Xác định đĩa cứng và ổ đĩa sẽ cài đặt HĐH
Trang 39 Chuẩn bị các đĩa Driver cho các thiết bị (Sound, Graphic, Network Card, Modem, )
Quá trình cài đặt hệ điều hành Windows
Nếu cài đặt ở dạng nâng cấp, chạy tập tin setup.exe hoặc winnt.exe trong đĩa Setup sau khi đã đóng hết các chương trình ứng dụng đang thi hành trong hệ thống
Nếu cài đặt mới, khởi động máy tính bằng đĩa khởi động Đối với các phiên bản Windows 9x, quá trình khởi động và cài đặt có thể tách rời nhau Windows NT, 2000 và XP nên được khởi động bằng đĩa Setup
Chương trình cài đặt kiểm tra cấu hình hệ thống của máy tính
Người dùng chọn ổ cứng và partition sẽ cài đặt HĐH Windows 2000, XP cho phép tổ chức phân vùng các partition, format và xác định hệ thống quản lý tập tin (FAT hay NTFS) ngay trong quá trình cài đặt Windows 9x và NT yêu cầu công việc này phải được thực hiện trước khi cài đặt
Chương trình cài đặt kiểm tra partition và copy các tập tin cơ bản cần cho quá trình cài đặt HĐH tiếp theo
Chương trình cài đặt định vị primary partition, sửa đổi master boot record để BIOS có thể nhận diện sự có mặt của HĐH trên máy
Chương trình cài đặt tìm kiếm thông tin về các thiết bị phần cứng đang có trong máy
Chương trình cài đặt sẽ cài đặt và đăng ký các tập tin thành phần của HĐH
Chương trình cài đặt sẽ xóa bỏ các tập tin tạm được phát sinh trong quá trình cài đặt
Các thông tin cấu hình trong quá trình cài đặt HĐH
Tạo đĩa dự phòng để sửa lỗi trong quá trình cài đặt nếu có
Tên máy
Vị trí địa lý, thời gian, ngôn ngữ sử dụng
Account cho các người dùng hệ thống
Địa chỉ mạng (thường là địa chỉ IP), tên domain của hệ thống mạng
Công việc sau khi hoàn tất việc cài đặt hệ điều hành
Cài đặt các trình điều khiển thiết bị mà HĐH chưa nhận ra hoặc không tự động hỗ trợ
Cài đặt các phần mềm sẽ sử dụng trong hệ thống
Trang 40Bài 3 WINDOWS EXPLORER & MY COMPUTER
Tóm tắt
Số tiết: 12 tiết
Mục tiêu Các mục chính Bài tập bắt
buộc
Bài tập làm thêm
Bài học này sẽ cung cấp cho
học viên các kỹ năng để làm
việc trên môi trường
Windows, nắm vững các thao
tác với tập tin, thư mục trên