1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC HIỆN HÀNH VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC

16 800 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 103 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT * * * CHUYÊN ĐỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 3 QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC HIỆN HÀNH VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: MSSV Nguyễn Lan Hương Nguyễn Trí Thanh S1200276 Lương Chí Tâm S1200275 Lý Nhựt Trường S1200289 Cần Thơ, tháng 08 năm 2014 CHUYÊN ĐỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC Trước đây Pháp lệnh Cán bộ, công chức chưa giải thích rõ các khái niệm như "cán bộ", "công chức", “viên chức”. Đến Luật Cán bộ công chức năm 2008 đã phân định được thế nào là cán bộ và công chức. Riêng khái niệm "viên chức" phải đến Luật Viên chức năm 2010 mới được định nghĩa một cách rõ ràng, làm cơ sở để phân biệt với cán bộ và công chức. Điều 2 của luật khẳng định "Viên chức" là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại các đợn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật" Sự khác biệt cơ bản của viên chức so với cán bộ, công chức chính là chế độ tuyển dụng gắn với vị trí việc làm thông qua chế độ hợp đồng lao động và lương được hưởng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức làm việc. Để làm rõ điều này ta cần phân tích một số mục sau: I. CƠ SỞ PHÁP LÝ Luật Viên chức năm 2010; Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. II. PHÂN TÍCH 1. Các khái niệm 1.1. Khái niệm về Viên chức: Tại điều 2 luật Viên chức năm 2010 có nêu khái niệm “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”. 1.2. Khái niệm Viên chức quản lý: Tại khoản 1 điều 3 Luật Viên chức 2010 nêu khái niệm “Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý”. 1.3. Phân loại Viên chức: Theo điều 3 NĐ 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Viên chức được phân loại như sau: 1. Theo vị trí việc làm, viên chức được phân loại như sau: a) Viên chức quản lý bao gồm những người quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức; b) Viên chức không giữ chức vụ quản lý bao gồm những người chỉ thực hiện chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập. 2. Theo chức danh nghề nghiệp, viên chức được phân loại trong từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp với các cấp độ từ cao xuống thấp như sau: a) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; b) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng II; c) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng III; d) Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV. 1.4. Khái niệm về Vị trí làm việc: Theo điều 7 Luật viên chức 2010 “ Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập”. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định vị trí việc làm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định số lượng vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. 1.5. Khái niệm chức danh nghề nghiệp: Tại điều 8 Luật viên chức 2010 quy định “Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp”. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định hệ thống danh mục, tiêu chuẩn và mã số chức danh nghề nghiệp. 2. Các quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng Viên chức. 2.1 Nguyên tắc tuyển dụng viên chức: Căn cứ điều 21 Luật viên chức 2010, có các nguyên tắc tuyển dụng sau: • Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật. • Bảo đảm tính cạnh tranh. • Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm. • Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. • Ưu tiên người có tài năng, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số Dựa vào các nguyên tắc trên, nếu thực hiện đúng sẽ đảm bảo được việc tuyển dụng viên chức có chất lượng tốt và theo đúng chính sách chung. 2.2. Thẩm quyền tuyển dụng viên chức: Được quy định tại điều 5 NĐ 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập giao quyền tự chủ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc quyền quản lý; quyết định hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Đối với tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp này tổ chức hoặc phân cấp tổ chức thực hiện việc tuyển dụng viên chức; quyết định tuyển dụng viên chức qua thi tuyển hoặc xét tuyển. Hàng năm, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện. Bộ Nội vụ ban hành nội quy, quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức. 2.3. Điều kiện đăng ký dự tuyển: Được quy định tại điều 22 Luật viên chức năm 2010, cụ thể như sau: 1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức: a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam; b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật; c) Có đơn đăng ký dự tuyển; d) Có lý lịch rõ ràng; đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm; e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ; g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật. 2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức: Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng. Theo quy định trên ta có thể thấy người đăng ký dự tuyển viên chức không đòi hỏi không còn án tích như người đăng ký dự tuyển công chức (điểm c khoản 2 điều 36 Luật cán bộ, công chức năm 2008). Trong tuyển dụng viên chức và công chức đều có những điều kiện chung và riêng. Tuy nhiên, điều kiện riêng đối với tuyển dụng viên chức phổ biến hơn, đa dạng hơn tuyển dụng công chức vì những bị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức đa dạng hơn. 2.4. Phương thức tuyển dụng: Điều 23 Luật viên chức năm 2010 quy định có hai hình thức tuyển dụng viên chức là thi tuyển hoặc xét tuyển, trong đó thi tuyển vẫn là chủ yếu giống như đối với tuyển dụng công chức. Đối với mỗi loại hình thức tuyển dụng có những quy định cụ thể được quy định từ điều 7 đến điều 14 trong NĐ 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 2.5. Hội đồng tuyển dụng viên chức 1. Được quy định tại điều 5 NĐ 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập; c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là viên chức giúp việc về công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập; d) Các ủy viên khác là những người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng. 2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức, Hội đồng tuyển dụng viên chức có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; c) Ủy viên kiêm thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức; d) Các ủy viên khác là người có chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến vị trí tuyển dụng. [...]... quan có thẩm quy n tuyển dụng viên chức trực tiếp phỏng vấn và quy t định người trúng tuyển Không thực hiện việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau 2.7 Xét tuyển đặc cách Căn cứ điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại Điều 4 NĐ 29/2012/NĐ-CP này và yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quy n tuyển dụng viên chức xem xét, quy t định xét tuyển đặc cách... Điều này 2.8 Thông báo kết quả tuyển dụng 1 Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển của Hội đồng tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quy n tuyển dụng viên chức phải niêm yết công khai kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển tại trụ sở làm việc và trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị có thẩm quy n tuyển dụng viên chức (nếu có) 2... thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 17 NĐ 29/2012/NĐCP thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quy n tuyển dụng viên chức hủy bỏ kết quả trúng tuyển hoặc chấm dứt hợp đồng đã ký kết III Nhận xét chung về tuyển dụng viên chức Một trong các nguyên tắc được nhấn mạnh để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức: “việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh... thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật 2.6 Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải tham dự đủ các bài thi quy định tại Điều 9 NĐ 29/2012/NĐ-CP này, mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và được xác định theo nguyên tắc: Người trúng tuyển có kết quả thi cao hơn, lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu tuyển dụng. .. thẩm quy n tuyển dụng viên chức phê duyệt kết quả tuyển dụng và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký, nội dung thông báo phải ghi rõ thời gian và địa điểm người trúng tuyển đến ký hợp đồng làm việc 2.9 Các nội dung liên quan đến hợp đồng làm việc Việc tuyển dụng viên chức vào các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện. .. thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật Viên Chức 2.10 Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc 1 Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập theo thông báo quy định tại Khoản 3 Điều 17 NĐ 29/2012/NĐ-CP... kể từ ngày niêm yết công khai kết quả thi tuyển, người dự tuyển có quy n gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả thi tuyển Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quy n tuyển dụng viên chức giao Hội đồng tuyển dụng tổ chức chấm phúc khảo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại Khoản này 3 Sau khi thực hiện các quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 17 NĐ... thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật Viên Chức b) Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn... việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn quy định tại Điều 25 Luật viên chức Thời gian thực hiện chế độ tập sự được quy định trong hợp đồng làm việc xác định thời hạn a) Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng Hợp đồng làm việc xác định thời... đồng tuyển dụng làm việc theo nguyên tắc tập thể, kết luận theo đa số và có nhiệm vụ, quy n hạn sau đây: a) Thành lập các ban giúp việc gồm: Ban đề thi, ban coi thi, ban phách, ban chấm thi, ban phúc khảo, ban kiểm tra, sát hạch; b) Tổ chức thu phí dự tuyển và sử dụng theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức thi và chấm thi hoặc kiểm tra, sát hạch; d) Giải quy t khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức . mục sau: I. CƠ SỞ PHÁP LÝ Luật Viên chức năm 2010; Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng,. kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức. Thông tư số 16/ 2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy chế. 7 đến điều 14 trong NĐ 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 2.5. Hội đồng tuyển dụng viên chức 1. Được quy định tại điều 5 NĐ 29/2012/NĐ-CP Về tuyển dụng, trường hợp đơn

Ngày đăng: 29/10/2014, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w