Luận văn về xây dựng phân mềm kế toán TSCĐ tai công ty TNHH, tìm hiểu từ thực trạng, xây dựng các sơ đồ, mối quan hệ, xây dựng cơ sở dữ liệu để thiết kế nên phần mềm kế toán.Luân văn đầy đủ các phần của tất cả môn học trong khoa Hệ thống thông tin kinh tế Học viện tài chính
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em Các số liệu và kết quảnêu trong đồ án là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế tại đơn vị mà em thựctập
Tác giả đồ ánPhạm Thị Bích Ngọc
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1 CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 7
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của phần mềm kế toán trong DN 7
1.1.2 Quy trình xây dựng phần mềm kế toán 10
1.1.3 Các công cụ để tin học hóa một phần mềm kế toán trong DN 13
1.2 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP 18
1.2.1 Những khái niệm cơ bản về tài sản cố định 18
1.2.2 Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ của Kế toán Tài sản cố định 20
1.2.3 Các phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định 21
1.2.4 Hình thức kế toán 25
1.2.5 Chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ 30
1.2.6 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng 34
1.2.7 Hệ thống sổ kế toán sử dụng 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN TIẾN 35
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TÂN TIẾN 35
2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Tân Tiến 35
2.1.2 Tổ chức Bộ máy quản lý của công ty 35
2.1.3 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty 38
Trang 42.2 TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG
TY 43
2.2.1 Hình thức kế toán sử dụng 43
2.2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 44
2.2.3 Các chứng từ sử dụng tại Công ty TNHH Tân Tiến 45
2.2.4 Tài khoản kế toán sử dụng tại Công ty 46
2.2.5 Các sổ, báo cáo được kết xuất của Công ty 47
2.2.6 Sơ đồ hạch toán kế toán TSCĐ 47
2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC 51
2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán, cơ sở vật chất, con người 51
2.3.2 Về hình thức kế toán Nhật ký chung 52
2.2.3 Chứng từ, quy trình luân chuyển chứng từ 53
2.3.4 Tài khoản kế toán sử dụng 54
2.3.5 Hệ thống sổ kế toán và báo cáo sử dụng tại Công ty 55
2.3.7 Quy trình kế toán TSCĐ 56
2.3.8 Thực trạng, tình hình ứng dụng CNTT trong công tác kế toán TSCĐ tại Công ty 56
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH TÂN TIẾN 55
3.1 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 55
3.1.1 Xác định mục tiêu của đề tài 55
3.1.2 Xác định yêu cầu và mô tả bài toán 55
3.1.3 Mô hình nghiệp vụ của bài toán 57
3.1.4 Phân tích mô hình khái niệm-logic 61
3.1.5 Mô hình khái niệm dữ liệu E-R 65
3.2 THIẾT KẾ MÔ HÌNH LOGIC 75
Trang 53.3 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU VẬT LÝ 79
3.4 CHƯƠNG TRÌNH DEMO 88
3.4.1 Giao diên phần mềm 88
3.4.2 Một số form chính của phần mềm 92
3.4.3 Một số report 94
PHẦN KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 96
Trang 6Hình 1 Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán 5
Hình 2 Mô hình khấu hao đường thẳng 18
Hình 3 Mô hình khấu hao giảm dần 18
Hình 4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung 21
Hình 5 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí – Sổ cái 22
Hình 6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ - Ghi sổ 23
Hình 7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí – Chứng từ 24
Hình 8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính 25
Hình 9 Sơ đồ hạch toán mua mới TSCĐ 31
Hình 10 Sơ đồ hạch toán mua ngoài theo hình thức trả chậm, trả góp 31
Hình 11 Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ thuê hoạt động 32
Hình 12 Sơ đồ hạch toán thanh lý,nhượng bán TSCĐ 33
Hình 13 Sơ đồ khấu hao TSCĐ 33
Hình 14 Sơ đồ hạch toán sửa chữa TSCĐ 33
Hình 15 Sơ đồ hạch toán TSCĐ thừa chờ giải quyết 34
Hình 16 Sơ đồ hạch toán thiếu TSCĐ có quyết định 34
Hình 17 Sơ đồ hạch toán thiếu TSCĐ chưa xác đinh nguyên nhân 35
Hình 18 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 36
Hình 19 Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tại Công ty 38
Hình 20 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 42
Hình 21 Sơ đồ hạch toán tăng TSCĐ do mua ngoài 45
Hình 22 Sơ đồ hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ 46
Hình 23 Sơ đồ hạch toán thanh lý, nhượng bán TSCĐ 47
Hình 24 Sơ đồ hạch toán TSCD thừa chờ giải quyết 47
Hình 25 Sơ đồ hạch toán TSCĐ thiếu có quyết định 48
Hình 26 Sơ đồ hạch toán TSCĐ thiếu chưa xác định nguyên nhân 48
Trang 7Hình 28 Biểu đồ phân rã chức năng 58
Hình 29 Biểu đồ luồng dữ liệu mức 60
Hình 30 Tiến trình “ Nhập thông tin TSCĐ” 61
Hình 31 Tiến trình “ Quản lý và theo dõi TSCĐ” 61
Hình 32 Tiến trình “Kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ” 62
Hình 33 Tiến trình “Báo cáo” 62
Hình 34 Mô hình E – R 71
Hình 35 Biểu đồ quan hệ của mô hình dữ liệu 75
Hình 36 Giao diện chính 83
Hình 37 Chức năng hệ thống 83
Hình 38 Danh mục 84
Hình 39 Chứng từ 84
Hình 40 Báo cáo 85
Hình 41 Form Số dư đầu kỳ 85
Hình 42 Form đăng nhập 86
Hình 43 Form đăng ký 86
Hình 44 Form TSCD 86
Hình 45 Form Thêm mới TSCĐ 87
Hình 46 Form biên bản thanh lý 87
MỤC LỤC BẢNG Bảng 1 Ma trận thực thể – chức năng 60
Bảng 2 Bảng kiệt kê các thuộc tính và các hồ sơ sử dụng 68
Bảng 3 Xác định các thực thể và các thuộc tính 69
Bảng 4 Xác định mối quan hệ giữa các thuộc tính 71
Trang 8Bảng 6 Cơ sở vật lý Tài khoản 77
Bảng 7 Cơ sở vật lý Phòng ban 77
Bảng 8 Cở sở vật lý Nguồn vốn 77
Bảng 9 Cơ sở vật lý Nhà cung cấp 78
Bảng 10 Cơ sở vật lý Biên bản đánh giá lại 78
Bảng 11 Cơ sở vật lý Biên bản kiểm kê 79
Bảng 12 Cơ sở vật lý Biên bản sửa chữa 80
Bảng 13 Cơ sở vậy lý Phiếu điều chuyển 81
Bảng 14 Cơ sở vật lý Biên bản thanh lý 81
Bảng 15 Cơ sở vật lý Người dùng 82
Bảng 16 Cơ sở dữ liệu Phiếu kế toán 82
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Trang 9CNTT Công nghệ thông tin
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc và đóng vaitrò quan trọng trong mọi hoạt động của con người Đặc biệt đối với các doanhnghiệp, tin học là một phần không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành cáchoạt động sản xuất kinh doanh Khối lượng công việc đồ sộ của các doanh nghiệpnếu chỉ sử dụng nguồn lực con người thì cần rất nhiều thời gian, chi phí và có thểảnh hưởng đến tiến trình công việc Nhưng nếu lượng công việc đó được xử lý bằngmáy tính thì doanh nghiệp sẽ rút ngắn được thời gian hoàn thành, chi phí nhân công
mà có được thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời Vì vậy, doanh nghiệp nênứng dụng tin học vào hoạt động của mình Từ những lợi ích mà tin học mang lại, đã
có rất nhiều các phần mềm được thiết kế ra để phục vụ cho quá trình quản trị, sảnxuất, kinh doanh , đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp hiện nay
Thực tế đã cho thấy rằng, việc áp dụng các phần mềm tin học có tác động tíchcực: hoạt động quản lý dễ dàng, đơn giản, chính xác, hiệu quả và đem lại thành cônglớn cho doanh nghiệp Để có được phần mềm phù hợp với công tác quản lý và hoạtđộng của doanh nghiệp thì không phải là việc đơn giản
Qua một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tân Tiến, em nhận thấy tầmquan trọng của công tác Kế toán tài sản cố định (TSCĐ) tại công ty Hệ thống kếtoán TSCĐ của công ty mặc dù đã được tin học hóa, nhưng do số lượng quản lýnhiều, đòi hỏi một phần mềm có khả năng quản lý chính xác, cung cấp báo cáo một
cách kịp thời Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Xây dựng phần mềm kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Tân Tiến”.
II Mục đính đề tài
Trang 11Cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đầy đủ cho các bộphận.
Sử dụng các nguồn lực sẵn có như: con người, hệ thống máy tính,… nhằm nâng caohiệu quả công tác quản lý
Hỗ trợ nhân viên kế toán quản lý các tài sản cố định trong công ty
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, giảm chi phi, tăng doanh thu của côngty
Được người sử dụng chấp nhận
III Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu Hệ thống kế toán tài sản cố định của công ty
IV Phạm vi nghiên cứu
Phân tích, thiết kế hệ thống nhằm phục vụ cho công tác quản lý tài sản cốđịnh tại công ty một cách có hiệu quả, giúp cho kế toán tài sản cố định kiểm soátđược số lượng, thời gian, giá trị, giá trị hao mòn của các tài sản có trong công ty,đưa ra các báo cáo cần thiết cho các nhà quản lý của công ty để có những biện phápkịp thời điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong hiện tại vàtương lai
V Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý
Phương pháp phỏng vấn, thu thập, so sánh, tổng hợp thông tin
Trang 12VI Kết cấu của đồ án
Đề tài :“ Xây dựng phần mềm kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH TânTiến”
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đồ án gồm có 3chương:
Chương 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾTOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
Chương 2:THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆTHỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHHTÂN TIẾN
Chương 3: XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNHTẠI CÔNG TY TNHH TÂN TIẾN
Để hoàn thành đồ án, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các côchú, anh chị trong phòng kế toán của Công ty TNHH Tân Tiến Em xin chân thànhcảm ơn sự dạy dỗ, chỉ bảo rất tận tình của các thầy giáo cô giáo trong cả quá trìnhhọc tập và thực hiện đồ án, đặc biệt là thầy giáo - Ths Hà Văn Sang đã hướng dẫn
em rất chu đáo, nhiệt tình trong thời gian qua
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2014
Sinh viên Phạm Thị Bích Ngọc
Trang 13PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ
TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và các thành phần của phần mềm kế toán trong DN
Khái niệm phần mềm kế toán trong DN
Phần mềm kế toán: là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự động xử lý cácthông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu lập chứng từ gốc, phân loại chứng
từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên các chứng từ, sổ sách theo quy trình củachế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quảntrị và các báo cáo thống kê phân tích tài chính khác
Đặc điểm phần mềm kế toán
Hình 1 Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán Hoạt động của một phần mềm kế toán được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nhận dữ liệu đầu vào
Trong giai đoạn này người dùng phải tự phân loại các chứng từ phát sinh trong quátrình hoạt động kinh tế sau đó nhập bằng tay vào hệ thống theo cách phân loại củatừng phần mềm cụ thể
Các chứng từ sau khi được nhập vào phần mềm sẽ được lưu trữ vào cơ sở dữ liệutrong máy tính dưới dạng một hoặc nhiều file vật lý
Giai đoạn 2: Xử lý
Trang 14Giai đoạn này thực hiện việc lưu trữ, tổ chức thông tin, tính toán các thông tin tàichính kế toán dựa trên thông tin của các chứng từ đã nhập trong giai đoạn 1 để làmcăn cứ kết xuất báo cáo, sổ sách, thống kê trong công đoạn sau.
Trong giai đoạn này sau khi người sử dụng quyết định ghi thông tin chứng từ đãnhập vào nhật ký (đưa chứng từ vào hạch toán), phần mềm sẽ tiến hành trích lọc cácthông tin cốt lõi trên chứng từ để ghi vào các nhật ký, sổ chi tiết liên quan, đồng thờighi các bút toán hạch toán lên sổ cái và tính toán lưu giữ kết quả cân đối thử củatừng tài khoản
Giai đoạn 3: Kết xuất dữ liệu đầu ra
Căn cứ trên kết quả tổ chức lưu trữ, tìm kiếm thông tin và tính toán số liệu tài chính,quản trị trong giai đoạn 2, phần mềm tiến hành kết xuất báo cáo tài chính, báo cáothuế, sổ chi tiết, báo cáo thống kê phân tích, để in ra máy in hoặc lưu giữ ra dướidạng tệp để phục vụ cho mục đích phân tích thống kê khác hay kết nối với các hệthống phần mềm khác
Tùy thuộc nhu cầu của người sử dụng và khả năng của từng phần mềm kế toán cụthể mà người sử dụng có thể thêm bớt, tùy biến các báo cáo, phân tích phục vụ nhucầu quản trị
Như vậy nhìn vào mô hình hoạt động trên cho thấy các chứng từ mặc dù có thể đượcnhập vào hệ thống nhưng có được đưa vào hạch toán hay không hoàn toàn là do conngười quyết định Điều này dường như đã mô phỏng lại được khá sát với quy trìnhghi chép kế toán thủ công
Một số đặc trưng cơ bản của phần mềm kế toán:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán đượcthực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính
Trang 15Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kếtoán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định Phần mềm kế toán không hiển thịđầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tàichính theo quy định.
Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kếtheo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng khôngbắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay Các thành phần của một phầnmềm kế toán:
Phần mềm kế toán được hình thành từ thông tin kết hợp với phương pháp xử lýthông tin dưới sự hỗ trợ của phương tiện là máy tính và con người Các thành phầncủa phần mềm kế toán bao gồm:
Phần cứng: bao gồm các thiết bị tin học như máy tính, máy in…
Phần mềm
Các thủ tục
Cơ sở dữ liệu
Con người
Sự cần thiết phải phát triển phần mềm kế toán trong doanh nghiệp
Phần mềm kế toán giúp kế toán tự động hóa rất nhiều thao tác thủ công thông
thường, phần mềm kế toán có công cụ để xây dựng rất nhiều loại danh mục đốitượng, danh mục nhóm đối tượng danh mục vật tư hàng hóa, danh mục hạng mục/công trình, danh mục công việc, danh mục nhóm công việc, danh mục loại thuế,danh mục tiền tệ một khi bạn đã xây dựng bạn có thể dùng lại mà không phải mấtcông nhập lại nhiều lần Thêm vào đó việc tự động sinh ra các báo cáo, sổ sách, tờ
Trang 16khai sẽ giúp người kế toán giảm rất nhiều thao tác công sức để xây dựng nhữngbáo cáo sổ sách này Không những thế việc tự động tính giá thành, tồn kho tứcthời giúp giảm đáng kể các thao tác thủ công khó nhọc của kế toán và người quảnlý.
Phần mềm kế toán giúp công tác kế toán chính xác hơn Sử dụng phần mềm kế toánđảm bảo độ chính xác về các số liệu về các đối tượng, hàng hóa, giá thành khôngnhững thế với phần mềm kế toán bạn có thể đối chiếu số liệu, kiểm tra số liệu dễdàng để xác định những sai sót có thể xẩy ra trong quá trình hạch toán của bạn
1.1.2 Quy trình xây dựng phần mềm kế toán
Khảo sát hiện trạng và lập kế hoạch
Khảo sát hệ thống là bước khởi đầu của tiến trình xây dựng phần mềm kế toán, làtìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ và nhu cầu phát phần mềm, trên cơ sở đó hình thành nên
kế hoạch xây dựng phần mềm kế toán
Mục tiêu của giai đoạn này tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Tìm hiểu nghiệp vụ, chuyên môn, môi trường hoạt động chi phối đến quá trình xử lýthông tin
Tìm hiểu các chức năng nhiệm vụ mục tiêu cần đạt được của phần mềm
Định ra giải pháp phân tích, thiết kế sơ bộ và xem xét tính khả thi của chúng
Trên cơ sở các thông tin khảo sát được, người thiết kế phải đánh giá, xác định đượcyêu cầu, quy tắc ràng buộc của phần mềm mình xây dựng sẽ đạt được và lập ra kếhoạch thực hiện cụ thể
Phân tích hệ thống
Trang 17Phân tích hệ thống nhằm để xác định nhu cầu thông tin của tổ chức, nó cung cấpnhững dữ liệu cơ sở cho việc thiết kế phần mềm sau này, bao gồm các công việc:Xác định các dữ liệu nghiệp vụ của hệ thống cần lưu trữ và xử lý như: chứng từ, hoáđơn, sổ sách, báo cáo…
Xác định các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống
Xác định xác quy trình nghiệp vụ hoạt động của hệ thống
Xác định các dữ liệu và chức năng hoạt động trong tương lai của nghiệp vụ hoạtđộng của hệ thống
Các ràng buộc quan hệ giữa hệ thống và môi trường
Xây dựng mô hình diễn tả hệ thống về chức năng
Xây dựng mô hình diễn tả hệ thống về dữ liệu
Xây dựng mô hình về các ràng buộc và mối quan hệ của phần mềm cần xây dựngvới môi trường
Phác hoạ giải pháp thiết kế bằng cách lựa chon và mô tả chung một giải pháp thiết
Trang 18Thiết kế Logic: Thiết kế hệ thống logic không gắn với bất kì hệ thống phần cứng vàphần mềm nào; nó tập trung vào mặt nghiệp vụ của hệ thống thực.
Thiết kế vật lý: Là quá trình chuyển mô hình logic trừu tượng thành bản thiết kế haycác đặt tả kĩ thuật Những phần khác nhau của hệ thống được gắn vào những thaotác và thiết bị vật lý cần thiết để tiện lợi cho việc thu thập dữ liệu, xử lý và đưa rathông tin cần thiết cho tổ chức
Giai đoạn này phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình, hệ cơ sở dữ liệu, cấu trúc file tổchức dữ liệu, những phần cứng, hệ điều hành và môi trường mạng cần được xâydựng Sản phẩm cuối cùng của pha thiết kế là đặc tả hệ thống ở dạng như nó tồn tạitrên thực tế, sao cho nhà lập trình và kĩ sư phần cứng có thể dễ dàng chuyển thànhchương trình và cấu trúc hệ thống
Lập trình và kiểm thử
Trước hết chọn phần mềm nền (Hệ điều hành, hệ quản trị Cơ sở dữ liệu, ngôn ngữlập trình, phần mềm mạng)
Chuyển các thiết kế thành các chương trình (phần mềm)
Kiểm thử hệ thống cho đến khi đạt yêu cầu đề ra, từ kiểm thử các module chứcnăng, các hệ thống và nghiệm thu cuối cùng
Cài đặt, vận hành và bảo trì
Trước hết phải lắp đặt phần cứng để làm cơ sở cho hệ thống
Cài đặt phần mềm
Trang 19Chuyển đổi hoạt động của hệ thống cũ sang hệ thống mới, gồm có: chuyển đổi dữliệu; bố trí, sắp xếp người làm việc trong hệ thống; tổ chức hệ thống quản lí và bảotrì.
Viết tài liệu và tổ chức đào tạo
Đưa vào vận hành
Bảo trì hệ thống, gồm có: Sửa lỗi, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống
1.1.3 Các công cụ để tin học hóa một phần mềm kế toán trong DN
Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu (CSDL)
Khái niệm CSDL
Một CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan đến nhau chứa thông tin vềmột tổ chức nào đó, được lưu trữ trên các thiết bị nhớ thứ cấp để đáp ứng nhu cầukhai thác thông tin của nhiều người sử dụng với mục đích khác nhau
Một cơ sở dữ liệu thỏa mãn hai tính chất đó là: tính độc lập dữ liệu, tính chia
sẻ dữ liệu
Khái niệm hệ quản trị CSDL
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một hệ thống phần mềm cho phép tạo lập cơ sở
dữ liệu và điều khiển mọi truy nhập đối với cơ sở dữ liệu đó
Trang 20o Hạn chế số người dùng (số người cùng truy cập vào cơ sở dũ liệu)
o Hạn chế về kích thước cơ sở dữ liệu ( < 2GB)
o Hạn chế về tổng số module trong một ứng dụng
o Kích thước dữ liệu càng lớn, độ ổn định càng giảm
o Không hỗ trợ truy cập từ xa qua mạng
o Sử dụng: phù hợp với các ứng dụng quy mô nhỏ
- Ưu nhược điểm của hệ quản trị CSDL Oracle:
Ưu điểm :
o Đối với các doanh nghiệp: ORACLE thực sự là một hệ quản trị cơ sở
dữ liệu tuyệt vời vì có tính bảo mật cao, tính an toàn của dữ liệu cao,
dễ dàng bảo trì nâng cấp, cơ chế quyền hạn rõ ràng, ổn định
o Đối với những người phát triển: ORACLE cũng tỏ ra có rất nhiều ưuđiểm như dễ cài đặt, dễ triển khai và nâng cấp lên phiên bản mới.Nhược điểm :
o Giá đầu tư cao: cần máy cấu hình mạnh, cài đặt và thiết lập khó
o Độ phức tạp cao, quản trị rất khó cần người giỏi về Công nghệ thôngtin mới có thể quản trị được
Trang 21o Chỉ thích hợp trên các hệ điều hành Windows
Sử dụng : Với các CSDL loại vừa và nhỏ, còn với các CSDL lớn, có yêu cầu nghiêmngặt về tính liên tục thì chưa đáp ứng được mà cần có giải pháp tổng thể về cả hệđiều hành, phần cứng và mạng
- Ưu nhược điểm Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Visual Foxpro
Ưu điểm :
o Visual Foxpro hỗ trợ về lập trình hướng đối tượng, hỗ trợ khả năngthiết kế giao diện trực quan
o Dễ dàng tổ chức CSDL, định nghĩa các nguyên tắc áp dụng cho CSDL
và xây dựng chương trình ứng dụng, nó cho phép nhanh chóng kiếntạo các biểu mẫu, vấn tin, báo biểu dựa vào bộ công cụ thiết kế giaodiện đồ họa
o Dễ tách ứng dụng thành nhiều mô-đun nên khá dễ dàng trong việcnâng cấp, sửa đổi
Nhược điểm
Trang 22o Tuy nhiên, Visual Foxpro cũng có những hạn chế như bảo mật kém, không
an toàn và không thuận tiện khi chạy trên môi trường mạng Visual Foxproversion trước 9 sẽ không hỗ trợ trực tiếp mã Unicode, VFP9 có hỗ trợ trựctiếp mã Unicode tùy theo cài đặt trên Windows
Sử dụng: thích hợp cho các ứng dụng có CSDL quy mô vừa và nhỏ
Ngôn ngữ lập trình
- Khái niệm: ngôn ngữ lập trình là một tập con của ngôn ngữ máy tính Đây
là một dạng ngôn ngữ được chuẩn hóa được dùng đẻ miêu tả những quá trình, ngữcảnh một cách chi tiết
+ Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng: là phương thức cao hơn của lập trình,cho phép “đóng gói” dữ liệu và các phương thức hoạt động trên chúng, đồng thời
“cách ly” các đối tượng với nhau Mơi hơn so với lập trình cấu trúc và được áp dụngnhiều trong thực tế VD: C++, C#, Java, Ada…
Trang 23Công cụ tạo báo cáo
Đặc điểm báo cáo trong phần mềm kế toán
Trong phần mềm kế toán, các báo cáo phải được thiết kế theo mẫu nhất định
để cung cấp thông tin tổng hợp theo các yêu cầu quản lý vì vậy báo cáo phỉa in được
và xem được trên màn hình máy tinh
Các công cụ tạo báo cáo thường dùng:
- Tích hơp sẵn trong phần mềm
- Crystal report là công cụ tạo báo cáo được sử dụng nhiều nhất hiện nay nócho phép:
Nhận và định dạng dữ liệu từ CSDL
o Thiết kế báo cáo trực quan
o Chuyển dữ liệu thô sang đồ thị, biểu đồ…
o Người dùng có thể ấn định thông số giới hạn dữ liệu đưa vào báo cáo ,làm nổi bật những thông tin phù hợp với tiêu chuẩn đề ra mà khônglàm ảnh hưởng đến dữ liệu gốc nguồn
o File Crystal report có dạng *.rpt
Trang 24- Đa phần các hệ quản trị CSDL chỉ có chức năng quản trị CSDL nhưUpdate, Query, View…mà không có khả năng tạo, in ấn báo cáo Nhưng cũng cónhững hệ quản trị CSDL bổ sung tích hợp thêm ngôn ngữ lập trình và các công cụtạo báo cáo
1.2 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1 Những khái niệm cơ bản về tài sản cố định
Tài sản cố định: là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn,tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịchdần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳsản xuất
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanhnghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêuchuẩn ghi nhận TSCĐ
Các tài sản đươc ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêuchuẩn sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó
Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy
Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xácđịnh được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh,
Trang 25cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhậnTSCĐ.
TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ thể hiện một lượng giá trị
đã đầu tư Do đó, TSCĐ vô hình rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên khi xemxét một nguồn lực vô hình có thảo mãn định nghĩa phải xét đến những khía cạnhsau:
Tính có thể xác định được: Tức là TSCĐ vô hình phải có thể được xác định mộtcách riêng biệt để có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập
Khả năng kiểm soát: Tức là doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát tài sản, kiểmsoát lợi ích thu được, dánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng ngănchặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản
Lợi ích kinh tế tương lai: Doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế tương lai
từ TSCĐ vô hình dưới nhiều hình thức khác nhau
Thời gian sử dụng ước tính trên một năm
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐtính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng để sử dụng
Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐtrong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó
Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giátrị thanh lý ước tính của tài sản đó
Trang 26Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sảnxuất, kinh doanh được tính bằng:
Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ
Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được
1.2.2 Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ của Kế toán Tài sản cố định
Yêu cầu chung quản lý TSCĐ ở các doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời số hiện có,tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũngnhư trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đảmbảo khai thác hết công suất có hiệu quả Quản lý TSCĐ phải theo những nguyên tắcnhất định Theo QĐ 206-BTC quy định một số nguyên tắc cơ bản sau :
Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong doanh nghiệp Hồ sơ bao gồm: Biên bảnbàn giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liên quankhác
Trang 27Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết từng đốitượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sử dụng.
TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại trên
sổ kế toán
Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ.Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và cóbiện pháp xử lý
Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, kế toán là một công cụ quản
lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ, kịp thời về sốlượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐtrong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản
và sử dụng TSCĐ
Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phảnánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ
Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐtrong trường hợp cần thiết Tổ chức phân tích, tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ
ở doanh nghiệp
1.2.3 Các phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định
Việc lựa chọn các phương pháp tính khấu hao thích hợp là biện pháp quan trọng đểbảo toàn vốn cố định và cũng là một căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoànvốn đầu tư vào TSCĐ từ các nguồn tài trợ dài hạn
Trang 28Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng qui định cho từng phương pháptrích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp tríchkhấu hao phù hợp từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp.
Phương pháp khấu hao đường thẳng (phương pháp khấu hao tuyến tính )
Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng, được sử dụng phổbiến để tính khấu hao cho các loại tài sản cố định hữu hình có mức độ hao mòn đềuqua các năm
Trang 29Phương pháp khấu hao nhanh
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng và thúcđẩy việc thu hồi nhanh hơn vốn cố định người ta sử dụng phương pháp khấu haonhanh Hai phương pháp khấu hao nhanh thường được đề cập là: Phương pháp khấuhao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo tổng số
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Hình 3 Mô hình khấu hao giảm dần
Công thức tính:
Mki = Gdi x TKDTrong đó, Mki : số khấu hao TSCĐ năm thứ i
Gdi : giá trị còn lại của TSCĐ đầu năm thứ i
TKD : tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCĐ
i : thứ tự các năm sử dụng TSCĐ (i =1,n)
Tỷ lệ khấu hao cố đinh hàng năm:
TKD = TKH x Hd (Hệ số điều chỉnh)
Trang 30Theo kinh nghiệm, các nhà kinh tế ở các nước thường được sử dụng hệ số như sau:TSCĐ có thời hạn sử dụng 3-4 năm thì hệ số điều chỉnh là 1,5
TSCĐ có thời hạn sử dụng 5-6 năm thì hệ số điều chỉnh là 2
TSCĐ có thời hạn sử dụng trên 6 năm thì hệ số là 2,5
Phương pháp khấu hao theo tổng số
Công thức tính:
MKt = NG x TKt
Trong đó, MKt : số khấu hao TSCĐ năm thứ t (t = 1, n)
NG : nguyên giá TSCĐ
TKt : tỷ lệ khấu hao cố định ở năm thứ t
Tỷ lệ khấu hao TSCĐ của năm cần tính khấu hao được tính bằng cách lấy số nămcòn lại sử dụng tính từ đầu năm khấu hao cho đến khi TSCĐ hết thời gian sử dụngchia cho số năm còn sử dụng của TSCĐ theo thứ tự năm của thời gian sử dụng
Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Phương pháp này thường được áp dụng cho những TSCĐ hoạt động có tính chấtmùa vụ và là những TSCĐ trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
Công thức tính:
MKsl = Qx × M kdv
Trong đó, MKsl : số khấu hao năm của TSCĐ theo phương pháp khấu hao sản lượng
Qx : sản lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong năm
Trang 31M kdv: mức khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm vàđược xác định bởi công thức sau:
NG x Mkdv = Qn
Trong đó, NG : Nguyên giá TCSĐ
Qn : Tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của TSCĐ
Trong mỗi hình thức sổ kế toán có những qui định cụ thế về số lượng, kết cấu, mẫu
sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán
Doanh nghiệp phải căn cứ vào qui mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh,yêu cầu quản lí, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phù hợp và phải tuân thủđúng qui định của hình thức sổ kế toán đó Các qui định bao gồm: Các loại sổ và kếtcấu các loại sổ, quan hệ đối chiếu kiểm tra, trình tự, phương pháp ghi chép các loại
sổ kế toán
Hình thức kế toán Nhật kí chung
Trang 32Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kế toán phát sinh đềuđược ghi vào sổ Nhật kí, mà trọng tâm là sổ Nhật kí chung theo trình tự thời gian vànội dung phát sinh nghiệp vụ Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật kí để ghi Sổ cái.
Hình 4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí chung
Hình thức kế toán Nhật kí – Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đượckết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một sổ kế toán
Trang 33tổng hợp duy nhất là sổ Nhật kí- Sổ cái Căn cứ để ghi Nhật kí- Sổ cái là các chứng
Trang 34Hình 6 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ - Ghi sổ
Hình thức kế toán Nhật kí – Chứng từ
Đặc trưng cơ bản của hình thức này:
Tập hợp, hệ thống các nghiệp vụ theo bên Có của TK kết hợp với việc phân tích cácnghiệp vụ kinh tế theo TK đối ứng Nợ
Trang 35Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo thời gian với hệ thốnghóa các nghiệp vụ phát sinh theo nội dung.
Kết hợp việc hạch toán tổng hợp và chi tiết trên cùng một sổ kế toán
Hình 7 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật kí – Chứng từ
Trang 36Hình thức kế toán trên máy tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán máy vi tính là công việc kế toán được thựchiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy tính Phần mềm kế toánđược thiết kế theo nguyên tắc của một trong số bốn hình thức kế toán hoặc kết hợpcác hình thức kế toán qui định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủqui trình ghi sổ kế toán, nhưng phải được in đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chínhtheo qui định
Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ củahình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay
Hình 8 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy tính
1.2.5 Chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ
Các chứng từ kế toán sử dụng
Trang 37Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01 – TSCĐ)
Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 02 – TSCĐ)
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 03 - TSCĐ)
Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 04 – TSCĐ)
Biên bản kiểm kê TSCĐ (Mẫu số 05 – TSCĐ)
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Mẫu số 06 – TSCĐ)
Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế
…
Qui trình luân chuyển chứng từ
Qui trình luân chuyển chứng từ dựa vào chu kì của tài sản cố định bắt đầu từ thờiđiểm mà tài sản cố định được thu vào/ ghi nhận bởi công ty đến thời điểm mà nóđược kiểm soát, giữ gìn và kết thúc tại thời điểm thanh lí, nhượng bán tài sản cốđịnh đó Người ta có thể chia qui trình tài sản cố định gồm có 5 qui trình phụ để dựavào đó lập nên qui trình luân chuyển chứng từ: Qui trình mua sắm TSCĐ, Qui trìnhnhận dạng và ghi chép, Qui trình kiểm soát vật chất, Qui trình sửa chữa và bảo trìTSCĐ, Qui trình thanh lí TSCĐ
Trang 38Bộ phận kế hoạch vật tư nhận dạng hồ sơ chứng từ tài sản từ Bộ phận kĩ thuật, khiTSCĐ mua về được đưa vào sử dụng thực hiện:
Lập phiếu nhập kho tài sản
Chuyển hồ sơ chứng từ tài sản và phiếu nhập kho cho bộ phận kế toán theo dõiCăn cứ vào bộ hồ sơ tài sản, phiếu nhập kho tài sản, bộ phận kế toán sẽ ghi nhận,theo dõi hoạt động và theo dõi thanh toán cho tài sản nêu trên
Đối với các Tài sản không thỏa mãn điều kiện là TSCĐ, được xem là công cụ dụng
cụ, kế toán TSCĐ sẽ hạch toán vào chi phí trong kì, chuyển cho bộ phận Quản trịhành chính quản lí các TSCĐ này
Qui trình nhận dạng và ghi chép
Sau khi Kế toán trưởng đã cho phép việc ghi nhận TSCĐ nhất quán theo Chuẩn mực
kế toán Việt Nam và qui định nội bộ của công ty, giám đốc sẽ kí ghi nhận TSCĐ
Kế toán TSCĐ cập nhật mô đun TSCĐ bằng cách mã hóa TSCĐ
Cuối mỗi tháng, Kế toán TSCĐ sẽ chạy phân hệ TSCĐ của hệ thống kế toán để tính
và phân phối chi phí khấu hao đến các bộ phận thích hợp
Để nhận dạng hàng quí đáp ứng nhu cầu đảm bảo số liệu được lưu trữ của bộ phận
kế toán TSCĐ thực tế là thích hợp, cuối mỗi quí, kế toán TSCĐ sẽ gửi nhật kí TSCĐđược in ra từ phân hệ TSCĐ để kểm tra, phân tích trách nhiệm, sắp xếp và kiểm traquyền sở hữu
Qui trình kiểm soát vật chất
Cách thức thực hiện kiểm kê TSCĐ:
Lập bảng tổng hợp các thiết bị máy móc từng bộ phận, phân xưởng
Trang 39Liệt kê các máy móc không còn sử dụng, hư hỏng, xin thanh lí, sửa chữa.
Các danh mục thiết bị cho mượn
Lập hội đồng kiểm kê tài sản (Đại diện bp Kĩ thuật, kế toán TSCĐ/ Kế toán tổnghợp, kế toán trưởng, đại diện ban giám đốc)
Lập biên bản kiểm kê TSCĐ
So sánh báo cáo kiểm kê chuẩn bị trước với nhật kí tài sản, khác nhau sẽ được ghivào báo cáo kiểm kê với chữ kí người đại điện của hai bộ phận
Kế toán TSCĐ điều tra phỏng vấn người sử dụng để phát hiện nguyên nhân củanhững khác biệt nếu cần thiết điều chỉnh số dư của sổ, Kế toán TSCĐ sẽ điều chỉnhthích hợp trong báo cáo kiểm kê
Qui trình sửa chữa và bảo trì TSCĐ
Khi phát sinh nhu cầu sửa chữa TSCĐ, các bộ phận có liên quan lập Phiếu đề nghịcấp vật tư sửa chữa, có phê suyệt của Trưởng bộ phận và chuyển cho Bộ phận kĩthuật
Bộ phận kĩ thuật sữ phê duyệt Phiếu đề nghị cấp vật tư sửa chữa:
Kiểm soát việc sử dụng hợp lí, không vượt định mức
Phê duyệt việc sử dụng công cụ, phụ tùng
Sau khi bộ phận kĩ thuật phê duyệt, bp Kế hoạch vật tư lập Phiếu xuất vật tư và trìnhTrưởng phòng phê duyệt để kiểm soát sử dụng trong định mức và phê duyệt chấpnhận việc xuất kho
Dựa vào thông tin xuất kho từ bộ phận kế toán vật tư, kế toán tổng hợp ghi nhận chiphí phát sinh Những chi phí sửa chữa và bảo trì quan trọng phải được xem xét lại
Trang 40bởi bộ phận kế toán để nhận dạng chi phí, vốn thiết bị hoặc chi phí trả trước theoChuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chi phí những hoạt động thực tế chi ra cho sửa chữa TSCĐ phải được so sánh với dự toán Cuối tháng, kế toán tổng hợp và lập báo cáo chi phí sửa chữa TSCĐkèm theo so sánh đối chiếu với dự toán trình BGĐ kiểm tra
Bộ phận kế hoạch vật tư tổ chức thực hiện đấu thầu thanh lí dựa trên quyết định củahội đồng đánh giá TSCĐ, Biên bản giải quyết việc đấu giá, Hóa đơn bán tài sảnthanh lí Sau đó chuyển các chứng từ trên cho bộ phận kế toán hạch toán nghiệp vụgiảm TSCĐ
1.2.6 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng
Kế toán TSCĐ cần sử dụng hệ thống tài khoản kế toán để hạch toán như sau:
TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (Gồm 6 tài khoản cấp 2).
TK 2111 – Nhà cửa, vật kiến trúc
TK 2112 – Máy móc, thiết bị
TK 2113 – Phương tiện vận tải, truyền dẫn