TÓM LƯỢC Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác xà lách xoong Nasturtium officinale tại Thuận An, Bình Minh, Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 9/2011 đến tháng 5/2012 nhằm mục tiêu: Đán
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ
LÊ VĂN KIÊN
ĐIÊU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC
XA LACH XOONG (Nasturtium officinale)
TAI THUAN AN, BINH MINH, VINH LONG
LUAN VAN TOT NGHIEP CHUYEN NGANH NONG NGHIEP SACH
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HOC CAN THO
Lé Van Kién
DIEU TRA HIEN TRANG CANH TAC
XA LACH XOONG (Nasturtium officinale)
TAI THUAN AN, BINH MINH, VINH LONG
LUAN VAN TOT NGHIEP
CHUYEN NGANH NONG NGHIEP SACH
CAN BO HUONG DAN PGS TS Nguyén Bao Vé ThS Bùi Thị Cẩm Hường
Cần Thơ - 2012
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÀN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TAC XA LACH XOONG (Nasturtium officinale) TAI THUAN AN, BINH MINH, VĨNH LONG” đo sinh viên LÊ VĂN KIÊN thực hiện và dé nap
Ý kiến đánh giá của cán bộ hướng dẫn: . 2©22c25+22EcExczrxsrxrrree
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Cán bộ hướng dẫn
Trang 4Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với đề tựa là “ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TAC XA LACH XOONG (Nasturtium officinale) TAI THUAN AN, BÌNH MINH, VĨNH LONG” do LÊ VĂN KIÊN thực hiện và báo cáo, đã được
hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp thông qua
Luận văn được đánh giá ở ỨC: - S311 SE nh HH HH nưy
Ý kiến Hội đồng: . - 5 2522212 1 2112712211211 1112712111221.111 21211 cree
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012 CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG
ii
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bắt kì luận văn nào trước đây
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận văn
Lê Văn Kiên
iii
Trang 6LỜI CẢM TA
Tôi vô cùng biết ơn cha mẹ, các anh em và những người thân của tôi đã
chia sẻ, động viên và dành những gì tốt đẹp nhất cho tôi có được thành công như ngày hôm nay
Xin tó lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS TS Nguyễn Bảo Vệ và ThS Bùi Thị Cam Hường, người đã tận tình
hướng dẫn, cho tôi những lời khuyên hết sức bổ ích tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành tốt luận văn này
Xin chân thành cảm ơn
Quý Thầy, Cô của khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học
Cô có vấn học tập: PGS TS Nguyễn Thị Mỹ Hoa đã tận tình giúp đỡ và những lời khuyên hết sức bố ích tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt khóa học
Các cô, chú, anh, chị trong chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long đã
giúp đỡ tôi thu thập những số liệu cần thiết để hoàn thành luận văn
Tập thể các bạn sinh viên lớp Nông nghiệp Sạch khóa 34 trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện luận văn
Xin trân trọng ghi nhớ và gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè đã giúp đỡ,
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Trang 7QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
— Noi sinh: Vinh Binh - Hòa Bình - Bạc Liêu
—_ Thời gian học từ năm 2000 đến năm 2004
— Truong Trung hoc cơ sở Vĩnh Bình
—_ Địa chỉ: Vĩnh Bình - Hòa Bình - Bạc Liêu
3 Trung học phố thông
—_ Thời gian học từ năm 2004 đến năm 2006
— Trường Trung học phô thông Lê Thị Riêng
—_ Địa chỉ: Hòa Bình - Bạc Liêu
—_ Thời gian học từ năm 2007 đến năm 2008
—_ Trung tâm Giáo dục thường xuyên quận Ninh Kiều
— Dia chi: Ninh Kiều - TP Cần Thơ
4 Đại học
Trúng tuyến vào ngành Trồng trọt trường Đại học Cần Thơ năm 2008 và học chuyên ngành Nông nghiệp Sạch
Cần Thơ, ngày tháng năm 2012
Người khai ký tên
Trang 8MỤC LỤC
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 5c:sc5s¿ 2
1.1 Tình hình sản xuat rau trén thé gidi va trong nước
LDL Trén thé GiGi eee cesses esseecsessesseessesssssssessesssesseesassssssesssesssessesasecs 2
V1.2 Trong NUGC oo cee ceeecceeeeceeneeceeeesecesceseeeseseeeeseceeeeeeeeeeneeneeeneseeesaees 3
I 5N cv .ddd Ả ÔÒỎ 5
1.2.2 Phân loại - - ¿+ 2 2111211122112 111111119111 111 111051101 110 111gr 5
1.2.4 Yêu cầu NGO CAML 4ä 6 1.2.5 Giá trị dinh dưỡng cây xà lách xoong -++-++<++>s++ 8 1.2.6 Kỹ thuật trồng xà lách xoong ¿ .:¿+2sc22xt2xtEtrsrkerrrrsrrree 9
1.3 Sơ lược về huyện Bình Minh - 2 +25£SxcSEESEExcEktzrxrrkrrrrrsree 12 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP - 2 s1 SE EEEEEEEEEEEEEEEErrk+ 14
2.2 Phương pháp và nội dung điều tra -. -2¿©-¿+2++22++£x+2zxzzxzrzzxsrxs 14
2.2.1 Phương pháp - + kh TT TH ng HH Hiện 14
2.2.2 Nội dung điều tra 22-22222222 2E12212112712211211211 1121 re 14
2.3 Phương pháp xử lý số liệu - 22-222 22++22SE22EES22EE2EECSEkrrkrsres 15
KÉT QUÁ THẢO LUẬN - 2-22-2122 E22E22152212112711 212.111 errrrek 16 3.1 Thông tin chung về chủ hộ, 2 2+2 2+2EE2EE+2EE£2EE+2E2EE2SExerrrrrs 16 3.1.1 Tuổi của chủ hỘ - 2-5652 SE E+EE21EE121121211211 1121111111111 11c 16
3.1.2 Trình độ học vấn của chủ HỘ Q2 2n Q 2n HS SH SH HH ng ng ren 16
3.1.3 Số nhân khẩu -2-c++ kh E221 HH re 17
3.1.4 Lực lượng lao đỘng - kh TH TH HH nh rưy 18
3.1.5 Kinh nghiệm trồng rau của chủ hộ
3.1.8 Diện tích canh tác -¿- -c + 2c 1 1211122112921 1181 11211118 11118211 xxe 22
3.2 Kỹ thuật canh tác .- cà TS ST TH HH TH ng HH HH chế 23
vi
Trang 93.2.1 Thời vụ gieo trỒng -: +5222222122212212711211211211 211111 re 23
3.2.2 Chuẩn bị đất trỒng 2-22 +22EE2221222127112212111211271E 2E xe 24 3.2.3 Giống 22s 2t 222112111211211211211111212221101 1e 25
3.2.4 Phân bón ¿22¿+5++22E22112221127112221127112112111211122111 21c ee 27
3.2.5 Công tác bảo vệ thực vật ¿ch HH Hy 33
3.2.5.1 on sẽ 33 3.2.5.2 Phòng trừ bệnh hại - 22: 22+22x+222E+SEExteExrrrrkrsrkksrkx 35
3.2.6 CHAM an (-(adaiiÓÓI 37
3.2.7 Thu hoạch và tiêu thụ ¿(2c 222 22212211213 83211 51151111 xxe 39
3.3 Hiệu quả kinh tẾ ¿s22 12219211 2112711211221127112111112112111 11 1 xe 42 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 2-52-5121 212121121121111211111111 1111 1x re 43 4.1 KẾ luận - Sen tt tT12111 211211211211 1101111211 1.1101 eerr 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2: 65s E2E1211511211E1121111211111 111 11 1x1 cy 44
2009:1019) ` 46
Vii
Trang 103.5 Phần trăm số hộ về diện tích canh tác xà lách xoong tai
3.6 Phần trăm số hộ về thời vụ gieo trồng xà lách xoong tại
3.7 Phần trăm số hộ về sử dụng phân hữu cơ bón cho xà lách
3.8 Phần trăm số hộ về loại phân hóa học bón cho xà lách xoong
3.9 Phần trăm số hộ về loại sâu hại xà lách xoong tại Thuận An -
3.10 Phần trăm số hộ về loại thuốc phòng trừ sâu hại trên xà lách
xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long 34 3.11 Phần trăm số hộ về loại bệnh hại xà lách xoong tại Thuận An
3.12 Phần trăm số hộ về loại thuốc phòng trừ bệnh hại trên xà
lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long 36
3.13 Phần trăm số hộ về năng suất xà lách xoong tại Thuận An -
viii
Trang 11DANH SACH BANG
3.1 Số hộ và phần tram sé h6 vé d6 tudi tai Thuận An - Bình Minh -
3.4 Số hộ và phần trăm số hộ về lượng giống xà lách xoong được sử
3.5 Số hộ và phần trăm số hộ về số lần bón phân trên xà lách xoong
3.6 Số hộ và phần trăm số hộ về lượng phân đạm (N) bón cho xà
lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long 30
3⁄7 Số hộ và phần trăm số hộ về lượng phân lân (P;O;) bón cho xà
3.8 S6h6 và phần trăm số hộ về lượng phân kali (K;O) bón cho xà
lách xoong tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long 32
3.9 Số hộ và phần trăm số hộ về số lần làm cỏ tại Thuận An - Bình
3.10 Số hộ và phần trăm số hộ về số lần tưới nước trong ngày tại
3.11 Số hộ và phần trăm số hộ về thời gian thu hoạch xà lách xoong
3.12 Số tiền và các loại chỉ phí trong sản xuất xà lách xoong của các
hộ nông dân tại Thuận An - Bình Minh - Vĩnh Long 42
1X
Trang 12Lê Van Kién, 2012 “DIEU TRA HIEN TRANG CANH TAC XA LACH
XOONG (Nasturtium officinale) TAI THUAN AN, BINH MINH, ViINH
LONG” Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Nông nghiệp Sạch, trường Đại Học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Bảo Vệ, ThS Bùi Thị Cẩm Hường
TÓM LƯỢC
Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác xà lách xoong (Nasturtium officinale)
tại Thuận An, Bình Minh, Vĩnh Long” được thực hiện từ tháng 9/2011 đến tháng
5/2012 nhằm mục tiêu: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất xà lách xoong của các hộ Đề tài được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 30 hộ trồng xà lách xoong ở Thuận An theo phiếu điều tra
soạn sẵn
Kết quả cho thấy, hiện trạng canh tác xà lách xoong tại xã Thuận An có
những thuận lợi sau: Đa số chủ hộ nằm trong tuổi lao động (30-40 tuối chiếm 40%), lực lượng lao động Nông nghiệp dồi dào, trung bình 2,8 lao động/hộ và kinh nghiệm trồng xà lách xoong lâu năm, trung bình 4,1 năm; tham gia tập huấn sản xuất rau an toàn (70%) và ghi chép nhật ký canh tác (60%); thời vụ gieo trồng thích hợp từ tháng 12-01 (80%), 100% hộ trồng xà lách xoong, có lên liếp
và đào rãnh (chiều rộng 3-4 m, cao 10-15 cm, chiều dài từ 20-50 m và lối đi giữa
liếp rộng 0,3-0,5 m; chiều rộng rãnh dao động tir 1,5-2 m va sau 1-1,5 m), bón
lót trước khi trồng và sử dụng giàn che lưới và sử dụng giống địa phương qua chọn lọc, mật độ và cách trồng phù hợp (5x5 cm); su dung phân hữu cơ (86,7%), chú trọng đến phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc Virtako 40WG, Hopsan
75ND, Angun 5WG, Aliette 80WP, Ridomil Gold 68WG, Kasumin 2L, ; lam
cỏ trung bình (2,3 lần/vụ), tưới nước thường xuyên (8,9 lần/ngày) va năng suất
và lợi nhuận trồng xà lách xoong khá cao
Bên cạnh đó những khó khăn cần giải quyết như: Trình độ học vấn của
chủ hộ còn thấp, đa số chỉ đạt cấp 1 (43,3%) và diện tích canh tác nhỏ lẻ, đa số
hộ nông dân có diện tích canh tác nhỏ hơn 0,2ha (50,0%); 100% hộ không thực hiện xử lý đất trước khi trồng, lượng giống các hộ sử dụng còn cao (4,2 tắn/ha)
và sử dụng phân bón chưa phù hợp, lượng phân đạm còn thấp (66,5 kg/ha), phân
Trang 13lân (62,9 kg/ha) và kali (34,4 kg/ha) cao hơn so với khuyến cáo; nhiều sâu bệnh
gây hại như: sâu vẽ bùa, sâu xanh da láng, sâu tơ, sâu vẽ bùa, sâu ăn tạp, bệnh
héo xanh, đốm lá, thối nhữn; thị trường tiêu thụ còn hạn chế và chỉ bán cho thương lái
xi
Trang 14MO DAU
Trong cudc sống bận rộn hàng ngày khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi
và luôn tìm những món ăn ngon mang vị đặc trưng nhưng vẫn đảm bảo về dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng thì xà lách xoong sẽ là lựa chọn thích hợp nhất
Trong xà lách xoong có 93,7% nước, 2,8% protid, 1,4% glucid, 2% cellulose,
0,8% tro, 89 mg% canxi, 28 mg% phốt pho, 1,6 mg% sat, 15-45 mg% iốt, 25
mg% vitamin C Xà lách xoong là loại rau chứa nhiều beta-carotene, vitamin BI, vitamin B6 và những vitamin tan trong dầu như: vitamin E, vitamin K Bên cạnh
đó xà lách xoong còn chứa một hàm lượng cao các khoáng chất cần thiết cho cơ
thể như: iốt, sắt, canxi, magiê, kẽm, Đặc biệt, xà lách xoong có một thành
phần rất quan trọng quan trọng cho sự kháng viêm, chống dị ứng và ngăn ngừa
lão hóa, đó là quercetin Nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Ulster (Anh) đã
kết luận rằng trong xà lách xoong có chứa một hợp chất gọi là phenylethyl isothio cyanate, chất này có khả năng ngăn chặn lại những quá trình gây tốn hại
DNA trong bach cau va kháng ung thư (Hoàng Duy Tân, 2011) Trong bối cảnh
hiện nay xà lách xoong được nhiều người tiêu đùng ưa chuộng do dễ chế biến,
dùng làm gỏi, nấu canh hoặc chế biến nhiều món ăn khác rất ngon miệng và
cũng là món ăn hàng ngày của nhiều gia đình Huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
là nơi trồng nhiều xà lách xoong nỗi tiếng khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long,
xã Thuận An có diện tích trồng xà lách xoong lớn nhất tỉnh chiếm khoảng 100
ha Xà lách xoong là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích hợp với những hộ gia đình có diện tích canh tác và vốn đầu tư ít, những năm qua ngành chức năng huyện Bình Minh và xã Thuận An đã khuyến khích các hộ nông dân
mở rộng diện tích, thay thế những cây trồng có hiệu quả thấp Hưởng ứng phong trào này, nhiều hộ gia đình đã nhanh chóng thoát nghèo, vươn lên có cuộc sống
ổn định với nghề trồng xà lách xoong Hiện nay nhiều hộ nông dân cũng đã
chuyển từ canh tác lúa sang trồng xà lách xoong để cải thiện thu nhập Vì vậy đề tài: “Điều tra hiện trạng canh tác xà lách xoong (Nasturtium officinale) tai Thuận
An, Bình Minh, Vĩnh Long” được thực hiện nhằm mục tiêu: Đánh giá những, thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất xà lách xoong của các hộ ở Thuận An
Trang 15CHUONG 1
LUQC KHAO TAI LIEU
1.1 Tình hình sản xuắt rau trên thế giới và trong nước
Theo thong ké cua FAO, dién tich trong rau năm 2003 là 50.023.341 ha nhưng
đến năm 2007 đã mở rộng lên tới 52.444.669 ha, tăng so với năm 2003 1a 2.421.328
ha, bình quân mỗi năm tăng 484.266 ha Như vậy, diện tích trồng rau trên thế giới
hiện đang tăng lên, nguyên nhân là do người nông dân chuyển một phần diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau
Năng suất rau bình quân trên thế giới không biến động nhiều đạt từ 168-170 tạ/ha qua 5 năm, bởi hiện nay mục đích trồng rau không tập trung về tăng năng suất
mà chú trọng hơn đến việc tăng chất lượng của sản phẩm Sản lượng rau, hàng năm
thu được theo chiều hướng tăng dần, tính đến năm 2007 đạt 893.432.504 tắn, tăng hơn so với năm 2003 là 519.72.184 tắn Nếu năm 2007 tổng sản lượng rau trên toàn thế giới đạt 893.432.504 tắn thì Châu Á chiếm khoảng 75 % tổng sản lượng toàn thé
giới
Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất thế giới đạt 448.982.800 tấn,
cao hơn nhiều so với Mỹ, Nhật, Pháp, Thái Lan, Việt Nam và nhiều nước khác Ở
Châu Á, Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất tiếp theo là Án Độ, còn ở nước ta sản lượng rau ở mức thấp đạt 7.991.000 tấn Bên cạnh sự gia tang về năng suất và sản lượng thì chất lượng rau cũng được nhiều nước trên thế giới quan tâm, nhiều công nghệ tiên tiến ra đời và việc kiểm soát dư lượng hoá chất tồn đọng trong
rau ngày càng được thực hiện triệt để hơn (Tạ Thu Cúc, 2010).
Trang 16Về nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới, theo FAO dự báo từ nay cho đến năm
2010 hàng năm tăng bình quân 3,6%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng về sản
lượng chỉ khoảng 2,8%, như vậy thị trường rau trên thế giới chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ Trong những năm qua nhu cầu nhập khẩu rau bình quân trên thé giới tăng 1,8% mỗi năm Các nước và vùng lãnh thổ có nhu cầu nhập khẩu rau
cao đó là Pháp, Đức, Canada khoảng 155.000 tắn mỗi năm; Anh, Mỹ, Bi, Hồng
Kông, Singapo khoảng 120.000 tắn mỗi năm Một số nước có lượng rau xuất
khẩu lớn trên thế giới đó là: Trung Quốc (609.000 tắn/năm); Italia, Hà Lan mỗi
nước xuất khẩu khoảng 140.000 tắn/năm Theo dự báo của FAO, ước tính đến
năm 2010 giá xuất khẩu rau tươi khoảng 526 USD/tấn va giá nhập khẩu khoáng
703 USD/tan, như vậy rau tươi là một trong những mặt hàng Nông nghiệp xuất khẩu có giá trị, hơn nữa nhu cầu rau trên thế giới ngày một tăng, bởi vậy rau có
vị trí lớn trên thị trường thế giới (Tạ Thu Cúc, 2010)
1.1.2 Trong nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng rau cả năm 2006 là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm 2000 (452,9 nghìn ha) Năng suất đạt 149,9 tạ/ha; là năm có năng suất trung bình cao nhất từ trước đến nay Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144.000 tỷ đồng (tương đương
900 triệu USD), chiếm 9% GDP của Nông nghiệp Việt Nam, trong khi diện tích
chỉ chiếm 6% Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau sản xuất trên đầu người đạt 115 kg/người/năm, tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các nước ASEAN (57 kg/người/năm) Kim ngạch xuất khâu rau, quả và hoa cây cảnh trong 5 năm
(2000-2004) đạt 1.222 triệu USD (bình quân mỗi năm đạt 224,4 triệu USD),
trong đó khoáng 60% kim ngạch xuất khâu rau Cả nước trồng hơn 80 loại rau
thuộc 25 họ thực vật, trong đó có 25-30 loại rau chủ lực, có diện tích trên 10.000
ha (chiếm 73-75% diện tích và xấp xỉ 80% sản lượng)
Theo số liệu thống kê của FAO, những năm gần đây, diện tích trồng rau của
ta ngày càng được mở rộng từ 648.290 ha năm 2003 lên 670.600 ha năm 2007
Diện tích tăng nhanh nhất từ năm 2003 đến 2005, qua hai năm diện tích tăng
Trang 1722,3 ha Từ năm 2005 trở lại đây diện tích trồng rau không có biến động, cả nước
đạt 670.600 ha
Theo Phạm Thị Thùy (2004), rau ở nước ta năng suất còn thấp và bấp bênh,
năm 1998 năng suất cao nhất cũng chỉ đạt 14,5 tắn/ha bằng 80% so với mức trung
bình của toan thé gidi (xp xi 1,8 tan/ha) Nếu so với năm 1990 là 12,4 tấn thì năng suất bình quân cả nước trong 10 năm cũng chỉ tăng 1,2 tắn/ha Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt là các tỉnh có năng suất rau cao hơn cả nhưng
cũng chỉ đạt năng suất bình quân ở mức 1,6 tắn/ha Năng suất trung bình thấp nhất
là ở các tỉnh miền Trung, chỉ bằng một nửa so với năng suất trung bình cả nước Nhưng theo số liệu thống kê của FAO, những năm gần đây năng suất tương đối ổn
định, đạt 1,2 tắn/ha
Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tắn, tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hàng năm từ năm 1990-
2000 là xấp xi 260.000 tắn Do diện tích tăng nhanh dẫn đến sản lượng rau ở
nước ta tăng lên đáng kể, từ 7.601.175 tấn năm 2003 tăng lên 7.991.000 tắn năm
2007, như vậy chỉ trong 5 năm sản lượng tăng 389.825 tấn (Tạ Thu Cúc, 2010)
Đánh giá về thực trạng sản xuất rau nước ta trong thời gian qua, nhiều tác giả nhận định, sản xuất rau ở nước ta hiện nay đã có bước phát triển đáng kế về diện tích và đa dạng về chủng loại, nhưng bên cạnh đó năng suất và sản lượng rau còn thấp, quy mô phân tán, chất lượng không ồn định, phần lớn rau không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp Lý do chất lượng rau không đảm bảo là, thiếu cải tiến kỹ thuật, canh tác chủ yếu nghiêng về năng suất chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, việc quản lý về kiểm định chất lượng còn kém cho nên rau tươi ở Việt Nam chưa bảo đảm an toàn cho người sử dụng, dẫn đến xuất khẩu rau còn quá ít, khả năng cạnh tranh trên thị quốc tế kém Rau quả của nước ta tuy đa dạng và phong phú, nhưng sản xuất chưa gắn với thị trường, chất lượng thấp, bao bì mẫu mã chưa thích hợp, thị trường rau còn đơn điệu và
nghèo nàn Hiện Việt Nam có trên 40 nước là thị trường để xuất khẩu nhưng
chúng ta lại không có đủ điều kiện, mới chỉ xuất khẩu được khoảng 3% sản
lượng Rau ở nước ta không thể cạnh tranh được với thị trường quốc tế mà ngay
Trang 18cả trong nước, rau tươi của ta cũng đang bị các sản phâm nhập khẩu lấn at (Ta
Thu Cúc, 2010)
Thị trường rau sạch ngày càng khan hiếm khi nhu cầu sử dụng rau trong các bữa ăn hàng ngày không thê thiếu Vì vậy vấn đề rau sạch, rau an toàn hiện nay vẫn là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm Do đó rất nhiều nghiên cứu
về rau sạch như giảm mức độ ô nhiễm môi trường thông qua sử dụng phương
pháp canh tác tự nhiên; giảm lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bằng VIỆC
sử dụng các vi sinh vật bản địa; tăng năng xuất bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp; và năng cao hiểu biết của nông dân về hoạt động sản xuất bảo vệ môi trường mà vẫn duy trì được hiệu quả kinh tế, qua đó thu hút sự tham gia đông đảo của nông dân, nhân rộng mô hình (Tran Minh Dire va ctv., 2011) 1.2 Cay xa lach xoong
1.2.1 Nguôn gốc
Xà lách xoong có nguồn ngốc Châu Âu, ngày nay được trồng ở phía Tây
Châu Á và nhiều nước trong vùng nhiệt đới như Malaysia, Án Độ, Indonesia,
Philippin, Việt Nam, và ở phía Bắc Châu Phi Ở Việt Nam xà lách xoong được
trồng chủ yếu ở vùng cao, có khí hậu mát như miền Bắc, Đà Lạt, Bình Thuận Ở
Đồng bằng sông Cửu Long, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long là nơi trọng điểm trồng xà lách xoong, có truyền thống từ lâu đời, không những cung cấp cho đồng
bằng mà cả thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra tỉnh An Giang, Cần Thơ cũng có trồng nhưng diện tích không đáng ké (Tran Thi Ba, 2007)
1.2.2 Phân loại
Xà lách xoong (Nasturtium officinale R Br) 1a loai rau ma thudc ho thập
tu (Curciferae family) (Parker va ctv., 1995)
1.2.3 Đặc tính sinh học
* Ré: xà lách xoong thuộc loại rễ chùm, có nhiều rễ phụ ở đốt thân có thé
hút chất dinh dưỡng và nếu đem trồng sẽ thành cây độc lập
+ Thân: thân mọc bò, phân nhiều nhánh, các đốt có rễ, ngọn vươn thẳng Thân cải non, miềm, xốp dài 20-60 cm, mỗi lóng thân dài từ 1-5 cm
* Lá: lá mọc so le, kép lông chím, có 3-9 lá chét hình trứng không điều,
thùy tận cùng thường lớn hơn, mép nguyên hay khía tai béo, mau luc sam
Trang 19* Hoa: hoa nhỏ màu trang, hợp thành chùm ở đầu cành
* Trái và hạt: trái hình trụ, dài 2 cm, chứa nhiều hạt màu đỏ
1.2.4 Yêu cầu ngoại cảnh
* Nhiệt độ: Theo Tạ Thu Cúc (2010), nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, là nhân tố quan trọng nhất đề quyết định, mỗi loại cây rau có thé trồng trong điều kiện ngoại cảnh cụ thể như thế nào Nhiệt
độ ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh lý trong cây, bằng cách điều chỉnh tốc độ của phản ứng hoá học Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình phân hoá hoa, sự sống của hạt
phan, tạo trái, cân bằng hooc môn, tỷ lệ chín, chất lượng, năng suất và thời gian bảo quản sản phẩm ăn được Bên cạnh đó nhiệt độ còn ảnh hưởng đến thời gian thu
hoạch của cây rau Nếu nhiệt độ cao gần thời kỳ thu hoạch sẽ làm tăng nhanh quá trình chín và làm ngắn thời gian giữa các lần thu hoạch Điều này có hại hay lợi phụ thuộc vào ý muốn của người sản suất Mỗi một loại rau đều yêu cầu một giới hạn nhiệt độ nhất định để sinh trưởng và phát triển Nếu vượt quá giới hạn cây rau sinh trưởng phát triển kém, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm Theo Phạm
Hong Cue va ctv (2001), nhiệt độ ảnh hưởng đến sự bốc thoát hơi nước, sự hấp
thụ dung dịch đất, sự đồng hóa, hô hấp, tích lũy chất dự trữ và các tiến trình sinh
lý khác trong thực vật Theo Trần Thị Ba (2007), cây xà lách xoong sinh trưởng
* Ánh sáng: Theo Tạ Thu Cúc (2010) ánh sáng là yếu té can thiết đối với
đời sống cây rau, bởi nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp Ánh sáng ảnh hưởng đến các quá trình quan trọng như: quang tổng hợp, sự nảy mầm
của hạt, sự lớn lên của lá, sự thoát hơi nước và sự ra hoa, Nếu ánh sáng đầy đủ
sẽ tăng bề dày của mô, tăng hàm lượng diệp lục, thúc đầy quá trình quang hợp và ngược lại nếu thiếu ánh sáng hàm lượng diệp lục giảm, thịt lá mềm xốp, gian bào
chứa đầy nước, giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận.
Trang 20Thời gian chiếu sáng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới phát triển một
số loại rau, nó là yêu cầu cơ bán của quang chu kỳ Thời gian chiếu sáng dài lượng hydrat cacbon được sản xuất trong quang hợp lớn hơn thời gian chiếu sáng ngày ngắn do vậy lượng hydrat cacbon đủ cho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất Trên cơ sở độ dài chiếu sáng, các cây trồng được chia thành cây ngày
dài, ngày ngắn và cây trung tính Theo Phạm Hồng Cúc và cứ (2001), cây xà
lách xoong thuộc nhóm cây ngày dài, thời gian chiếu sáng từ 10-12 giờ/ngày Theo Trần Thị Ba (2007), cần làm giàn che mát cho cây xà lách xoong (cần 40- 50% lượng ánh sáng)
* Nước: Theo Tạ Thu Cúc (2010), nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau, lượng nước trong rau cao chiếm từ 75-95% và chúng phải tạo ra 5-25% trọng lượng nước còn lại của chúng thông qua quang hợp Có thể thấy rằng nước
là nhân tố lớn nhất làm giám năng suất và chất lượng rau Nước là yếu tố cơ bản
để quang hợp, ánh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cây, đến trạng thái chất nguyên sinh Nước còn có tác dụng trong quá trình vận chuyên điều chế sự đóng mở khí khống, sự giãn nở và lớn lên của lá Vì vậy nước có vai trò quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau Bên cạnh đó nước là thành phần
cơ bản tạo nên chất nguyên sinh, là nguyên liệu tham gia vào quá trình quang hợp, nước cần thiết cho sự vận chuyên vật chất trong cây, là dung môi hoà tan các chất, duy trì độ căng của tế bào, làm cho cây ở trạng thái cân bằng, Theo Trần Thị Ba (2007), cần tưới đủ âm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày) vào
mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/lần (10-16 lần trong ngày)
+ Đát: Theo Tạ Thu Cúc (2010), rau là loại cây trồng có thời gian sinh
trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong một năm, phần sinh khối trên mặt đất lớn, năng suất trên một diện tích cao Vì vậy, cây rau yêu cầu đất rất nghiêm khắc để trồng rau Đất trồng rau phải tùy theo chủng loại rau, mùa vụ mà chọn, nhưng yêu cầu cơ bản của đất là thoát nước tốt bởi vậy đất trồng rau nên chọn chân đất cao, có mực nước ngầm thấp, không bị úng nhưng phải chủ động nguồn
tưới khi cần thiết Loại đất chọn để trồng rau là đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, đất
thịt pha sét, đất phù xa ven sông; có tầng canh tác dày từ 20-40 em, tỷ lệ cát 50-
60%, tỷ lệ sét 25-40% Dat phải tơi xốp, giàu mùn, giữ nước, giữ phân, mặt dat
Trang 21bằng phẳng và thoải về một phía Độ pH trung tính từ 5,5-7 Đất trồng rau phải
có cấu trúc ôn định, khả năng giữ nước tốt và thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật đất hoạt động (Nguyễn Mạnh Chinh, 2007) Theo Trần Thị Ba (2007), đất phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu sẵn sàng cung cấp cho cây Độ pH của đất thích hợp nhất 6-7, không sống được trong đất phèn, đất mặn hoặc đất cát trong mùa nắng
* Dinh dưỡng: Theo Tạ Thu Cúc (2010), trong suốt quá trình sinh trưởng cây rau hấp thu 70% N, 20% P và 80% K do vậy cần bón phân vào đất trong suốt vụ
trồng Theo Trịnh Thu Hương (2003), cây rau có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc
độ sinh trưởng nhanh, thành phần dinh dưỡng phong phú và cho năng suất cao
Vì vậy rau cần cầu một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng Theo Trần Minh Đức và cm (2011), cây xà lách xoong cần được cung cấp đầy đủ và cân
đối các đa lượng, trung lượng và vi lượng như các loại cây rau màu khác Trong
đó, đạm là yếu tố chủ yếu làm tăng năng suất
1.2.5 Giá trị dinh dưỡng cây xà lách xoong
Thanh phan dinh dưỡng trong 100 g ăn được của xà lách xoong, kết quả phân tích cho thấy: nước 93,7 g%, protid 21 g%, glucid 1,4 g%, cellulose 2 g%,
tro 0,8 øg%, vitamin C 25 mg% (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 1996)
Xà lách xoong là một loại rau tốt cho cơ thể, có tác dụng khai vị, bổ, kích thích tiêu hóa, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, chống thiếu máu, chống
bệnh hoại huyết, lọc máu, lợi tiểu, giảm đường huyết, trị ho Bên cạnh đó, xà
lách xoong còn làm ra mồ hôi, trị giun và giảm độc nicotin Ngoài ra còn được dùng làm thuốc trị chứng ăn mắt ngon, cơ thể suy nhược, tạng bạch huyết, bệnh
scorbut, chứng thiếu máu, bệnh lao, ho và các bệnh đường tiết niệu, ký sinh
trùng đường ruột, thấp khớp, thủy nhũng, đái đường và ung thư Xà lách xoong
có thế chữa bệnh ngoài da rất tốt như bệnh: eczema, ghẻ, hắc lào, rụng tóc, bệnh
về da đầu, vết thương, ung nhọt, mụn tràng nhạc, lở loét, đau răng, viêm lợi răng (Phạm Hoàng Hộ, 2002).
Trang 221.2.6 Kỹ thuật trồng xà lách xoong
* Thời vụ: Theo Tạ Thu Cúc (2010), cơ sở khoa học để xác định thời vụ
gieo trồng là dựa vào nguồn gốc cây rau, yêu cầu của chúng với điều kiện ngoại
cảnh, nhu cầu của người tiêu dùng, Nước ta nằm trong điều kiện nhiệt đới gió mùa, khí hậu ấm áp, ôn hoà nên thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển nhiều loại
rau có nguồn gốc vùng nhiệt đới và ôn đới Theo Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2000), thời vụ gieo trồng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng rau Mỗi loại rau yêu cầu các điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm, khác nhau Theo Trần Thị Ba (2007), xà lách xoong trong được quanh năm, mùa thuận là trồng vào các tháng giáp Tết 11-12 dương lịch, thời tiết mát
mẻ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng và cho năng suất cao
* Giống: Theo Nguyễn Mạnh Chinh (2007), muốn có rau tốt trước hết cần
có loại giống tốt Giống tốt là giống thích hợp với điều kiện ngoại cảnh của địa
phương, có tính chống chịu sâu bệnh cao, cho năng suất và chất lượng cao Theo Trần Thị Ba (2007), các giống hiện đang canh tác là giống địa phương, qua chọn lọc cho thấy nó phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương như chống chịu sâu bệnh, chịu nhiệt cao, cho năng suất ồn định, phẩm chất rất ngon, phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng
* Chuẩn bị đát: Theo Tạ Thu Cúc (2010), hầu hết các hạt giống rau nhỏ, hệ
rễ phân bố chủ yếu từ mặt đất tới độ sâu 30 cm, nên làm đất cần phải đúng kỹ thuật để
cho cây rau sinh trưởng và phát triển thuận lợi Theo Phạm Hồng Cúc và ctv
(2001), đất trồng rau cần được cày ải và phơi dat dé cai thiện cấu trúc đất làm
cho đất được tơi xốp, thoáng khí và chôn vùi phân bón, dư thừa thực vật Theo
Trần Minh Đức và cứ (2011), chọn đất giàu hữu cơ, nhiều mùn, không phèn
mặn độ pH 6-7 Cây phát triển không thuận lợi trên đất cát hoặc phèn mặn Làm luống chìm, rộng 1,2-1,5 m, lối đi giữa luống rộng 20-30 em, cao hơn mặt luống 10-20 cm xung quanh luống có rãnh thoát nước rộng 10 cm, sâu 15 em, giúp thoát nước tốt trong mùa mưa Đất trồng phải được phơi khô 1-2 tuần để diệt mam bệnh Trước khi trồng cho nước vào ngập ruộng, làm cho đất tơi lên bùn, sau đó cấy cải hoặc rai điều lên liếp, đè nhẹ cho ngập nước, ngày hôm sau rút cạn nước cho rau phát triển Sau thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ,
Trang 23vét mương tưới, sửa bờ và rãnh thoát nước, rải thêm đất mới (đất giàu hữu cơ được phơi khô, đập nhuyễn) lên luống nhầm cung cấp đất cho lứa cải sau phát triển
* Cách trồng: Theo Trần Minh Đức và cø (2011), xà lách xoong được
trồng theo hai cách sau: trồng từ hạt hoặc từ các đốt trên thân có mang rễ Trồng
từ hạt, hạt sau khi được thu hái xử lý qua nước ấm hoặc ngâm trong nước lã 6-8
giờ rồi tiến hành gieo vào các luống gieo, khi cây con phát triển có chiều cao 5-6
cm thi nhé cấy vào ruộng trồng Trồng từ các đoạn thân, cắt các đoạn thân trên cây có mang các nốt rễ, thân ở giai đoạn gia, dai 8-5 cm sau đó trực tiếp cấy vào các luống trồng Cần lưu ý các luốn này luôn có nước lấp xấp khoảng 1-2 cm
* Mật độ và khoảng cách trong: Theo Tạ Thu Cúc (2010), xác định mật
độ thích hợp cho mỗi loại rau trên diện tích gieo trồng là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm tăng năng suất và đạt được hiệu quả kinh tẾ cao Khoảng cách, mật
độ của mỗi loại rau phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc tính của giống, đặc trưng
hình thái của cây, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt Mỗi cây
trồng chiếm giữ một khối lượng đất và khoảng không gian nhất định, nhờ đó rễ
và lá thu hút được các chất dinh dưỡng cần thiết tạo ra năng suất cây (Phạm Hồng Cúc và ctv., 2001) Luong giống xà lách xoong được sử dụng sẽ tùy vào chất lượng cây giống, thông thường cần khoảng 3,5-4 tấn giống cho l1 ha Khoảng cách giữa hàng cách hàng 5 cm và cây cách cây 5 cm (Đường Hing Dat,
2003)
* Bón phân: Theo Tạ Thu Cúc (2010), rau là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất trên đơn vị diện tích cao, vì vậy cần chất dinh dưỡng trong suốt thời kỳ sinh trưởng Trong suốt quá trình sinh trưởng cây rau hấp thu 70% N, 20% P và 80% K do vậy cần bón phân vào đất trong
suốt vụ trồng Theo Trần Thị Ba (2007), cây xà lách xoong có thời gian sinh
trưởng ngắn nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm lớn, vì vậy lượng phân bón
trên một đơn vị diện tích rau cao hơn lượng phân bón cho các cây lương thực và
nhiều loại cây trồng khác Lượng phân cần thiết sử dụng bón cho 1 ha xà lách
xoong
10
Trang 24- Trồng mới: super lân (lót): 500 kg, vôi bột: 500 kg, phân chuồng hoai: 5 tắn
- Cải tạo sau thu hoạch: lân vi sinh 200 kg, phân tôm: 300-400 kg, phân chuồng
hoai 2 tan, NPK 16-16-8: 300-400 kg, phan uré: 40-50 kg
- Cách bón: Bón phân lân vi sinh khi vừa thu hoạch xong lứa trước
+Lần 1 (10-15 ngày): phân tôm 100 kg + phân chuồng
- Giữa 2 lần thúc phân có thể bổ sung phân bón lá và 10 kg phân Urê
* Chăm sóc: Theo Trần Thị Ba (2007), cần tưới đủ 4m cho xà lách xoong (tưới sương trên lá nhiều lần trong ngày) và mùa nắng tưới bình quân 1 giờ/lần (10-16 lần trong ngày); Trồng xà lách xoong có thể diệt cỏ bằng thuốc hóa học
Diệt cỏ trước nảy nằm, có thể dùng thuốc như Dual, Dual gold, Ronstar, dùng
diệt co ở đầu vụ Diệt cỏ sau nảy mầm (diệt khi cây cỏ có 1-2 lá và đất đủ ấm)
dùng các loại thuốc trừ cỏ chọn lọc như: Nabu, Onecide, các thuốc này rất an
toàn cho các loại cây rau thuộc nhóm song tử diệp (hai lá mầm) Diệt cỏ bờ sử
dụng các loại trừ cỏ không chọn lọc
* Phòng trừ sâu bệnh: Theo Trần Minh Đức và civ (2011), thực hiện nghiêm ngặt qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp Các đối tượng gây hại đáng
lưu ý như: sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp và bệnh hại như: héo xanh, thán thư (nỗ
lá), bệnh đốm văn Theo Trần Thị Ba (2007), để hạn chế vấn đề sâu bệnh hại
phải thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, kết hợp làm cỏ, bón phân phun thuốc vào lúc trời mát Nên sử dụng luân
phiên các loại thuốc hóa học, ưu tiên sử dụng các thuốc có nguồn gốc sinh học,
sốc cúc tổng hợp, chất điều hòa sinh trưởng Trong quá trình sử dụng phải chú ý
sử dụng thuốc đúng đối tượng, liều lượng hợp lý để hạn chế hiện tượng kháng thuốc của sâu bệnh và phải đảm bảo thời gian cách ly 7-10 ngày trước khi thu hoạch
11
Trang 251.3 Sơ lược về huyện Bình Minh
Huyện Bình Minh có quốc lộ 1A đi qua và quốc lộ 54 chạy dọc suốt chiều
dài của huyện, cách thành phố Vĩnh Long 30 km đường xe và áp sát thành phố
Cần Thơ Địa hình nằm trái dai ven sông Hậu với chiều dài hơn 14 km và hệ
thống sông ngòi chang chit, cd dé bao khép kin va nguồn nước ngọt quanh năm Đất đai được phù sa sông Hậu bồi đắp tạo nên vùng đất màu mỡ trồng lúa và cây
ăn trái, đặc biệt là trồng màu cho sản lượng và hiệu quả kinh tế cao
* Vi tri dia ly
- Phía Đông: giáp huyện Trà Ôn
- Phía Tây: giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía Nam: giáp tỉnh Cần Thơ
- Phía Bắc: giáp huyện Tam Bình
* Diéu kiện tự nhiên
- Địa hình: Huyện Bình Minh có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc theo sông Hậu, cao và khá thấp so với mực nước biển
- Đất đai: Huyện Bình Minh có diện tích tự nhiên là 242,1 km”, đất đai
màu mỡ được bồi đắp hàng năm
- Nước: Huyện Bình Minh nằm ven sông Hậu và có hệ thống sông ngòi,
kênh, rạch chẳn chịt thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước ngọt quanh năm,
đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt
- Khí hậu: Huyện Bình Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa mang tính
chất nóng ầm, nhiệt độ cao và mưa nhiều Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng I1, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 5 năm
sau Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 27,7-28°C, nhiệt độ cao nhất
37,6°C và thấp nhất 19,2°C Số giờ nắng trong trung binh một ngày là 7,5 giờ
Âm độ không khí trung bình 80-81%, cao nhất tháng là 9 (83%) và thấp nhất là
tháng 3 (78%) Lượng mưa trung bình dat 1.186-1.193 mm/nam, số ngày mưa
trung bình khoảng 100-115 ngày/năm, trong đó 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch) (Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh
Vĩnh Long, 2011)
12
Trang 26* Hiện trạng sản xuất Nông nghiệp?
Theo Niên giám thống kê huyện Bình Minh (2010), tong diện tích đất tự
nhiên huyện Bình Minh là 242,1 km’, chiém 16,3% diện tích đất tự nhiên toàn
tỉnh Vĩnh Long, trong đó đất Nông nghiệp là 19.480,4 ha Cơ cấu sản xuất Nông
nghiệp được phân bố như sau: trồng trọt chiếm tỷ lỆ cao nhất 87,8%, trong đó
điện tích trồng lúa là 9.979,6 ha, diện tích trồng màu là 3.720,6 ha, cây ăn trái là
3.135,4 ha
* Dân số: Theo Niên giám thống kê huyện Bình Minh (2010), dân số
trung bình 179.301 người với 39.265 hộ Trong đó: dân cư thành thị là 23.575 nguoi, chiém 13,14%; nông thôn 155.725 người, chiếm §6,86%
13
Trang 27CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1 Phương tiện
- Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2011 đến tháng 05/2012
- Địa điểm: Tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
2.2 Phương pháp và nội dung điều tra
2.2.1 Phương pháp
Chọn ngẫu nhiên 30 hộ trồng xà lách xoong tại xã Thuận An, huyện Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long để điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo
mẫu in sẵn
2.2.2 Nội dung điều tra
Điều tra nông dân trồng rau theo mẫu điều tra in sẵn Nội dung điều tra
Trang 28* Hiệu quá kinh tế
2.3 Phương pháp xứ lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel
2003 và phần mềm phân tích thống kê SPSS 16.0
15
Trang 29CHƯƠNG 3
KÉT QUÁ THẢO LUẬN
3.1 Thông tin chung về chú hộ
3.1.1 Tuổi của chú hộ
Qua kết quả trình bày Bảng 3.1 cho thấy, phần trăm độ tuổi giữa các chủ
hộ không khác biệt nhau qua kiểm định chi bình phương œ7 = 8,0) Phần trăm độ
tuổi chủ hộ đao động trong khoáng 6,7-40% Độ tui trung bình của chủ hộ là 41,9, chủ hộ cao tuổi nhất là 54 tuổi và nhỏ nhất là 25 tudi
Bảng 3.1 Số hộ và phần trăm số hộ về độ tuổi tại Thuận An - Bình Minh -
ns: Không khác biệt ý nghĩa thông kê
Theo Bộ luật Lao động (2010), độ tuổi lao động từ 15-60 tuổi Nhìn
chung, các chủ hộ đều nằm trong độ tuôi lao động, có sức khỏe tốt phù hợp với
sản xuất rau Ở độ tuổi này các hộ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc
lựa chọn loại cây trồng và bố trí mùa vụ hợp lý, biết được cách ứng phó với các vấn đề về thời tiết giúp cho việc sản xuất đạt hiệu quả cao Bên cạnh đó những chủ hộ có độ tuổi thấp dễ tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất rau an toàn
3.1.2 Trình độ học vấn cúa chú hộ
Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, phần trăm về trình độ học vấn giữa các chủ hộ
không khác biệt qua kiếm định chỉ bình phương (x = 4,7) Phan trăm về trình độ
học vấn giữa các chủ hộ dao động trong khoảng 20,0-43,3% Chủ hộ có học van
16
Trang 30cao nhất là lớp 12, thấp nhất là lớp 2 và học vấn trung bình của các chủ hộ đạt
ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê
Xã Thuận An là xã thuần nông, nên đời sống của người dân chưa cao, từ
đó việc học hành của con cái chưa được các bậc cha mẹ thật sự quan tâm Phần lớn người dân trồng rau là theo kinh nghiệm dân gian, cha truyền con nối, chưa
áp dụng khoa học kỹ thuật nhiều nên nghề trồng rau xà lách xoong ở đây không
đòi hỏi về mặt trình độ văn hóa cao Trình độ học vẫn ảnh hưởng trực tiếp đến ý
thức sản xuất rau an toàn, bên cạnh đó trình độ học vấn ảnh hưởng đến kỹ thuật canh tác của các hộ cũng như khả năng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất an toàn
3.1.3 Số nhân khẩu
Qua kết quả trình bày Bảng 3.3 cho thấy, phần trăm số nhân khẩu của nông hộ không khác biệt nhau qua kiểm định chỉ bình phương (xŸ = 8,3), số nhân khẩu giữa các nông hộ dao động trong khoảng 6,7-50% Số nhân khẩu trung bình
của nông hộ là 4,3, nông hộ có nhiều nhân khâu nhất là 6 người và ít nhất là 2
người
17