Giám sát thi công

Một phần của tài liệu Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép thường toàn khối potx (Trang 31 - 36)

3. Giám sát chất lượng thi công bê tông

3.2.2. Giám sát thi công

Bao gồm giám sát các công đoạn trộn, vận chuyển, đổ san đầm, bảo dưỡng, lấy mẫu thử cơ lý và xử lý khuyết tật (nếu có).

1) Giám sát trộn hỗn hợp bê tông

Mục tiêu cần đạt: Sử dụng đúng vật liệu, phù hợp thành phần bê tông thí nghiệm đã chấp nhận.

Trộn bê tông theo các công nghệ khác nhau: thủ công (cân đong thủ công), bán cơ giới (cân đong thủ công, trộn máy), cơ giới (cân đong tự động, trộn máy) ảnh hưởng tới mức đồng đều các tính chất cơ lý của bê tông giao động ở mức (7÷20)%.

Các nội dung giám sát chính: a) Thành phần mẻ trộn:

Trình tự xác định khối lượng của thành phần một mẻ trộn phù hợp dung tích máy trộn như sau: Tính hệ số ra bê tông β: VD VC VX P D P C P X + + = 1 β (3) trong đó:

X, C, D - Khối lượng xi măng, cát, đá (sỏi) trong 1 m3 bê tông , kg;

PVX, PVC, PVD (PVS) - Khối lượng thể tích xốp (đổ đống) của xi măng, cát, đá (sỏi), kg/m3. Số liệu thường gặp PVX = (1100 ÷ 1300) kg/m3; PVC = (1350 ÷ 1450) kg/m3; PVD = (1450

÷ 1500) kg/m3, PVS = (1500 ÷ 1550) kg/m3.

b) Tính thể tích bê tông Vmẻ tối đa có thể trộn 1 mẻ trong thùng máy dung tích Vmáy Vmẻ = β . Vmáy (4)

c) Vật liệu thực tế cho 1 mẻ trộn máy X1, C1, D1, N1, PG (phụ gia)

X1= X . Vmẻ (5)

C1 = C . Vmẻ (6)

D1 = D . Vmẻ (7)

N1= N . Vmẻ (8) PG = PG . Vmẻ (9)

– Khi cốt liệu ẩm:

+ Thí nghiệm xác định độ ẩm của vật liệu

+ Căn cứ vào thành phần bê tông do phòng thí nghiệm cấp, điều chỉnh thành phần bê tông hiện trường phù hợp với độ ẩm thực tế của vật liệu.

Xh = X (10)

Ch = C (1 + Wc/100) (11)

Dh = D (1 + Wd/100) (12) Nh = N - C*Wc/100 - D*Wd/100 (13)

Xh, Ch, Dh, Nh - Khối lượng xi măng, cát đá, nước của thành phần điều chỉnh, kg. X, C, Đ, N: Khối lượng xi măng, cát, đá, nước (các thành phần vật liệu khô), kg. Wc, Wd: Độ ẩm tương ứng của cát, đá, %.

+ Khi chỉ ước tính được độ ẩm của cát, đá, cần khống chế chặt chẽ lượng nước trộn Nh đảm bảo hỗn hợp trộn ra cho độ sụt của thành phần thí nghiệm.

– Khi cát lẫn sỏi:

Lượng sỏi trong cát xác định bằng lượng cỡ hạt > 5 mm. Thành phần bê tông hiện trường được hiệu chỉnh như sau: xi măng và nước giữ nguyên, lượng cát và đá được hiệu chỉnh theo công thức 14 và 15.

Ch = C (1 + Sch/100) (14)

Dh = D - (C.Sch/100) (15)

trong đó: Ch, Dh - Khối lượng cát, đá của thành phần hiện trường, kg. Sch - Lượng sỏi trong cát sót lại trên sàng 5 mm, %.

C, D - Khối lượng cát, đá của thành phần thí nghiệm, kg.

Nếu trong thành phần thiết kế, lượng sỏi trong cát đã được tính bù vào cát cần so sánh lượng sỏi trong cát thực tế hiện trường Ssh, với lượng sỏi ở thành phần thí nghiệm Ss. Khi đó giá trị Ssh, trong các công thức 13 và 14 được thay bằng (Ssh - Ss).

2) Giám sát vận chuyển hỗn hợp bê tông

Mục tiêu cần đạt là đảm bảo hỗn hợp bê tông tại cửa máy bơm và tại vị trí đổ bê tông có độ sụt phù hợp yêu cầu.

Từ các độ sụt yêu cầu và mức tổn thất độ sụt trung bình (2÷3)cm cho 30 phút về mùa hè và 45 phút về mùa đông cho phép sử dụng thành phần thí nghiệm điều chỉnh độ

sụt tại trạm trộn theo nguyên tắc: Đồng thời tăng nước và tăng xi măng (giữ nguyên tỷ lệ N/X và lượng cốt liệu).

Một thông số khác cần giám sát trong quá trình vận chuyển là sự phân ly (phân cỡ) của hỗn hợp bê tông, tức hiện tượng cốt liệu lớn chìm xuống hoặc tách khỏi mẻ trộn, xi măng và nước nổi lên trên. Điều này thường xảy ra với hỗn hợp bê tông có độ sụt lớn, vận chuyển bằng xe ben trên đường ggồ ghề hoặc bê tông ít xi măng (180 ÷ 220 kg/m3). Khi đó hỗn hợp bê tông cần được yêu cầu đảo lại bằng xẻng trước khi đổ vào kết cấu.

3) Giám sát đổ, san, đầm bê tông

Mục tiêu cần đạt là không để kết cấu bê tông bị rỗ hoặc phân tầng. Giới hạn cho phép thi công không bị rỗ:

a) Độ sụt:

– Đầm dùi: Smin = (2÷3) cm với kết cấu lớn hoặc ít cốt thép Smin = (4÷5) cm với kết cấu mảnh hoặc dày cốt thép

– Đầm tay: Smin = (5÷6) cm với kết cấu lớn hoặc ít cốt thép Smin = (7÷8) cm với kết cấu mảnh hoặc dày cốt thép b) Kích thước đá:

Đường kính hạt lớn nhất của đá (sỏi) Dmax để thi công một kết cấu cụ thể cần đảm bảo đồng thời các điều kiện:

– Không vượt quá 1/5 khoảng cách nhỏ nhất giữa các mặt trong của ván khuôn. – Không vượt quá 1/3 chiều dày tấm, bản;

– Không vượt quá 3/4 khoảng cách giữa các thanh cốt thép liền kề. c) Đổ dầm theo từng lớp, đúng quy định của TCVN 4453-95.

Lưu ý:

– Tránh xả hỗn hợp bê tông trực tiếp từ bunke hoặc vòi bơm vào kết cấu cao (cột...).

– Tránh dùng đầm để san bê tông;

– Tránh đầm sót hoặc đầm quá lâu, lặp lại nhiều lần ở một vị trí (bê tông bị phân tầng).

lớp mỏng 2÷3cm vữa XM+C có tỷ lệ tương tự như XM/C trong thành phần bê tông vào mạch ngừng trước khi đổ lớp bê tông mới.

c) Có dự phòng thời tiết: nắng gắt, mưa, gió lớn...

4) Giám sát bảo dưỡng bê tông

Mục tiêu cần đạt là bê tông phát triển cường độ thuận lợi, chống nứt do co ngót. a) Hình thức bảo dưỡng

– Phủ ẩm hoặc phun phủ chất chống mất nước; – Phun nước theo chu kỳ;

– Ngâm nước.

b) Khi bê tông không được bảo dưỡng thì cường độ nén, kéo của bê tông có thể bị suy giảm (10÷30)%, các kết cấu bề mặt rộng, đổ bằng bê tông bơm dễ bị nứt do co ngót. Các dạng vết nứt co ngót thường gặp:

– Nứt mặt không theo một hướng xác định; – Nứt dọc theo các thanh cốt thép;

– Nứt đều, giữa các vết có khoảng cách 6÷12cm đối với các kết cấu dài. Thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết theo quy định của TCVN 5592-91 (bảng 3). Bảng 3: Theo thời gian bảo dưỡng ẩm cần thiết (TCVN 5592 -1991)

Vùng khí hậu bảo dưỡng BT Tên

mùa Tháng

Cường độ bảo dưỡng tới hạn %

R28

Thời gian cần thiết bảo dưỡng

ngày đêm Từ Diễn Châu ra Bắc Đông Hè 10 - 3 4 - 9 50 - 55 40 - 50 3 4 Từ Diễn Châu đến Thuận Hải và

phía Đông Trường Sơn

Khô Mưa 2 - 7 8 - 1 55 - 60 35 - 40 4 2 Tây Nguyên và Nam Bộ Mưa Khô 12 - 4 5 - 11 70 30 6 1

Dmax cốt liệu, mm Kích thước viên mẫu lập phương, mm

10 và 20 100

50 150

70 200

100 300

Yêu cầu mẫu không bị mất nước, không bị tác động của nhiệt độ. – Thử cường độ bê tông theo TCVN 3118: 1993

Rb = A. Rx (X/N - 0,5) khi X/N = 1.4÷2,5 (16) Rb= A1. Rx (X/N + 0,5) khi X/N > 2,5 (17) trong đó:

Rb: cường độ nén của bê tông ở tuổi 28 ngày đêm, MPa; Rx: cường độ của xi măng, MPa;

X: lượng xi măng dùng trong 1 m3 bê tông, kg; N: lượng nước dùng trong 1m3 bê tông, lít;

A, A1: là hệ số chất lượng vật liệu sử dụng, xác định theo bảng sau: A khi mác xi măng xác định theo phương pháp A1 khi mác xi măng xác định theo phương pháp Chất lượng cốt liệu Cứng Mềm Cứng Mềm Chất lượng cao (đá phún xuất đặc, cát ít tạp chất) 0.50 0.65 0.33 0.43 Chất lượng trung bình 0.45 0.60 0.3 0.40 Chất lượng thấp (sỏi, cát hạt nhỏ) 0.40 0.55 0.27 0.37

Mức ảnh hưởng của Rx , N/X có thể tới (30÷50)% cường độ; mức ảnh hưởng của cốt liệu (A, A1) tới (5÷10)% cường độ. Giám sát cần chú ý khi thay đổi loại xi măng, khi trộn thêm nước một cách tùy tiện.

6) Chấp nhận bê tông đã đổ

– Bê tông được sản xuất đúng vật liệu thành phần đã thiết kế (hoặc phù hợp nếu có điều chỉnh).

– Các công đoạn thi công vận chuyển, đổ, san, đầm, bảo dưỡng đã được thực hiện đúng yêu cầu.

– Ván khuôn (cofrage), gông định vị, các chi tiết không bị xê dịch.

– Bề mặt bê tông sau khi đổ nhẵn phẳng, không bị rỗ, không bị phân tầng. – Các khuyết tật nếu có đã được xử lý:

+ Rỗ mặt ngoài: Trám vá.

+ Rỗ sâu bên trong: khoan, bơm ép hồ xi măng.

Một phần của tài liệu Giám sát thi công kết cấu bê tông, bê tông cốt thép thường toàn khối potx (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)