1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề hôn nhân và gia đình ở Đưng K’Nớ Thực trạng và giải pháp

27 788 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 126,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC A - PHẦN MỞ ĐẦU B - PHẦN NỘI DUNG I/ Đặc điểm tình hình ở địa bàn xã Đưng K’Nớ 1. Đặc điểm về tình hình kinh tế – xã hội của xã Đưng K’Nớ 2. Một số thuận lợi và khó khăn II/ Thực trạng vi phạm Pháp luật Hôn nhân và Gia đình ở xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương 1.Tình hình vi phạm và thủ tục đăng ký kết hôn 2. Tình hình vi phạm chế độ tuổi kết hôn 3. Vi phạm chế độ một vợ một chồng 4. Vi phạm quyền và nghĩa vụ đối với con cái 5. Vi phạm chế độ cấp dưỡng đối với cha mẹ và con cái 6. Kết quả 7. Hạn chế 8. Nguyên nhân vi phạm Pháp luật Hôn nhân và Gia đình trên điạ bàn xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương a) Nguyên nhân khách quan b) Nguyên nhân chủ quan III/ Phương hướng, mục tiêu, giải pháp để ngăn chặn vi phạm Pháp luật Hôn nhân và Gia đình trên điạ bàn xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương 1. Phương hướng 2. Mục tiêu 3. Một số giải pháp để ngăn chặn vi phạm Pháp luật Hôn nhân và Gia đình ở xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương C - PHẦN KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Trang 1 1. Kiến nghị 2. Kết luận Trang 2 A – PHẦN MỞ ĐẦU 1. Khái quát chung về vấn đề hôn nhân và gia đình ở Đưng K’Nớ: Gia đình là tế bào cuả xã hội, là môi trường đầu tiên giúp cho con người hiểu biết và trưởng thành, có tác dụng trong việc xây dựng và củng cố gia đình Việt Nam. Trong việc gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đồng thời gia đình có vị trí và vai trò rất quan trọng, trong đó Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng xây dựng hệ thống pháp luật đặc biệt là Luật Hôn nhân và Gia đình. Vì đây là công cụ rất cần thiết đối với của nhà nướcvà xã hội .Nhằm để xóa bỏ tập tục phong kiến lạc hậu và để xây dựng gia đình kiểu mới. Luật Hôn nhân và Gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, tức là các quan hệ về nhân thân, về tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ, con cái và những người thân thiết ruột thị khác, các quan hệ xã hội phát sinh từ việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi… Trong tình hình thực tiễn hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực song vẫn còn nhiều mặt hạn chế đã làm ảnh hưởng quan hệ hôn nhân và gia đình như rượu chè, cờ bạc… đã làm tha hoá lối sống, đạo đức của con người. Chính vì vậy Luật Hôn nhân và Gia đình chưa được phổ biến rộng khắp, nên nhân dân chưa hiểu biết gì về vấn đề này. Bên cạnh đó còn phải hạn chế vi phạm Pháp luật Hôn nhân và Gia đình trên điạ bàn xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương, đây là một vấn đề bức xúc trong sự phát triển kinh tế – xã hội cũng như xây dựng nếp sống văn hoá mới. Việc để khắc phục và giải quyết tình trạng trên sẽ góp phần xây dựng gia đình văn hoá mới ở điạ phương, đồng thời góp phần xoá bỏ những tập tục lạc hậu, những tàn dư phong kiến trong chế độ Hôn nhân và Gia đình, hạn chế những tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc thiểu số.Từ đó nhằm để nâng cao đời sống Trang 3 cho nhân dân và có nếp sống văn hoá mới, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài: a) Mục đích: - Tăng tính thực thi của Luật hôn nhân và Gia đình ở điạ bàn để đề cao nguyên tắc bình đẳng nam nữ, vợ chồng bình đẳng, cùng nhau nuôi dạy con cái, xây dựng gia đình văn hoá mới. - Nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối nhau trên điạ bàn xã. b) Nhiệm vụ: - Tăng cường giáo dục nếp sống cho nhân dân: Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong đó là Luật Hôn nhân và Gia đình, đồng thời chuẩn bị kiến thức nhất định cho thanh thiếu niên trên điạ bàn bước vào cuộc sống gia đình theo giá trị truyền thống tốt đẹp cuả chúng ta hiện nay. - Thực trạng và giải pháp nhằm ngăn chặn vi phạp pháp luật Hôn nhân và Gia đình ở xã Đưng K’Nớ từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu góp phần tăng tính thực thi của pháp luật nói chung và Luật Hôn nhân và Gia đình nói riêng. 3. Ý nghĩa khóa luận đối với việc giải quyết tình hình ở điạ phương: Giúp cho nhân dân trên điạ bàn hiểu rõ giá trị và đảm bảo tính thực thi Luật hôn nhân và Gia đình, đồng thời đảm bảo quy định cuả Luật Hôn nhân và Gia đình đi vào cuộc sống nhân dân, giúp cho nhân dân có cơ sở xây dựng gia đình văn hoá mới. Từ vấn đề được nhận thức sâu sắc Luật hôn nhân và Gia đình, cuộc sống của đại đa số nhân dân từ đó xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ: vợ chồng bình đẳng, cùng nhau nuôi dạy con cái, chung thủy một vợ, một chồng, tích cực hưởng Trang 4 ứng phong trào xây dựng thôn, buôn, xã văn hoá, gia đình văn hóa, xã hội văn minh và bền vững. 4. Phạm vi và kết cấu của khóa luận: Lấy điạ bàn xã Đưng k’Nớ – Huyện Lạc Dương làm trọng tâm nghiên cứu. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006. Tập trung nghiên cứu tình hình thực thi pháp luật, Hôn nhân và gia đình trên điạ bàn xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương. Trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp ngăn chặn vi pháp pháp luật về Hôn nhân và Gia đình trên điạ bàn xã. Trang 5 B – PHẦN NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, Ở ĐỊA BÀN XÃ ĐƯNG K’ NỚ 1. Một số đặc điểm về tình hình kinh tế- xã hội của xã Đưng K’ Nớ Đưng K’Nớ là một xã thành lập vào tháng 9/1999 và được tách ra từ xã Đạ Long. Xã được chia thành 4 thôn với tổng số dân trong xã là 279 hộ với 1.458 nhân khẩu. Đa số là đồng bào dân tộc sinh sống trên điạ bàn. Điạ bàn xã dân cư phân bố không đồng đều, nằm rải rác theo đường tỉnh lộ 722. Mặc dù vậy, sự hiểu biết, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình. Bên cạnh đó trình độ học vấn còn thấp… Vì vậy trong công tác tuyên truyền, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Đưng K’Nớ là một xã vùng sâu, vùng xa nên giao thông đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa, cơ sở vật chất thiếu thốn, kết cấu hạ tầng thấp, đa số nhân dân trong xã sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp cho nên đời sống nhân dân còn bấp bênh, hộ nghèo vẫn còn nhiều, chiếm tỉ lệ 50,3% hộ trong toàn xã. Đội ngũ cán bộ năng lực còn yếu, trình độc học vấn, chuyện môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. * Xã Đưng K’Nớ: - Phía Đông giáp xã Đa Nhim - Phía Tây giáp huyện Đam Rông - Phía Nam giáp xã Lát - Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk - Tổng điện tích đất tự nhiên 19.340.79 hecta, trong đó Đất nông nghiệp chiếm 250 hecta; đất lâm nghiệp chiếm 17.650 hecta; đất trồng cà phê chiếm 265.5 hecta; còn lại 35.5 hecta là đất trồng lúa nước. - Về Dân số: + Dân tộc Kinh có 06 hộ với 16 nhân khẩu Trang 6 + Còn lại là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên điạ bàn. - Về Tôn giáo: + Thiên Chúa giáo (137 hộ) + Tin Lành (37 hộ) - Về trình độ văn hóa: + Cấp I (375 người) + Cấp II (450 người) + Cấp III (120 người) + Cao đẳng (43 người) + Đại học (11 người) - Về lý luận chính trị + Trung cấp (21 người) + Sơ cấp (01 người) - Về cơ cấu kinh tế: Trước đây với tập quán du canh du cư của bà con dân tộc và những người dân kinh tế mới về đây lập nghiệp cùng với những sản xuất lạc hậu, công cụ lao động thô sơ, từ đó dẫn đến kinh tế chậm phát triển, thời gian lao động kéo dài, năng suất chất lượng thấp, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. - Được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng ủy xã và sự quản lý điều hành của chính quyền đã vận động nhân dân sống định canh định cư, chăm lo đầu tư cho phát triển kinh tế, áp dụng các phương thức sản xuất mới. Đồng thời được sự ưu đãi của thiên nhiên, khí hậu thích hợp cho các loại cây trồng như cà phê, lúa, ngô, khoai…, cùng với phong trào xoá đói giám nghèo. Đặc biệt là sự quan tâm cuả Đảng và Nhà nước như đầu tư nhà tình thương, Chương trình 134, 127, từ đó, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Trang 7 - Về tổ chức bộ máy: Trong xã có 33 Đảng viên; 18 đại biểu Hội đồng nhân dân xã; 15 cán bộ Ủy ban nhân dân xã; 12 cán bộ các ban, ngành, đoàn thể; có 16 tổ an ninh và 9 tổ hòa giải ở thôn. - Về Giáo dục: Toàn xã có 03 trường học, trong đó có 01 trường Mầm non và 02 trường Trung học Cơ sở, có đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, chính quy nhưng số lượng giáo viên còn thiếu so với nhu cầu giáo dục và đào tạo của điạ phương. Năm học 2004 –2006, tổng số học sinh được huy động đến trường là 522 em, trong đó cấp tiểu học có 258 em, cấp trung học cơ sở có 166 em và cấp mầm non là 98 em. - Về y tế: Xã có 02 Trạm y tế được biên chế 01 Trạm trưởng và 03 nhân viên, trình độ chuyên môn gồm 01 bác sĩ, 01 y sĩ, 02 y tá và 01 nữ hộ sinh. Cơ sở vật chất có 01 phòng khám, 01 phòng điều trị và 03 giường bệnh. Ngoài ra trạm thường xuyên quan tâm, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, khu dân cư lân cận. 3.Một số Thuận lợi và khó khăn: a) Thuận lợi: Xã Đưng K’Nớ luôn nhận được sự quan tâm của Chi bộ xã, HĐND-UBND xã và thường xuyên được HĐND-UBND huyện Lạc Dương trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ, tuy nhiên hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục từng bước đổi mới đa dạng đã lôi cuốn, cổ vũ nhân dân nâng cao ý thức pháp luật và văn minh pháp lý trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật đã trở thành hiện thực sinh động trong thực tiễn đối với từng người dân, từng gia đình, thôn xóm, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, từng bước ổn định đời sống nhân dân lao động, khẳng định rõ nét hơn hiệu lực công tác quản lý hành chính nhà nước ở điạ phương. Đội ngũ làm công tác tuyên truyền tích cực, nhiệt tình, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình có hiệu lực trong đời sống xã hội. Trang 8 b) Khó khăn: Đưng K’Nớ là một xã vùng sâu vùng xa còn nghèo, điạ bàn dân cư đất rộng người thưa, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp nên cuộc sống đồng bào còn gặp nhiều khó khăn. Do đó cần sự hỗ trợ cuả nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là giống cà phê, bò lai sin, dê, gà thả vườn, đầu tư về vốn: tạo điều kiện cho hộ nghèo vay, trong đó có các tổ chức như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân… Vì vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Hôn nhân và Gia đình gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất thiếu thốn, tài liệu tuyên truyền còn hạn hẹp dẫn đến có nhiều trường hợp vi phạm pháp luật. II. THỰC TRẠNG VI PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Ở XÃ ĐƯNG K’NỚ: Luật Hôn nhân và Gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các mối quan hệ hôn nhân và gia đình, tức là quan hệ về nhân thân và các quan hệ tài sản giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và các con và những người thân thích ruột thịt khác, các quan hệ xã hội phát sinh từ việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi, xác định mối quan hệ cha mẹ, con cái… cũng như những quy định trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, bền vững và hạnh phúc. Luật Hôn nhân và Gia đình được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ tháng 01/1986 và sửa đổi, bổ sung vào thàng 6/2000. Ngay từ khi sửa đổi đã được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội đặc biệt quan tâm tổ chức tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình trên điạ bàn xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương vẫn còn hạn chế gây ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, nếp sống Trang 9 văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thực trạng ấy biểu hiện trên một số lĩnh vực cơ bản sau: 1/Tình hình vi phạm về thủ tục đăng ký kết hôn : Tuy nhiên trong cuộc sống thực tế hiện nay, phương thức quan trọng để hình thành ngày càng nhiều các gia đình mới là thực hiện hôn nhân tiến bộ . Hôn nhân tiến bộ coi tình yêu chân chính là cơ sơ tinh thần chủ yếu là yếu tố quyết định của hôn nhân . Tình yêu chân chính phải là một đạo đức và nhân cách của quá trình xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay . Trên ý nghĩa đó nhà nước CHXHCN Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố và hoàn thiện Luật hôn nhân gia đình, đề ra những giải pháp hữu hiệu để ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình, đảm bảo thực hiện đúng thủ tục trình tự đăng ký kết hôn . UBND xã, phường, thị trấn, nơi một trong hai người đăng ký kết hôn cư trú, hoặc nơi cha mẹ có hộ khẩu đăng ký thường trú . Đối với người nước ngoài, nếu công dân Việt Nam muốn đăng ký kết hôn chỉ có UBND Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền cho đăng ký. Trên thực tế, tại uỷ ban nhân dân xã Đưng K’ Nớ – Lạc Dương tính từ năm 2000 đến 2006 đã xảy ra 5 vụ vi phạm thủ tục đ ăng ký kết hôn. Thậm chí có người chung sống với nhau gần chục năm mà không có giấy đăng ký kết hôn. Như trường hợp chị Rơ Ông K’ Rơi (27tuổi), anh Kơ Sá Ha Phây ( 26 tuổi )đã có 2 đứa con chung sống với nhau 6 năm mà vẫn chưa đăng ký kết hôn.Vấn đề này cần phải giải quyết kịp thời vì đây là vấn đ ề hết sức quan trọng. * Thủ tục đăng ký kết hôn bao gồm : + Hồ sơ đăng ký kết hôn : tờ khai, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy xác nhận đăng ký kết hôn lần đầu)( nếu lần thứ hai phải nêu rõ đã ly hôn hay vợ hoặc chồng đã chết ). Niêm yết công khai việc đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn . Trang 10 [...]... Luật Hôn nhân và gia đình là một đạo luật lớn, quy định những vấn đề cơ bản trong quan hệ hôn nhân và gia đình, nó thể hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đính, Nó tác động trực tiếp đến từng người dân, từng gia đình cũng như toàn xã hội, Vì vậy chúng ta cần tạo điều kiện và đẩy mạnh công tác hạn chế vi phạm pháp luật hộn nhân và gia đình Thực hiện luật hôn nhân- ... củng cố đã giảm đi tình trạng vi phạp pháp luật hôn nhân gia đình như tảo hôn, ly hôn … việc kết hôn đúng độ tuổi là tiền đề để hôn nhân bền vững, vấn đề này rất thiết thực góp phần không nhỏ vào việc hình thành ý thức tôn trọng và thực hiện pháp luật Công tác tuyên truyền phổ biến luật hôn nhân và gia đình cần phải phối hợp chặt chẽ tính thường xuyên liên tục, “ sâu rộng trong nhân dân, đến mọi đối... gia đình 2/Tình hình vi phạm độ tuổi kết hôn Trang 11 Tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 quy định “ Nam đủ 20 tuổi trở lên và Nữ đủ 18 tuổi trở lên mới được đăng ký kết hôn Đủ 20 tuổi và 18 tuổi ở đây có nghĩa là đủ ngày, tháng và năm Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2000 tại Điều 9 cũng như quy định như Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhưng có mở rộng là nam từ 20 và nữ... giúp đỡ các gia đình thực hiện đầy đủ các chức năng của mình Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động nhân dân xoá bỏ phong tục tập quán lạc hậu xây dựng hôn nhân và gia đình tiến bộ hạnh phúc bền vững Không ngừng nâng cao và phân công rõ trách nhiệm của chính quyền, mặt trận, đoàn thể, gia đình và nhà trường trong việc phổ biến pháp luật và quản lý... hôn nhân và gia đìn, Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể xã Đưng K’Nớ đã đề ra phương hướng, biện pháp cụ thể, phân công trách nhiệm với các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân… Để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vào công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm để hạn chế vi phạm pháp luật hôn nhân và gia đình trên địa bàn xã Đưng K’Nớ, đồng thời nhằm xây dựng gia đình. .. ngày một gia tăng và sự suy đối về đạo đức đó là nguyên nhân chính của vấn đề này Để khắc phục những hạn chế của quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện luật hôn nhân và gia đình Để góp phần vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước, toàn thể nhân dân xã Đưng K’Nớ tiếp tục pháp huy những kết quả đạt được, cũng như kinh nghiệm đã có tích cực hòa giải, đoàn... liên quan đến hôn nhân và gia đình, liên quan đến quyền lợi của phụ nữ và trẻ em đảng phải có nghị quyết riêng về vấn đề hôn nhân và gia đình để tổ chức thực hiện công tác giáo dục tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình Chính quyền xã phải có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, chính vì vậy Đảng và chính quyền xã phải tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhân dân sống... giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm Luật hôn nhân và gia đình 2 Mục tiêu : Các Đảng Uy, HD(ND,v à UBND phải không ngừng tăng cường đôn đốc chỉ đạo tuyên truyền cho nhâ dân thực hiện Luật hôn nhân và gia đình để góp phần xây dựng hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, có chương trình kế hoạch cụ thể tổ chức phối hợp thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền phổ biến pháp luật... hoà giải các tranh chấp về hôn nhân gia đình còn mang tính phong trào nên tác dụng còn hạn chế b) Nguyên nhân chủ quan : Đảng Uỷ, Hội dồng nhân dân và UBND xã chưa thật sự đặt công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến pháp luật nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng vào nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý nhà nước ở địa phương Trang 16 Ban tư pháp chưa thực sự coi trọng nhiệm vụ tư vấn, ... thấu hiểu được về Luật Hôn nhân và Gia đình đồng thời chưa thấy được vai trò của gia đình là tế bào của xã hội, hạnh phúc và bền vững của gia đỉnh chỉ thực sự nam nữ hiểu biết được Luật và trách nhiệm đối với nhau 3/ Vi phạm chế độ một vợ, một chồng : Tại Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2000 quy định “ Cấm tảo hôn, cấn kết hôn giả tạo, lừa đối để kết hôn, ly hôn, ly hôn giả tạo … cấm người . nay. - Thực trạng và giải pháp nhằm ngăn chặn vi phạp pháp luật Hôn nhân và Gia đình ở xã Đưng K’Nớ từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu góp phần tăng tính thực thi của pháp luật nói chung và Luật Hôn nhân. Hôn nhân và Gia đình đi vào cuộc sống nhân dân, giúp cho nhân dân có cơ sở xây dựng gia đình văn hoá mới. Từ vấn đề được nhận thức sâu sắc Luật hôn nhân và Gia đình, cuộc sống của đại đa số nhân. tình hình thực thi pháp luật, Hôn nhân và gia đình trên điạ bàn xã Đưng K’Nớ – Huyện Lạc Dương. Trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp ngăn chặn vi pháp pháp luật về Hôn nhân và Gia đình trên

Ngày đăng: 27/10/2014, 08:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w