ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học: 2009 – 2010 I - PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (7 điểm) Câu I: (3 điểm) Hoàn cảnh ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc? Câu II: (4 điểm) Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào? II - PHẦN RIÊNG: (3 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (3 điểm): Hãy nêu âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược: “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” (1969 – 1973). Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (3 điểm): Âm mưu và hành động mới của Pháp - Mỹ từ sau thất bại chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 như thế nào? ĐÁP ÁN I - PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (7 điểm) Câu I: (3 điểm) Tổ chức Liên hợp quốc: a. Hoàn cảnh ra đời: - 25/4 – 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxixcô (Mỹ) đã thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc (0.25) b. Mục đích: - Duy trì hoà bình, an ninh thế giới (0.25) - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết. (0.25) c. Nguyên tắc hoạt động: - Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết. (0.25) - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước (0.25) - Không can thiệp vào nội bộ của bất cứ nước nào (0.25) - Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình (0.25) - Đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc) (0.25) e. Vai trò: - Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới. (0.25) - Giải quyết tranh chấp xung đột (0.25) - Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế(0.25) - Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, …(0.25) Câu II: (4 điểm) Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam: a. Nguyên nhân: - 1957 – 1959, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, tổn thất yêu cầu phải có biện pháp đấu tranh quyết liệt (0.5) - 1/1959, Hội nghị TW lần thứ 15 quyết định sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, khởi nghĩa giành chính quyền bằng đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang (0.5) b. Diễn biến: - Từ các cuộc nổi dậy ở Bác Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959) lan khắp miền Nam thành phong trào đồng khởi, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre (0.5) - 17/1/1960, nổ ra ở 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre. (0.25) - Từ Bến Tre, cuộc nổi dậy phá chính quyền địch, lập chính quyền CM lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung Bộ (0.5) c. Kết quả - ý nghĩa: + Kết quả: Cách mạng làm chủ được 600 xã ở Nam Bộ, 904 thôn ở Trung Trung Bộ, 3200 thôn ở Tây Nguyên. (0.25) + Ý nghĩa: - Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ, làm lung lay tận gốc chính quyền Diệm. (0.5) - Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công (0.5) - 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ. (0.5) II - PHẦN RIÊNG: (3 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a: Theo chương trình chuẩn (3 điểm): Âm mưu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” (1969 – 1973): - Sau thất bại của chiến tranh cục bộ, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” (0.5) - “Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ (0.5) - Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường (0.5) - Thủ đoạn: + Quân đội Sài Gòn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong việc mở rộng xâm lược Campuchia và Lào, thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” (0.75) + Lợi dụng mâu thuẫn Trung – Xô, thoả hiệp với Trung Quốc, hoà hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. (0.75) Câu III.b: Theo chương trình nâng cao (3 điểm): Âm mưu và hành động mới của Pháp - Mỹ từ sau thất bại chiến dịch Biên giới thu – đông 1950: a. Mỹ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương: (0.25) - 23/12/1950, Mỹ ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, viện trợ quân sự, kinh tế - tài chính cho Pháp (0.5) - 9/1951, Mỹ ký với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mỹ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại. (0.5) b. Dựa vào sự giúp sức của Mỹ, cuối 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi, gồm 4 điểm chính: (0.5) - Tập trung xây dựng lực lượng quân đội mạnh (0.5) - Giành nhau với ta việc kiểm soát vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ (0.25) - Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm (0.25) - Phá hoại hậu phương của ta. (0.25) . “Đồng khởi” (19 59 – 19 60) ở miền Nam: a. Nguyên nhân: - 19 57 – 19 59, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn, tổn thất yêu cầu phải có biện pháp đấu tranh quyết liệt (0.5) - 1/ 1959, Hội nghị. ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Năm học: 2009 – 2 010 I - PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (7 điểm) Câu I: (3 điểm) Hoàn. biến: - Từ các cuộc nổi dậy ở Bác Ái (2 /19 59), Trà Bồng (8 /19 59) lan khắp miền Nam thành phong trào đồng khởi, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre (0.5) - 17 /1/ 1960, nổ ra ở 3 xã thuộc huyện Mỏ Cày (Bến