Đề thi thử TN THPT-Môn sinh (Có đáp án)

5 547 1
Đề thi thử TN THPT-Môn sinh (Có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁP ÁN LÀ NHỮNG CÂU IN ĐẬM BIẾN DỊ: 11 CÂU 1. Đột biến gen phát sinh phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? a. Loại tác nhân gây đột biến b. Cường độ của tác nhân gây đột biến c. Đặc điểm của cấu trúc gen d. Tất cả các yếu tố trên 2. Điểm có ở thường biến nhưng không có ở đột biến là: a. Biến đổi kiểu hình. b. Không di truyền. c. Xảy ra trong quá trình sinh sản. d. Có thể gây hại cho cơ thể sinh vật. 3.Một gen bị đột biến dẫn đến ở đoạn giữa của mạch gốc gen mất đi 1 bộ ba. Như vậy chiều dài của gen sau đột biến sẽ như thế nào so với trước đột biến? a. Tăng 10,2 A o b. Giảm 10,2 A o c. Tăng 20,4 A o d. Giảm 20,4 A o 4. Các dạng đột biến chỉ làm thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một NST là a. đảo đoạn NST và lặp đoạn trên 1 NST. b. đảo đoạn NST và chuyển đoạn trên 1 NST. c. đảo đoạn NST và mất đoạn NST. d. mất đoạn NST và lặp đoạn NST. 5. Những đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số Nu và số liên kết hiđrô so với gen ban đầu ? a. Mất 1 cặp Nu và đảo vị trí 1cặp Nu. b. Thay thế 1 cặp Nu và thêm 1cặp Nu. c. Đảo vị trí 1 cặp Nu và thay thế 1cặp Nu có cùng số liên kết hiđrô. d. Mất 1 cặp Nu và thay thế 1cặp Nu có cùng số liên kết hiđrô. 6. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng NST là a. cấu trúc NST bị phá vỡ. b. quá trình tự nhân đôi NST bị rối loạn. c. sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp NST ở kì sau của quá trình phân bào. d. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của NST bị rối loạn. 7. Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBbDd. Sau khi bị đột biến dị bội ở cặp NST Aa, bộ NST có thể là a. AAaBbDd hoặc AaaBbDd. b. ABbDd hoặc aBbDd hoặc BbDd. c. AAaaBbDd hoặc AAAaBbDd hoặc AaaaBbDd. d. tất cả các trường hợp trên. 8. Tỉ lệ kiểu hình 1 trội : 1 lặn là kết quả của phép lai sau: a. Aaaa x Aaaa b. Aaaa x AAAa c. Aaaa x aaaa d. Aaaa x Aaa 9. Ở cà chua, gen A qui định màu quả đỏ là trội, gen a qui định màu quả vàng là lặn. Cho cây tứ bội thuần chủng quả đỏ lai với cây tứ bội quả vàng được F 1 quả đỏ. Cho F 1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là a. 3 đỏ : 1 vàng. b. 5 đỏ : 1 vàng. c. 11 đỏ : 1 vàng. d. 35 đỏ : 1 vàng. 10. Đột biến mất 1 cặp Nu thứ 5 là A – T ở gen cấu trúc dẫn đến chuỗi polipeptit có sự thay đổi là a. thay thế 1 aa. b. thay đổi toàn bộ trình tự các aa. c. thêm 1 aa mới. d. không có gì thay đổi. 1 11. Cơ thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt là do: a. Số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp 3 lần. b. Tế bào của thể đa bội có hàm lượng AND tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh. c. Các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường nên tập trung sinh sản sinh dưỡng. d. Thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng nên bảo tồn được các đặc tính quý. ỨNG DỤNG DTH VÀO CHỌN GIỐNG: 9 CÂU 1. Kĩ thuật cấy gen là: a. Tác động làm tăng số lượng gen trong tế bào. b. Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác cùng loài. c. Chuyển gen từ cơ thể này sang cơ thể khác không cùng loài. d. Chuyển 1 đoạn AND từ tế bào này sang tế bào khác thông qua sử dụng thể truyền. 2. Tác dụng chủ yếu của cônxisin khi thấm vào mô đang phân bào là: a. Làm đứt gãy nhiền nhiễm sắc thể. b. Ức chế hình thành thoi vô sắc. c. Gây chuyển đoạn nhiễm sắc thể. d. Gây lặp đoạn nhiễm sắc thể. 3. Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi tiến hành giao phối cận huyết hoặc tự thụ phấn là: a. Sự đa hình về kiểu gen trong quần thể. b. Tăng tần số đột biến gen. c. Giảm tỉ lệ thể dị hợp và tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong quần thể. d. Tăng tần số hoán vị gen ở các cá thể. 4. Khi giải thích về nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. Người ta đã đưa ra sơ đồ lai sau: aaBBdd x AAbbDD → AaBbDd. Giải thích nào sau đây là đúng với sơ đồ lai trên? a. F 1 ưu thế lai là do sự tác động cộng gộp của các gen trội có lợi. b. F 1 có ưu thế lai là do các gen ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không được biểu hiện thành kiểu hình. c. F 1 có ưu thế lai là do sự tương tác giữa 2 alen khác nhau về chức phận. d. Cả 3 cách giải thích trên đều đúng. 5. Ưu điểm chính của lai tế bào so với lai hữu tính là a. tạo được hiện tượng ưu thế lai cao. b. hạn chế được hiện tượng thoái hóa. c. có thể tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau. d. khắc phục được hiện tượng bất thụ của con lai xa. 6. Trong chọn giống thực vật, phép lai giữa dạng hoang dại và cây trồng là nhằm mục đích: a. Đưa vào cơ thể lai các gen quý về năng suất của dạng hoang dại. b. Đưa vào cơ thể lai các gen quý về khả năng chống chịu của dạng hoang dại. c. Cải tạo hệ gen của dạng hoang dại. d. Thay thế dần kiểu gen của dạng hoang dại bằng kiểu gen của cây trồng. 7. Xét 1 quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ I 2 là a. 6,25%. b. 12,5%. c. 25%. d. 50%. 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng ? a. Hệ số di truyền cho thấy mức độ ảnh hưởng của kiểu gen lên tính trạng so với ảnh hưởng của môi trường. b. Hệ số di truyền thấp cho thấy tính trạng phụ thuộc nhiều vào kiểu gen. c. Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng lớn. d. Hệ số di truyền là tỉ số giữa biến dị kiểu gen và biến dị kiểu hình. 2 9. Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xa là do khó khăn chủ yếu về mặt di truyền vì : a. Sự không tương hợp giữa bộ NST của 2 loài khác nhau gây trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử. b. Sự khác biệt trong chu kì sinh sản, bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật. c. Chiều dài ống phấn loài này không phù hợp với chiều dài vòi nhụy của loài kia ở thực vật. d. Tất cả đều đúng. DTH NGƯỜI: 2 CÂU 1. Bệnh mù màu ở người do gen lặn m qui định, gen trội hoàn toàn M qui định nhìn màu bình thường. Các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Cho sơ đồ phả hệ: Kí hiệu: : nữ bình thường I 1 2 : nam bình thường : nam bị mù màu II 1 2 3 Kiểu gen và kiểu hình của thế hệ I trong sơ đồ đã nêu là: a. I 1 : X M X m (bình thường) và I 2 : X m Y (mù màu) b. I1: X M X M (bình thường) và I 2 : X m Y (mù màu) c. I 1 : X M X m (bình thường) và I 2 : X m Y (bình thường) d. I 1 : X m X m (mù màu) và I 2 : X M Y (bình thường) 2. Một người mắc bệnh máu khó đông có 1 người em trai sinh đôi bình thường. Hai người sinh đôi này là a. sinh đôi cùng trứng. b. sinh đôi khác trứng. c. không đủ cơ sở để khẳng định. d. Cả a, b và c đều sai. SỰ PHÁT SINH SỰ SỐNG: 2 CÂU 1. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là a. protein. b. cacbonhyđrat. c. axit nucleic. d. protein và axit nucleic. 2. Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là kết quả của quá trình a. tiến hóa lí học. b. tiến hóa hóa học, rồi đến tiến hóa tiền sinh học. c. sáng tạo của Thượng đế. d. tiến hóa sinh học. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH VẬT: 2 CÂU 1. Hóa thạch là a. những sinh vật bị hóa thành đá. b. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá. c. các bộ xương của sinh vật còn lại sau khi chung chết. d. những sinh vật đã sống qua 2 thế kỉ. 2. Trình tự sắp xếp đúng các đại sau là a. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. b. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. c. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. d. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh. 3 NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ: 12 CÂU 1.Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách: a. Gây đột biến nhân tạo bằng 5- brôm uraxin. b. Gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ. c. Lai xa kèm theo đa bội hóa. d. Gây đột biến nhân tạo bằng cônxisin. 2.Những biến đổi trên cơ thể sinh vật được Lamac phân chia làm 2 loại là: a. Biến đổi cá thể và biến đổi xác định b. Biến đổi do ngoại cảnh và biến đổi xác định c. Biến đổi cá thể và biến đổi do ngoại cảnh d. Biến đổi do ngoại cảnh và biến đổi do tập quán hoạt động của cơ thể. 3. Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là: a. Giải thích chưa thỏa đáng về quá trình hình thành lòai mới. b. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của các biến dị. c. Đánh giá sai về nguồn gốc các lòai trong tự nhiên. d. Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò của CLTN trong quá trình tiến hóa. 4. Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại là a. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. b. sự sống sót của những cá thể phát triển mạnh nhất. c. sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất. d. sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. 5. Quần thể giao phối được xem là đơn vị tổ chức của loài trọng tự nhiên vì a. trong quần thể giao phối, các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc lòai đó. b. trong quần thể giao phối có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định. c. quần thể giao phối gồm nhiều cá thể nên tần số đột biến của tất cả các gen là tương đối lớn. d. tập hợp nhiều quần thể giao phối tạo nên lòai. 6. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới bằng con đường địa lí là nhân tố a. tạo điều kiện cho sự cách li sinh sản và cách li di truyền. b. tác động trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. c. chọn lọc những kiểu gen thích nghi theo những hướng khác nhau. d. chọn lọc những kiểu hình thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau. 7. Quá trình giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN bằng cách: a. Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. b. Trung hòa tính có hại của đột biến. c. Tạo ra vô số biến dị tổ hợp. d. Tạo điều kiện cho alen lặn đột biến biểu hiện ra thành kiểu hình. 8. Sự song song tồn tại của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao được giải thích là do a. nhịp điệu tiến hóa không đều giữa các nhóm. b. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại. c. cường độ CLTN là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm. d. b và c đúng. 9. Theo nội dung của định luật Hacđi – Vanbec, yếu tố nào sau đây có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác? a. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể. b. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen. c. Tần số tương đối của các kiểu hình trong quần thể. 4 d. Tần số tương đối của các gen trong quần thể. 10. Một quần thể đã ở trạng thái cân bằng có tần số của mỗi alen như sau: 0,8D và 0,2d. Tỉ lệ kiểu gen của quần thể trên là: a. 0,04 DD : 0,32 Dd : 0,64 dd b. 0,32 DD : 0,64 Dd : 0,04 dd c. 0,64 DD : 0,32 Dd : 0,04 dd d. 0,32 DD : 0,04 Dd : 0,64 dd 11. Cho biết: AA: lông đen, Aa: lông đốm, aa: lông trắng. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm và 10 con lông trắng. Tần số tương đối của mỗi alen A và a là: a. 0,7A; 0,3a b. 0,3A; 0,7a c. 0,42A; 0,48a d. 0,48A; 0,42a 12.Hiện tượng sau đây là biểu hiện của thích nghi kiểu gen: a. Sự thay đổi màu da theo nền môi trường của con tắc kè hoa. b. Một số cây nhiệt đới rụng lá vào mùa hè. c. Cáo Bắc cực có bộ lông trắng về mùa đông. d. Con bọ que có thân và các chi giống cái que. PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI: 2 CÂU 1. Trong quá trình phát sinh lòai người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo từ a. cuối giai đọan vượn người. b. giai đọan người tối cổ. c. giai đọan người cổ. d. giai đọan người hiện đại. 2. Dáng đi thẳng người đã dẫn đến thay đổi quan trọng nào trên cơ thể con người: a. Giải phóng 2 chi trước khỏi chức năng di chuyển. b. Lồng ngực chuyểb thành dạng uốn cong hình chữ S. c. Bàn tay được hoàn thiện dần. d. Biến đổi của hộp sọ, gờ mày biến mất, xuất hiện lồi cằm. 5 . đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. b. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. c Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. d. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh. 3 NGUYÊN

Ngày đăng: 06/07/2013, 01:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan