Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc; C.. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện v
Trang 1PHÒNG GD& ĐT YÊN MINH
TRƯỜNG PTDTBT THCS THẮNG MỐ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 6
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian: 150 phút)
I PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 2 điểm)
Câu1: Truyền thuyết là gì?
A Những câu chuyện hoang đường;
B Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc;
C Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử;
D Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật
Câu 2: Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân;
B Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược;
C Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc;
D Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống ngoại xâm để bảo vệ non song đất nước
Câu3: Lí do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt?
A Tiếng Việt chưa có từ biểu thị, hoặc biểu thị không chính xác
B Do có thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức;
C Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển
D Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt
Câu4: Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
A Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực;
Trang 2B Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học;
C Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú
C Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
Câu 5: Cách giải thích nào về nghĩa của từ không đúng?
A Đọc nhiều lần từ cần được giải thích;
B Trình bày khái niệm mà từ biểu thị;
C Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích;
D.Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích;
Câu 6: Sự tích Hồ Gươm được gắn với sự kiện lịch sử nào?
A Lê Thận bắt được lưỡi gươm;
B Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc;
C Lê Lợi có báu vật là gươm thần;
D Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân lam Sơn
Câu7: Dụng ý nghệ thuật chính của việc tác giả dân gian để Lê lợi nhận lưỡi gươm và chuôi gươm từ hai hoàn cảnh khác nhau?
A Tăng thêm độ dài của truyện kể;
B Thêm tình tiết cho câu chuyện;
C Tạo tình huống để tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm;
D Thể hiện tài năng trong việc tổ chức tác phẩm
Câu 8: Chủ đề của một văn bản là gì?
A Là đoạn văn quan trọng nhất của văn bản;
B Là tư tưởng, quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản;
C Là nội dung cần được làm sang tỏ trong văn bản;
D Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản
II PHẦN TỰ LUẬN.( 8 điểm)
Kể lại truyền thuyết “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” bằng lời văn của em?
./
Trang 3ĐÁP ÁN
I PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 2 điểm): Mỗi ý đúng được 0.25 điểm
Câu1: B Câu5: A
Câu2: D Câu6: D
Câu3: D Câu7: C
Câu4: C Câu 8: D
II PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Yêu cầu: Kể bằng lời văn của em
a Mở bài: ( 1 điểm)
Vua Hùng kén rể
b Thân bài:( 5 điểm)
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
- Sơn Tinh đến trước được vợ
- Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh
- Hai bên giao chiến hang tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về
c Kết bài:( 1 điểm)
Hằng năm thuỷ tinh dâng nước đánh Sơn Tinh , nhưng đều thua
- Trinh bày sạch đẹp.( 1 điểm)
./
Thắng Mố, ngày 05 tháng 10 năm 2011 Người ra đề
Trần Văn Thường