PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY GIANG TRƯỜNG THCS BTCX NGUYỄN BÁ NGỌC HỌ VÀ TÊN: LỚP: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2010 - 2011 (Thời gian 120 phút ) PHẦN I: trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm ) Câu 1: (1đ ) Đọc kỹ câu: “ Trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn cần phải được quan tâm chăm sóc nhiều hơn và được hỗ trợ mạnh mẽ hơn.” Và trả lời câu hỏi bên dưới. 1. Câu trên trích trong văn bản nào ? A. Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. B. Bài toán dân số. C. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. D. Ôn dịch thuốc lá. 2. Câu văn trên nằm trong phần nào của văn bản ? A. Sự thách thức. B. Cơ hội. C. Nhiệm vụ. 3. Văn bản “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.” Thuộc kiểu văn bản gì ? A. Tự sự. B. Trữ tình C.Nghị luận. D. Nhật dụng. 4. Văn bản “Tuyên bố thế giới về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.” không chỉ thể hiện sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng thế giới mà còn nêu lên yêu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia về quyền sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai. Câu 2: ( 1đ ). 1.Khi giao tiếp để tránh nói mơ hồ cần chú ý phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất. C. Phương châm quan hệ. D. Phương châm cách thức. 2. Thành ngữ nào sau đây nói về sự vi phạm phương châm cách thức trong hội thoại. A. Đánh trống lãng. B. Nói úp, nói mở. C. Ông nói gà, bà nói vịt. D. Nói băm, nói bổ. 3. Nghĩa của thành ngữ “nói băm, nói bổ” là gì ? A. Nói không hết, ỡm ờ, lấp lửng. B. Nói gay gắt khó tiếp thu. C. Nói bốp chát, xỉa xói thô bạo. D. Lắm lời đanh đá, nói át người khác. 4. Cách “nói băm, nói bổ” đã vi phạm phương châm hội thoại nào ? A. Phương châm lịch sự. B. Phương châm quan hệ. C. Phương châm cách thức. D Phương châm về lượng. Câu 3 : 1/ Đây là nhận xét về nét đặc sắc của văn bản tự nào ?. Truyện đã xây dựng được tình huống hợp lý có cánh kể truyện tự nhiên . Truyện còn hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa tự sự , trữ tình với bình luận . A. Người con gái Nam Xương . B. Lặng lẽ Sa Pa . C. Chiếc lược ngà . D. Lão Hạc . 2/ Đây là bài thơ nào ? Bài thơ bắt đầu từ lời tâm sự và kết thúc bằng một hình ảnh thật đẹp . Hình ảnh đó đã trở thành đầu đề cho một tập thơ . A. Bếp lửa . B. Đồng Chí . C. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. Ánh trăng . 3/ Nhận định nào đúng nhất phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ Bếp lửa ? A. Miêu tả và biểu cảm B. Tự sự và nghị luận . C. Cả A và B . 4/ Trong các dòng sau , dòng nào chỉ ghi tên các văn bản Nhật dụng . A. Động Phong Nha , Cô Tô , Vượt thác B. Mẹ tôi , Cổng trường mở ra , Đi bộ ngao du . C. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ , Ca Huế trên sông Hương , Cổng trường mở ra . D. Phong cách Hồ Chí Minh , Bàn về đọc sánh , Ôn dịch thuốc lá . PHẦN II ) Tự luận ( 7 điiểm) Câu 1: ( 2 điểm) Viết đoạn văn ( 10-15 câu )nêu cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích “ Cảnh ngày xuân’’( trích “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du). Câu 2:( 5 điểm) Trong đời em, em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi . Em hãy kể lại lỗi lầm đó . §¸p ¸n m«n ng÷ v¨n 9 Câu 1: 1đ. Mỗi ý 0,25đ. 1. C. 2. C. 3. D. 4. A. Câu 2: 1đ. Mỗi ý 0,25đ. 1. D. 2. B. 3. C. 4. A C©u 3: 1. B ; 2. B ; 3. C 4. B 1 : Tự luận Câu 1: - Hai câu thơ đầu vừa thể hiện thời gian , vừa gợi tả không gian .Trong tháng cuối cùng của mùa xuân, những cánh chim én vẫn rộn ràng bay lượn như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng . - Hai câu sau là bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân , một bức tranh mùa xuân với đường nét thanh tú , màu sắc hài hoà , trong trẻo .Bút pháp tả cảnh bằng những nét chấm phá của thi nhân đã khắc hoạ nên một bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp riêng : mới mẻ , tinh khôi . giàu sức sống( cỏ non), khoáng đạt ,trong trẻo(xanh tận chân trời ), nhẹ nhàng , thanh khiết (trắng điểm một vài bông hoa ). Thi nhân đã thả hồn vào cảnh vật khiến cảnh vật rất sống động , có hồn. Câu2: Yêu cầu cần đạt. Học sinh biết cách làm một bài văn tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả , biểu cảm . Câu chuyện được kể là một câu chuyện thực sự ,gây xúc động và ám ảnh người viết . người viết phải có cảm xúc chân thực ( cảm xúc buồn , đau khổ , hối hận …).Yếu tố miêu tả được sử dụng trong việc miêu tả tâm trạng nhân vật ( nhân vật mắc lỗi hay những người thân của nhân vật mắc lỗi ) Bài viết có những suy ngẫm về lỗi lầm , về con người , về cuộc sống … Bài viết phải có văn phong trong sáng , dùng từ ,đặt câu chính xác , chữ viết rõ ràng , sạch sẽ , đúng chính tả . * Gợi ý - Nêu hoàn cảnh xảy ra lỗi lầm . - Qúa trình mắc lỗi . - Tâm trạng sau khi mắc lỗi . - Suy ngẫm của bản thân. * Lưu ý : Bài văn tự sự là một sáng tạo nghệ thuật riêng của mỗi học sinh , giáo viên cần tôn trọng những sáng tạo đó . * Biểu điểm: - Kể được nội dung câu chuyện ( 2 điểm) - Có kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm ( 2điểm) - Văn phong , chính tả …(1 điểm) . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY GIANG TRƯỜNG THCS BTCX NGUYỄN BÁ NGỌC HỌ VÀ TÊN: LỚP: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2010 - 2011 (Thời gian 120 phút ) PHẦN I: trắc nghiệm khách quan ( 3. em, em đã mắc một lỗi lầm khiến em day dứt mãi . Em hãy kể lại lỗi lầm đó . §¸p ¸n m«n ng÷ v¨n 9 Câu 1: 1đ. Mỗi ý 0,25đ. 1. C. 2. C. 3. D. 4. A. Câu 2: 1đ. Mỗi ý 0,25đ. 1. D. 2. B. 3. C. 4 đường nét thanh tú , màu sắc hài hoà , trong trẻo .Bút pháp tả cảnh bằng những nét chấm phá của thi nhân đã khắc hoạ nên một bức tranh mùa xuân với vẻ đẹp riêng : mới mẻ , tinh khôi . giàu sức