ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8NĂM HỌC 2010-2011 Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian chép đề NỘI DUNG ĐỀ Câu 1: 4 điểm Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Chi
Trang 1ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
NĂM HỌC 2010-2011
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian chép đề)
NỘI DUNG ĐỀ
Câu 1: (4 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
( Quê Hương – Tế Hanh)
Câu 2: ( 2 điểm)
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “ Chúng ta không nên học tủ, học vẹt”
Câu 3: ( 14 điểm)
Chứng minh tình cảm yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua ba áng văn: “ Chiếu dời đô ( Lý Công Uẩn), “ Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn) và “ Nước Đại Việt ta” ( Trích “ Bình Ngô đại cáo” ( Nguyễn Trãi)
Hiệp Thạnh, ngày 11 tháng 4 năm 2011
Giáo viên ra đề
Huỳnh Thị Kim Cương
Trang 2ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Câu 1: ( 4 điểm)
a Yêu cầu chung: Học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết
cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ
b Yêu cầu về nội dung: Học sinh trình bày được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả-tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.( 0,5đ) Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo (0,5đ)
* So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ: “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi (0,5đ)
Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin (0,5đ)
* Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mãnh hồn làng, sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị (1đ)
* Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh ( 1đ)
Câu 2: ( 2 điểm)
Yêu cầu về lí lẽ, dẫn chứng: làm rõ tác hại của hai lối học này Nêu dẫn chứng
cụ thể ( 1,5đ)
Có vận dụng yếu tố biểu cảm ( 0,5đ)
Đoạn văn mẫu:
Chúng ta không nên học vẹt,học tủ: Vì đây không phải là lối học đúng đắn Nó
mang lại hiệu quả kém cho người đọc Học vẹt là học làu làu không suy nghĩ Học tủ
là chỉ học một vài bài dựa trên may, rủi mà thành công Học vẹt, học tủ đem lại cho người đọc sự thiếu sót trong kiến thức, sự nghèo nàn trong học vấn Người hay học vẹt, học tủ luôn thua sút các bạn Sau này khi ra đời, họ sẽ không có kiến thức để góp phần xây dựng đời sống xã hội.Vì vậy ngay từ bây giờ người học sinh phải tránh học vẹt và học tủ
Câu 3: ( 14 điểm)
* Bài làm của học sinh đảm bảo được những yêu cầu sau:
1 Yêu cầu về nội dung : 12 điểm
a Mở bài:1,5 điểm
- Dẫn dắt vào đề: Tự nhiên khéo léo hợp lý
- Nêu vấn đề: Sáng, rõ, đúng bản chất của bài văn nghị luận
b Thân bài: 9 điểm
Tình cảm yêu nước được thể hiện qua các ý sau:
* Qua ba áng văn chương ta cảm nhận được tấm lòng của những ngườiluôn lo lắng, nghĩ suy cho dân, cho nước ( 3 điểm)
+ Vừa lên ngôi, Lý Thái Tổ đã nghĩ đến việc dời đô, chọn một vùng đất mới để xây kinh đô nhằm làm cho nước cường, dân thịnh
+ Trần Quốc Tuấn lo lắng, căm giận, đau xót trước cảnh đất nước bị sỉ nhục,… + Nỗi niềm dân, nước với Nguyễn Trãi không chỉ là niềm trăn trở mà trở thành lý tưởng ông tôn thờ: “ Việc nhân nghĩa… trừ bạo”
Trang 3* Tình cảm yêu nước được phát triển thành một khát vọng lớn lao: Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhấ, hùng cường ( 3 điểm)
+ Trong “ Chiếu dời đô” thể hiện nguyện vọng xạy dựng đất nước phồn thịnh với
sự trị vì của các đế vương muôn đời – quyết tâm dời đô
+ “ Hịch tướng sĩ” biểu hiện bằng ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc thù, sẳn sàng
xả thân vì nước
+ “ Nước Đại Việt ta” khát vọng ấy trở thành chân lí độc lập
* Càng yêu nước càng tự hào và tin tưởng về dân tộc mình ( 3 điểm)
+ Nhà Lý tuy mới thành lập nhưng vững tin ở thế và lực của đất nước, định đô ở vùng đất “ Rộng mà bằng, cao mà thoáng”
+ Hưng Đạo Vương khẳng định với các tướng sĩ có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt
+ Nguyễn Trãi tự hào về đất nước có nền văn hiến, có truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, có anh hùng hào kiệt
c Kết bài: ( 1,5 đểm)
- Khẳng định khái quát lại vấn đề
- Suy nghĩ riêng của bản thân
2 Yêu cầu về hình thức: ( 2 điểm)
- Đúng kiểu bài nghị luận
- Bố cục mạch lạc, các luận điểm, luận cứ rõ ràng
- Cách lập luận chặt chẽ, lô gíc
* Giáo viên căn cứ vào từng bài cụ thể, vận dụng linh hoạt biểu điểm
Khuyến khích bài viết cảm thụ tốt, có kỹ năng làm bài nghị luận