THAM VẤN VÀ TƯ VẤN: TRIẾT LÍ NGHỀ THAM VẤN

23 892 4
THAM VẤN VÀ TƯ VẤN: TRIẾT LÍ NGHỀ THAM VẤN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THAM VẤN VÀ TƯ VẤN TRIẾT LÍ NGHỀ THAM VẤN Các chuyên gia tham vấn Hoa Kỳ đã xây dựng những cơ sở được coi là triết lý cho hoạt động tham vấn. Đó là Mô hình lành mạnh, Khía cạnh phát triển, Phòng ngừa và can thiệp sớm và cuối cùng là Làm mạnh thân chủ. 1. Mô hình lành mạnh: Niềm tin đầu tiên mà các nhà tham vấn cho là tốt nhất trong việc trợ giúp con người giải quyết các vấn đề cảm xúc và cá nhân là mô hình Lành mạnh – wellness model (Hermon & Hazler, 1999; Mc Auliffe & Ericksen, 1999). Năm 2000, Myers, Sweeney và Witmer đã phát triển mô hình này đặc dành cho tham vấn. Trước kia, mô hình cơ bản được sử dụng bởi các chuyên gia sức khỏe tâm thần (mental health professionals) ở Mỹ để tập trung vào vấn đề cảm xúc là mô hình bệnh và y học (illness and medical) Trong mô hình y học, người trợ giúp xác định bệnh tật bằng cách hỏi bệnh nhân. Sự chẩn đoán bệnh tật luôn là bước đầu tiên trong việc trợ giúp. Mục tiêu trợ giúp là giúp bệnh nhân đạt được chức năng như khi chưa bị bệnh. Theo cách tiếp cận wellness model, mục tiêu cho mỗi người là đạt được sức khỏe tâm thần một cách tích cực có thể, với quan điểm, sức khỏe tâm thần là một quá trình diễn tiến. Khuynh hướng lành mạnh về thể chất và cảm xúc xem xét dựa trên một số thang đo, những tiêu chí này đại diện cho sự lành mạnh về cảm xúc và tâm thần trong các lĩnh vực quan trọng khác nhau của cuộc sống. Nhà tham vấn đánh giá chức năng của thân chủ dựa trên những khía cạnh này để khẳng định cần tập trung vào khía cạnh nào là tốt nhất trong quá trình tham vấn. Thang này bao gồm: Mối quan hệ gia đình, Bạn bè, những mối quan hệ khác, Nghề nghiệp/ công việc, Tâm linh, Hoạt động giải trí, Sức khoẻ thể chất, Môi trường sống, Tài chính, Tình dục. Sự khác biệt cơ bản giữa hai mô hình này là thái độ của chuyên gia đối với thân chủ và sự tập trung vào yếu tố lâm sàng của chuyên gia. Các nhà tham vấn xem xét thân chủ có cả hai tiềm năng và khát khao muốn tự chủ và thành công trong cuộc sống hơn là xem như có bệnh và cần được điều trị. 2. Khía cạnh phát triển Trong cuộc đời chắc chắn con người phải trải qua và ít nhất đã thành công một thách thức nào đó. Các nhà tham vấn tin rằng hầu hết các vấn đề mà con người phải đối mặt đều là một sự nảy sinh tự nhiên và phổ biến. Một số vấn đề mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể xem là bệnh lý thì nhà tham vấn xem nó như là sự diễn tiến. Chẳng hạn như: - Ở tuổi thứ 5 bé trai cảm thấy hoảng sợ khi bị mẹ để lại lớp mẫu giáo lần đầu tiên - 11 em gái ám ảnh vì một cậu bạn - Tuổi teen, cậu con trai chống đối cha mẹ mãnh liệt - Sau khi sinh đứa con đầu lòng, người mẹ trẻ cảm thấy trầm cảm - Ở tuổi 35, người đàn ông gặp rắc rối và uống rượu - 40 tuổi, người phụ nữ cảm thấy vô giá trị khi đứa con nhỏ nhất đã tốt nghiệp đại học - 46 tuổi, người đàn ông bỗng ngoại tình với một cô gái trẻ sau 23 năm chung sống với vợ - 65 tuổi, người đàn bà cảm thấy trầm cảm khi về hưu - 80 tuổi, ông già quên rất nhiều đến nỗi bị phàn nàn là mất trí. Bằng cách nghiên cứu các giai đoạn phát triển trong cuộc đời và hiểu các vấn đề mà tất cả các cá nhân phải đối mặt nhà tham vấn có thể giúp thân chủ trải nghiệm vấn đề như là một sự tự nhiên và phổ biến ở con người. Thậm chí vấn đề được xem như là tâm bệnh lý bởi các chuyên gia khác như trầm cảm nặng, nghiện chất, có thể được xem như là vấn đề tạm thời gây phiền nhiễu cho con người và được giải quyết hiệu quả nếu cá nhân tiếp tục cách sống tích cực. 3. Phòng ngừa và can thiệp sớm Tổng kết mang tính triết lý thứ ba của các nhà tham vấn là ngăn ngừa các vấn đề cảm xúc và tâm thần hơn là điều trị (Conyne& Horne, 2001; Kulic, Dagley, & Horne, 2001; Mc Carthy & Mejia, 2001, Owens & Kulic, 2001; Sapia, 2001; Wilson & Owens, 2001). Khi không thể ngăn ngừa các nhà tham vấn mới cố gắng can thiệp. Công cụ cơ bản của nhà tham vấn trong việc ngăn ngừa vấn đề cảm xúc và tâm trí (mental ) là giáo dục đào tạo. Nhà tham vấn thường thực hành nghề nghiệp của mình với tư cách là một giáo viên sử dụng tâm lý giáo dục như là một công cụ bằng cách cảnh báo trước những khía cạnh stress tiềm năng và chuẩn bị cho họ những hành trang để thách thức tới thành công. Một số hoạt động mang tính ngăn ngừa như : Chương trình giáo dục làm cha mẹ, toạ đàm về việc ra quyết định, nhóm khám phá nghề nghiệp, tham vấn tiền hôn nhân. 4. Làm mạnh thân chủ Niềm tin thứ 4 mà các nhà tham vấn đưa ra trong là giúp thân chủ có khả năng giải quyết vấn đề của mình một cách độc lập. Thông qua việc dạy cho thân chủ những chiến lược giải quyết vấn đề một cách hợp lý và tăng cường khả năng hiểu bản thân mình, các nhà tham vấn hy vọng rằng thân chủ sẽ không cần đến sự trợ giúp trong tương lai nữa. Khi gặp gỡ người trợ giúp, thân chủ trở nên rất dễ bị phụ thuộc vào người trợ giúp. Một số hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần khuyến khích sự phụ thuộc này trong cuộc đời. Các nhà tham vấn thì khuyến khích thân chủ tự chịu trách nhiệm về cuộc đời của mình và sống theo cách giúp cho họ trở nên tự chủ và độc lập. Mặc dù một số người có thể cần tới sự trợ giúp thể chất hay tâm thần nhưng tất cả họ đều được trợ giúp để trở nên độc lập như họ có thể. Các nhà tham vấn không xem mình như là chuyên gia phải tư vấn khi có vấn đề xảy ra. Hơn nữa, nhà tham vấn truyền tải niềm tin rằng thân chủ có khả năng phát triển các kỹ năng họ cần có cho sự lành mạnh và cuộc sống độc lập. Tô Thị Hạnh (biên dịch) (Theo Ethical, Legal, and Professional Issues in Counseling) KHI NÀO TÍNH BÍ MẬT CẦN ĐƯỢC DỠ BỎ ? Bí mật là một trong những nguyên tắc cơ bản và cũng là yếu tố quan trọng quy định đạo đức của người làm công tác Tư vấn tâm lý. Trong hầu hết trường hợp, những thông tin trao đổi giữa Nhà tư vấn và khách hàng sẽ được giữ bí mật. Điều này là cần thiết giúp bảo đảm quyền lợi chính đáng của khách hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ, tính bí mật cần phải được dỡ bỏ. § Khách hàng đe doạ Nhà tư vấn § Khách hàng có ý muốn tự hủy hoại bản thân hoặc hành hung người khác § Khi khách hàng là nạn nhân của lạm dụng tình dục trẻ em hoặc bị bỏ rơi. Trong những tình huống trên, Nhà tư vấn nên đặt sự an toàn của khách hàng, của bản thân và những người khác lên trên tính bí mật và thông báo những thông tin này đến các cơ quan chức năng để tìm hướng giải quyết. Để làm tốt công việc này, Nhà tư vấn cần phải có sự hiểu biết về luật pháp: chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng cơ quan thi hành pháp luật, đánh giá được mức độ an toàn cũng như khả năng giải quyết vấn đề của những đơn vị này trong những tình huống cụ thể. § Công dân của mỗi quốc gia đều phải tuân thủ theo luật pháp. Vì vậy, thông tin tư vấn có thể sẽ được cung cấp một phần hay toàn bộ theo yêu cầu của tòa án hay những người thi hành pháp luật. § Tính bí mật cũng có để được phá vỡ nếu khách hàng muốn Nhà tư vấn cung cấp những thông tin của họ với một người khác. Ví dụ: bác sĩ, giáo viên, tòa án hay một người cụ thể. Trong trường hợp này, Nhà tư vấn cần phải lập một bản cam kết bao gồm danh sách những thông tin mà khách hàng muốn cung cấp, đối tượng mà khách hàng muốn cung cấp và yêu cầu khách hàng ký vào. Vấn đề về tính bí mật sẽ rắc rối hơn khi Nhà tư vấn làm việc với đối tượng khách hàng là trẻ em. Trẻ em chưa được coi là những người có đủ khả năng làm chủ mọi vấn đề liên quan đến bản thân mình. Vì vậy, tất cả quyền của các em sẽ được quyết định thông qua những người thi hành pháp luật. Quốc Khánh (Interviewing and Diagnostic Exercises for Clinical and couselling skill building) TRỊ LIỆU TÂM LÍ VÀ THAM VẤN Có thể nói, cuộc tranh luận về thuật ngữ tham vấn, tư vấn hay trị liệu tâm lý vẫn luôn là vấn đề nóng hổi hiện nay trong các diễn dàn bàn về tham vấn tại Việt nam. Trong không ít hội thảo có người phê phán việc sử dụng tư vấn khi tham vấn. Đồng thời cũng có ngưới lại đồng nhất hai khái niệm này. Bên cạnh đó cũng không ít người lại băn khoăn liệu có gì khác nhau giữa tham vấn và trị liệu tâm lý. Bài viết này xin cung cấp một số thông tin nhằm giúp bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu có quan tâm hiểu rõ hơn về sự giao thoa cũng như và khác biệt giữa các thuật ngữ trên làm cơ sở cho việc sử dụng chúng một cách đúng đắn trong những bối cảnh có liên quan. Trị liệu- tiếng anh là Therapy - được lấy từ gốc Hy lạp là Therapia có nghĩa là chữa trị, làm lành. Trị liệu tâm lý có nghĩa là sự xóa bỏ rắc rối, những bệnh lý mang tính tâm lý. Tham vấn và trị liệu tâm lý có mối quan hệ khá mật thiết với nhau. Do có nhiều cách hiểu khác nhau về hai thuật ngữ này nên cuộc tranh luận về sự khác biệt giữa chúng đã diễn ra từ lâu cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Có quan niệm cho rằng trị liệu tâm lý bao hàm tham vấn. Người ta cho rằng trị liệu tâm lý như một quá trình can thiệp của nhà tâm lý học, nhà công tác xã hội hay nhà tham vấn đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của đối tượng (thân chủ /người bệnh) bằng việc sử dụng các liệu pháp tâm lý như tham vấn để điều trị những rối nhiễu về cảm xúc hay tâm thần. Một quan điểm khác lại xem trị liệu tâm lý như là tập hợp kỹ thuật, đặc biệt là hình thức đối thoại và giao tiếp trực tiếp để cải thiện sức khỏe tâm thần của khách hàng hay người bệnh hoặc cải thiện mối quan hệ của nhóm người (ví dụ như gia đình). Trong quá trình này nhà trị liệu và khách hàng (hay người bệnh) thảo luận những vấn đề tiềm ẩn và tìm ra giải pháp tích cực. Hình thức can thiệp này được sử dụng trong trợ giúp những khách hàng có vấn đề tâm thần. Nó còn được sử dụng để giúp đỡ những người có khó khăn trong mối quan hệ hàng ngày dưới hình thức tham vấn. Do vậy hai khái niệm tham vấn và trị liệu tâm lý thường được sử dụng thay thế cho nhau. Carl Rogers xuất thân từ nhà tâm lý lâm sàng, mặc dù khi giới thiệu tác phẩm với hai khái niệm Counseling and Psychotherapy (1952), ông vẫn xem Tham vấn và trị liệu tâm lý là hoàn toàn giống nhau (S. Narayana, 1981). Hay C.H Patterson (1974, 1986) cũng không đề cập tới sự khác biệt rõ rệt nào trong tài liệu mà ông đã xuất bản. G. Corey (1991), C.B.Truax và R. Carkhuff (1967) sử dụng hai khái niệm Tham vấn và trị liệu tâm lý hoán đổi cho nhau. Hội Tham vấn và trị liệu tâm lý Australia xem tham vấn và trị liệu là một, bởi vì theo họ cả hai hoạt động này đều là quá trình tâm lý nhấn mạnh nhu cầu của đối tượng, cùng sử dụng những kỹ năng giống nhau như lắng nghe tích cực, thấu hiểu những điều họ nói và thúc đẩy khả năng tự giúp, tính trách nhiệm của cá nhân. Tuy nhiên một số tác giả khác lại bảo vệ quan điểm về sự khác biệt giữa tâm lý trị liệu và tham vấn. Điển hình như F. Robinson (1950), C.Thorne (1950), P. Blos (1946) L. Tyler (1958). Các tác giả này cho rằng trị liệu tâm lý chú trọng tới thay đổi nhân cách còn tham vấn hướng tới việc giúp đối tượng sử dụng nguồn lực sẵn có để đối phó với vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Sự phân biệt đó còn được biện hộ bởi lý luận rằng trong Tham vấn yếu tố được xem như trọng tâm đó là bản thân đối tượng, mối quan hệ đầy tính nhân văn giữa nhà tham vấn và đối tượng, nhưng trong tâm lý trị liệu yếu tố nổi trội là nhà trị liệu cùng với những kỹ thuật trị liệu cụ thể và xu hướng sử dụng hệ thống lý thuyết trị liệu để phân tích tâm lý hay hành vi của đối tượng. Hơn thế nữa, tham vấn thường được diễn ra trong những cơ sở như trường học, cộng đồng nhiều hơn, trong khi đó tâm lý trị liệu lại thường thấy cả ở các cơ sở y tế mang tính chữa trị. Để có thêm thông tin về sự khác biệt của hai hoạt động này trong thực tiễn, chúng tôi tiến hành phỏng vấn và thảo luận nhóm với 9 chuyên gia làm tham vấn tại Canada, Úc, Singapore. Kết quả cho thấy 4 chuyên gia tâm lý cho rằng họ xem trị liệu tâm lý và tham vấn là như nhau, số còn lại cho rằng có sự khác biệt nhất định giữa hai thuật ngữ này. Một số chuyên gia Công tác xã hội khi được hỏi cho rằng, khi thực hiện tham vấn họ và các đồng nghiệp không làm trị liệu và sử dụng các kỹ thuật test tâm lý như một công cụ chính của quá trình can thiệp. Từ nghiên cứu tài liệu cũng như thực tiễn, chúng tôi cho rằng mặc dù khó có thể tách bạch tham vấn và trị liệu tâm lý song có sự khác nhau nhất định giữa chúng ở một số khía cạnh sau: - Thứ nhất, đối tượng trợ giúp trong tham vấn thường là những người có vấn đề liên quan tới cuộc sống hàng ngày, còn trong tâm lý trị liệu, đối tượng gòm cả những người có vấn đề rối nhiễu tâm lý, hành vi ở mức độ tương đối rõ rệt và mang tính bệnh lý nhiều hơn. - Thứ hai, công cụ can thiệp của tham vấn chủ yếu là mối quan hệ tương tác nghề nghiệp với sự tích cực, chủ động của chính đối tượng dưới sự xúc tác gợi mở của nhà tham vấn, còn công cụ ưu thế của tâm lý trị liệu là hệ thống các liệu pháp (phân tâm, hành vi, cảm xúc thuần lý ) và các trắc nghiệm tâm lý v.v. - Thứ ba, hình thức tham vấn được sử dụng ở phạm vi rộng hơn bởi các chuyên gia tâm lý, các nhà Cán bộ xã hội chuyên nghiệp, thậm chí các nhà sư phạm, cán bộ ngành y và một số nhà trợ giúp không chuyên giúp trên cơ sở nắm vững các kỹ năng cơ bản, nguyên tắc đạo đức của tham vấn, trong khi đó tâm lý trị liệu thường được sử dụng bởi các nhà tâm lý học, các cán bộ xã hội, các nhà tham vấn chuyên nghiệp được phép hành nghề. Trong bối cảnh nền văn hóa ở Việt Nam khi nhiều người còn chưa sẵn sàng chia sẻ những vấn đề riêng tư thì việc sử dụng thuật ngữ trị liệu tâm lý dễ được hiểu như sự chữa trị tâm lý như vậy có thể làm tăng thêm tâm lý e ngại và hạn chế việc sử dụng dịch vụ tham vấn - một công cụ bảo vệ sức khỏe tâm thần, tăng cường khả năng thích nghi của cá nhân khá hữu hiệu. Do vậy, chúng tôi cho rằng nên có sự tách biệt hai thuật ngữ trên ở nước ta hiện nay. Nói tóm lại, tồn tại sự khác biệt nhất định trong Tham vấn, Tư vấn và Trị liệu tâm lý. Song quá trình trợ giúp con người giải quyết vấn đề tâm lý xã hội luôn luôn phức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều hình thức can thiệp. Điều này khiến cho sự đồng nhất hay hoán đổi giữa chúng ở nhiều tác giả cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, từ đặc điểm của nền văn hóa cũng như xuất phát điểm của các lọai hình dịch vụ này hiện nay ở Việt Nam chúng tôi đề xuất nên có sự tách biệt giữa chúng tạo cơ sở cho sự phổ biến hóa việc sử dụng cũng như từng bước chuyên môn hóa các loại hình trợ giúp tâm lý xã hội trên ở nước ta hiện nay. CÓ NÊN ĐỒNG NHẤT THAM VẤN VỚI TƯ VẤN ? Cuộc tranh luận về thuật ngữ tham vấn, tư vấn hay trị liệu tâm lý vẫn luôn là vấn đề nóng hổi hiện nay trong các diễn dàn bàn về tham vấn tại Việt nam. Phần 1 : Tư vấn và Tham vấn Có thể nói, Trong không ít hội thảo có người phê phán việc sử dụng tư vấn khi tham vấn. Đồng thời cũng có ngưới lại đồng nhất hai khái niệm này. Bên cạnh đó cũng không ít người lại băn khoăn liệu có gì khác nhau giữa tham vấn và trị liệu tâm lý. Bài viết này xin cung cấp một số thông tin nhằm giúp bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu có quan tâm hiểu rõ hơn về sự giao thoa cũng như và khác biệt giữa các thuật ngữ trên làm cơ sở cho việc sử dụng chúng một cách đúng đắn trong những bối cảnh có liên quan. Tư vấn và tham vấn Tư vấn- trong tiếng anh là Consultation - được xem như quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định Tư vấn trong từ điển tiếng Việt được định nghĩa như là sự phát biểu ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định. Hoạt động này phần nhiều diễn ra dưới dạng Hỏi – và Đáp. Tác giả Trần Tuấn Lộ đã mô phỏng hoạt động tư vấn như sự tham khảo và cung cấp ý kiến giữa một bên A- có thể là một cá nhân, một tổ chức cần tìm câu trả lời cho một thắc mắc hoặc tìm giải pháp với bên B- một cá nhân, một tổ chức khác có chuyên môn, kinh nghiệm và giúp họ giải đáp những thắc mắc hay vấn đề của họ. Tư vấn được các tác giả nước ngoài hiểu theo nhiều cách với vai trò khác nhau của người tư vấn. Tư vấn có thể được xem là mối quan hệ mà ở đó người chuyên gia đưa ra sự trợ giúp cho cá nhân hay tổ chức có nhu cầu giải quyết vấn đề khó khăn (A.M. Douherty, 1990). Tư vấn được M. Fall, (1995) định nghĩa một cách rất đơn giản rằng “Tư vấn là việc tôi và anh cùng nói về người đó, điều đó nhằm mục đích để thay đổi”. Người tư vấn có thể đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra những giải pháp (R. Schein, 1969), hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề và đề xuất giải pháp (D.J. Kurpius & J.C. Brukbaker 1976) hoặc là chỉ là người định hướng, điều phối tiến trình giải quyết vấn đề (R. Blake & J.S.Mouton 1976). Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhân viên tham vấn tại cộng đồng trung bình sử dụng 10 % công việc cho làm công tác tư vấn (L.Stone & J. Archer, 1990). Như vậy cũng không nên tuyệt đối hóa việc không làm tư vấn trong tham vấn. Grace M. (1998) cho rằng Tham vấn là một kỹ thuật trợ giúp trong Công tác xã hội cá nhân và việc cho lời khuyên là một kỹ thuật của tham vấn. Tuy nhiên bà nhấn mạnh lời khuyên đó không nên mang tính áp đặt mà cần khách quan, phù hợp với nhu cầu của đối tượng được xác định trên cơ sở thảo luận và dựa vào kiến thức chuyên môn ví dụ như kiến thức về kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, khi làm tham vấn người ta thường thiên về đưa ra lời khuyên mang tính áp đặt ý chí chủ quan khá nhiều, khiến cho hoạt động tham vấn bị lu mờ và ý nghĩa của tư vấn bị hiểu sai lệch. Những quan điểm trên cho thấy, việc trao đổi ý tưởng, cung cấp thông tin, và có thể là những lời khuyên trong tư vấn đã tham gia một phần vào quá trình giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy tồn tại nhiều loại hình tư vấn như tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giáo dục, tư vấn sức khỏe, tư vấn pháp luật, tư vấn kinh tế, kinh doanh. Các hoạt động tư vấn về các vấn đề tâm lý xã hội qua báo chí, qua đài hay điện thoại, thậm chí ngay tại các trung tâm tư vấn tâm lý hiện nay cũng phần lớn hoạt động theo phương thức này. Hình thức hỏi và đáp, cung cấp thông tin trong các hoạt động tư vấn trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cũng như quan tâm của nhiều người. Song cần nhấn mạnh rằng chức năng của tham vấn không phải đưa ra lời khuyên. Do vậy có sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn ở những điểm sau đây: - Thứ nhất, về mục tiêu: Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại, còn hoạt động tham vấn còn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn đó là giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn. - Thứ hai, về tiến trình: tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời, còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm. - Thứ ba, về mối quan hệ: Trong tư vấn: có thể là mối quan hệ trên- dưới giữa một người là được xem là “uyên bác” với những thông tin chuyên môn, còn bên kia là người “thiếu hiểu biết” về vấn đề nào đó, bên cạnh mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác rất tích cực từ phía đối tượng. Trong khi đó ở tình huống tham vấn, mối quan hệ mang tính ngang bằng, bình đẳng và đòi hỏi có sự tương tác rất chặt chẽ và hợp tác tích cực giữa hai bên, có thể nói nó đóng vai trò như một công cụ quan trọng cho sự thành công của ca tham vấn - Thứ tư về cách thức tương tác: Trong tư vấn cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tư vấn với đầy kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Trong tham vấn sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn để đối tượng tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó. Như vậy rõ ràng tư vấn và tham vấn là hai hình thức trợ giúp có sự khác biệt nhất định ở một số khía cạnh. Mặc dù khi tư vấn có tham gia vào quá trình tham vấn song để giúp đối tượng nâng cao được năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống thì việc sử dụng hình thức tham vấn tỏ ra hữu hiệu hơn. GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẠO ĐỨC VÀ NGUYÊN TẮC HÀNH NGHỀ Một số qui định chung trong việc giải quyết những vấn đề liên quan tới đạo đức và nguyên tắc hành nghề tư vấn là nội dung cuối cùng trong Bản nguyên tắc đạo đức mà Hiệp hội tư vấn Hoa Kỳ đưa ra. H.1. Hiểu biết về các nguyên tắc nghề nghiệp Tất cả những nhà tư vấn phải làm quen và hiểu về các quy tắc đạo đức, nguyên tắc hành nghề và những ứng dụng của các nguyên tắc trong các tổ chức cơ sở nghề nghiệp cụ thể mà mình đang làm việc hoặc trong các tổ chức cấp chứng chỉ mà mình là thành viên. Sự thiếu hụt những hiểu biết về đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp không phải là lý do chính để tránh khỏi những trừng phạt khi có những hành vi không tuân thủ nguyên tắc đạo đức. (Xem thêm F.3.e.) H.2. Những vi phạm a. Những hành vi vi phạm nguyên tắc: Nhà tư vấn hoạt động để củng cố những nguyên tắc liên quan đến đạo đức và hoạt động nghề nghiệp. Khi nhà tư vấn có những lý do hoặc nghi ngờ có cơ sở về đồng nghiệp của mình khi hành động không theo nguyên tắc đạo đức, nhà tư vấn phải có những hành động phù hợp để duy trì nguyên tắc đạo đức. (Xem thêm H.2.d và H.2.e.) b. Tư vấn: Khi nhà tư vấn không chắc chắn rằng một hành động nào đó, hay một tình huống nào đó có thể vi phạm nguyên tắc đạo đức, nhà tư vấn phải tìm kiếm sự tư vấn, trợ giúp với những nhà tư vấn khác, đồng nghiệp của mình hoặc những người có chức năng có hiểu biết về vấn đề đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp. c. Khi có những xung đột: Khi nhà tư vấn hoạt động trong một tổ chức cụ thể nào đó mà những hoạt động của tổ chức đó có khả năng vi phạm những nguyên tắc đạo đức nghề ngihệp, nhà tư vấn phải hiểu rõ những xung đột và phải đề cập đến vấn đề này với những người giám sát, những người có chức năng. Trong điều kiện có thể, nhà tư vấn phải tăng cường hoạt động để tìm kiếm những thay đổi trong nội bộ tổ chức để củng cố hoạt động dựa trên nguyên tắc đạo đức và nghề nghiệp. d. Những giải pháp không chính thức: Khi nhà tư vấn có những lý do để tin rằng một nhà tư vấn khác hoạt động vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, trước hết nhà tư vấn phải nỗi lực để giải quyết vấn đề với bản thân nhà tư vấn khác nếu có khả năng trừ khi những hành động này trái với nguyên tắc bảo mật và vấn đề có thể không được giải quyết. e. Báo cáo về những trường hợp vi phạm: Khi những giải pháp không chính thức đã được áp dụng nhưng không mang lại hiệu quả, nhà tư vấn phải thông báo những hành vi vi phạm đối với hội đồng phụ trách về đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp trừ khi những hành động này trái với nguyên tắc bảo mật và vấn đề có thể không được giải quyết. f. Những lời khiếu nại không đủ cơ sở: Những nhà tư vấn không khuyến khích tham gia vào những hoạt động khiếu nại thiếu cơ sở hoặc có chủ đích làm tổn hại đến đồng nghiệp của mình hơn là bảo vệ khách hàng hay công chúng. H.3. Hợp tác với hội đồng tư vấn về đạo đức và nguyên tắc hành nghề: Tất cả mọi nhà tư vấn nên trợ giúp hội đồng tư vấn để củng cố những nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp. Nhà tư vấn phải hợp tác trong quá trình điều tra, xem xét và những đòi hòi của hội đồng dựa trên những đòi hỏi của ACA (hiệp hội những nhà tư vấn Hoa Kỳ) và tất cả các tổ chức liên quan khác trong việc trừng phạt những cá nhân có liên quan đến nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Nhà tư vấn phải biết và hiểu những chính sách của ACA và quá trình xem xét liên quan đến đạo đức và nguyên tắc nghề nghiệp để trợ giúp và củng cố nguyên tắc nghề nghiệp. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CTXH VÀ THAM VẤN LÀ NHƯ THẾ NÀO ? Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn giữa nghề tham vấn với nghề công tác xã hội. Sự nhầm lẫn này gây không ít phiền phức cho cả nhân viên công tác xã hội cũng như tham vấn viên Phân biệt giữa Công tác xã hội và tham vấn tâm lý? Đây là hai lĩnh vực khoa học biệt lập nhưng rất gần gũi nhau, có những nguyên tắc và giá trị giống nhau, hoạt động bổ sung cho nhau. Công việc của họ gặp nhau ở điểm tiếp xúc trực tiếp với đối tượng được giúp đỡ, nhưng công việc của người tham vấn tâm lý (NTV) thu hẹp vào mối quan hệ mặt đối mặt với thân chủ và đi vào chiều sâu tâm lý, còn nhân viên công tác xã hội (NVXH) thì ngoài việc tiếp xúc với thân chủ qua đối thoại, còn tác động vào môi trường xung quanh họ để giúp họ giải quyết vấn đề. Hai bên bổ sung cho nhau như thế nào? Ví dụ khi tiếp xúc với một đối tượng ngoài các khó khăn tâm lý, còn có tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập, NTV giới thiệu họ cho phòng xã hội để giúp tìm việc làm. Trước [...]... tả khác và bằng cách xử sự nhẫn nại Ths Nguyễn Bá Đạt NHÀ TƯ VẤN TÂM LÝ VÀ THÂN CHỦ Thuật ngữ “nhà tham vấn (hay Nhà Tư vấn tâm lý)được hiểu đơn giản là “những chuyên gia thực hành tham vấn Thân chủ (hay Khách hàng) là người có vấn đề cần được tham vấn Khi đến với nhà tham vấn, đa phần họ ở trong trạng thái hoang mang, không ý thức được tâm trạng cũng như cảm xúc của mình 1 Khái niệm nhà tư vấn tâm... điều này phụ thuộc vào ngươờ tham vấn có tạo ra cho họ điều kiện bộc lộ hay không Trong tham vấn chuyên nghiệp, thân chủ được nhìn nhận là người chủ động tích cực, tự giải quyết được vấn đề của mình với sự trợ giúp của nhà tham vấn Theo Carl Rogers: “Thân chủ là chuyên gia giỏi nhất về vấn đề của họ” Vì vậy, quá trình tham vấn phải đặt hoàn toàn tin tư ng vào thân chủ Như thế, tham vấn đã giúp cho thân... (Nhà tham vấn) Trong nhiều năm qua, thuật ngữ “nhà tham vấn được hiểu đơn giả là “những chuyên gia thực hành tham vấn (professional who practices counseling) Trong những năm gần đây, nhà tham vấn được hiểu là “người giúp đỡ cho các thân chủ khi họ gặp những vấn đề khó khăn bằng cách khơi gợi những tiềm năng trong thân chủ để thân chủ tự giải quyết vấn đề của mình” Nhà tham vấn khi thực hành tham vấn. .. thía độ phê phán trước những phản ứng của mình và có khả năng chế giễu chúng nếu gặp dịp Hiểu được như thế nào là người cân bằng, nguời không cần đến sự trợ giúp tham vấn, chúng ta xem xét người không cân bằng - người có nhu cầu ham vấn mà ta gọi là thân chủ 2.2 Thân chủ Về mặt tự nhiên, thân chủ là người có vấn đề cần được tham vấn Khi đến với nhà tham vấn, đa phần họ ở trong trạng thái hoang mang,... tin cậy, chắc chắn, trung kiên”, nhà tham vấn phải diễn tả “đủ thông suốt” lời nói, hành vi để bộc lộ được mình là rất trong sang, nhà tham vấn phải thể hiện được cảm giác, cảm quan của mình để thân chủ nhận ra họ “tích cực” Nhà tham vấn phải có nhân cách đủ mạnh để “biệt lập” với thân chủ và đủ an tâm để cho phép thân chủ cảm thấy như là không bị đe doạ; nhà tham vấn luôn luôn coi thân chủ là người... phương thức gồm ba bước sau đây: 1 Hãy hiểu rõ thói quen không tốt của mình Dừng hành vi đó lại và cô lập nó trong chuỗi hành vi bình thường khác Rồi bạn có thể tư ng tư ng mối liên hệ giữa hành vi đó và điều gì đó ghê tởm Ví dụ như, để phá vỡ thói quen cắn móng tay, hãy tư ng tư ng rằng móng tay của bạn vừa nhúng vào nước thải 2 Nếu không có ai củng cố quá trình loại bỏ hành vi này của bạn, hãy tự quy định... chất nghề nghiệp, không gây tổn thương cho thân chủ, không đẩy thân chủ đi đến đối đầu, không đi ngược lại lợi ích của thân chủ, khích lệ, cổ động họ tự tìm tiềm năng của bản thân; giúp họ nói ra những vướng mắc trong long, giúp họ nhận thức tốt hơn về bản thân, làm cho họ mạnh lên, yêu mình hơn Nhà tham vấn không được phép bày vẽ cách giải quyết vấn đề nho thân chủ Theo Carl Rogers, nhà tham vấn phải... buộc vào quá khú của anh ta 2 Khái niệm thân chủ và vấn đề của thân chủ Để hiểu khái niệm thân chủ và vấn đề của họ, chúng ta cần hiểu thế nào là con người cân bằng 2.1 Con người cân bằng Con người cân bằng, theo nhiều tác giả khác nhau mô tả khác nhau trên nhiều bình diện khác nhau Trên bình diện thể chất, con người cân bằng có một cơ thể khoẻ mạnh có một thể trạng tốt, thích thú cố gắng về thể xác và. .. người cân bằng là con người thông minh để có thể suy nghĩ và hành động một cách hữu hiệu Họ biết những năng lực và năng khiếu của mình và sử dụng nguồn lực đó một cách tốt nhất cho những hoạt động sinh lợi Họ tiến bộ thường xuyên trong những luyện tapạ bằng cách cố gắng đạt được mục đích đã ấn định trong một thời gian hợp lý Họ có óc tư ng tư ng và thích đi tìm những giải pháp khác ngoài những giải pháp... hỏi tính kỹ thuật, tính nghệ thuật và một tấm lòng tôn trọng vô điều kiện Làm thế nào để cuộc trò chuyện hiệu quả, hãy thử tìm hiểu qua một ca trị liệu lâm sàng thực tế Nguyễn Văn G, 15 tuổi, học sinh lớp 10 trường trung học phổ thông dân lập ĐTH Hà Nội, đã gặp chúng tôi vào tháng 01 năm 2002, tại phòng Tư vấn Tâm lý - Giáo dục của Nhà trường, theo sự giới thiệu và yêu cầu của cô giáo chủ nhiệm để . nhất đã tốt nghiệp đại học - 46 tu i, ng ời đàn ng b ng ngoại tình với một cô gái trẻ sau 23 năm chung s ng với vợ - 65 tu i, ng ời đàn bà cảm thấy trầm cảm khi về hưu - 80 tu i, ng già quên. sau: - Thứ nhất, đối tư ng trợ giúp trong tham vấn thư ng là nh ng người có vấn đề li n quan tới cuộc s ng h ng ngày, còn trong tâm lý trị li u, đối tư ng gòm cả nh ng người có vấn đề rối nhiễu. nào ng ời lớn c ng dễ d ng trò chuyện với trẻ, nhất là với nh ng trẻ đang phải chịu đ ng nh ng nỗi khổ tâm, dằn vặt trong l ng, chịu đ ng nh ng mâu thuẫn, nh ng xung đột, nh ng nỗi đau trong tâm

Ngày đăng: 26/10/2014, 21:28

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan