CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VÀ TƯ DUY CŨ VỀ NGHỆ THUẬT pot

9 401 0
CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VÀ TƯ DUY CŨ VỀ NGHỆ THUẬT pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VÀ TƯ DUY CŨ VỀ NGHỆ THUẬT Từ năm 2007 đến nay, dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng (CĐGS) là công trình nghệ thuật công cộng duy nhất của Hà Nội nhận được sự quan tâm chú ý từ mọi phương diện xã hội: chính quyền, dư luận xã hội, dư luận truyền thông, giới doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, giới nghệ sĩ, giới ngoại giao thông qua nhiều Đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ lớn nhỏ nước ngoài có liên đới với Việt Nam. Chưa từng có một công trình nghệ thuật nào ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đạt được điều này. CĐGS nhìn từ góc độ nghệ thuật Quy hoạch của CĐGS là bề mặt hướng về phía nội đô Hà Nội của đoạn đường đê sông Hồng từ cửa khẩu An Dương đến dốc Vạn Kiếp, dài 6,5km. Bề mặt bê tông của đoạn đê này có đặc điểm khá phức tạp. Thứ nhất, nó bị chia cắt thành từng đoạn bởi những khu vực bậc thang lên xuống dành cho người đi bộ và các cột đèn đường, đèn tín hiệu giao thông, gầm cầu Long Biên và hệ thống cầu vượt quanh khu vực đầu cầu Chương Dương. Thứ hai, bề mặt này không bằng phẳng mà nhiều chỗ được phân cắt thành hai lớp trên và dưới do có những dải bồn hoa, trồng tiểu cảnh. Điều đáng chú ý là sau khi được quy hoạch thành bề mặt của một bức tranh tường, có nhiều đoạn thuộc lớp trên đã được tôn cao thêm 60cm, song vẫn không làm giảm đi được hạn chế của đặc điểm này. Thứ ba, đoạn đê chạy qua những khu vực mưu sinh của phần nhiều là người lao động nghèo, người lao động ngoại tỉnh. Họ bám mặt đường thành phố để kiếm sống nên việc giữ gìn vệ sinh công cộng nơi đây không thể kiểm soát. Nhiều khu vực cột đèn trở thành nơi đi vệ sinh, chất rác thải, đậu xe rác, Nhiều đoạn vỉa hè thành nơi bán hàng rong như bánh mì, đồ gốm sứ, hoa quả và hệ quả là bề mặt đoạn đê thành nơi ghếch chân thư giãn của người bán hàng. Thứ tư, phần lớn chiều dài của đoạn đê này nằm bên lề đường cầu vượt dẫn lên và xuống qua đầu cầu Chương Dương và đã được quy hoạch thành đường một chiều đi từ phía Trần Khánh Dư đến cửa khẩu An Dương. Nếu đi theo chiều ngược lại, từ cửa khẩu An Dương về nội đô, đoạn đê này sẽ ở bên phía tay trái. Tuy nhiên, phần lớn chiều dài của đường ngược chiều cũng bị phân cách với đoạn đê bởi hàng cây cao niên, hoặc bãi đậu xe, bến xe buýt lớn. Vì vậy, tầm nhìn của người đi đường về phía đoạn đê bị hạn chế rất nhiều, tỉ lệ của phần nhìn thấy rõ chiếm dưới 10%. Do đó, vị trí của bức tranh tường không phải là một vị trí đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cơ bản về không gian dành cho nghệ thuật công cộng (1). Mặt khác, bề mặt này cũng không thích hợp để trở thành một bề mặt của bức tranh. Trở lại với ý tưởng ban đầu về CĐGS, nó được xuất phát từ một mong muốn làm đẹp hơn cho thủ đô bằng việc biến đoạn đê bê tông xấu xí thành một bức tranh mosaic từ các mảnh gốm với 21 trường đoạn mang nội dung khác nhau và trải dài theo lịch sử đất nước, từ truyền thống đến hiện tại. Đây là một ý tưởng được đánh giá cao về sự mới mẻ, giàu tinh thần sáng tạo. Song từ ý tưởng đến thực tiễn là một khoảng cách rất dài Cho đến nay, phân đoạn từ gầm cầu Long Biên đến cửa khẩu An Dương hầu như đã hoàn tất. Phân đoạn này có lợi thế là thoáng đãng về không gian, do phía bên trái là những làn đường rộng rãi, có nhiều cây xanh. Mặt khác, đoạn đê này không bị phân cách thành hai tầng, mà là một đoạn đê bằng phẳng, có chiều cao đều nhau. Theo lý thuyết của dự án, phân đoạn được chia thành 9 đoạn tranh nhỏ: "Đoạn A1 tôn vinh di sản nghệ thuật theo dòng chảy lịch sử từ thời kỳ Đông Sơn qua các thời kỳ Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Trường đoạn đầu tiên này đóng một vai trò quan trọng là tôn vinh những nét đẹp trong di sản nghệ thuật của cha ông thông qua ngôn ngữ của các họa tiết hoa văn theo dòng chảy lịch sử: những hoa văn Đông Sơn thời các vua Hùng, những họa tiết trên gốm trang trí kiến trúc Thăng Long thời Lý-Trần, gốm men ngọc thời Lý, gốm hoa nâu thời Trần, điêu khắc gỗ dân gian thế kỷ XVII- XVIII… Đoạn A2 tái hiện các hoa văn đặc trưng và tiêu biểu trên thổ cẩm và trang trí kiến trúc của 54 dân tộc Việt Nam. Đoạn A3 là tranh gốm của các em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội - Thành phố vì hòa bình. Từ đoạn A4 đến A9 là tranh gốm đương đại của các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế Mỗi đoạn đường lại được thiết kế với một phong cách khác nhau " (2). Trong thực tế, phân đoạn A1 đã được hoàn thành. Trên nền màu trắng sữa, nổi lên những hoa văn trang trí từ hoa lá, đến hình bình cổ, đến những motip trang trí hình người trên trống đồng Đông Sơn, trên các vì kèo ở đình, nhà ở, Tất cả cách nhau một khoảng đều đặn và đa phần được phủ màu men nâu vàng đặc trưng của đồ gốm Việt TK XI-XV. Đoạn gốm này dài khỏang 500m. Đây là một đoạn gốm trang trí thành công về chất lượng tạo hình, chất lượng men cũng như ý nghĩa lịch sử phía sau nó. Tuy nhiên, tiếp theo phân đoạn được gọi là A1 này, lại không phải là phân đoạn A2 như lý thuyết đã nêu, mà là một phân đoạn có tính chất giới thiệu hình ảnh của các công trình lịch sử văn hóa tiêu biểu của một số tỉnh thành trong cả nước. Các hình ảnh này được đắp nổi trên một khuôn mẫu hình , gồm chùa Một Cột, cầu Long Biên, Khuê Văn các ở Văn Miếu (Hà Nội), lăng Minh Mạng, cầu Trường Tiền (Huế), chùa Cầu (Hội An), bến Nhà Rồng (TP.HCM), biển Hạ Long (Quảng Ninh). Các hình ảnh này có màu sắc rực rỡ và tất cả lại được hiện lên trên một nền mosaic những mảnh gốm đủ màu sắc, ghép thành những đường lượn sóng. Vì thế, phần tranh này gây rối mắt cho người xem. Tiếp sau đó mới là phân đoạn A2 với hình ảnh hoa văn thổ cẩm của một số tộc người thiểu số anh em. Nối tiếp là phân đoạn A3, thể hiện lại tranh vẽ của thiếu nhi Hà Nội và một số em người nước ngoài đang sống cùng gia đình ở Hà Nội. Phân đoạn này cũng được chọn lọc hình ảnh kỹ lưỡng, vừa miêu tả được những hình ảnh làng quê, thành phố Việt Nam, vừa thể hiện cả những góc mơ ước của các em về cuộc sống hòa bình. Vì là tái hiện trung thực tranh vẽ của thiếu nhi nên phân đoạn này cũng đạt được những hiệu quả thị giác nhất định. Từ phân đoạn A4 trở đi, tiêu chí theo lý thuyết nói trên đã không được tuân thủ. Tiếp sau phân đoạn A3, là một phân đoạn có logo của hãng bia Việt Hà, với hai hình ảnh đan xen là con cò và cánh đồng lúa trên nền màu vàng tươi. Nối theo là hình ảnh đàn voi có vẻ như đang ra trận, trên nền hoa văn là mây với biểu tượng logo của hãng bia Halida. Đáng chú ý là hãng bia này cũng chọn con voi làm biểu trưng thương mại của mình (!). Tiếp theo là phân đoạn về những hình ảnh dưới đáy đại đương, rồi đến phong cảnh nông thôn Việt Nam với nhà ngói, đống rơm, con chó, mèo, trẻ em chơi dây, trong đó có nhiều hình ảnh tương tự như trong phân đoạn tranh vẽ của trẻ em và lại có lúa vàng, cò trắng với cách tạo hình được bê nguyên từ phân đoạn cò và lúa trước đó. Tiếp đến là một phân đoạn gợi nhắc phong cách tranh của Van Gogh, họa sĩ hiện đại nổi tiến thế giới người Tây Ban Nha, sau đó lại chuyển tiếp sang phân đoạn gợi đến sử thi Đẻ đất đẻ nước với logo của hãng Sunco. Tiếp đến là những phân đoạn với các dải gốm uốn lượn gợi nhắc đến các dải lụa màu sắc, điểm xuyết các hình cánh hoa đào màu hồng, gắn biển logo của Hanosimex - Tổng công ty dệt may Hà Nội. Nối với các dải màu này là đoạn gốm trang trí vui mắt của một nghệ sĩ Đan Mạch, không có mang một nội dung hay hàm ý tuyên truyền, quảng cáo nào. Kế tiếp lại là phân đoạn với các hình ảnh biểu trưng của Hà Nội như chùa Một Cột, cầu Long Biên, Khuê Văn các rồi đến khoảng 100m mô phỏng vườn hoa đào Hà Nội và tạm dừng bằng hình ảnh múa tiên, rồng trong nghệ thuật dân gian Việt Nam bên hình ảnh Khuê Văn các ở Văn Miếu. Như vậy, trên cả một phân đoạn dài 1,2km từ gầm cầu Long Biên đến cửa khẩu An Dương, có đến 15 nội dung tranh đan xen nhau. Sự đan xen này lại hoàn toàn đứt đoạn về cả hình thức thể hiện lẫn nội dung mong muốn chuyển tải, nó đơn giản như việc lắp ghép nhiều bức tranh riêng lẻ, chẳng liên đới gì về nội dung lại với nhau thành một bức tranh lớn. Chưa kể đến sự lặp lại về hình ảnh trên tranh, và thêm hình ảnh trên hai phân đoạn có logo của hãng Halida, Hanosimex dễ dẫn đến suy luận về một cách quảng cáo cho doanh nghiệp. Đi qua gầm cầu Long Biên, sang đến khu vực còn lại, các phân đoạn cũng được đan xen nhau theo kiểu như phần tranh nêu trên. Thậm chí, sự lặp lại các hình ảnh như hoa đào, nhà cao tầng, kiến trúc kiểu Pháp, các hình ảnh biểu trưng như chùa Một Cột, cầu Long Biên, khu phố cổ, đặc biệt là hoa đào và hoa sen, còn được tăng tần suất, gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán của nội dung bức tranh. Có hai cách thể hiện nội dung cơ bản: thứ nhất là tạo hình khối đắp nổi cho các hình ảnh biểu trưng; thứ hai là để các hình ảnh dàn trải theo cùng các motip trang trí khác như cây xanh, nền đa sắc mô phỏng vòng hào quang… CĐGS không nên được gọi là một bức tranh tường bởi nó không có sự tổ chức nội dung để tạo nên tính thống nhất, logic trong việc kết hợp các phân đoạn tranh với nhau. Mặt khác, sự lặp đi lặp lại của một số hình ảnh, motip khiến cho chất lượng nghệ thuật thêm phần suy giảm. Tuy nhiên, theo thông tin từ báo Hà Nội mới, đơn vị thực hiện CĐGS “đang phấn đấu lập kỷ lục Guiness thế giới vào năm 2010 với danh hiệu Bức tranh gắn gốm dài nhất thế giới có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, góp phần gây một tiếng vang quốc tế để bạn bè thế giới biết đến sự kiện Hà Nội chào đón Đại lễ 1000 năm tuổi” (3). Bối cảnh không gian của khu vực nơi CĐGS chạy qua không thuần nhất. Con đường (hay bức tranh) bị chia đoạn, bị che khuất tầm nhìn, bị sử dụng vào nhiều mục đích dân sinh khác nhau. Việc làm đẹp hơn cho tuyến đường này bằng các bức mosaic gốm là hoàn toàn có thể, và chỉ nên dừng lại là sự lắp ghép các bức mosaic đơn giản chỉ có tính chất trang trí chứ không phải là những phân đoạn tranh với đa dạng ý nghĩa, từ lịch sử đến văn hóa, từ tuyên truyền chính trị đến tuyên truyền quảng bá doanh nghiệp khiến cho kết cục, không có ý nghĩa nào được thể hiện và truyền tải trọn vẹn, chân xác đến người thưởng ngoạn. Với cách tư duy cũ về một mô hình nghệ thuật công cộng trong bối cảnh xã hội mới như hiện nay, đơn vị thực hiện CĐGS đang bắt con đường phải gánh một cái gánh nhiệm vụ tuyên truyền chính trị - lịch sử - văn hóa - xã hội - ngoại giao… quá nặng nề. Vì vậy, chất lượng nghệ thuật và chất lượng thẩm mỹ của nó vô tình bị xem nhẹ. Điều đáng nói là nghệ thuật khi thiếu chất lượng và thẩm mỹ thì nó không còn giá trị gì và cũng không thể làm được nhiệm vụ tuyên truyền cho bất cứ điều gì. CĐGS - nhìn từ góc độ xã hội Nếu đi qua CĐGS những ngày mưa phùn như thời gian vừa qua, không ít người có tình cảm với những gì được coi là sáng tạo của con người phải bùi ngùi. Mưa, mặt đường nhơ nhớp, những vết bùn đất bắn lên bề bặt các đoạn tranh gốm, khiến cho chúng bị phủ một lớp màu bùn đen. Trên một số phân đoạn mới hoàn thành, do lớp nilon phủ ngoài chưa được bóc gọn gàng, nên khi thời tiết không thuận như mưa kèm gió, chúng bị lột trơn ra dở dang và lất quất thêm bùn bẩn, táp lên phần tranh. Bên cạnh đó, việc gắn tranh gốm cũng không thể ngay lập tức làm thay đổi nhận thức của người lao động nghèo, lao động ngoại tỉnh về thói quen sử dụng khu vực này như một nhà vệ sinh công cộng lộ thiên, hay kho chứa hàng, chứa rác thải lộ thiên Thói quen ấy tiếp tục làm hoen ố phần dưới của nhiều phân đoạn. Thực tiễn cho thấy công tác tuyên truyền xã hội gắn liền với công trình này không được triển khai đồng bộ. Việc duy tu cho công trình này cũng chưa được quan tâm đúng mức so với thực tiễn phức tạp của không gian xã hội nơi chứa đựng con đường này. Thời gian qua, việc gắn logo nhà tài trợ lên từng đoạn tranh được làm từ nguồn kinh phí của họ đã được phản ánh trên truyền thông. Việc vinh danh những đơn vị này là cần thiết. Song cách làm như hiện tại, đơn vị tài trợ đoạn nào thì gắn tên họ ngay tại đoạn đó, dẫn đến thực tế là trên con đường có những đoạn chi chít tên nhà tài trợ, cách vài chục mét lại có một cái. Tất cả đều được ở vị trí phía trên bức tranh, dễ nhìn nhất, dễ gây chú ý nhất. Màu sắc của logo gốm này nhìn chung đều tuân thủ màu sắc cố định của logo doanh nghiệp. Vì vậy, có những logo phá đi tính thống nhất về màu sắc của một đoạn tranh. Điển hình là logo của Công ty may 10 ở góc trên bên phải của bức đôi rồng chầu ngay phía dưới chân cột đèn ở đầu cầu Chương Dương. Ai cũng biết nếu so sánh kích thước biểu trưng này với cả bức tranh, nó chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể. Song, vấn đề là vị trí của nó trên bức tranh mới là điều đáng kể, cho thấy rõ mục đích quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Cách làm này thể hiện sự thực dụng cũng như tâm lý lấy được có tính chất tiểu nông, của cả bên tài trợ lẫn bên nhận tài trợ, phần nào làm suy giảm ý nghĩa tài trợ cho nghệ thuật. Có lẽ, một cách làm thích hợp hơn là ở hai đầu của CĐGS, có hai góc dành để ghi danh gắn logo của tất cả các doanh nghiệp tài trợ cho dự án. Doanh nghiệp được ghi danh đến hai lần, vừa tốt cho họ lại vừa trọn vẹn hơn cho hình thức của CĐGS. Đơn vị thực hiện dự án này đã triển khai việc truyền thông cho CĐGS rất thành công. Thông tin về dự án này có trên tất cả các thể loại báo chí, từ truyền hình Việt Nam với kênh chính thống VTV1 đến các đài phát thành và truyền hình địa phương, truyền hình kỹ thuật số VTC, từ báo in đến các trang báo mạng internet. Gần đây nhất, VTV4 còn gửi một phóng sự về dự án này lên chuyên mục World report (thông tin toàn cầu) của kênh tin tức CNN và được phát sóng. Hầu hết các thông tin đều là thông tin theo chiều ủng hộ, ngợi ca dự án. Phần thông tin phản biện rất thưa thớt, nếu có thì ngay lập tức được phản hồi theo kiểu ăn miếng trả miếng trên website chính thức của dự án (4). Việc tuyên truyền cho dự án là một công việc cần thiết song cách làm lại để lộ ra những mục đích và tính toán thực dụng của đơn vị thực hiện. Sự bao sân truyền thông đã bị đẩy đi quá xa so với mức độ quy mô dự án, khiến cho thông tin trùng lặp, và phần nhiều là hoa mỹ hơn so với thực tiễn của công trình. Như vậy, khoản chi phí cho truyền thông không phải là nhỏ. Việc làm này có thực sự cần thiết đối với một công trình nghệ thuật công cộng, nơi qua lại của hàng vạn lượt người mỗi ngày (?) bởi bản thân nó đã là công cụ truyền thông có sức mạnh hơn tất thảy các công cụ truyền thông khác nhờ khả năng truyền tải thông điệp đến quảng đại công chúng trực tiếp hàng ngày Thay lời kết Nghệ thuật công cộng là nghệ thuật phi lợi nhuận vật chất song lại đem đến một lợi ích to lớn về tinh thần cho đại bộ phận dân cư sinh sống gần cạnh nó cũng như du khách qua lại nơi chốn của nó. Một công trình nghệ thuật công cộng thực sự được ra đời chỉ có thể nhờ vào cách làm cũng hoàn toàn phi lợi nhuận của nhóm người trực tiếp thực hiện nó với sự chung tay của cả cộng đồng. Nó tồn tại trong cộng đồng và được cộng đồng tiếp tục chăm sóc, dung dưỡng lâu dài. Như vậy, nghệ thuật của công trình ấy phải thực sự phù hợp với môi cảnh, không gian sống và cộng đồng dân cư. Để đạt được tiêu chuẩn này, việc phải làm đầu tiên của cả quá trình tạo nên một công trình nghệ thuật công cộng chính là khảo sát xã hội và môi cảnh, được tiến hành thực sự kỹ lưỡng. Nghệ thuật công cộng không nên là nơi thử nghiệm một cái gì đó mới mẻ, theo kiểu vừa làm vừa tìm cơ chế Thực tiễn đời sống xã hội ở nước ta hiện nay vẫn là một đời sống với tư duy tiểu nông, manh mún, cóp nhặt thực dụng, làm đến đâu hay đến đó. Cái tư duy ấy có thể phù hợp với việc canh tác trên từng thửa ruộng nhỏ cùng cuộc sống trong cộng đồng làng xã chật hẹp, bảo bọc và che đậy lẫn cho nhau. Nhưng khi chuyển sang một lĩnh vực cần cái nhìn bao quát, rộng dài cùng tinh thần phi lợi nhuận vật chất, tư duy đó đã gây ra rất nhiều hậu quả. Thực trạng của hầu hết các công trình nghệ thuật công cộng lớn ở Việt Nam thời gian qua là minh chứng điển hình, có thể kể đến vấn đề chất lượng của tượng đài Công nhân (Hà Nội), Chiến thắng Điện Biên Phủ (Điện Biên), cách ứng xử với các vườn tượng quốc tế ở Hà Nội, Huế, Phú Thọ và nay, CĐGS - công trình nghệ thuật công cộng mới nhất của Hà Nội cũng cùng cảnh ngộ. . CON ĐƯỜNG GỐM SỨ VÀ TƯ DUY CŨ VỀ NGHỆ THUẬT Từ năm 2007 đến nay, dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng (CĐGS) là công trình nghệ thuật công cộng duy nhất của Hà Nội nhận. hiện và truyền tải trọn vẹn, chân xác đến người thưởng ngoạn. Với cách tư duy cũ về một mô hình nghệ thuật công cộng trong bối cảnh xã hội mới như hiện nay, đơn vị thực hiện CĐGS đang bắt con đường. Vì vậy, chất lượng nghệ thuật và chất lượng thẩm mỹ của nó vô tình bị xem nhẹ. Điều đáng nói là nghệ thuật khi thiếu chất lượng và thẩm mỹ thì nó không còn giá trị gì và cũng không thể làm

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan