Bài tiểu luận đề tài “sự quang hợp và hô hấp tế bào”

52 6.6K 18
Bài tiểu luận đề tài “sự quang hợp và hô hấp tế bào”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tiểu luận đề tài “sự quang hợp và hô hấp tế bào”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “SỰ QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP TẾ BÀO” Tiền Giang, tháng 11/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “SỰ QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP TẾ BÀO” GVHD: THS. ĐẶNG THỊ CẨM NHUNG Thực hiện: 1. LÊ NGÔ HOÀI BẢO 009324006 2. NGUYỄN MAI THẾ HẢI 009324019 3. TRƯƠNG THỊ THANH TRÚC 011103029 4. ĐẶNG THỊ KIM PHƯỢNG 011103030 5. TRẦN THỊ THANH TRÚC 011103017 Tiền Giang, tháng 11/2011 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 3 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH 5 CHƯƠNG 1: SỰ QUANG HỢP 5 1.1 ĐẠI CƯƠNG 6 1.1.1 Thí nghiệm chứng minh có sự quang hợp 6 1.1.2 Sự quang hợp là một chuỗi các phản ứng oxy hóa khử 7 1.1.3 Lá xanh là cơ quan chính của sự quang hợp 8 1.1.4 Lục lạp là cơ quan chính của sự quang hợp 9 1.2 PHA SÁNG CỦA SỰ QUANG HỢP 10 1.2.1 Hệ thống quang I và II 10 1.2.2 Chuỗi dẫn truyền điện tử 11 1.2.3 Nguồn năng lượng của tế bào 13 1.3 PHA TỐI – CHU TRÌNH CALVIN – BELSON 16 1.3.1 Cố định CO 2 17 1.3. 2. Chuyển hóa CO 2 18 1.3.3 Tái tạo chất nhận 18 1.4 SỰ QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM C3, C4 VÀ CAM 18 1.4.1 Phân biệt giữa thực vật C3, C4 và CAM 18 1.4.2 Sự quang hợp ở thực vật C3 18 1.4. 3. Sự quang hợp ở thực vật C4 19 1.4.4 Sự quang hợp ở CAM: Crassulaceae acid metabolism 20 1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP 21 1.5.1 Ảnh hưởng của chất khoáng đến quang hợp 21 1.5.2 Ảnh hưởng của nước và nhiệt độ 22 1.5.3 Ảnh hưởng của CO 2 24 1.5.4 Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp 25 CHƯƠNG 2: HÔ HẤP TẾ BÀO 28 2.1 ĐẠI CƯƠNG 28 2.1.1 Tiến dưỡng và thoái dưỡng 28 2.1.2 Ty thể 28 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 4 2.2 SỰ HÔ HẤP CACBOHIDRAT 29 2.2.1 Đường phân 29 2.2.2 Sự lên men 32 2.2.3 Sự oxy hóa pyruvic acid 33 2.2.4 Chu trình Krebs 34 2.2.5 Sự trao đổi năng lượng và điều hòa trong quá trình hô hấp 35 2.3 SỰ HÔ HẤP LIPID VÀ PROTEIN 41 2.3.1 Sự hô hấp lipid 41 2.3.2 Sự hô hấp protein 42 2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN HÔ HẤP 43 2.4.1 Ánh sáng 43 2.4.2 Hàm lượng nước 43 2.4.3 Nhiệt độ 43 2.4.4 Chất khoáng 44 2.4.5 Chất khí trong môi trường 44 CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN 46 3.1 Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP TRONG TỰ NHIÊN 46 3.1.1 ý nghĩa quang hợp trong tự nhiên 46 3.1.2 Các biện pháp tăng năng suất cây trồng dựa vào quang hợp 47 3.2 HÔ HẤP LÀ KHÂU TRUNG TÂM CỦA QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI CHẤT TRONG TẾ BÀO THỰC VẬT 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 5 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Thí nghiệm của Priestly 7 Hình 2. Cấu tạo của lá C3 9 Hình 3. Hệ thống quang I và II trên màng thylakoid 11 Hình 4. Ảnh hưởng của ánh sáng trên diệp lục tố 11 Hình 5. Ðường đi của quang tử 11 Hình 6. Phân tử ATP 13 Hình 7. Sơ đồ tổng hợp ATP 15 Hình 8. Sơ đồ chu trình Calvin-Benson 17 Hình 9: Cấu tạo lá C3 và C4 21 Hình 10. Ty thể 28 Hình 11. Các phản ứng chính của đường phân 29 Hình 12. Các phản ứng chính của sự lên 32 Hình 13. Sơ đồ của chu trình Krebs 34 Hình 14. Tóm tắt các sản phẩm trong ba giai đoạn I, II và III 35 Hình 15. Chuỗi dẫn truyền điện tử hô hấp 37 Hình 16. Cơ chế của quá trình hô hấp 38 Hình 17. Tổng ATP được tạo ra do sự hô hấp một phân tử glucoz 39 Hình 18. So sánh sự tổng hợp ATP trong ty thể và lục lạp 40 Hình 19. So sánh sự hóa thẩm thấu ở ty thể và lục lạp 41 Hình 20. Mối liên quan giữa sự biến dưỡng chất đường, chất béo và protein 42 Hình 21. Ý nghĩa của quang hợp trong tự nhiên 46 DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Những phản ứng oxy hóa khử (redox reactions) 8 Bảng 2: Đặc điểm phân biệt thực vật C3, C4 và CAM 18 Bảng 3. Ngưỡng nhiệt độ của mộ số cây 44 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 6 CHƯƠNG 1 SỰ QUANG HỢP Trái đất được thành lập cách nay khoảng 4, 5 tỉ năm. Các sinh vật đầu tiên xuất hiện cách nay khoảng 3,5 - 4 tỉ năm. Có lẻ các sinh vật sơ khai này tổng hợp thức ăn cho chúng từ những vật chất vô cơ bằng sự hóa tổng hợp (chemosynthesis), tức là lấy năng lượng từ các phản ứng hóa học từ các chất vô cơ như H 2 , NH 4 , H 2 S, hiện nay nhóm sinh vật này vẫn còn tồn tại trong những môi trường rất đặc biệt như trong các hố xí, suối nước nóng có sulfur và các miệng núi lửa trên các sàn đại dương. Sau đó xuất hiện nhóm sinh vật có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp ra các hợp chất hữu cơ phức tạp, sự quang tổng hợp (photosynthesis), thường được gọi tắt là sự quang hợp, đây là một quá trình sinh học, chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học. Các sinh vật quang hợp đầu tiên này không tạo ra oxy. Về sau một số tế bào có khả năng sử dụng nước cho sự quang hợp, tạo ra O 2 , dần dần tích tụ trong khí quyển, một số sinh vật tiến hóa khác có khả năng sử dụng O 2 xúc tác trong các phản ứng để giải phóng năng lượng trong các phân tử thức ăn. Quá trình này được gọi là sự hô hấp hiếu khí (aerobic respiration). Sự quang hợp sử dụng CO 2 và H 2 O tạo ra từ sự hô hấp hiếu khí và sự hô hấp hiếu khí thì sử dụng thức ăn và O 2 sinh ra từ sự quang hợp. Ngày nay hầu hết các sinh vật đều lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp vào sự quang hợp. Sinh vật tự dưỡng (autotroph) là sinh vật tự tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô cơ qua sự quang hợp; gồm hầu hết là các thực vật xanh. Sinh vật dị dưỡng (heterotroph) là sinh vật phải lấy thức ăn hữu cơ từ môi trường chung quanh, chúng tiêu thụ các sinh vật tự dưỡng. 1.1 ĐẠI CƯƠNG 1.1.1 Thí nghiệm chứng minh có sự quang hợp Năm 1772, Joseph Priestley (người Anh), làm thí nghiệm: Dùng hai chuông thủy tinh, một bên để vào một chậu cây và bên kia để một con chuột. Sau một thời gian cả hai đều chết, nhưng nếu để chúng chung lại với nhau thì chúng đều sống, thí nghiệm của ông cho thấy cây tạo ra oxy, mặc dù lúc đó người ta chưa biết được các Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 7 quá trình cũng như chưa biết được vai trò chính yếu của ánh sáng trong sự quang hợp. Phát hiện của ông là khởi đầu cho những nghiên cứu về sau. Hình 1: Thí nghiệm của Priestly Phát hiện của ông là khởi đầu cho những nghiên cứu về sau, đến thế kỷ 19 người ta đã biết các thành phần chính tham gia vào quá trình quang hợp là: CO 2 + H 2 0 + ASMT VCHC + O 2 Trước đây, các nhà khoa học nghỉ rằng oxy được tạo ra trong quá trình quang hợp là từ CO 2 , nhưng ngày nay người ta biết rằng O 2 là từ sự phân ly của những phân tử nước. 2H 2 0 + ASMT 4H + + 4e + O 2 và người ta cũng biết rằng năng lượng để tách các phân tử nước là từ ánh sáng mặt trời và được diệp lục tố hấp thu. Ion H + tự do và điện tử được tạo ra từ sự phân ly của những phân tử nước được dùng để biến đổi CO 2 thành carbohydrat và các phân tử nước mới: CO 2 + 4H + + 4e (CH 2 O) + H 2 O Tóm tắt hai phương trình trên: CO 2 + 2H 2 0 (CH 2 O) + H 2 O + O 2 Một trong những sản phẩm của quang hợp là glucoz, một đường 6C nên có thể tóm tắt như sau: 6CO 2 + 12H 2 O 6O 2 + C 6 H 12 O 6 + 6H 2 O Phản ứng tuy đơn giản nhưng quá trình trải qua rất nhiều phản ứng, có những phản ứng cần ánh sáng (pha sáng), nhưng có những phản ứng xảy ra không cần ánh sáng (pha tối). 1.1.2 Sự quang hợp là một chuỗi các phản ứng oxy hóa khử CO 2 là một hợp chất nghèo năng lượng, trong khi đường thì giàu năng lượng. Do đó, sự quang hợp không những là sự biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng Cây xanh Cây xanh Cây xanh Cây xanh asmt, diệp lục tố Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 8 lượng hóa học mà còn dự trử chúng bằng sự tổng hợp chất giàu năng lượng. Theo từ ngữ hóa học, năng lượng được dự trử bởi sự khử (reduction), tức là sự thêm vào một hay nhiều điện tử. Quá trình ngược lại là sự oxy hóa (oxidation), là sự giải phóng năng lượng từ một hợp chất bởi sự lấy đi một hay nhiều điện tử. Trước đây, từ này có nghĩa là phản ứng thêm vào hay mất đi oxy. Tuy nhiên, hiện nay từ này dùng cho cả những phản ứng không có oxy tham gia. Thí dụ, trong những phản ứng sinh hóa học, sự dẫn truyền điện tử thường đi kèm theo sự trao đổi của một hay nhiều nguyên tử hydro. Mối liên hệ giữa chúng được được tóm tắt trong bảng. Ðiểm cần chú ý là: sự khử là sự nhận điện tử, dự trử năng lượng trong chất bị khử, ngược lại sự oxy hóa là sự mất đi điện tử, giải phóng năng lượng từ chất bị oxy hóa. Bảng 1: Những phản ứng oxy hóa khử (redox reactions) (McFadden. 1995) Sự oxy hóa Sự khử Mất điện tử Nhận điện tử Mất hydrogen Nhận hydrogen Giải phóng năng lượng Tích lũy năng lượng Vì một điện tử được một phân tử nhận phải là được lấy đi từ một phân tử khác, có nghĩa là khi có một chất nào đó bị khử thì theo đó là chất khác bị oxy hóa. Vì phản ứng khử phải đi cùng phản ứng oxy hóa với một điện tử được thêm vào chất này là được lấy đi từ chất khác nên phản ứng này được gọi là phản ứng oxy hóa khử (redox reaction: reduction - oxidation). Trong các phản ứng oxy hóa khử của sự quang hợp, năng lượng của ánh sáng mặt trời làm phân ly phân tử nước và khử CO 2 thành dạng đường giàu năng lượng. Nói một cách khác, ion H + và điện tử do sự phân ly của những phân tử nước được cung cấp cho CO 2 để tạo ra hợp chất khử với đơn vị căn bản là (CH 2 O), và năng lượng từ ánh sáng mặt trời được dự trử trong quá trình này. Trong sự quang hợp, cần chú ý cơ chế hấp thu và sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời và cơ chế chuyển hydro và điện tử từ nước đến CO 2 . 1.1.3 Lá xanh là cơ quan chính của sự quang hợp Mặc dù sự quang hợp có thể xảy ra ở tất cả những phần xanh, có chứa diệp lục tố, của cây, nhưng cơ quan chính có chứa nhiều diệp lục tố là lá, nên lá xanh là cơ quan chính của sự quang hợp. Thông thường lá cây gồm cuống lá (petiole) và Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 9 Hình 2. Cấu tạo của lá C3 phiến lá (blade) (một số lá không có cuống, phiến lá gắn trực tiếp vào thân). Phiến lá rộng, mỏng với một hệ gân lá phức tạp. Dưới kính hiển vi, có thể thấy lá được bao bọc bởi một lớp biểu bì (epidermis), thường chỉ có một lớp tế bào, đôi khi 2 hay 3 hay nhiều hơn. Bên ngoài được bao phủ bởi một lớp cutin, bao cả biểu bì trên và dưới; chức năng chính của biểu bì là bảo vệ những mô bên trong của lá, tránh mất nước, chống sự xâm nhập của nấm và các tác nhân gây hại khác. Thường tế bào biểu bì không có chứa lục lạp nên không có chức năng quang hợp. Giữa hai lớp biểu bì là diệp nhục (mesophyll), các tế bào diệp nhục chứa nhiều lục lạp nên còn được gọi là lục mô, và là mô chính tham gia vào sự quang hợp của cây. Diệp nhục thường chia thành hai phần: lục mô hàng rào ở phía trên (palisade mesophyll), gồm những tế bào hình trụ xếp thẳng đứng, và lục mô xốp (khuyết) (spongy mesophyll) gồm những tế bào có hình dạng không nhất định và sắp xếp bất định. Các tế bào của cả hai phần liên kết với nhau rất lỏng lẻo và có những khoảng trống giữa chúng. Những khoảng trống này thông ra bên ngoài không khí bởi những lỗ được gọi là khí khẩu (stomata), CO 2 cần thiết cho quá trình quang hợp từ không khí đi vào lá qua các khí khẩu này. Sự đóng mỡ của khí khẩu được điều tiết do hai tế bào khẩu nằm trên biểu bì. Hệ gân lá (các bó mạch) phân nhánh từ cuống lá vào phiến lá làm thành bộ khung cho phiến lá và mô dẫn truyền là đường dẫn truyền chính nối liền với các thành phần khác của cây. Mỗi bó mạch gồm hai loại mô chính: mô mộc, và mô libe, vận chuyển các vật chất hữu cơ đi khắp cây. Mỗi bó mạch thường được bao quanh bằng những tế bào làm thành bao (bundle sheath). Mô mộc cung cấp nước cần thiết cho sự quang hợp ở tế bào diệp nhục và sản phẩm cuối cùng là carbohydrat được chuyển đến các tế bào khác trong cây nhờ mô libe. 1.1.4 Lục lạp là cơ quan chính của sự quang hợp Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 10 Lục lạp được hai màng bao bọc và chứa một hệ thống màng bên trong làm thành các túi dẹp thông thương với nhau được gọi là thylakoid. Một số thylakoid có hình dĩa xếp chồng lên nhau như một chồng đồng xu gọi là grana. Màng thylykoid ngăn cách giữa những phần bên trong của thylakoid và chất cơ bản của lục lạp (stroma). Những phản ứng trong pha sáng của sự quang hợp xảy ra ở trong hay ở trên màng thylakoid. Những phản ứng trong pha tối của sự quang hợp xảy ra trong phần dịch của chất cơ bản bao quanh các túi thylakoid. 1.2 Pha sáng của sự quang hợp Pha sáng của quá trình quang hợp là gọi chung các phản ứng trong đó có một số phản ứng cần sự hiện diện của ánh sáng. 1.2.1 Hệ thống quang I và II (photosystem) Diệp lục tố và các sắc tố phụ cần thiết cho quá trình quang hợp tổ chức thành hai hệ thống quang I và II, cả hai đều ở trên màng thylakoid. Mỗi hệ thống quang chứa khoảng 300 phân tử sắc tố, gồm từ 5 đến 10 LHC (Light-harvesting complex), mỗi LHC II gồm ba bán đơn vị, mỗi bán đơn vị gồm một protein, 7 phân tử chlorophyll a, 5 chlorophyll b và 2 carotenoid. Mỗi hệ thống quang có một trung tâm phản ứng (reaction center) gồm có 4 phân tử sắc tố, 4 phân tử enzim tất cả được gắn với nhau nhờ một phân tử protein, những phân tử sắc tố khác hoạt động như những anten, hai hệ thống này hấp thu năng lượng của ánh sáng có độ dài sóng khác nhau và truyền năng lượng về trung tâm phản ứng. Hệ thống quang I chứa phức hợp trung tâm phản ứng P700, vì nó không thể hấp thu ánh sáng có độ dài sóng cao hơn 700 nm; hệ thống quang II chứa phức hợp trung tâm phản ứng P680, vì nó không thể hấp thu ánh sáng có độ dài sóng cao hơn 680 nm. [...]... 2 loại tế bào - 1 loại tế bào tham gia quang Cấu tạo lá hợp (tế bào thịt lá) - Tế bào có cấu trúc xếp lớp tham gia quang hợp (tế bào thịt lá và tế bào bao bó mạch) - Thịt lá mỏng hướng tâm - 1 loại tế bào tham gia quang hợp (tế bào thịt lá) - Thịt lá có cấu trúc xếp lớp - Bao bó mạch xếp GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 18 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 lớp Hoạt... Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 CHƯƠNG 2 HÔ HẤP TẾ BÀO 2.1 ĐẠI CƯƠNG 2.1.1 Tiến dưỡng và thoái dưỡng Trong tế bào, năng lượng được dự trử trong các hợp chất được tổng hợp do quá trình quang hợp Năng lượng này được giải phóng qua quá trình hô hấp hiếu khí, trong đó glucoz được chuyển hóa qua nhiều sản phẩm trung gian để đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O Năng lượng tự do... đến quang hợp chủ yếu vào pha tối thông qua hoạt tính các enzim pha tối quang hợp và phụ thuộc mức nhiệt độ môi trường Ở nhiệt độ thấp các enzim hoạt động yếu nên quang hợp xảy ra yếu ớt Nhiệt độ quá cao quá lại phá huỷ cấu trúc bộ máy quang hợp, làm mất hoạt tính enzim nên làm cho quang hợp giảm mạnh Ở mức nhiệt độ tối thích quang hợp xảy ra cao nhất Ngưỡng nhiệt độ ở các nhóm cây khác nhau không... nhiệt độ thấp hơn nhóm cây nhiệt đới đến 10oC GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 23 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 1.5.3 Ảnh hưởng của CO2 a Sự khuyếch tán CO2 trong quang hợp Sự khuyếch tán CO2 từ môi trường vào lá cung cấp cho quang hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp Gaastra (1959) khi nghiên cứu sự khuyếch tán của CO2 vào lá cung cấp cho quang hợp cho... cường độ thấp như áng sáng trắng, ánh sáng đèn dầu Tuy nhiên ở điều kiện ánh sáng yếu thì quang hợp xảy ra rất yếu, sản phẩm tạo ra không đủ bù cho lượng chất hữu cơ bị hô hấp phân huỷ Ở điều kiện ánh sáng này quang hợp biểu kiến có trị số âm Khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp tăng lên đến mức bằng cường độ hô hấp thì quang hợp biểu kiến đạt trị số không Trị số ánh sáng mà quang hợp biểu... CO2 và GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 19 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 O2 đều là cơ chất cùng tranh giành hoạt điểm của enzim Rubisco Khi nồng độ CO2 cao, O2 thấp thì CO2 có lợi thế hơn và sự tổng hợp carbohydrat theo chu trình Calvin-Beson Nhưng ngược lại thì O2 gắn vào RuBP và oxy hoá chất này, hiện tượng này gọi là sự quang hô hấp (photorespiration) Không... (phosphoenolpyruvate: PEP) trong tế bào diệp nhục tạo ra một hợp chất C4 và đưa chất này vào tế bào bao Trong tế bào bao, hợp chất C4 được cắt ra thành CO2 và một hợp chất C3 khác Do vậy, CO2 vẫn ở trong tế bào bao và được đưa vào chu trình Calvin-Beson để tổng hợp carbohydrat Như vậy, tế bào diệp nhục hoạt động như một cái bơm CO2 Các cây này được gọi là cây C4 1.4.4 Sự quang hợp ở CAM: Crassulaceae acid... như không có điểm no ánh sáng vì ở GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 25 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 nhóm thực vật này cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp tăng liên tục mà không có điểm dừng Đối với thực vật C3 khi ánh sáng có cường độ quá mạnh làm giảm quá trình quang hợp Quang hợp giảm do ánh sáng có cường độ mạnh làm phá huỷ cấu trúc bộ máy quang hợp, ... gia trong quang hợp: sắc tố, enzim, hệ vận chuyển điện tử N cũng là nguyên tố chính cấu tạo nên protein để cấu tạo nên bộ máy quang hợp Do vậy nếu thiếu N quá trình quang hợp sẽ giảm sút Nếu thiếu N kéo dài quang hợp sẽ ngừng trệ GVHD: Đặng Thị Cẩm Nhung Trang 21 Seminar - Sinh học đại cương A1 - Sự quang hợp và hô hấp tế bào Nhóm 1 Photpho là nguyên tố tham gia nhiều hoạt động trong quang hợp: P tham... sống sót trong điều kiện thật nóng và khô Khí khẩu đóng suốt ngày tránh mất nước, chỉ mở ra vào ban đêm để lấy CO2 khi mà sự bôc hơi nước ở mức thấp nhất Sự tập trung và tích tụ của CO2 suốt đêm đủ cho sự quang hợp trong ngày sau Hình 9: Cấu tạo lá C3 và C4 1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp: 1.5.1 Ảnh hưởng của chất khoáng đến quang hợp Dinh dưỡng khoáng và quang hợp là hai hoạt động của cùng quá . BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “SỰ QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP TẾ BÀO” Tiền Giang, tháng 11/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  BÀI. gọi là sự hô hấp hiếu khí (aerobic respiration). Sự quang hợp sử dụng CO 2 và H 2 O tạo ra từ sự hô hấp hiếu khí và sự hô hấp hiếu khí thì sử dụng thức ăn và O 2 sinh ra từ sự quang hợp. Ngày. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN  BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “SỰ QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP TẾ BÀO” GVHD: THS. ĐẶNG THỊ CẨM NHUNG Thực hiện: 1. LÊ NGÔ HOÀI

Ngày đăng: 26/10/2014, 17:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan