1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đề tài: tìm hiểu về thông đỏ ( taxus wallichiana zucc)

14 3,9K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Tiểu luận đề tài: tìm hiểu về thông đỏ ( taxus wallichiana zucc)

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

KHOA DƯỢC - 0  TIỂU LUẬN

Đề tài:

TÌM HIỂU VỀ THÔNG ĐỎ

(Taxus wallichiana Zucc)

Sinh viên thực hiện

Lớp D3A

Huế, tháng 4/2013

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây thông đỏ đã được biết đến từ rất lâu trong dân gian như một loại dược liệu quý Trong y học cổ truyền Ấn Độ, lá và vỏ thông đỏ được dùng trị hen, viêm phế quản, tiêu hoá , cành và vỏ dùng trị bệnh thực tích, giun đũa, nước sắc của thân non dùng trị bệnh đau đầu…Trong y học dân gian Trung Quốc, thông đỏ có tác dụng tiêu ích, thông tim mạch, giảm đau Ở Thổ Nhĩ Kỳ, thông đỏ dùng để trị bệnh tim và gỗ cây thông đỏ được dùng để trị bệnh tiểu đường

Năm 1967, Monroe E Wall Mansukh C Wani phân lập từ thông đỏ (Taxus

Brefolia) chất paclitaxel Viện Ung thư Quốc gia Mỹ phát hiện hoạt chất này có tính năng

cản trở việc phân hủy bình thường của vi ống, ổn định vi ống, từ đó ức chế phân bào Công ty Bristol Myers Squibb đã dùng hoạt chất trên chế ra thuốc có tên thương mại là taxol Năm 1992, FDA chính thức phê duyệt dùng taxol điều trị ung thư buồng trứng, vú, phổi và ung thư cổ tử cung Trong 10 năm, BMS thu về khoảng 11 tỷ USD từ taxol

Chất docetaxel chiết từ thông đỏ (Taxus wallichiana) tương tự paclitaxel, ít độc

hơn Công ty Sanofi -Aventis Pháp chế ra thuốc trị các ung thư trên với tên thương mại taxotere Taxotere có hiệu lực với cả ung thư vú di căn, không đáp ứng với hóa trị anthracyclin, còn được châu Âu dùng trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt Doanh số trên dưới 2 tỷ USD/năm

Mới đây, cũng từ thông đỏ, các nhà khoa học đã chế ra phẩm sinh học thế hệ mới như herceptin cho ung thư vú, cimavax-egf cho ung thư phổi, song còn hạn chế và chưa phổ biến Giá thuốc, giá xét nghiệm khá cao, khó phù hợp với số đông người bệnh Do vậy với các ung thư trên, đến thời điểm này, hóa trị bằng taxol, taxotere vẫn giữ vị trí chủ lực Tại Việt Nam, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, năm 2006 đã chi 19 tỷ đồng mua các biệt dược này

Hiện nay, taxol, taxotere đã hết hạn bảo hộ độc quyền Việc sản xuất hai thuốc generic từ thông đỏ đang là nhu cầu được đặt ra đối với nhiều nước, trong đó có nước ta

Triển vọng thông đỏ ở nước ta là vô cùng to lớn Thông đỏ Việt Nam là Taxus wallichiana Taxaceae, cùng loại và có hàm lượng hoạt chất cao như thông đỏ Pháp mà Sanofi Aventis dùng sản xuất taxotere Hiện thông đỏ được phân bố ở các vùng như TP

Đà Lạt (Lâm Đồng)… trên độ cao 1.700m nhưng rất thưa thớt

Theo nhận định của TS Dương Tấn Nhật, Phân viện phó Phân viện Sinh học Đà Lạt thì “giá trị của cây thông đỏ chỉ được khuấy động lên ngay thời điểm tìm thấy chúng tại Việt Nam, nhưng cũng chỉ ở mức cảnh báo về nguy cơ tuyệt chủng, đặt vấn đề bảo tồn chứ chưa nói đến phát triển” Cách nay khoảng 5 năm, theo thống kê của ngành lâm nghiệp, quần thể thông đỏ trưởng thành (hàng nghìn năm tuổi) ở Lâm Đồng còn khoảng

300 cây Nhưng hiện nay, với những gì đã diễn ra liên quan đến quần thể thông đỏ cuối

Trang 3

cùng này, con số cá thể còn lại chưa đến vài chục cây.Muốn sản xuất thuốc generic taxol,

taxorete cầnlượng nguyên liệu lớn cây thông đỏ Theo tính toán,từ 1250 kg vỏ thân đã

chiết xuất ra 28 kg cao toàn phần và 10 g Taxol tinh khiết

Đây là một bài toán nan giải không chỉ với các ngành chức năng mà còn đối với

các nhà khoa học phải tìm ra phương pháp,quy trình công nghệ để bảo tồn,phát triển

nguồn gen quý giá này

1 TỔNG QUAN

1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT

1.1.1 Mô tả thực vật

Tên khoa học: Taxus wallichiana Zucc.

Tên Việt Nam: Thông đỏ lá dài, sam hạt đỏ lá dài

Giới (regnum) : Plantae

Ngành (divisio) : Pinophyta

Lớp (class) : Pinopsida

Bộ (ordo) : Pinales

Họ (familia) : Taxaceae

Chi (branch) : Taxus

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÂY THÔNG ĐỎ

(TAXUSWALLICHIANA ZUCC.)

Cây thân gỗ trung bình, lá xanh, cao đến 20m Thân có vỏ màu hồng xám, phân

nhiều mảnh, khi non màu lục Lá mọc so le, thường xếp hai dãy như một lá kép, hình dải

rất hẹp, dáng cong, dài 2.5 – 3.5 cm, rộng 2 – 3 mm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên lõm

Hình 2: Gỗ thông đỏ Hình 3: Thân thông đỏ

Trang 4

như long thuyền, mặt dưới có hai dãy lỗ khí Cụm hoa đơn tính, khác gốc, nón đực và nón cái mọc ở kẽ lá Quả hình trứng, vỏ cứng, có hạt, bao bọc bởi áo màu đỏ để hở đầu

Sự phân loại chi Taxus rất khó khăn và vẫn còn nhiều tranh cãi vì những câythuộc chi Taxus rất giống nhau Dưới đây là bảng phân loại của Krussmann (ngườiĐức) được

khá nhiều người chấp nhận

Bảng 1: Phân loại chi Taxus

Tên thông thường Tên phân loại theo Krussmann

European yew hay English yew

Himalayan yew

Chinese yew

Japanese yew

Pacific yew

Mexiean yew

Florida yew

Canadian yew

Taxus baccata L.

T wallichiana Zucc.

T celebica (Warburg) Li

T cuspidata Sieb et Zucc.

T brevifolia Nutt.

T globosa Schlechtd.

T floridana Nutt.

T canadensis Marsh.

T x media Rehd.

T x hunnewelliana Rehd.

Ngoài ra, nhóm Chinese yew còn có Taxus chinensis Rehd., Taxus yunnanesis Cheng et L K Fu, Taxus mairei (Lemee and Lev.) Hu ex Liu.

1.1.2 Phân bố, sinh thái

Trang 5

Chi Taxus có 7-8 loài trên thế giới, phân bố rải rác ở vùng ôn đới ẩm, vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao bắc bán cầu Ở Việt Nam chi Taxus có 2 loài là Taxus

chinensis thường gọi là “thông đỏ lá ngắn” và Taxus wallichiana Zucc gọi là “thông đỏ

lá dài”

Thông đỏ lá ngắn: phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam Ở Việt Nam, cây phân bố rải rác ở vùng núi thuộc tỉnh Lào Cai (Hoàng Liên Sơn), Hà Tây (Ba Vì), Nghệ An (Quỳ Châu), Hòa Bình (Mai Châu), độ cao: 900 – 1600m

Thông đỏ lá dài: phân bố ở Nepan (vùng núi Himalaya), phía bắc Myanmar, Đông – Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippin và Việt Nam Ở Việt Nam, loài này cũng chỉ thấy ở một số vùng núi cao thuộc tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng (Đà Lạt, Đơn Dương), Hà Giang (Thái An – Quản Bạ), độ cao phân bố từ 1400 – 1600m hoặc hơn

Nhìn chung, cả hai loài thông đỏ đều thuộc cây gỗ cỡ trung bình, mọc rất rải rác trong kiểu rừng kín thường xanh ẩm trên đỉnh núi đá vôi hay granit Chúng được coi là cây khỏa tử chịu bóng hoặc ưa sáng, thường mọc dưới tán một số cây gỗ thuộc các họ Long não (Lauraceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Hồi (Illiaceae)…

Thông đỏ thường ra lá non vào mùa Xuân – Hè, nón đực xuất hiện sớm hơn nón cái từ cuối mùa đông, nhưng đến giữa mùa xuân năm sau cả nón đực và nón cái mới nở Thông đỏ sinh trưởng chậm, tái sinh tự nhiên từ hạt khó Tuy vậy, nếu trên đỉnh núi có vài cây to, vẫn có thể thấy những cây con mọc từ hạt Vài năm gần đây, một số cơ sở nghiên cứu ở Hà Nội và Đà Lạt đã thí nghiệm thành công việc nhân giống thông đỏ bằng cành

1.3 THÀNH PHẦN HÓA HỌC

1.3.1 Thành phần hóa học có trong lá

Năm 1997, Nguyễn Hữu Toàn Phan và cộng sự đã công bố tách được haihợp chất

là 10-deacetylbaccatin III (1) và 19-hydroxybaccatin III (2)từ lá thôngđỏ (Taxus

wallichiana Zucc.) thu hái tại tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.[1]

Trang 6

Năm 2007, cũng từ lá thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) thu hái tại tỉnhLâm

Đồng, Nguyễn Thị Thanh Tâm đã cô lập được bảy hợp chất:10-deacetylbaccatin III (1), 19-hydroxybaccatin III (2), taxinine B (3), taxuspine F(4), 10-deacetyltaxuspine F (5), p-zydroxybenzaldehid(6),7-(β-xylosyl)-10-deacetyltaxol [1]

1.3.2 Thành phần hóa học có trong thân và rễ

Trang 7

Năm 1995, Sunil K Chattopadhyay và cộng sự đã cô lập được 3 hợp chất là:

2-acetoxy-brevifoliol (7), 2-deacetoxy-5-decinnamoyltaxinine J (8) và2-deacetoxytaxinine J (9) Ba hợp chất này cũng được tách ra từ lá năm 1999.[1]

Năm 1981, Miller R W và các cộng sự đã cô lập được 1β-hydroxybaccatin I(10);

taxol (12)từ thân cành và rễ của Taxus wallichiana.[1]

Trang 8

Taxol (paclitaxel), một alkaloid diterpenoid thiên nhiên từ vỏ cây(12)[7]

1.2 ĐỘC TÍNH VÀ TÍNH CHẤT DƯỢC LÝ

1.2.1 Độc tính

Cao nước lá thông đỏ, cho chuột cống trắng cái uống liều 100 và 500 mg/kg,trong những ngày 1-7 sau khi giao hợp có tác dụng ức chế sự thụ thai 60% và 80% tương ứng

Vỏ cây, lá và hạt thông đỏ có tác dụng độc như: nôn, tiêu chảy, mê sảng, có tác dụng ức chế tim làm giảm lực co cơ tim, giảm nhịp tim và phong bế nhĩ thất do tác dụng

ức chế kênh natri và canxi

1.2.2 Tác dụng dược lý theo kinh nghiệm dân gian

Thông đỏ là nguồn dược liệu rất quý trong y học Từ lâu, trong y học cổ truyền Ấn

Độ, cao lá khô và cao vỏ thông đỏ được dùng trị hen, viêm phế quản, nấc, tiêu hoá ; cành và vỏ dùng trị bệnh thực tích, giun đũa; nước sắc của thân non dùng trị bệnh đau đầu

Trong y học dân gian Trung Quốc, thông đỏ được coi là có tác dụng tiêu ích, thông tim mạch, giảm đau Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhân dân dùng để trị bệnh tim Đặc biệt gỗ cây thông đỏ được dùng để trị bệnh tiểu đường

2 HIỆN TRẠNG:

Cách nay khoảng 5 năm, theo thống kê của ngành lâm nghiệp, quần thể thông đỏ trưởng thành (hàng nghìn năm tuổi) ở Lâm Đồng còn khoảng 300 cây Nhưng hiện nay, với những gì đã diễn ra liên quan đến quần thể thông đỏ cuối cùng này, con số cá thể còn lại chỉ rất ít

Đang bị tàn phá nghiêm trọng.

Trang 9

Theo ông Hứa Vĩnh Tùng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng

(thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) khẳng định: "Quần thể thông đỏ Taxus

wallichiana Zucc ở núi Voi có đường kính lớn nhất và số lượng nhiều nhất VN Chúng ta

có nhiều loài thông đỏ, nhưng loài Taxus wallichiana Zucc chỉ có duy nhất ở Lâm Đồng

và có giá trị rất lớn trong y học" Ông Lê Xuân Tùng - Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng), người có công trình khoa học nghiên cứu về loài thông này trong nhiều năm, cho rằng: "Thông đỏ này sinh trưởng rất chậm (đường kính 30cm phải mất 150 năm); cây rất quý, chất taxol chiết xuất từ loài cây này

có thể chữa được một số bệnh Đây là loài cây đơn tính khác gốc, có cây đực cây cái riêng, nếu bị chặt một trong hai thì khả năng tái sinh rất ít Những cây cả ngàn năm tuổi như thế này mà bị chặt hạ thì quả là kinh hoàng"

Do mê tín: Tin đồn người chết được chôn trong quan tài làm bằng thông đỏ sẽ rất linh thiêng, phù hộ cho gia đình, , khiến bọn lâm tặc và người dân địa phương lẻn vào quần thể thông đỏ quý hiếm nhất của Việt Nam để cưa xẻ cây quý

Các cơ quan chức năng không quan tâm

Dù tất cả những lý lẽ, lập luận đều rất chặt chẽ và thuyết phục để thấy sự cần thiết

về việc hình thành vùng nguyên liệu thông đỏ tại Việt Nam, nhưng cho đến nay vấn đề này vẫn không thu hút được sự quan tâm của nhà nước cũng như các bộ chủ quản có liên quan đến loại cây này

Theo TS Dương Tấn Nhật, Phân viện phó Phân viện Sinh học Đà Lạt, những giá trị của cây thông đỏ chỉ được khuấy động lên ngay thời điểm người ta tìm ra nó tại Việt Nam, nhưng cũng chỉ ở mức cảnh báo về nguy cơ diệt vong của loài cây này và đặt vấn

đề làm sao bảo tồn chứ không nói đến vấn đề phát triển, không xem đây là một vấn đề xã hội

Sau đó, thông đỏ gần như đã bị lãng quên Những dự án về cây thông đỏ phần lớn được các nhà khoa học tâm huyết thực hiện bằng những nguồn kinh phí chắp vá hoặc kêu

Trang 10

gọi tài trợ với nguồn kinh phí hỗ trợ rất ít ỏi từ các tổ chức khoa học, chưa có bất cứ một chương trình nào lấy nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước

3 GIẢI PHÁP:

TS Dương Tấn Nhật cho biết: Cho đến nay, Phân viện Sinh học Đà Lạt đã nghiên cứu thành công nhiều chương trình liên quan đến cây thông đỏ như: nhân giống hữu tính, vô tính; nuôi cấy tế bào thông đỏ…Các nhà khoa học tâm huyết đã nghiên cứu thành công nhiều vấn đề hữu ích để nhân rộng và phát triển cây thông đỏ

Bằng phương pháp cấy mô, các nhà khoa học của Viện công nghệ sinh học và thực phẩm, ĐH Công nghiệp TP HCM vừa nhân giống thành công cây thông đỏ

Nhóm đã tạo ra được cây con có rễ Tiến sĩ Đàm Sao Mai cho biết, tỷ lệ nhân giống tự nhiên của cây thông đỏ rất thấp, chỉ khoảng 0,1% vì cây có trái nhưng không có hạt

Viện Công nghệ sinh học – thực phẩm là nời đầu tiên trong cả nước tạo ra được cây thông đỏ con có rễ Số lượng cây thông đỏ ở Việt Nam hiên nay còn rất ít, đây là một trong những giống cây quý hiếm cần được bảo tồn

Tiến sĩ Mai cho biết thêm, Viện đã hợp tác với một số nơi để phát triển cây thông đỏ này

Nhiều đề tài nghiên cứu thông đỏ được triển khai điển hình như:

Đề tài:

Bùi Thị Tường Thu, Trần Văn Minh

PTNTĐ phía Nam về CNTBTV, Viện Sinh học Nhiệt đới- Hội nghị KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 2007

NGHIÊN CỨU NUÔI CẤY PHÁT SINH VÀ TÁI SINH

PHÔI somaTHÔNG ĐỎ (Taxus wallichiana Zucc) in vitro.

Cây thông đỏ dòng Taxus sp var wallichiana (Zucc.) Hook là loài cây b ản địa của

Việt Nam, còn sót lại không quá 16 cây tại Cao nguyên lâm viên Liang Biang, có đường kính thân trên 75cm, là loài cây sinh trưởng chậm Bảo tồn và phát triển cây thông đỏ Đà Lạt là một yêu cầu cấp thiết đối với loài cây quý hiếm có giá trị chiết xuất taxol phòng chống bệnh ung thư Phương thức nhân giống truyền thống hiện nay l à gieo hạt hoặc giâm cành hoặc ghép cành (Ho, 1998) Tuy nhiên, hạt mau mất sức nẩy mầm và số lượng hạt cho một mùa trái rất thấp; hơn nữa cây giâm cành thường có hiện tượng sinh trưởng chậm và ngã nghiêng (plagiotropically) và không thẳng đứng (Chang etal, 2001) Nuôi

cấy vi nhân giống cây thông đỏ dòng Taxus media và Taxus mairei đó được ghi nhận

trong những năm gần đây (Cerdeira, 1994; Chang etal, 1998), tuy nhiên cây con in vitro sinh trưởng chậm và bảo lưu cục bộ tính ngả nghiêng Nuôi cấy phôi soma là một kỹ

Trang 11

thuật nuôi cấy in vitro để vượt qua khả năng nẩy mầm kém của hạt giống và hạn chế vấn

đề sinh trưởng chậm cây con in vitro nhất là đối với cây thân gỗ lá kim (Gupta & Durzan, 1987) Kết hợp kỹ thuật nuôi cấy phát sinh, tái sinh phôi soma và dòng hóa in vitro sẽ hạn chế ở mức thấp nhất tính bảo lưu ngả nghiêng cục bộ bằng kỹ thuật vi nhân giống nâng cao hiệu suất nhân nhanh cây thông đỏ invitro (Amos & McCown, 1981; Chee, 1995)

Vật liệu

Vật liệu được đưa vào nuôi cấy phát sinh tế bào soma là thân và lá cây thông đ ỏ

đã được dòng hóa in vitro Tế bào soma thu nhận được qua nuôi cấy từ thân được đưa vào nghiên cứu nuôi cấy tăng sinh trên môi trường agar và lỏng Dịch huyền phù thu nhận được sau 6 tuần nuôi cấy được xác định mật độ và được sử dụng trong nuôi cấy phát sinh và tái sinh phôi soma Mục tiêu của thí nghiệm là tìm môi trường thích hợp cho nuôi cấy phát sinh tế bào soma và khả năng tăng sinh khối

Kết quả

Môi trường nuôi cấy cơ bản có bổ sung TDZ thích hợp cho nuôi cấy tăng sinh tế bào soma trên môi trường agar và môi trường lỏng; tổ hợp chất điều h òa sinh trưởng TDZ+ABA bổ sung vào môi trường nuôi cấy thích hợp cho phát sinh v à tái sinh phôi soma.[5]

Theo TS Nhật, cho đến nay, chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ về việc nhân giống bằng phương pháp vô tính giâm hom Việc trồng trọt, nghiên cứu điều kiện sinh thái cho cây phát triển cũng đã được Trung tâm Nghiên cứu lâm sinh Lâm Đồng thực hiện với 3ha thông đỏ được trồng ở trại thực nghiệm Mang Linh Đây là một điều kiện rất tốt để Việt Nam có thể hình thành và phát triển thông đỏ thành vùng nguyên liệu quý giá.[4]

4.KẾT LUẬN:

Thông đỏ là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá và khả năng tái sinh hẹp nên chúng ta cần phải có những biện pháp bảo tồn nguồn gen này 1 cách hợp lí, cần tiến hành

đa dạng các biện pháp nuôi cấy tế bào đơn, nhân giống bằng phương pháp vô tính… để thu được những sản phẩm thứ cấp có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu cuộc sống cũng như việc sử dụng Taxol để điểu trị ung thư (từ thông đỏ)

Thời gian gần đây ở xã Hiệp Thạnh (Đức Trọng) và vùng lân cận bỗng râm ran những lời đồn: các tác phẩm nghệ thuật được điêu khắc bằng gỗ thông đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn cho người sở hữu, đặc biệt người chết được chôn trong quan tài làm bằng

Ngày đăng: 19/11/2014, 16:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3: Thân thông đỏ  Hinh 1: Lá thông đỏ   Hình 2: Gỗ thông đỏ - Tiểu luận đề tài: tìm hiểu về thông đỏ ( taxus wallichiana zucc)
Hình 3 Thân thông đỏ Hinh 1: Lá thông đỏ Hình 2: Gỗ thông đỏ (Trang 3)
Hình 5: Quả và lá thông đỏ Hình 4: Quả và lá thông đỏ - Tiểu luận đề tài: tìm hiểu về thông đỏ ( taxus wallichiana zucc)
Hình 5 Quả và lá thông đỏ Hình 4: Quả và lá thông đỏ (Trang 4)
Bảng 1: Phân loại chi Taxus - Tiểu luận đề tài: tìm hiểu về thông đỏ ( taxus wallichiana zucc)
Bảng 1 Phân loại chi Taxus (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w