1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luận nâng cao chất lượng học sinh

11 2,9K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 189,28 KB

Nội dung

Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 1 PHÒNG GD & ĐT GIA LỘC - TRƯỜNG THCS HỒNG HƯNG TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - GIÁO VIÊN PHẠM VĂN HIỆU Kính thưa đoàn chủ tịch, kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy giáo, cô giáo và nhân viên trong nhà trường kính mến. Trước hết tôi xin giới thiệu: Tôi là Phạm Văn Hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B, đồng thời giảng dạy bộ môn toán 9, kiêm bồi dưỡng đội tuyển toán 9 và chịu trách nhiệm ôn thi môn toán vào THPT của trường THCS Hồng Hưng. Tôi xin tham luận về vấn đề: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HSG VÀ ĐẦU VÀO THPT I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ: Chúng ta đã biết trung học cơ sở là bậc học phổ cập nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chuẩn bị đào tạo nguồn nhân lực cho Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá để đáp ứng mục tiêu của giáo dục phổ thông là: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên bậc THPT, THCN, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều năm qua phòng Giáo dục và Đào tạo Gia Lộc đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Qua đó cũng đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục của huyện nhà. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thật sự ở bậc THCS vẫn còn nhiều yếu kém. Thể hiện rõ nét nhất là chất lượng học sinh thi tuyển vào THPT năm học 2011 - 2012 vừa qua. Do vậy là người giáo viên trực tiếp giảng dạy không ai tránh khỏi sự bức xúc trước kết quả quá thấp đó. Vậy nên yêu cầu đặt ra là mỗi người chúng ta phải tìm ra những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan .Từ đó đưa ra những biện pháp tích cực sát với thực tế để từng bước khắc phục nhằm nâng cao chất lượng. Vấn đề này không thể nói khắc phục là có thể thay đổi một sớm một chiều ngay được mà đòi hỏi cả một quá trình tận tụy của mọi người trong toàn xã hội. Ta biết rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đó là những người làm công tác giáo dục, chương trình - sách giáo khoa, thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, ý thức học tập của học sinh, sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của các cấp uỷ Đảng chính quyền, của các tổ chức xã hội, chính sách của Đảng và Nhà nước đối Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 2 với giáo dục. Chúng ta cần xác định nguyên nhân nào là quan trọng có tính quyết định để từ đó có biện pháp khắc phục một cách có hiệu quả. II/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN: a) Thực trạng hiện nay - Chất lượng giáo dục toàn diện của trường được giữ vững song chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là vấn đề giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh. Còn một bộ phận học sinh thiếu ý thức rèn luyện, chưa chăm học, chưa xác định rõ mục đích học tập để lập thân lập nghiệp, nhiều em đi chơi điện tử và trượt pateen ở Quán Phe - Thị Tứ Hồng Hưng mà không chú ý đến việc học tập, chất lượng thực sự của học sinh lớp 9 rất yếu, có quá nhiều học sinh dốt, có nhiều em thiếu những kĩ năng cơ bản nhất mà hậu quả để lại từ dưới tiểu học. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 6 đầu năm học 2011 - 2012 quá thấp, điểm trung bình môn toán là 4,5; điểm TB môn tiếng việt là 5,9. Qua chấm thi chúng tôi đã biết có rất nhiều em chưa biết nhân, chia, cộng, trừ chứ chưa nói gì đến những kĩ năng khác, kiến thức khó hơn. Vậy với chất lượng của tiểu học như thế này thì một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để các thầy cô trường THCS Hồng Hưng dạy tốt được đây, đó là một điều chúng tôi rất chăn chở và suy ngẫm, hiện nay chưa thực sự tìm được biện pháp nào giải quyết một cách triệt để vấn đề này. - Các đồng chí có biết không ? Hiện tại trường ta có những em cả một năm học không thuộc một định nghĩa, định lí nào, không bao giờ làm bài tập về nhà, thuộc bài khi kiểm tra bài cũ. Số giờ TB từ đầu năm của hai lớp 9A, 9B rất nhiều mà nguyên nhân căn bản là từ phía học sinh không học bài cũ, không chịu tính toán thực hành do giáo viên chỉ đạo, trong lớp không chú ý nghe giảng, xây dựng bài. Năm ngoái HS của trường thi vào THPT có nhiều em đạt điểm cao, lúc đầu được xếp thứ 13 trong huyện nhưng vì số HS yếu kém đi thi cũng rất nhiều nên bị đánh tụt xuống và xếp thứ 19, đó là một điều rất đáng buồn. Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm và quản lí con em dẫn đến kết quả học tập của học sinh còn hạn chế, số học sinh giỏi còn ít, số HS giỏi hết tiểu học và đi học ở Lê Thanh Nghị nhiều (trong đó có một số HS là con của giáo viên trong nhà trường có kiến thức tốt cũng không học ở trường mà chuyển lên Lê Thanh Nghị học). Một số học sinh vi phạm điều cấm: đánh nhau, làm hư hỏng của công . . . . - Nhiều học sinh vì kiến thức qúa yếu nên không theo kịp các bạn sinh ra chán học và gây mất trật tự, nói chuyện nhiều trong lớp, làm ảnh hưởng đến những học sinh ngoan. - Đối với môn Toán, rất nhiều học sinh nắm rất hời hợt về lý thuyết, học đâu bỏ đấy, những điều cơ bản nhất cũng không ghi nhớ nổi. Việc nhớ một cách mang máng về lý thuyết dẫn đến khả năng vận dụng việc giải toán vào thực tiễn rất khó Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 3 khăn, nhiều HS giải được một số bài toán dưới hình thức quen dạng, bắt chước giáo viên mà chưa hiểu được cách thức vận dụng một cách linh hoạt lý thuyết vào giải toán. Kĩ năng tính toán hay vẽ đồ thị , còn rất yếu. Thậm chí vẫn còn HS lớp 9 chưa vẽ được hình vẽ theo yêu cầu của bài toán chứ chưa nói gì đến chứng minh. - Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên hiệu quả chưa cao lắm. Số lượng giáo viên giỏi còn ít, việc khai thức sử dụng đồ dùng trang thiết bị dạy học còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và giảng dạy chưa tích cực. - Chất lượng giáo viên chưa đồng đều ảnh hưởng phần nào đến hệ thống kiến thức của học sinh, giả sử học sinh học tốt ở năm này nhưng bị trống kiến thức ở một năm nào đó tiếp theo thì cũng không giải quyết được vấn đề nâng cao chất lượng. - Số giáo viên giỏi về tin học, biết nghiên cứu, khai thác phần mềm, truy tìm thông tin trên mạng internet để phục vụ cho công tác giảng dạy còn quá ít và ở trình độ thấp dẫn đến việc trao đổi chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy ở các giáo viên trong huyện hoặc toàn quốc với trường ta chưa nhiều. Có giáo viên chưa biết gì về máy tính, chưa biết lập tài khoản và gửi thư điện tử. Máy vi tính mà lỗi hệ thống thì thường phải gọi thợ về sửa chữa cũng làm tốn tiền của nhà trường. Tôi nghĩ rằng chúng ta tự sửa chữa được thì số tiền đó chi cho con người là tốt nhất. - CSVC trường học còn thiếu, phòng bộ môn chưa đạt chuẩn, diện tích các phòng còn hẹp, hệ thống điện các phòng cũ nát, sân bãi tập còn nhỏ, chưa có hố giải cho HS nam, khu vệ sinh của giáo viên thì cực kì bẩn, mỗi lần đi đại tiện thì phải vào nhà dân mà nhờ, các giáo viên thường đi vệ sinh trong giờ học bởi vì ngại học sinh, giáo viên nam và học sinh nam vệ sinh cùng một chỗ. Tôi thấy ít có trường nào như vậy. - Tôi nghĩ rằng tất cả những vấn đề đó đều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của thầy cô và học tập của học sinh. - Đối với công tác bồi dưỡng HSG: Nhà trường chưa phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh từ lớp dưới nên bồi dưỡng HSG lớp 9 gặp rất nhiều khó khăn, các em chỉ có kiến thức với mức TB - khá, chưa cọ sát va chạm nhiều với những bài khó. Học sinh giỏi thực sự thì lên trường Lê Thanh Nghị học, có những em học sinh trung bình cũng được chọn vào đội tuyển vì không thể chọn được học sinh nào tốt hơn. Nhà trường chưa có đủ phòng học để vừa bồi dưỡng, vừa học thêm nên tôi phải dạy thêm vào chủ nhật có một mình vào buổi chiều. Tôi chưa dạy lớp 9 buổi nào mà đã phải lập danh sách HS vào đội tuyển toán nên chưa hiểu được học sinh. Tôi mới phát hiện và muốn chọn thêm một em vào đội tuyển toán nhưng vì lớp học chồng chéo, ban giám hiệu không xếp được lịch nên đành chịu. Hơn nữa mỗi học Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 4 sinh thường phải tham gia vào hai hoặc ba đội tuyển. Mỗi giáo viên được phân công bồi dưỡng thì rất ngại vì nguồn học sinh giỏi quá ít dẫn đến kết quả thấp. b) Nguyên nhân: - Việc đầu tư cho giáo dục còn hạn chế nhất là đầu tư ngân sách cơ bản mới đáp ứng chi cho con người. Các phần chi cho giảng dạy, học tập chưa đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu. - Sự quan tâm của một số phụ huynh còn hạn chế, uỷ thác giao phó cho nhà trường, không quan tâm quản lý thời gian cũng như việc học tập của con em mình dẫn đến tình trạng một số em còn lơ là học tập, ý thức rèn luyện đạo đức kém. - Ý thức tự bồi dưỡng tại chỗ của một số giáo viên còn hạn chế, đổi mới phương pháp chưa đủ mạnh để tạo nên sức bật rõ nét. Đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm. - Ban Giám hiệu và hai tổ chuyên môn chưa đề xuất được nhiều kiến nghị, giải pháp một cách toàn diện, triệt để. - Chất lượng khảo sát toán 6 còn qúa thấp, qua chấm thi mới thấy chất lượng học sinh tiểu học Hồng Hưng thật đáng lo ngại, nếu cứ tình trạng này thì chất lượng giáo dục của THCS Hồng Hưng nói riêng và chất lượng giáo dục của xã nhà khó có thể đạt kết quả tốt được trong sự mong đợi của các cấp, các ngành và các nhà trường. - CSVC còn thiết thốn chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục. III/ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG : 1/ Đối với quản lí nhà trường: - Cần lắng nghe ý kiến của giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường một cách cầu thị về những khó khăn hiện nay để có những biện pháp hợp lí giải quyết mọi vấn đề bất cập. Giảm việc làm các loại hồ sơ (hồ sơ chồng chéo lên nhau), báo cáo không cần thiết để tăng thời gian cho nghiên cứu giáo án, tài liệu, trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau giữa các đồng nghiệp phục vụ cho việc dạy và học. - Cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, công bằng, bình đẳng để giáo viên tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, làm cho chất lượng giáo viên đồng đều hơn, ai cũng dạy tốt, làm tốt công việc của mình thì nhà trường mới thành một khối thống nhất, vững chắc được. - Quản lí nhà trường cần đôn đốc giáo viên thường xuyên đọc sách tham khảo, tài liệu, học hỏi kiến thức trên mạng internet, đổi mới từ giáo án đến cách dạy để thu hút học sinh, làm cho HS làm việc nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, tích cực Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 5 hơn, gây hứng thú hơn nữa. Học sinh cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học vừa bổ ích mà lại rất vui, rất thích. - Ban Giám hiệu cần đề ra những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nâng cao chất lượng HS lớp 6; lớp 9; bồi dưỡng HSG; chất lượng HS thi vào THPT; bồi dưỡng để có nhiều giáo viên giỏi tham gia các đợt hội giảng của huyện, của tỉnh và phải có lộ trình thực hiện cụ thể nhưng không được nóng vội (tôi nghĩ rằng tất cả mọi việc cần có thời gian và sự quyết tâm của tất cả mọi người). Ví dụ như học sinh lớp 6 môn toán yếu thế này thì lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn, dự giờ thăm lớp nhiều hơn để uốn nắn giáo viên dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh và đề xuất với tiểu học Hồng Hưng nâng cao chất lượng. - Ban Giám hiệu cần có biện pháp mạnh hơn nữa để giải quyết triệt để tình trạng học sinh lớp 6 với thói quen lười học, ỷ lại vào giáo viên, chúng ta cần giáo dục các em đi vào khuôn khổ, quy định của nhà trường từ nền nếp đến học tập ngay từ những tiết học đầu tiên, tuần học đầu tiên chứ không phải một thời gian dài thấy yếu kém quá rồi mới nhảy vào cuộc, như thế sẽ là qúa muộn. Nếu em nào không chấp hành quy định thì giáo viên bộ môn kết hợp với giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, có biện pháp thích hợp để giáo dục, nếu nhiều lần vi phạm quá thì gửi ý kiến về ban Giám hiệu và gia đình, thậm chí kết hợp với các lực lượng giáo dục khác, của xã, của thôn, xóm, của dòng họ, . . . - Nhà trường nên cho giáo viên bồi dưỡng HSG ngay từ lớp 6 để tạo nguồn cho lớp 9. - Đối với học sinh lớp 9 có nhiều em học kém thì ban Giám hiệu cần sát sao hơn nữa, kết hợp với giáo viên giảng dạy động viên các em đi học thêm và quản lí các em học nghiêm túc. Theo dõi từng giờ học, buổi học để điều chỉnh. Nếu học sinh nào thực sự không có khả năng học tập thì chúng ta hướng nghiệp cho các em theo con đường lập nghiệp khác. Tốt nhất trao đổi thẳng với phụ huynh và học sinh là không nên dự thi vào THPT (nhưng chúng ta không được ép buộc các em không được thi) - Tôi nghĩ rằng để cho học sinh yếu kém ở lớp 9 qúa nhiều thế này thì lỗi lớn thuộc về giáo viên hai nhà trường và cấp quản lí hai nhà trường, vì đã không có biện pháp mạnh ngay từ tiểu học và lớp 6 dẫn đến các em mất gốc kiến thức và chán nản học tập. - Ban Giám hiệu cần khai thác những giáo viên có chuyên môn giỏi thuộc nhiều lĩnh vực để giúp đỡ giáo viên yếu hơn. - Nhà trường cần thay máy chiếu mới vì máy chiếu đang dùng học sinh nói là "Rất mờ, học máy chiếu thế này chúng em rất mỏi mắt" và có vẻ ngại học máy chiếu màn hình qúa mờ. Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 6 - Lãnh đạo cần triển khai việc quản trị trang website của nhà trường, giao diện, tài liệu trên web hiện nay khá nghèo làn. Vì những người được giao nhiệm vụ quản trị hiện nay chưa có đủ trình độ để làm việc đó. - Phối hợp với các lực lượng giáo dục khác để xin kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Điều rất quan trọng là phải biết tham mưu với cấp trên, có kế hoạch và dự toán chi tiết, có lộ trình cụ thể thì cấp trên mới duyệt. 2/ Đối với giáo viên nhà trường : - Không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Nắm bắt tình hình cụ thể của mỗi HS trong lớp mình đang dạy, kịp thời nhắc nhở những HS có hiện tượng chây lười trong học tập, sẵn sàng phụ đạo những HS yếu kém theo kế hoạch của nhà trường vạch ra từ đầu năm học. Một điều quan trọng nữa là giáo viên cần dạy cho HS cách học, cách suy nghĩ để giải bài tập (ví dụ với bài tập này thì các em cần những kiến thức gì ?, giúp học sinh hiểu rõ nguồn gốc, điểm xuất phát của từng bài tập, biết khai thác bài tập dễ để đi đến bài tập khó hơn, giáo viên cần cho HS cách xử lí tất cả các tình huống mà bài toán có thể xảy ra nhưng phải chú ý là học sinh có thể hiểu được thì mới dạy, dạy là phải làm được, cảm thấy HS không thể hiểu được thì nhất quyết không dạy, điều này rất quan trọng đối với bồi dưỡng học sinh giỏi), điều quan trọng nữa là dạy học sinh cách nghe giảng, cách ghi chép, cách tự học, cách tự kiểm tra, đánh giá, dạy cách học giữa những học sinh trong lớp. Dạy học sinh phải lấy học sinh làm trung tâm, dạy cho các em luôn có tính sáng tạo để xử lí các tình huống của kiến thức và đời sống. - Giáo viên nên viết giáo trình hệ thống các kiến thức từ 6 đến 9 và phô tô cho HS học và tìm lại những điều đã quên. Giáo viên ôn thi vào THPT cần có kế hoạch cụ thể và phân dạng bài tập, có lí thuyết và bài tập áp dụng cho từng dạng bài, từng chuyên đề, cho HS giải các đề thi của các năm trước để kiểm tra trình độ của học sinh. Luôn luôn tích lũy những bài tập hay, phương pháp giải đặc sắc, khai thác và học hỏi học sinh những bài giải sáng tạo, ghi chép cụ thể để dạy cho các học sinh năm sau. - Giáo viên thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh khi đã dạy xong một vấn đề nào đó, xem học sinh đã nắm được chưa ? (số lần kiểm tra tăng lên, mỗi em khoảng vài chục lần/năm, và cần ghi chép cụ thể để nhắc nhở và thông báo về gia đình nếu cần thiết) - Mỗi GV cần phải nắm chắc đặc trưng bộ môn để áp dụng hiệu quả đối với từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải nắm chắc và phân loại đối tượng học sinh, phải chú ý đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp . Phải xem lại yêu cầu chuẩn kiến thức bộ môn và chương trình giảm tải để ra đề kiểm tra cho phù hợp. Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 7 - Nếu em nào còn đi chơi điện tử và trượt pateen trong các giờ học thì đề nghị giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lập biên bản, ghi chép vào sổ liên lạc gửi cho ban Giám hiệu, thông báo về gia đình, và có hình thức xử phạt thích đáng. - Nếu HS nào bỏ học, nghỉ học (kể cả học thêm) không có lí do, không có giấy phép hoặc có giấy phép mà không có chữ ký của phụ huynh thì giáo viên cũng cần thông báo về cho gia đình - Nếu học sinh vi phạm kỉ luật, giáo viên mời phụ huynh mà phụ huynh không đến thì chúng ta đến tận nhà phụ huynh để trao đổi lần đầu và làm một bản kí kết là nếu lần sau phụ huynh không đến trường khi có giấy mời thì chúng tôi sẽ xử lí theo nội quy của nhà trường và phụ huynh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. - Tổ chức tốt sinh hoạt tổ chuyên môn để thảo luận, trao đổi những biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém. Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện tích cực trong thầy trò để dạy và học tốt hơn. Tổ cần dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, hạn chế việc ghi chép câu lệ, chú trọng những vấn đề chưa làm được, những vấn đề còn yếu kém, đề xuất với ban Giám hiệu để giải quyết. Mỗi vấn đề mà tổ trưởng, tổ phó đưa ra thì cần xem xét thật kĩ và bàn bạc chi tiết với hiệu trưởng, hiệu phó để tránh việc làm đi làm lại sẽ mất thời gian cho các thành viên trong tổ. Tổ chuyên môn cần tham mưu với lãnh đạo nhà trường về những vấn đề bất cập hiện nay. - Giáo viên cần nghiên cứu các loại phần mềm phục vụ cho việc dạy và học, nâng cấp những phần mềm đã lỗi thời, sử dụng phần mềm mới nhất có key + crack, phần mềm nguồn mở sẽ có nhiều tính năng tiện dụng hơn. Giáo viên cần biết cách giữ tài liệu của mình làm được trên máy để tránh làm mất tài liệu, có thể lưu trữ trên mạng, USB, ổ cứng ngoài (nếu không giữ được thì bao nhiêu công sức cả một năm trời sẽ tan biến, điều này rất quan trọng), phải biết cách bảo mật thông tin cá nhân, biết cách trống virut xâm nhập, virut sẽ làm mất hoặc ẩn tài liệu của các đồng chí đi , . . . Thực tế là tôi đã giúp rất nhiều giáo viên trên toàn quốc và huyện ta về những vấn đề này. - Một điều rất cần nữa là cần thay đổi cách trình chiếu powerpoint, dùng máy chiếu không phải để tái hiện kiến thức SGK đơn thuần, các đề mục và kiến thức tuân theo trình tự SGK, như thế HS rất nhàm chán, nhìn nhiều sẽ mỏi mắt, mà dùng máy chiếu để khai thác kiến thức, từ bài tập này chế tạo thành những bài tập tổng quát hơn hoặc mô phỏng một hiện tượng nào đó bằng hình động để nảy xinh kiến thức mới, . . . , máy chiếu khác với bảng phụ là nó có hiệu ứng , như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian, phù hợp với những bài cần ít thời gian, hoặc để hệ thống kiến thức một cách nhanh chóng. Phải kết hợp giữa phấn bảng với máy chiếu một cách hợp lí, rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS trên bảng là tốt nhất. - Đoàn đội trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức và học tập của HS. Sinh hoạt lành mạnh, phong phú, đa dạng sẽ thu hút HS Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 8 cùng tham gia. Nêu gương "Người tốt, việc tốt", khen thưởng kịp thời. Chấn chỉnh, xử phạt kịp thời những HS có hành vi sai trái. Từ đó sẽ có nền nếp, việc tuân thủ các nội quy quy định trong nhà trường sẽ tốt hơn, hổ trợ cho việc giáo dục toàn diện hơn. Nếu công tác đoàn đội mà làm không tốt thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy và giáo dục. *) Công tác bồi dưỡng HSG: - Phát huy những thành tích đã đạt được. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học. - Phân công giáo viên giỏi, có kinh nghiệm bồi dưỡng và có những phần thưởng xứng đáng với những thành tích mà họ đạt được. - Giáo viên cần chăm chỉ, nhiệt tình, tâm huyết, xây dựng bộ giáo án ôn luyện thật phong phú về dạng bài và có chất lượng thực sự, giúp học sinh học bao quát chương trình nhanh nhất, tiếp cận dễ nhất với những kiến thức khó. Xây dựng cho HS tính nết cần cù chịu khó, sáng tạo khổ luyện thành tài. - Giáo viên nên giao cho HS nhiều bài tập về nhà một chút để học sinh tự luyện và chỉ chữa những bài học sinh không thể làm được, dành thời gian khai thác những vấn đế mới và khó, làm những dạng bài hay thi nhất. - Khi giáo viên bồi dưỡng HSG cần ghi nhớ một điều là dạy cho HS tư duy cao nhất có thể, cách nghĩ, cách xử lí đối với mọi trường hợp bài toán, chỉ cần nhìn đề là đã hình dung ra bài tập này thuộc dạng nào, hướng giải quyết ra sao ? Dạy kiến thức phải rất rộng, rất sâu, chắc chắn, trình bày gọn gàng, sạch sẽ, khoa học. Phát triển nhiều cách giải khác nhau trên một bài tập để học sinh thông minh hơn, học sinh thỏa sức sáng tạo, phải tạo được không khí hào hứng, say mê học tập thì sức sáng tạo của học sinh mới lớn dần được. Giáo viên cần trao đổi với gia đình phụ huynh là tăng cường thể lực cho HS để các em học tốt hơn bằng cách ăn uống nhiều các loại thực phẩm có nhiều chất đạm, nếu các em ăn uống không tốt sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bồi dưỡng đó (tôi đã phải gửi thư về gia đình để dặn dò phụ huynh điều này) - Luôn luôn giáo giục học sinh phải biết tự học, tự nghiên cứu tài liệu, giáo trình, tự tìm lại những điều đã quên là chính, vì thời gian ở trên lớp rất ít. Nếu chúng ta không làm tốt điều này thì không bao giờ có học sinh giỏi. - Giáo dục cho học sinh khao khát chiến thắng, lập những kỉ lục mới trong cuộc đời và giáo viên là những người giúp đỡ học sinh đạt đến những mục tiêu đó. - Tạo sự ganh đua giữa những học sinh bồi dưỡng với nhau, ví dụ hôm nào em nào làm tốt thì giáo viên khen em đó và đề nghị các bạn khác cũng cố gắng như bạn. Tôi nghĩ rằng lần sau tất cả các em sẽ lao vào học tập không biết mệt mỏi. - Giáo viên đóng vai trò vừa là thầy, vừa là bạn để tạo sự thân thiện, cùng học sinh xử lí vấn đề khó. Học sinh mà xa lánh thầy, sợ hãi không dám hỏi thầy thì Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 9 không bao giờ tiến bộ được. Đó là những điều tôi rất tâm huyết muốn chia sẻ với các đồng chí. - Tiếp tục đầu tư, trang bị thêm đồ dùng phục vụ công tác bồi dưỡng - Làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự nhất trí cao trong tập thể nhà trường, cha mẹ học sinh và các đoàn thể. *) Những việc cần làm ngay để giúp đỡ HS yếu kém: 1. Trong trường, trước mắt tăng cường phụ đạo HS yếu kém, nhằm lấp lỗ hổng của tình trạng HS ngồi nhầm lớp và bệnh thành tích để lại (vấn đề này không chỉ giáo viên mà đòi hỏi cả địa phương, phụ huynh cùng nhau bàn bạc tháo gỡ) 2. Các biện pháp giúp đỡ HS yếu kém phải nghiên cứu một cách khoa học phổ biến rộng rãi cho mọi người cùng áp dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học yếu kém. 3. Huy động gia đình, xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm với nhà trường trong việc khắc phục tình trạng học sinh học yếu kém. 4. Kết quả giáo dục, sản phẩm của giáo dục được tạo ra từ một quá trình và do nhiều người, nhiều cấp thực hiện và còn do nhiều nguyên nhân khác từ bên ngoài tác động vào. Do đó chất lượng HS của mỗi lớp không phải là thành quả riêng, cũng không phải là tai hoạ riêng của giáo viên phụ trách dạy các bộ môn của lớp đó, của giáo viên chủ nhiệm lớp đó, cho nên nhà trường, ngành giáo dục phải linh hoạt, sâu sát hơn trong việc đánh giá giáo viên. 5. Cần nghiên cứu kĩ để đưa ra chỉ tiêu phù hợp thực tế, không nên đối chiếu, so sánh với năm trước để tránh tình trạng chạy theo chỉ tiêu. Có như vậy mới khắc phục dần dần HS yếu kém được. 2/ Đôí với học sinh và phụ huynh học sinh : - Cần xác định rõ, xác định đúng động cơ thái độ học tập cho mình. Học là để có kiến thức cho mình, để làm người, để chiếm lĩnh tri thức của loài người, biến kiến thức đó thành kiến thức của mình, học để lập thân, lập nghiệp nhằm phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Có như vậy HS mới tự giác học tập, chăm chỉ học tập, cố gắng vươn lên. Cụ thể ở lớp chăm chú nghe giảng bài, chịu khó tìm tòi, luyện tập vận dụng kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Về nhà học bài và làm bài đầy đủ. - Học sinh lớp 9 cần hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học theo hướng dẫn của giáo viên, học cần cù, chịu khó, sáng tạo, không lệ thuộc vào giáo viên. Trong quá trình kiểm tra phải nghiêm túc, phải dành đủ ít nhất 4 tiếng trong một ngày để tự học, hạn chế việc đi chơi điện tử và trượt pateen, mắc các tệ nạn xã hội. - Phụ huynh cũng cần xác định rõ mục đích cho con đi học, mới có thể tạo điều kiện tốt nhất mà mình có thể, để con em mình hoà nhập được với xu thế phát triển của xã hội. Không nên tận dụng sức lao động cuả con em mình quá sớm. Giáo viên Phạm Văn Hiệu - THCS Hồng Hưng Tham luận về nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng HSG, thi vào THPT 10 Ngoài ra các bậc phụ huynh còn phải quan tâm quản lý nghiêm giờ giấc học tập của con em mình, thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để tìm hiểu việc học tập của con em mình. 4/ Đối với các lực lượng xã hội khác : - Chính quyền địa phương cần quan tâm đúng mức đến sự nghiệp GD và ĐT của địa phương, chú ý đến diện tích sân trường, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường các trang thiết bị, xây dựng tốt môi trường GD Sẵn sàng can thiệp ngay những vụ việc vi phạm của những thanh thiếu niên hư hỏng trong và ngoài nhà trường. - Lãnh đạo nhà trường kết hợp với UBND xã Hồng Hưng cần tham mưu với cấp trên để có kinh phí xây dựng trường mới. Trước hết cần xây nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh. - Công an xã Hồng Hưng cần xử lí nghiêm đối với một số thanh niên vào nhà trường để trêu học sinh, đôi khi xúc phạm đến giáo viên, dùng điện thoại di động để nhắn tin chửi bới, đe dọa đánh đập giáo viên, gây mất an ninh trật tự. - Cần huy động hơn nữa sự quan tâm của xã hội trong quản lý con người, giúp đỡ tạo điều kiện để mọi HS được hưởng quyền lợi học tập công bằng như nhau. Coi trọng yếu tố gia đình, vì đối tượng HS yếu kém hiện nay đa số rơi vào các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoặc thiếu sự quan tâm, hoặc quá cưng chiều của gia đình. - Trường học có trách nhiệm tham mưu với địa phương để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong tình hình mới. Huy động mọi nguồn lực của xã hội để chăm lo cho giáo dục của nhà trường tốt nhất trong điều kiện có thể, quỹ khuyến học của xã, của thôn, của dòng họ nhiều hơn. Làm cho mọi người trong xã hội đều có trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ, cách tuyên truyền phải tạo được sự lan tỏa sâu rộng đối với mọi người dân. Cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Một vấn đề cuối cùng tôi muốn hỏi các đồng chí lãnh đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo là: Mỗi buổi dạy thêm 3 tiết ở THCS thu 5600 đồng, trong khi đó dưới tiểu học mỗi buổi thu 8000 đồng. Như vậy có hợp lí không ? Trên đây là những lời phát biểu hết sức chân thành của tôi, tôi đã mạnh dạn nói lên sự thật và đề ra nhiều biện pháp mạnh, trong quá trình viết và phát biểu có điều gì sai sót, mong các đồng chí thông cảm, bỏ qua. Cuối cùng tôi xin kính chúc các quý vị mạnh khỏe, chúc cho hội nghị thành công. Xin trân trọng cảm ơn ! Người viết tham luận Ph¹m V¨n HiÖu [...]...Giáo viên Ph m Văn Hi u - THCS H ng Hưng Tham lu n v nâng cao ch t lư ng giáo d c, b i dư ng HSG, thi vào THPT 11 . xin tham luận về vấn đề: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HSG VÀ ĐẦU VÀO THPT I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ: Chúng ta đã biết trung học cơ sở là bậc học phổ cập nhằm nâng. của học sinh lớp 9 rất yếu, có quá nhiều học sinh dốt, có nhiều em thiếu những kĩ năng cơ bản nhất mà hậu quả để lại từ dưới tiểu học. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh lớp 6 đầu năm học. quan trọng nữa là dạy học sinh cách nghe giảng, cách ghi chép, cách tự học, cách tự kiểm tra, đánh giá, dạy cách học giữa những học sinh trong lớp. Dạy học sinh phải lấy học sinh làm trung tâm,

Ngày đăng: 26/10/2014, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w