1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sách Lịch sử Việt Nam

217 423 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 5,44 MB

Nội dung

LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Việt Nam thời tiền sử Hậu thời đại đồ đá cũ Văn hóa Sơn Vi Văn hóa Sơn Vi, Vĩnh Phú thuộc hậu kỳ thời đại đá cũ, có niên đại cách đây 11-18 nghìn năm, phân bố rất rộng trong các hang động và thềm sông cổ từ Lào Cai đến Nghệ An. Những nhóm cư dân nguyên thủy này sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng. Cách ngày nay khoảng 11.000 năm đến 2.000 trước Công Nguyên các cư dân Việt cổ đã tụ cư đông đúc tại khu vực trung du Bắc Bộ Việt Nam phát triển sinh sôi bằng săn bắn hái lượm trên một vùng bán sơn địa dồi dào sản vật: muông thú, các loài chim, các sản vật động thực vật của các vùng sông nước lưu vực sông Hồng ngập nước và rút khô, theo các mùa trong năm. Thời đại đồ đá mới Văn hóa Hòa Bình Những di chỉ khảo cổ phát hiện ở các hang động Hòa Bình rất phong phú và khá dày đặc tạo thành thuật ngữ "Văn hóa Hòa Bình" [2] . Hòa Bình, một địa danh bên dòng sông Đà, là nơi đầu tiên các nhà khảo cổ học khám phá ra một nền văn hóa thuộc cuối thời đồ đá cũ đến thời đồ đá mới trên một vùng ảnh hưởng rộng lớn thuộc Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Đặc điểm Bắc Bộ 1 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Văn hóa Đông Sơn là một giai đoạn trong nền văn minh sông Hồng, kế thừa và phát triển từ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Phùng Nguyên, Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun. Văn hoá Đông Sơn có những nét độc đáo riêng đồng thời vẫn mang nhiều điểm đặc trưng của văn hoá vùng Đông Nam Á và nền văn minh lúa nước. Đây cũng là thời kỳ ra đời nhà nước phôi thai đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức cộng đồng làng và siêu làng. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra một nền văn hóa gồm nhiều di vật rất sớm. Các công cụ bằng đồng, bằng đồ gốm cùng với di chỉ những khu luyện đúc đồng thời xa xưa trên đất Việt cổ. Thời kỳ đầu của văn hóa Đông Sơn, các cư dân người Việt cổ phát triển và giao lưu trong phạm vi hạn chế do đặc điểm rừng rậm nhiệt đới, sản vật và thức ăn dồi dào nên chưa chịu ảnh hưởng nhiều của các nền văn hóa ngoài. Việc khai phá đồng bằng sông Hồng chưa đặt ra cấp thiết do dân cư chưa đông đúc và nhu cầu kiếm sống và sinh hoạt chưa ra khỏi vùng trung du Bắc Bộ. Chính yếu tố đó đã giúp người Việt hình thành một cộng đồng có tính thuần nhất, họ chính là tổ tiên của người Việt hiện đại. Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới. Qua thời gian, tất nhiên, cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là miền Bắc Việt Nam, và khoảng thời gian không quá 5.000 năm trước đây. Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem "Văn hóa Hòa Bình" vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Campuchia, Lào, Malaysia, Sumatra, Thái Lan, Ấn Độ, Tứ Xuyên Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Philippines, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Úc và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Văn hóa Ngưỡng Thiều (仰韶, Yangshao) và Văn hóa Long Sơn (龙山, Longshan). Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15.000 năm trước Công Nguyên, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Úc có tuổi khoảng 20.000 năm trước Công Nguyên đo bằng cacbon C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa Bình. Đấy là chưa kể đến dự phóng của ông về niên đại Hòa Bình lên đến 50.000 năm trước khi ông viết "Đông Nam Á và tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970. Riêng trong phạm vi nước Việt Nam ngày nay, Văn hóa Hòa Bình được khoa học khảo cổ phân chia thành ba thời kỳ: • Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TCN). • Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 TCN), Làng Vành (16.470 ± 80 TCN). • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn - 1541/I). Văn hóa Bắc Sơn 2 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn. Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người. Trên lưu vực sông Hồng, các nhà khảo cổ học đã xác lập chắc chắn được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Văn hóa Đông Sơn và sau Văn hóa Hòa Bình diễn ra trong thiên niên kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên: • Giai đoạn Văn hóa Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ đồng thau. • Giai đoạn Văn hóa Đồng Đậu thuộc trung kỳ đồng thau. • Giai đoạn Văn hóa Gò Mun thuộc hậu kỳ đồng thau. Thời đại đồ đồng đá Văn hóa Phùng Nguyên Di chỉ đá muộn Phùng Nguyên Việc phát hiện ra di chỉ ở Phùng Nguyên thuộc về các nhà khảo cổ học Việt Nam (năm 1959). Giai đoạn này các nhà khảo cổ học chưa tìm thấy nhiều các hiện vật bằng đồng. Di vật ở lớp văn hóa Phùng Nguyên chủ yếu là các công cụ đá mài sắc sảo, có vai và đặc biệt khá nhiều đồ trang sức bằng đá. Có thể liệt kê số di vật tìm thấy ở các lần khai quật di chỉ Phùng Nguyên là: 1.138 rìu, 59 đục, 3 giáo, 2 mũi nhọn, 7 mũi tên, 1 cưa, 189 bàn mài; 540 vòng tay, 8 khuyên tai, 34 hạt chuỗi, 3 đồ trang sức và hàng chục vạn mảnh đồ gốm 1. Theo đánh giá của giới khoa học, cư dân Phùng Nguyên là những người đã định cư ổn định và sống theo từng cụm dân cư làng xã chặt chẽ và đã thực sự có những khu vực sản xuất thủ công, mỹ nghệ. Văn hóa Phùng Nguyên đã phát triển liên tục vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tức cách đây khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm. Những kết quả phân tích phóng xạ đồng vị C14 của carbon đã xác định là những truyền thuyết về kỷ Hồng Bàng khoảng 4000 năm xưa là có cơ sở [3] . Thời đại đồ đồng 3 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Giai đoạn Văn hóa Đồng Đậu Giai đoạn Đồng Đậu, căn cứ vào di chỉ khảo cổ Đồng Đậu Vĩnh Phúc phát hiện năm 1964 có niên đại là 3070 ± 100 năm cách ngày nay (nửa sau thiên niên kỷ II trước công nguyên). Hiện vật đồ đồng sớm nhất châu Á của người Việt Cổ Giai đoạn Văn hóa Gò Mun Giai đoạn Văn hóa Gò Mun căn cứ vào di chỉ Gò Mun thuộc Phú Thọ, phát hiện năm 1961 tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, có niên đại C14 là: 3045 ± 120 năm cách năm 1950 [4] thuộc văn hóa Gò Mun. Đặc điểm của giai đoạn này là kỹ thuật luyện kim khá phát triển, công cụ bằng đồng thau chiếm ưu thế (52%). Giai đoạn Văn hóa Đông Sơn Giai đoạn Đông Sơn căn cứ vào hiện vật thuộc di chỉ Đông Sơn Thanh Hóa có niên đại sớm là 2820 ± 120 năm [5] . Ngoài ra còn nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại kế tiếp nhau như Việt Khuê, Làng Vạc, Châu Can đã được phát hiện. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển rực rỡ của đồ đồng đạt đến mức hoàn hảo cả về mặt kỹ thuật và mỹ thuật sang sơ kỳ đồ sắt. Giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn kéo dài đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên. Thời đại đồ đá cũ Hộp sọ của Homo heidelbergensis, tổ tiên thời kỳ đồ đá cũ hạ của Homo neanderthalensis, có niên đại từ khoảng 500.000 TCN tới 400.000 TCN Thời đại đồ đá cũ là một thời đại tiền sử được phân biệt bằng sự phát triển của các công cụ đá. Về cơ bản, nó chiếm gần như toàn bộ lịch sử loài người trên Trái Đất, kéo dài từ khoảng 2,5 triệu năm trước, với sự xuất hiện của các công cụ bằng đá do các dạng người nguyên thủy như người khéo tay (Homo habilis) đưa ra, cho đến khi có sự xuất hiện của nông nghiệp vào 4 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM khoảng 10.000 TCN. Thuật ngữ "Paleolithic", nghĩa văn chương là "Thời đại cổ của đá", đã được nhà khảo cổ học John Lubbock tạo ra vào năm 1865 và có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "παλαιός", "paleos" (cổ, cũ) và "λίθος", "lithos", (đá). Thời đại đồ đá cũ nói chung kết thúc khi thời đại đồ đá giữa (Mesolithic) bắt đầu, hoặc ở các khu vực với quá trình đồ đá mới hóa là sự bắt đầu của thời đại đồ đá cũ trên (Epipaleolithic). Thời đại đồ đá cũ được đặc trưng bằng việc sử dụng các công cụ bằng đá được ghè đẽo, mặc dù người nguyên thủy vào thời gian đó cũng sử dụng các công cụ bằng gỗ và xương. Các sản phẩm nguồn gốc hữu cơ cũng được sử dụng làm công cụ, bao gồm da và các sợi thực vật; tuy nhiên các loại công cụ này đã không được bảo quản ở mức độ đáng kể. Theo truyền thống, thời đại đồ đá cũ được chia ra thành ba thời kỳ, là thời kỳ đồ đá cũ hạ, thời kỳ đồ đá cũ trung và thời kỳ đồ đá thượng. Các thời kỳ này đánh dấu các tiến bộ trong công nghệ và văn hóa ở các xã hội loài người nguyên thủy khác biệt. Niên đại học Sự tiến hóa của loài người Phả hệ loài người đơn giản hóa Niên biểu chỉ ra dưới đây là phả hệ đơn giản hóa của nhân loại thời kỳ đồ đá: [1] Khí hậu Các sự kiện địa khí hậu chính Cách sinh sống 5 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Hình vẽ mô phỏng lại một ngôi nhà gỗ tạm thời, tìm thấy tại Terra Amata (ở Nice, Pháp) có niên đại khoảng 400.000 TCN. Nền kinh tế của một xã hội thời đại đồ đá cũ điển hình là rất đơn giản, với việc săn bắn và hái lượm là chủ yếu. Con người khi đó thu lượm thức ăn, củi và các vật liệu làm công cụ, quần áo hay các túp lều để tránh mưa gió. Công cụ Nói chung, các phương pháp chế tạo công cụ không thay đổi nhiều ở mức đáng kể trong thời đại đồ đá cũ, mặc dù đã có một loạt các nền văn hóa đã tồn tại trong thời đại này. Xã hội Không có chứng cứ khảo cổ học cho thấy có sự bất bình đẳng trong xã hội hay các trận đánh đầy bạo lực giữa các nhóm (nghĩa là chiến tranh). Người nguyên thủy thời đại đồ đá cũ đã nhóm lại thành các thị tộc có khoảng 25-50 thành viên; các thị tộc này được tạo ra từ một vài gia đình. Văn hóa Sơn Vi Văn hóa Sơn Vi là một nền văn hóa ở Việt Nam vào hậu kỳ thời đại đồ đá cũ cách nay khoảng 30 ngàn đến 11 ngàn năm. Đây là nền văn hóa kế trước văn hóa Hòa Bình. Sơn Vi là tên một xã ở Phong Châu, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra những di chỉ của nền văn hóa này. Đến nay đã có khoảng 160 địa điểm thuộc văn hóa Sơn Vi đã được phát hiện. Không gian của văn hóa Sơn Vi bao trùm các vùng thuộc Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Những người nguyên thủy chủ nhân của văn hóa Sơn Vi sống thành từng bộ lạc. Họ chủ yếu sống ngoài trời trên các đồi gò trung du ở trung lưu sông Hồng, thượng lưu sông Lục Nam, thượng lưu sông Hiếu. Chỉ một số ít sống trong hang động. Công cụ lao động của người nguyên thủy trong văn hóa Bắc Sơn làm từ đá cuội được ghè đẽo thô sơ. Họ sống bằng săn bắn và hái lượm, chưa có trồng trọt và chăn nuôi. Giai đoạn Văn hóa Hòa Bình Cụm từ "Văn hóa Hòa Bình" được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua. Khởi thủy, cụm từ này được dùng để nói đến nền văn hóa cuội được ghè đẽo trên khắp chu vi hòn cuội để tạo ra những dụng cụ từ thời đá cũ đến thời đá mới. 6 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Qua thời gian, tất nhiên, cụm từ này đã được đề nghị mang những tên khác nhau và có những ý nghĩa cũng khác nhau. Lúc đầu, nó chỉ nói về nền văn hóa có khoảng không gian là miền Bắc Việt Nam, và khoảng thời gian không quá 5.000 năm trước đây. Nhưng khoảng không gian lẫn thời gian trên được nới rộng dần. T. M. Matthews có lẽ là người đầu tiên đã đem "Văn hóa Hòa Bình" vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam đến các vùng Đông Nam Á, và rồi người ta nói đến Văn hóa Hòa Bình ở Miến Điện, Kampuchia, Lào, Malaysia, Sumatra, Thái Lan, Ấn Độ, Tứ Xuyên Nhưng có lẽ không ai mở rộng ảnh hưởng của Văn hóa Hòa Bình bằng Gs. W. G. Solheim II. Về không gian, ông đã đưa Văn hóa Hòa Bình, phía Đông Bắc đến Philippines, Nhật Bản, phía Tây đến Thái Lan, phía Nam đến tận Australia và phía Bắc bao trùm cả hai nền văn hóa cổ của Trung Hoa là Ngưỡng Thiều (Yan Shao) và Long Sơn. Về thời gian, ông không định rõ, nhưng tuyên bố không ngạc nhiên nếu thấy việc thuần hóa cây lúa nước đã có tại Hòa Bình từ 15.000 năm trước Công Nguyên, và những dụng cụ đá mài có lưỡi bén tìm thấy ở Bắc Australia có tuổi khoảng 20.000 năm trước Công Nguyên đo bằng cácbon C14 có nguồn gốc từ nền Văn hóa Hòa Bình. Đấy là chưa kể đến dự phóng của ông về niên đại Hòa Bình lên đến 50.000 năm trước khi ông viết "Đông Nam Á và tiền sử học thế giới" đăng trong Viễn Cảnh Châu Á, tập XIII năm 1970. Riêng trong phạm vi nước Việt Nam ngày nay, Văn hóa Hòa Bình được khoa học khảo cổ phân chia thành ba thời kỳ: • Hòa Bình sớm, hay Tiền Hòa Bình, có niên đại tiêu biểu là di chỉ Thẩm Khuyên (32.100 ± 150 trước Công Nguyên), Mái Đá Điều, Mái Đá Ngầm (23.100 ± 300 TCN). • Hòa Bình giữa, hay Hòa Bình chính thống, tiêu biểu bởi di chỉ Xóm Trại (18.000 ± 150 TCN), Làng Vành (16.470 ± 80 TCN). • Hòa Bình muộn, tiêu biểu bằng di chỉ ở Thẩm Hoi (10.875 ± 175), Sũng Sàm (11.365 ± 80 BP, BLn - 1541/I). Văn hóa Bắc Sơn Văn hóa Bắc Sơn là tên gọi một nền văn hóa Việt Nam ở sơ kỳ thời đại đồ đá mới có niên đại sau nền văn hóa Hòa Bình, cách ngày nay từ một vạn đến tám ngàn năm. Bắc Sơn là đặt theo tên huyện Bắc Sơn, nơi phát hiện đầu tiên những di vật của nền văn hóa này. Các bộ lạc chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã tạo ra nền văn hóa Đông Sơn. Không gian của văn hóa Bắc Sơn là các miền đất thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngày nay. Tính đến năm 1997, đã có 51 điểm văn hóa Bắc Sơn được tìm thấy và khai quật. Trong số đó, có 8 địa điểm tìm thấy di cốt người. Người nguyên thủy trong nền văn hóa Bắc Sơn trú trong hang động, mái đá gần sông, suối. Họ sống bằng săn bắn, hái lượm. Họ cũng bắt đầu canh tác nông nghiệp ở mức độ rất sơ khai. Cộng cụ lao động của họ làm bằng đá đẽo hoặc mài và từ tre, gỗ. Các công cụ này tỏ ra tinh vi hơn so với công cụ của người nguyên thủy thời văn hóa Hòa Bình. Đặc biệt, người nguyên thủy thời văn hóa Bắc Sơn đã biết làm đồ gốm. Họ thích trang sức hơn so với người thời văn hóa Hòa Bình và có nơi cư trú tương đối ổn định hơn. 7 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Nguyễn Cảnh Minh (2007), "Thời đại nguyên thủy trên đất nước Việt Nam", trong Trương Hữu Quýnh chủ biên (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam - Tập I, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Giai đoạn Văn hóa Phùng Nguyên Di chỉ đá muộn Phùng Nguyên Việc phát hiện ra di chỉ ở Phùng Nguyên thuộc về các nhà khảo cổ học Việt Nam (năm 1959). Giai đoạn này các nhà khảo cổ học chưa tìm thấy nhiều các hiện vật bằng đồng. Di vật ở lớp văn hóa Phùng Nguyên chủ yếu là các công cụ đá mài sắc sảo, có vai và đặc biệt khá nhiều đồ trang sức bằng đá. Có thể liệt kê số di vật tìm thấy ở các lần khai quật di chỉ Phùng Nguyên là: 1.138 rìu, 59 đục, 3 giáo, 2 mũi nhọn, 7 mũi tên, 1 cưa, 189 bàn mài; 540 vòng tay, 8 khuyên tai, 34 hạt chuỗi, 3 đồ trang sức và hàng chục vạn mảnh đồ gốm 1. Theo đánh giá của giới khoa học, cư dân Phùng Nguyên là những người đã định cư ổn định và sống theo từng cụm dân cư làng xã chặt chẽ và đã thực sự có những khu vực sản xuất thủ công, mỹ nghệ. Văn hóa Phùng Nguyên đã phát triển liên tục vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên tức cách đây khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm. Những kết quả phân tích phóng xạ đồng vị C14 của carbon đã xác định là những truyền thuyết về kỷ Hồng Bàng khoảng 4000 năm xưa là có cơ sở [3] . Giai đoạn Văn hóa Đồng Đậu Giai đoạn Đồng Đậu, căn cứ vào di chỉ khảo cổ Đồng Đậu Vĩnh Phúc phát hiện năm 1964 có niên đại là 3070 ± 100 năm cách ngày nay (nửa sau thiên niên kỷ II trước công nguyên). 8 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Hiện vật đồ đồng sớm nhất châu Á của người Việt Cổ Giai đoạn Văn hóa Gò Mun Giai đoạn Văn hóa Gò Mun căn cứ vào di chỉ Gò Mun thuộc Phú Thọ, phát hiện năm 1961 tồn tại vào nửa đầu thiên niên kỷ I trước công nguyên, có niên đại C14 là: 3045 ± 120 năm cách năm 1950 [4] thuộc văn hóa Gò Mun. Đặc điểm của giai đoạn này là kỹ thuật luyện kim khá phát triển, công cụ bằng đồng thau chiếm ưu thế (52%). Giai đoạn Văn hóa Đông Sơn Giai đoạn Đông Sơn căn cứ vào hiện vật thuộc di chỉ Đông Sơn Thanh Hóa có niên đại sớm là 2820 ± 120 năm [5] . Ngoài ra còn nhiều di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Đông Sơn có niên đại kế tiếp nhau như Việt Khuê, Làng Vạc, Châu Can đã được phát hiện. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ sự phát triển rực rỡ của đồ đồng đạt đến mức hoàn hảo cả về mặt kỹ thuật và mỹ thuật sang sơ kỳ đồ sắt. Giai đoạn cuối của văn hóa Đông Sơn kéo dài đến vài ba thế kỷ sau Công nguyên. Hồng Bàng Hồng Bàng là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa nhiều trên các truyền thuyết chuyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử. Niên đại Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa từ phương Bắc. Đoạn trích sau đây cho thấy tác giả có ý rằng người Việt có dòng dõi từ phương Bắc chứ không phải người bản xứ bị người Hoa khinh rẻ là người man di. Hoặc để ủng hộ giả thuyết cho rằng 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc xưa kia là lãnh thổ Bách Việt mà người Việt đã là một phần trong đó [1] . Tục truyền: "Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ. 9 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỉ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.Theo thuyết này, người ta cho rằng từ Lạc Long Quân về sau, nước Xích Quỉ được chia ra thành những nước nhỏ, gọi là Bách Việt, dù điều này không có ghi chép lịch sử xác nhận. Đầu thời kỳ đồ đồng, người Việt gồm khoảng 15 nhóm Lạc Việt khác nhau sống trên vùng núi miền Bắc và miền châu thổ sông Hồng và hơn 12 nhóm Âu Việt sống ở vùng Đông Bắc. Để tiện việc trao đổi buôn bán, phòng chống lụt lội, chống lại kẻ thù những bộ lạc Lạc Việt dần được gom lại thành một nước lấy tên Văn Lang và người đứng đầu tự xưng là Hùng Vương. Có ít nhất 18 đời Hùng Vương cai trị trong thời đại Hồng Bàng, cho đến năm 258 TCN. Các thông tin về các đời vua Hùng dựa nhiều trên các truyền thuyết. Cũng có nhiều bằng chứng khảo cổ học như trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở miền bắc Việt Nam có cùng niên đại với thời kỳ Hồng Bàng, thể hiện một nền văn hóa đồ đồng rất phát triển (văn hoá Đông Sơn). Hình thái xã hội Văn Lang, được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam, có kinh đô đặt ở Phong Châu (nay thuộc tỉnh Phú Thọ). Lãnh thổ gồm Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. • Theo Lĩnh Nam chích quái thì nước Văn Lang đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục, bắc tới Động Đình hồ, nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Chia nước làm 15 bộ (còn gọi là quận) là Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tượng Quận • Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Văn Lang cũng có cương vực và 15 bộ tương tự như được nêu trong Lĩnh Nam chích quái nhưng tên gọi các bộ có khác một ít: Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Việt Thường, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, Cửu Đức và Văn Lang là bộ nơi vua đóng đô. Trong triều đình có các quan Lạc Hầu giúp việc, đứng đầu các bộ là quan Lạc Tướng, đều có thái ấp riêng, các quan nhỏ ở địa phương gọi là Bồ Chính. Con trai vua gọi là "quan lang", con gái vua gọi là "mị nương", nữ lệ gọi là "xảo xứng" (còn gọi là "nô tỳ"). Xã hội phân làm ba tầng lớp là vua quan, dân, nô tỳ (nô lệ). Sinh hoạt về vật chất còn thô sơ, bắc gổ làm nhà sàn để ở, dệt cỏ làm chiếu, vỏ cây làm áo. Ngày thường đàn ông để trần mặc khố, vua quan thì có thêm áo hai mảnh, đàn bà thì mặc váy. Về sản xuất có trồng lúa nước, thuần hóa gia súc, công cụ có lưỡi cày, đồ dùng có thạp, vũ khí có rìu, đi lại có thuyền. 10 [...]... mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN Sở dĩ như vậy vì Sử Ký chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "Sau khi Lã Hậu chết", mà Lã Hậu... tính Âu Lạc 21 LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM c) Diện tích phần Việt Nam ngày nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong Nam Việt, mà diện tích phần Trung Quốc ngày nay chiếm hầu hết nước Nam Việt d) Dân chúng trong phần Việt Nam ngày nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong nước Nam Việt, mà dân chúng trong phần Trung Quốc ngày nay chiếm phần lớn hơn rất nhiều trong nước Nam Việt e) Nước Nam Việt của Triệu Đà được coi là... hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam Bắc thuộc lần thứ nhất Năm 111 TCN, nhà Hán đã chiếm được Nam Việt và chia làm chín quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Nhai, Đạm Nhĩ, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam* có trị sở tại Long Biên • Ghi chú: Khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu -Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng... vua, tồn tại 97 năm (206 - 111 TCN) Bản đồ nước Nam Việt Vấn đề chính thống Nhà Triệu trong lịch sử Trung Hoa là một vua chư hầu trong đế quốc Trung Hoa, nhưng là một giai đoạn lịch sử gây tranh cãi trong những sử gia Việt Nam Người Trung Hoa không công nhận nhà Triệu và Triệu Đà thuộc nước họ vì ông là Nam Việt hiệu úy còn theo quan điểm chính thống ở Việt Nam ngày nay thì Triệu Đà bị coi là giặc xâm... sáng lập với quốc hiệu là Nam Việt, tồn tại từ năm 207 TCN đến năm 111 TCN Lập quốc Năm 214 TCN, nhà Tần sai Đồ Thư (theo cuốn Sử Ký của Tư Mã Thiên, là nguồn sử duy nhất cho các nhà viết sử Trung Hoa và Việt Nam sau này, là Đồ Tuy) đem quân sang đánh vùng Dương Việt, đặt các quận Tượng (nam Hồ Nam) , Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Nam Hải (Quảng Đông), cho Nhâm Ngao (theo cuốn Sử Ký, là Nhiệm Hiêu hay... Đà lập ra nước Nam Việt, tự xưng làm vua nước Nam Việt (hay Nam Việt Vương) Sau khi nhà Tần sụp đổ (206 TCN) Triệu Đà tiếp tục tiến đánh và thu phục quận Quế Lâm vào lãnh thổ Nam Việt Quan hệ với nhà Hán Lưu Bang lên ngôi đế (tức là Hán Cao Tổ), cử Lục Giả đi sứ để phong vương cho Triệu Đà Theo Trần Trọng Kim, mà không có trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, nguồn sử duy nhất cho các nhà viết sử sau đó, ban... nối của thời Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam Nguồn gốc Người Âu Việt phía bắc Lạc Việt Cùng tồn tại ở vùng Bắc Bộ vào thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt và người Thái Cuối thời kỳ Hồng Bàng, các bộ tộc Âu Việt lập ra nước Thục ở mạn đông bắc của Văn Lang (thuộc khu vực đông nam Quảng Tây ngày nay), nhưng vẫn thường xuyên giao lưu với Lạc Việt Đến đời Thục Phán (蜀泮),... ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử Ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử Ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo • Ghi chú: trong sử ký Tư Mã Thiên nói đến nước Âu Lạc có thể không chỉ Bắc Việt Nam ngày nay, nhiều khả năng thêm cả vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây của người Bách Việt mà người Hán chưa mở rộng đến được Triệu Đà xưng đế ở phương Nam gồm có... người Việt cổ tới tận thời Hai Bà Trưng vẫn chưa có họ Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Viện Sử học Việt Nam, chữ "Hùng" trong "Hùng Vương" thực ra là lấy từ tên các vua nước Sở, một nước chư hầu thời nhà Chu của Trung Quốc Các vua Sở đều có tên mang chữ Hùng như: Hùng Thông (Sở Vũ vương), Hùng Vận (Sở Thành vương), Hùng Hòe (Sở Hoài vương) Tổ tiên nước Sở vốn có tên là Hùng Dịch Bởi Bách Việt. .. rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam Tiểu sử Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, hai bà nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu[1] Mẹ hai bà là bà Man Thiện, theo truyền thuyết và thần tích bà là người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây), có tên là Trần Thị Đoan, chồng mất sớm Bà . phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử. Một vấn đề khác là họ Hùng: Các sử gia cho rằng, người Việt cổ tới tận thời Hai Bà Trưng vẫn chưa có họ. Theo sách Lịch sử Việt Nam, tập 1 của Viện Sử học Việt Nam, chữ "Hùng" trong. Bàng Hồng Bàng là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa nhiều trên các truyền thuyết chuyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử. Niên đại Thời kỳ Hồng

Ngày đăng: 25/10/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w