1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM

347 1,3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 347
Dung lượng 7,14 MB

Nội dung

Nữ tướng Lê Chân không chỉ là niềm tự hào của người dân Hải Phòng nói riêng mà còn là niềm tự hào của dân tộc ta đặc biệt là đối với người phụ nữ Việt Nam

Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Du Lịch BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Tùng Thực hiện: Lớp A3K18 Năm 2010 ĐỀ TÀI : HỒ QUÝ LY 133 Người thực hiện: Trần Đình Hưng 133 Lớp: A3K18 .133 I.TIỂU SỬ 133 Người thực hiện: Nguyễn Xuân Huy 143 Lớp: A3K18 .143 I. TIỂU SỬ .143 II. CUỘC ĐỜI .143 1.Gặp gỡ Nguyễn Trãi .143 2.Vụ án Lệ Chi Viên .144 * Quan điểm của các sử gia .144 * Trong văn học nghệ thuật .146 3.Được lập miếu thờ 146 4.Truyền thuyết rắn báo oán 147 1.Bùi Thị Xuân : Nữ tướng tài ba 168 2.Tính Cách Của Một Nữ Tướng .169 a) Có tấm lòng thương dân 169 b)Không vì tình riêng .169 c)Bại trận vẫn hiên ngang 169 Ngoài thái độ hiên ngang khi bị hành hình, người ta còn truyền rằng khi nghe Bùi Thị Xuân bị bắt, chúa Nguyễn Ánh bèn sai người áp giải đến trước mặt rồi hỏi với giọng đắc chí: Ta và Nguyễn Huệ ai hơn? 169 ĐỀ TÀI: TRẦN KHÁT CHÂN .178 Người thực hiện: Nguyễn Văn Mạnh .178 I. TIỂU SỬ 179 3. Vinh danh .181 III. HUYỀN TRÂN VỚI THI CA NGHỆ THUẬT .185 .185 iii. TƯỞNG NHỚ 185 Đền thờ Huyền Trân công chúa .185 Địa chỉ: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 185 1.Hoàng hậu Nhà Lý 187 2.Góp phần xây dựng nhà Trần 187 3.Mối quan hệ với Trần Thủ Độ 188 ĐỀ TÀI: LÊ PHỤNG HIỂU 189 Người thực hiện: Đỗ Quang Minh 189 I.TIỂU SỬ 189 Lê Phụng Hiểu (? - ?) là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý đó là vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông là người có công rất lớn trong việc phò vua Lý Thái Tông tức Lý Phật Mã lên ngôi 189 II. SỰ NGHIỆP 190 1. Phò tá nhà Lý .190 a. Dẹp loạn Tam Vương 190 b. Nhậm chức Đô thống Thượng tướng quân .190 2. Giai thoại 190 a) Một mình địch lại cả một làng 190 b) Lê Phụng Hiểu và sự tích thác đao điền .191 ĐỀ TÀI: NGUYỄN CẢNH CHÂN .192 Người thực hiện: Trịnh Thị Ngân .192 ĐỀ TÀI: QUANG TRUNG NGUYỄN HUỆ .197 Người thực hiện: Nguyễn Quỳnh Như .197 1.Công hộ giá .202 2.Anh dũng hy sinh 202 2 ĐỀ TÀI: MẠC ĐĂNG DUNG .208 Người thực hiện: Vũ Thị Nhuần .208 2. Làm vua 214 3. Quan hệ với nhà Minh .215 216 a. Năm 1528 .216 b. Đầu hàng năm 1540 .216 II. CUỘC ĐỜI 224 1.Người học trò xuất sắc của Chu Văn An .224 Ông là một trong những học trò xuất sắc của Chu Văn An, đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ) và ra làm quan vào năm 1323, dưới thời vua Trần Minh Tông. Năm 1345, ông được cử làm Chánh sứ sang thương thảo với nhà Nguyên; sau khi trở về, ông được giao giữ chức Chưởng bạ thư khiêm khu mật tham chính, và 12 năm sau ông được thăng đến chức Nhập nội hành khiển tri khu mật viện sự, rồi thăng lên chức Nhập nội nạp ngôn. Vào những năm 60 của thế kỉ 14, ông được cử trông coi việc phòng thủ biên cương .224 Phạm Mạnh là bạn thân của Lê Quát, cả hai đều nổi tiếng về văn học cũng như đạo đức cuối đời Trần. Đã nhiều lần ông cũng Lê Quát muốn sửa đổi một số chế độ nhà Trần, song không được nghe theo. Phạm Mạnh là một trí thức Nho giáo, sống có hoài bão, mang nặng ưu tư trước bao biến thiên của thời cuộc. Ông có nhiều trăn trở trước sự suy thoái của đạo Thánh hiền ở cuối đời Trần. Người ta thường nói đến thái độ bài Phật của Lê Quát, và đôi khi còn gán ghép cho ông, nhưng đọc lại bài văn bia của Lê Quát viết về chùa Thiệu Phúc (Bắc Giang), và bài văn bia do ông viết ở chùa Sùng Hưng (núi Văn Lỗi), chúng ta chẳng tìm thấy có điểm nào được gọi là “bài Phật”, mà nói như Gs Nguyễn Huệ Chi, bài văn bia của Lê Quát “thực chất chỉ là một lời tự thú về cái bất lực của một tín đồ nhà Nho trước cảnh hiu quạnh của môn phái mình” mà thôi .224 Tuy là một nhà Nho nặng lòng trắc ẩn với đạo Thánh hiền, nhưng Phạm Mạnh lại là người có những chiêm nghiệm rất thâm trầm về triết lý nhà Phật. Qua những tác phẩm thơ văn ông để lại, đặc biệt là bài thơ đề vịnh chùa Báo Thiên và bài văn bia chùa Sùng Hưng, chúng ta thấy rằng, Phạm Mạnh là người có ý thức rất rõ trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống và nguồn mạch tâm linh của dân tộc. Theo ông, ngôi chùa không chỉ là nơi quy hướng tâm linh của người dân mà còn là điểm hội tụ của hồn thiêng sông núi, là giềng mối muôn đời hộ trì cho sự an nguy của nước nhà. Nếu không có được một tâm thức như vậy thì trong bài bi minh chùa Sùng Hưng, núi Vân Lỗi, ông cũng không thể viết được rằng: Kề non Vân Lỗi, Am cỏ bên sông, Người đứng xây dựng, Giới tuệ viên thông, Kẻ sống người chết, Nghìn năm phúc chung, Chúng sinh cứu vớt, Từ bi rủ lòng, Bến mê dẫn đặt, Muôn loài qua sông, Mọi người hớn hở, Khắp chốn ngóng trông, Đạo huyền sâu lắng, Bờ bến khôn cùng…” 224 2. Nhà thơ yêu nước .224 Ngoài việc là một vị quan tài giỏi, ông còn là nhà thơ yêu nước có tập "Hiệp Thạch tập". Tại núi Kính Chủ ở quê hương ông, trên vách đá có khắc bài thơ và bút tích của ông 224 Trước tác của Phạm Mạnh còn lại không nhiều, ngoài bài văn bia chùa Sùng Hưng nói trên, hiện chỉ còn 33 bài thơ được chép rải rác trong Việt âm thi tập, Trích tuyển chư gia luật thi, Trích diễm thi tập và Toàn Việt thi lục. Trong đó, có khá nhiều bài thơ vịnh cảnh những ngôi chùa nổi tiếng ở Thăng Long và những vùng lân cận,như Đề Cam Lộ tự (Đề vịnh chùa Cam Lộ), Đông Sơn tự hồ thượng lâu (Lầu trên hồ chùa đông Sơn), Du Phật Tích Sơn ngẫu đề (Thăm chùa núi Phật Tích ngẫu hứng đề thơ)… 225 Đặc biệt, bài thơ Đề Báo Thiên tháp mà ông để lại, đối với hậu thế hôm nay, đó là một lời hoài vọng ngậm ngùi, và cũng là một tư liệu lịch sử quý giá, là “của tin còn lại” về một danh lam bậc nhất của đất Thăng Long xưa, từng được tôn vinh An Nam tứ đại khí trong suốt hơn 800 năm, trước khi bị Giám mục Puginier cấu kết với gian thần Nguyễn Hữu độ cho triệt phá để xây dựng nhà thờ Lớn, Hà Nội vào năm 1883: 225 Trấn áp đông tây củng đế kỳ Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy Sơn hà bất động kình thiên trụ 3 Kim cổ nan ma lập địa chùy Phong bãi chung linh thời ứng đáp Tinh di đăng chúc dạ quang huy Ngã lai dục thử đề danh bút Quản lĩnh xuân giang tác nghiễn trì 225 Trấn áp đông tây giữ đế đô 225 Hiên ngang ngọn tháp đứng trơ trơ .225 Non sông vững chãi tay trời chống 225 Kim cổ khôn mòn đỉnh tháp nhô 225 Thỉnh thoảng gió lay chuông ứng đáp .225 Đêm đêm sao xế đuốc khôn mờ 225 Tới đây những muốn dầm ngòi bút .225 Chiếm cả dòng sông mài mực thơ 225 (Đào Thái Tôn dịch ) .225 Bài thơ này có thể được Phạm Mạnh trước tác trước năm 1368, trong thời gian ông còn làm quan ở kinh thành Thăng Long. Sau năm 1368, ông được cử đi xét duyệt quân binh ở các lộ rồi lui về ở ẩn, và không biết ông đã mất vào năm nào. 225 III. TƯỞNG NHỚ 226 Hiện nay các văn bia của Phạm Mạnh được tìm thấy ở động Kính Chủ hay còn gọi là Động Dương Cốc từng được phong là “Nam Thiên đệ lục động”. Đây là một trong 22 hang động trên núi Dương Nham (xã Phạm Mệnh) , huyện Kinh Môn, Hải Dương 226 Ngoài ra bài vị của ông cũng được thờ ở văn miếu Mao Điền ở làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền (Cầm Giàng, Hải Dương) với lịch sử hơn 500 năm, cùng với bài vị của Khổng Tử, ông tổ của đạo Nho , các bài vị của danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, thầy giáo Chu Văn An, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhà toán học Vũ Hữu, Danh y Tuệ Tĩnh, nữ tiến sĩ đầu tiên Nguyễn Thị Duệ .226 Tên của Phạm Mạnh cũng được dùng để đặt tên một con phố nhỏ ở HN. Phố Phạm Mạnh là đất cũ trong Cục Bảo Toàn. Phố này vốn ngày xưa là nơi đúc tiền thời Nguyễn (còn gọi là Tràng Tiền), do đó thời Pháp thuộc gọi là phố "Xưởng đúc tiền" (Rue de la Sapèquerie). Sau năm 1945, phố được mang tên Phạm Mạnh 226 Hậu thế hôm nay, mỗi khi hoài niệm về chùa Báo Thiên, gợi nhắc lại An Nam tứ đại khí, vẫn mãi biết ơn ông về bài thơ này. Khắp các tỉnh thành cả nước, hiện đều có những con đường được mang tên ông .226 I.TIỂU SỬ .227 II. CUỘC ĐỜI 227 1. Nã đại bác vào tòa khâm sứ đồn Mang Cá .227 ĐỀ TÀI: CÁC CHÚA NGUYỄN 257 Người thực hiện: Đặng Thị Thu Thảo .257 Lớp: A3K18 .257 I. CHÍN CHÚA 257 1. Xuất thân 261 2. Thời gian tại kinh thành Huế 261 3. Phong trào Cần Vương 261 II. CUỘC ĐỜI LƯU VONG 262 1. Lưu vong .262 IV. KẾT LUẬN 263 Cuộc đời và những câu chuyện kể về vua Hàm Nghi - vị vua tài năng và có số phận kỳ lạ không chỉ được ghi lại trong lịch sử của nước Việt Nam, mà còn đi vào văn học, tiểu thuyết nước ngoài như một câu chuyện cổ tích thần kỳ 263 ĐỀ TÀI: TỐNG DUY TÂN .274 Người thực hiện: Vũ Thị Thu .274 Lục long thiên ngoại cách yên phân .281 Ngoài trời xe ngựa khói mây mờ .281 1. Bối cảnh lịch sử 319 4 2. Diễn biến 320 ĐỀ TÀI: LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ Người thực hiện: Lê Thị Ngọc Ánh Lớp: A3K18 Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn tự hào có một nền văn hiến lâu đời với hơn 4000 nghìn năm lịch sử hào hùng. Có được những trang sử hào hùng ấy là nhờ công lao của biết bao thế hệ cha ông, tổ tiên và các bậc tiền nhân hào kiệt đã nối tiếp nhau thêu dệt nên. Đặc biệt phải kể đến những trang sử vẻ vang của buổi đầu dựng nước khi khai thiên lập địa,đánh dấu sự khởi đầu của đất nước ta, làm nên bước ngoặt cho lịch sử dân tộc Việt. Đó là trang sử về Lạc Long Quân và Âu Cơ – về tổ tiên con dân nước Việt, về nguồn cội dòng giống dân tộc Việtsự hình thành nhà nước đầu tiên của chúng ta. Tác phẩm nghiên cứu lịch sử mang tên “Lạc long Quân và Âu Cơ” hứa hẹn sẽ mang lại cho các bạn nguồn cảm hứng, cái nhìn toàn diện, những khám phá mới mẻ, hoài niệm thú vị về đề tài Lạc long Quân và Âu Cơ . Tác phẩm gồm 5 phần xuyên suốt và thống nhất theo một chủ đề. • Phần I: Lạc Long Quân và Âu Cơ. • Phần II: Ý nghĩa và giá trị. • Phần III: Chuyện bên lề. • Phần IV: Con Rồng Cháu Tiên. • Phần V: Khám phá hình ảnh. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã khởi đầu bằng một huyền thoại cao đẹp, huyền thoại "Con Rồng Cháu Tiên". Cách đây lâu đời lắm, ở Lĩnh Nam có một thủ lĩnh tên là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, sức khoẻ tuyệt trần, lại có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Một hôm, Kinh Dương Vương đi chơi hồ Ðộng Ðình, gặp Long Nữ là con gái Long Vương, hai người kết duyên thành vợ chồng và ít lâu sau sinh được một người con trai, đặt tên là Sùng Lâm. Lớn lên Sùng Lâm rất 5 khoẻ, một tay có thể nhấc bổng lên cao tảng đá hai người ôm. Cũng như cha, Sùng Lâm có tài đi lại dưới nước như đi trên cạn. Khi nối nghiệp cha, chàng lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lúc bấy giờ ở đất Lĩnh Nam còn hoang vu, không một nơi nào yên ổn, Lạc Long Quân quyết chí đi du ngoạn khắp nơi. Chàng đã giúp dân trừ được rất nhiều tai ương, hoạn nạn như diệt Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh. Không những thế chàng còn chỉ cho nhân dân biết cách trồng lúa, đánh cá, làm nhà mà làm ăn sinh sống. Chàng được nhân dân khắp mọi nơi yêu quý, khâm phục. Lạc Long Quân đi tuần thú gặp Âu Cơ (con gái Đế Lai-người từ phương Bắc) ở động Lăng Xương (nay là huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) kết duyên thành vợ chồng, đưa về núi Nghĩa Lĩnh. Tục truyền rằng, Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con lớn lên, Lạc Long Quân đã nói với Âu Cơ rằng: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó .” Vì thế, hai vị đã chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền được lâu dài. Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước làm 15 bộ. Nơi vua ở là bộ Văn Lang, con trai vua gọi là Quan Lang, con gái vua gọi là Mỵ Nương, tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, các quan gọi là Bồ chính, đời đời cha truyền con nối gọi là Phụ đạo.Tương truyền đã truyền cho nhau 18 đời vua đều lấy hiệu là Hùng Vương, trị vì đất nước trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN đến năm 258 TCN), trở thành tổ tiên của các tộc người, dòng họ Việt Nam ngày nay. Lạc Long Quân là người mở mang cõi Lĩnh Nam, đem lại sự yên ổn cho dân. Vua Hùng là người dựng nước, truyền nối được mười tám đời. Do sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ, nên dân tộc Việt Nam vẫn kể mình là dòng giống Tiên Rồng. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên lần đầu tiên được chép trong cuốn Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp với tựa đề Hồng Bàng Thị. Không đơn thuần chỉ phản ánh một nguồn cội con người, một giống nòi dân tộc, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ còn chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa toát lên ở nhiều khía cạnh về đất nước và con người Việt Nam: về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, tâm linh… Câu chuyện thần thoại mà thấm đẫm ý nghĩa, giá trị lịch sử và nhân văn cao cả; ăn sâu vào nếp nghĩ và tâm hồn người Việt. Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ đánh dấu sự ra đời nhà nước đầu tiên của dân tộc ta, quốc hiệu là Văn Lang, kinh đô đóng ở Phong Châu (Phú Thọ), chia nước làm 15 bộ (bao gồm :Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phú Lộc, Việt Thường, Cửu Đức, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải,Vũ Định, Hoài Hoan, Cửu Chân, Bình Văn, Tân Hưng, nơi vua ở là bộ Văn Lang ) đều là đất thần thuộc của Hùng Vương. Nhà nước Văn Lang từ khi thành lập đã là một nhà nước độc lập, tự 6 chủ, có bờ cõi, lãnh thổ riêng, có tổ chức chính trị riêng, được phân công quản lí rõ ràng , đứng đầu là vua Hùng. Qua câu chuyện, chúng ta có thể thấy sự hình thành nhiều tập tục trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và văn hóa có giá trị sâu sắc còn lưu truyền đến ngày nay như: Làm nhà sàn, trồng lúa nếp, thổi cơm lam, tục vẽ mình, vẽ mắt thuyền khi ra khơi đánh bắt…Nhân dân biết giúp đỡ nhau , dựa vào nhau cùng chung sống. Với sức mạnh phi thường của Lạc Long Quân, chàng đã cứu giúp nhân dân khỏi 3 hoạn lớn. Những địa danh nổi tiếng như: núi Cẩu Đầu Sơn, Cẩu Đầu Thủy, đảo Bạch Long Vĩ đã được hình thành từ việc giết Ngư Tinh. Và đầm Xác Cáo, nay là Tây Hồ có tên nhờ việc diệt Hồ Tinh. Vùng Quỷ Xương Cuồng cũng nhờ dự đánh đuổi Mộc Tinh của chàng. Cộng đồng người Việt đã góp mặt vào cộng đồng nhân loại từ rất lâu đời cách đây hơn 4000 năm, sinh sống và phát triển thành một xã hội to lớn. Con người Việt Nam từ buổi sơ khai hình thành đã có những phẩm chất tốt đẹp đáng quý không thua kém gì con người trên khắp thế giới. Người Việt có tiếng nói riêng và có ý thức dân tộc sâu sắc; cùng nhau thêu dệt nên bản sắc dân tộc Việt. Người Việt Nam tin rằng mình vốn thuộc dòng giống Tiên Rồng ,bởi thế đối với người Việt Nam nói riêng, con rồng thực sự là một con vật hết sức thiêng liêng và cao quý. Rồng là tổ tiên của con người Việt Nam. Nó tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực của dân tộc Việt Nam và được nhân dân khắp nơi quý trọng, tôn thờ. Con rồng trong Phật giáo là linh vật Hộ Pháp, tức là bảo vệ cho giáo lí Phật giáo và những ai theo đuổi giáo lí đó. Con rồng được xem là một trong tứ quý: Long, Lân, Quy, Phụng. Nhiều nơi người ta lập đền thờ để thờ con rồng. Tiên được quan niệm là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn rồng thì được coi là chúa tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa. Qua biểu tượng rồng tiên trên đây ông bà tổ tiên muốn dạy chúng ta rằng: con người là một kết hợp vừa biến hóa vừa trường cửu, vừa vật chất, vừa siêu phàm, vừa linh ẩn, vừa thường hằng, vừa xinh đẹp dịu hiền, vừa hùng dũng cương quyết, vừa tình vừa lý, vừa chan chứa yêu thương, vừa uy lực vô song. Và để tưởng nhớ các bậc thủy tố, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước ,nhân dân Việt Nam nhiều nơi đã xây các công trình đền thờ, khu di tích lịch sử, bảo tàng văn hóa lịch sử về Lạc Long Quân, Âu Cơ và các vị vua Hùng nhằm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”,tấm lòng hiếu đạo của những người con đất Việt. Hàng năm nhân dân đều tổ chức các lễ hội, lễ hành hương, các chương trình văn hóa nghệ thuật để bày tỏ tình cảm của mình với tổ tiên. Như đền Mẫu Âu Cơ ở Hạ Hòa – Phú Thọ, đền Báo Ân ở Hưng Yên; đền Lạc Long Quân ở Việt Trì – Phú Thọ, đền Kim Liên ở Hà Nội, đền Tổ đình Quốc tổ Lạc Hồng ở phường 3 – Gò Vấp- tp Hồ Chí Minh . 7 Thời Hùng Vương đã trở thành huyền sử; có sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao và cổ tích lưu truyền trong dân gian. Nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn sâu vào tâm linh người Lạc Việt. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc dưới ách đô hộ phong kiến Bắc phương; tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch sử; tâm linh của người Lạc Việt vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Ngày giỗ Tổ 10 – 3 là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng nhất của người Lạc Việt. Dù đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba Dù ai buôn bán gần xa Nhớ ngày giỗ tổ hang ba mùng mười Huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ mãi mãi trường tồn với non nước, con người Việt Nam. Nó không những trở thành một ý niệm thiêng liêng, lòng tự hào , tự tôn dân tộc của nhân dân Việt Nam, mà còn là một biểu tượng cao đẹp của dân tộc Việt Nam mà bạn bè khắp năm châu luôn ngưỡng mộ. Câu chuyện thuở xưa còn gìn giữ đến ngày nay đã phản ánh rất sinh động linh hồn người Việt, xứng đáng mang một tầm vóc lịch sử quốc gia của một dân tộc anh hùng. 8 ĐỀ TÀI: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY Người thực hiện: Đặng Tuấn Anh Lớp: A3K18 Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam, bánh chưng là món ăn truyền thồng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu với cha ông và trời đất, xứ sở. Nó có nguồn gốc từ thời vua Hùng thứ VI. Bánh chưng song hành cùng lịch sử dân tộc và trở thành biểu tượng của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Bánh chưng được gói từ lá dong với thịt lợn, đỗ xanh, gạo nếp. Bánh được làm vào các dịp Tết Nguyên Đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 Âm lịch). Dịp Tết ngày nay ít thấy cảnh các bà các chị tất bật chuẩn bị làm bánh chưng, nào rửa lá dong, nào ngâm gạo hay đãi đỗ, cảnh trẻ con háo hức xem bố mẹ gói bánh, cảnh già trẻ lớn bé ngồi quây quần bên bếp lửa nấu bánh chưng, mặc cho ngoài trời sương lạnh giá. Với nhiều thế hệ, chiếc bánh chưng là niềm hân hoan của ngày Tết sum vầy, đoàn tụ. Những chiếc bánh đẹp, đầy đặn, vuông vức được dành riêng để cúng Tổ tiên. Bánh chưng vẫn nhắc nhở con cháu ngàn đời về truyền thống dân tộc. Ngày nay, nguyên liệu làm bánh chưng vẫn vậy, vẫn gạo nếp, lá dong, thịt mỡ, đỗ xanh. Bánh muốn ngon thì phải chuẩn bị nguyên liệu thật kĩ: gạo ngâm đãi thật kĩ,đậu xanh đồ vừa chín tới, thịt phải có cả mỡ, nạc, bì, ướp đủ gia vị, gói xong phải luộc ngay bánh mới xanh. Để chiếc bánh vuông đẹp, chín rền thì lúc gói phải “ đỗ trong gạo, gạo trong lá”, gói chặt tay, không cần ép mà bánh vẫn để được lâu, miếng bánh sau khi cắt nhân đỗ, thịt nạc luôn cân đối ở tất cả các phần. Lại nói về cách cắt bánh, ngày nay, mọi người cắt bánh thành 4 hoặc 8 phần. Lạt được tước nhỏ, đặt theo hình chữ thập chính giữa bánh, rồi lại đặt 2 chiếc lạt theo 4 góc thành một hình chữ thập nữa. Kế đó, lật ngược chiếc bánh lên, thắt lạt lại theo thứ tự để cắt bánh. Với cách cắt này, các miếng bánh thật đều nhau, đều có cả thịt và nhân đỗ. Thế nhưng, rất ít người biết đến cách bánh của người xưa. Người xưa cắt bánh thành 9-16 miếng vuông vức. Những miếng bánh ở giữa được dành cho người lớn tuổi. Nhưng miếng bánh xung quanh được dành cho cha mẹ,tiếp theo nữa là dành cho con cháu. Điều dó thể hiện truyền thống tôn trọng người cao tuổi,"kính già, già để tuổi cho" của dân tộc. Song hành với bánh chưng là bánh dày. Bánh có hình tròn, thường được làm bằng gạo nếp. Bánh được làm chủ yếu trong dịp giỗ tổ Hùng Vương. Cách làm bành tuy đơn giản nhưng lại rất kì công. Người ta chọn loại gạo nếp ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lượt), rồi giã trong cối tới khi có được một khối bột nếp chín dẻo quánh. Đây là công việc đòi hỏi sức vóc, thường chỉ nam thanh niên làm vì bột nếp chín đặc biệt dính và quánh, việc nhấc chày lên cũng không đơn giản. Nếu giã không nhuyễn hẳn ăn còn hạt gạo sẽ mất ngon, dễ bị "lại" bánh. Thường thường người ta có thể dùng chút mỡ lau vào đầu chày giã cho đỡ bị bết dính, nhưng óc lợn hấp chín được sử dụng cho 9 mục đích này nhiều hơn. Bánh dày loại phổ biến nhất là loại bánh dày trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1 đến 2 cm. Cứ 2 cái bánh thì thành một cặp. Người mua có thể chọn mua một cái hay cả cặp và thường kẹp ăn chung với giò lụa, ruốc… Có một địa danh gắn liền với bánh dày, đó là bánh dày Quán Gánh (trên đường từ Hà Nội đi Hải Dương. Khi đi qua địa danh giáp Hà Nội này, người ta thường gặp nhiều sạp bán bánh dày Quán Gánh. Loại bánh này thường bán thành một cọc gồm 5 bánh, nhân mặn hoặc nhân ngọt, gói trong lá chuối tươi. Các loại bánh của nông thôn miền bắc Việt Nam kể trên thường để không được lâu, có lẽ chỉ một ngày là se mặt hoặc lại gạo hoặc ôi thiu. Với loại bánh dày của người vùng cao thì khác. Bánh được chế biến cùng cách kể trên mỗi dịp Tết, song được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than như bánh tổ Dáng vuông của bánh chưng, dáng tròn của bánh dày đã thể hiện vũ trụ quan của người Việt cổ. Hình tròn tượng trưng cho bầu trời,hình vuông tượng trưng cho mặt đất.Người xưa đã khéo léo lựa chọn hai sản vật thật đặc biệt dâng lên trời đất, dâng lên tổ tiên. Hai thứ bánh này cũng thể hiện sụ tương giao hòa hợp của hai hình thể "rỗng" và "đặc", "vuông" và "tròn"- tuy tương khắc nhau như "trời" và "đất", "đàn ông" và "đàn bà" nhưng phải kết giao với nhau, tạo nên vạn vật. "Lễ vuông tròn" của bánh chưng - bánh dày thể hiện tình cảm gắn bó thủy chung của vợ chồng, giống như câu thơ của Nguyễn Du: "Trăm năm tính cuộc vuông tròn Phải dò cho đến ngọn nguồn lạch sông." Bánh chưng - bánh dày đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam. Qua hàng ngàn năm,bánh chưng-bánh dày vẫn trường tồn,vẫn cách làm ấy,vẫn nguyên liệu ấy, vẫn hương vị ấy . Bánh chưng-bánh dày thể hiện truyền thống quý báu của nhân dân ta. Đặc biệt,chiếc bánh chưng là tín hiệu của ngày Tết,là biểu tượng của sum họp,đoàn tụ,là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết: "Thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ, Cây nêu,tràng pháo,bánh chưng xanh." 10 [...]... hiện: Nguyễn Thị Vân Anh Lớp: A3K18 I TIỂU SỬ Hai Bà Trưng là tên gọi chung của Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai chị em là những nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc Việt Nam Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia độc lập với kinh đô tại Mê Linh và xưng vương Đại Việt Sử Kí toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam Lịch sử và truyền thuyết kể rằng hai chị em thuộc... Triệu Ẩu (趙嫗), thấy xuất hiện lần đầu trong Nam Việt chí, Giao Châu ký (thế kỷ 4, 5) rồi đến Thái bình hoàn vũ (thế kỷ 10) chua dưới mục Quân Ninh (tức Quân Yên cũ) Trước đây, Hồng Đức quốc âm thi tập, Đại Việt sử ký toàn thư, Thanh Hoá kỉ thắng, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục đều gọi bà là Triệu Ẩu Sau, sử gia Trần Trọng Kim khi cho tái bản Việt Nam sử lược đã không giải thích mà chỉ ghi chú... tượng này khoác lên cho bà… (tr 345) 35 ĐỀ TÀI: LÝ NAM ĐẾ Người thực hiện: Nghiêm Trần Minh Anh Lớp: A3K18 Lý Nam Đế (503 – 548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam Ông tên thật là Lý Bí , còn gọi là Lý Bôn, người làng Thái Bình, phủ Long Hưng, Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội) Lý Nam Đế có tài văn võ Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi... xưng là Nam Đế (vua nước Nam) , đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (chưa rõ ở đâu, có lẽ gần thành phố Bắc Ninh ngày nay) I NGUỒN GỐC Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của Lý Nam Đế là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Việt Nam (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đạo Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thể kỷ Chính sử Trung... Đại Việt sử ký toàn thư và Lịch triều hiến chương loại chí ghi ông là người Thái Bình, phủ Long Hưng Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: "tên Thái Bình đặt từ thời Đường (618-907), còn Long Hưng đặt từ thời Trần (1225-1400)", như vậy gọi Thái Bình và Long Hưng là gọi theo tên sau này đặt Các sử gia nhà Nguyễn xác định Long Hưng thuộc Thái Bình và cho rằng quê Lý Bí thuộc Thái Bình Việt Nam Sử. .. nhau này cần phải tra cứu thêm IX HÌNH TƯỢNG VÚ DÀI Sách Những trang sử vẻ vang… giải thích: Phụ nữ khổng lồ, vú dài… là huyền thoại về bà Mẹ-Đất (terre-Mère, Déesse-Mère) Sau hình tượng đó được khoát cho bất kỳ một phụ nữ hiệt kiệt nào (tr 129) Các tác giả sách Lịch sử Việt Nam (tập I) cũng đều cho rằng huyền thoại về một người phụ nữ có "vú dài ba thước" vốn rất phổ biến ở phương Nam, từ Hợp Phố đến... nghĩa sâu đậm trong đời sống văn hóa của người Việt Nam Với người Việt Nam, trầu cau là biểu hiện nét văn hóa độc đáo của dân tộc Miếng trầu chứa đựng nhiều tình cảm, nhiều ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó thân thiết trong tâm hồn mỗi người Trong mấy ngàn năm lịch sử cho đến ngày nay và có lẽ là mãi mãi, trầu cau luôn hiện diện trong 22 đời sống các dân tộc Việt Nam và các dân tộc châu Á Dù giàu nghèo ai... phong phú, kết hợp giữa những yếu tố hư cấu với các yếu tố lịch sử, ông cha ta đã đưa ra cách lí giải của riêng mình về nguyên nhân mất nước Âu Lạc; bày tỏ tình cảm, thái độ và cách đánh giá về An Dương Vương, Trọng Thuỷ, Mị Châu, những nhân vật của một thời kì lịch sử Đồng thời, thông qua tác phẩm, ông cha ta cũng để lại những bài học lịch sử cho con cháu muôn đời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ... trước để là Triệu Ẩu Nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh (tr 52) Kể từ đó, có nhiều lý giải khác nhau: Sử gia Phạm Văn Sơn: vì người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu (Ẩu có nghĩa là mụ) để tỏ ý khinh mạn (tr 205) 34 Nhóm tác giả sách Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10, quyển 1, tập 1): sách sử Trung Quốc gọi bà là Triệu Ẩu với nghĩa xấu (người vú em) (tr 109) Một số người lại giải thích “ẩu” nghĩa... càng phong phú, nên nhiều người thường buôn trầu cau từ miền nam ra miền bắc Cây trầu và cây cau là hai loại cây địa phương Việt Nam, được người bản địa sử dụng lâu đời, và việc ăn trầu trở thành một phong tục chủ chốt trong mọi sinh hoạt truyền thống của người Việt và đặc biệt luôn luôn có mặt trong lễ cưới hỏi của người Việt Khi về già, người Việt còn dùng một cái cối nhỏ để xoáy cau trầu cho mềm mà . Viện Đại học Mở Hà Nội Khoa Du Lịch BÀI TẬP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Mạnh Tùng Thực hiện:. A3K18 Đất nước Việt Nam, con người Việt Nam luôn tự hào có một nền văn hiến lâu đời với hơn 4000 nghìn năm lịch sử hào hùng. Có được những trang sử hào hùng

Ngày đăng: 06/04/2013, 08:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w