1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng tổ chức quản lý trường lớp

56 2,7K 70

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 526,78 KB

Nội dung

Đại học Quốc gia Hà Nội Khoa Sư phạm Bộ môn Tâm lí - Giáo dục tổ chức - quản lý trường, lớp và hoạt động giáo dục (Tập bài giảng cho sinh viên các lớp cử nhân sư phạm và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm) Người biên soạn: ThS. Mai Quang Huy Hà Nội, 2007 Mục lục Source from http://www.eduf.vnu.edu.vn/elearning http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning Chương / bài Trang Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tổ chức - quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 4 1.1. Tổ chức - quản lý và quản lý giáo dục 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.2. Các chức năng của quản lý trong lĩnh vực giáo dục 5 1.1.3. Một số nguyên tắc cơ bản của quản lý giáo dục 7 1.2. Quản lý nhà trường trung học phổ thông 13 1.2.1. Cơ cấu tổ chức của nhà trường phổ thông 13 1.2.2 Nội dung quản lý nhà trường phổ thông 14 1.3. Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên trong quản lý nhà trường 16 1.3.1. Giáo viên trong tổ chuyên môn 16 1.3.2. Giáo viên trong các tổ chức đoàn thể và cộng đồng xã hội 16 1.3.3. Giáo viên trong việc quản lý các hoạt động của học sinh 17 Chương 2: Quản lý lớp học 18 2.1. Mục tiêu, đặc điểm của quản lý lớp học 18 2.1.1 Khái niệm 18 2.1.2 Mục tiêu của quản lý lớp học 18 2.1.3 Nội dung và đặc điểm của quá trình quản lý lớp học 19 2.2. Xây dựng môi trường lớp học 21 2.2.1. Xây dựng môi trường vật chất của lớp học 21 2.2.2. Xây dựng môi trường tâm lý của lớp học 23 2.2.3. Thực hành thiết kế các mô hình lớp học để quản lý học sinh 26 2.3. Xây dựng các qui định và chỉ dẫn trong dạy học trên lớp 27 2.3.1. Phân biệt mục tiêu, qui định và chỉ dẫn trong quản lý dạy học 28 2.3.2. Nguyên tắc, cách thức xây dựng các qui định và chỉ dẫn dạy học 30 2.3.3. Thực hành xây dựng qui định và chi dẫn trong dạy học 32 2.4. Quản lý hành vi của học sinh 33 2.4.1. Khái niệm và đặc điểm 33 2.4.2. Một số biện pháp quản lý hành vi trong lớp học 34 2 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning 2.4.3. Xây dựng hồ sơ quản lý hành vi của một số trường hợp điển hình 38 Chương 3: Tổ chức, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 33 3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 33 3.2. Mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 33 3.3. Hình thức, phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 40 3.3.1 Một số hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 40 3.3.2 Các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 41 3.3.3 Phương tiện trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 43 3.4. Đánh giá học sinh trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 43 3.5 Thực hành thiết kế hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 44 3.5.1. Lựa chọn và đặt tên cho hoạt động 45 3.5.2 Xác định mục tiêu hoạt động 45 3.5.3 Xác định nội dung, hình thức hoạt động 46 3.5.5 Tiến hành hoạt động 46 3.5.6 Kết thúc hoạt động 47 Chương 4: Công tác giáo viên chủ nhiệm 48 4.1. Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm 48 4.1.1 Chức năng 48 4.1.2. Nhiệm vụ 50 4.2. Phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 51 4.2.1. Tìm hiểu, phân loại học sinh 51 4.2.2. Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm 51 4.2.3. Tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện 52 4.2.4. Liên kết các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường 52 4.2.5. Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm và ghi chép sổ giáo viên chủ nhiệm 53 4.2.6. Đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh 54 4.3 Thực hành công tác chủ nhiệm lớp 54 3 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning Chương 1 một số vấn đề cơ bản về tổ chức - quản lý Và quản lý nhà trường 1.1. Tổ chức - quản lý và quản lý giáo dục 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Tổ chức (danh từ): Tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung. (động từ): Sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm vụ, hoặc có một chức năng chung. Sắp xếp, bố trí để làm cho có trật tự, nề nếp. Tiến hành một công việc theo một cách thức, trình tự. Quản lý : Thuật ngữ quản lý gồm hai quá trình tích hợp nhau: Quá trình quản gồm coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; quá trình lý là sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ vào thế phát triển. Vì vậy nếu người chỉ huy chỉ lo việc quản thì tổ chức dễ trì trệ, và nếu chỉ quan tâm đến lý thì phát triển không bền vững. Quản lý phải làm cho hệ thống ở trạng thái cân bằng động, vận động phù hợp, thích ứng và có hiệu quả trong môi trường tương tác giữa các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài. Như vậy, quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận động và đạt được mục tiêu của tổ chức. Quản lý giáo dục: Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất. Quản lý nhà trường: Là hoạt động của các cơ quan quản lí nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình đưa nhà trường vận hành theo 4 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, đối với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh. Quan lí lớp học : Là chức năng của giáo viên nhằm hướng dẫn và duy trì học sinh gắn bó với nhiệm vụ học tập, gồm thời gian, không gian, chương trình hoạt động, những quy tắc, hệ thống trách nhiệm, quan hệ, đánh giá và công nhận… Quản lí lớp tốt được thể hiện qua mức độ hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên… 1.1.2. Chức năng của quản lý giáo dục 1.1.2.1 Lập kế hoạch Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục của nhà trường và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Khi tiến hành chức năng lập kế hoạch, người quản lý cần hoàn thành được hai nhiệm vụ là xác định đúng những mục tiêu cần để thực hiện sứ mạng nhà trường và quyết định được những biện pháp có tính khả thi (phù hợp với quan điểm, đường lối theo từng giai doạn phát triển của đất nước) và biến kế hoạch đó thành hiện thực. Nội dung chủ yếu của lập kế hoạch trong quản lí trường, lớp gồm có:  Xác định mục tiêu và phân tích mục tiêu  Xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu (lập bảng gồm các cột - mục và các hàng - nội dung hoạt động)  Triển khai thực hiện các hoạt động trong kế hoạch (giao việc, hướng dẫn, giám sát, thúc đẩy thực hiện các hoạt động cụ thể đã vạch ra ở bảng kế hoạch) .  Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch (đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, báo cáo trước tập thể và cơ quan quản lý cấp trên). 5 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning Như vậy, lập kế hoạch là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào kế hoạch, trong đó chỉ rõ các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới các mục tiêu của tổ chức. 1.1.2.2 Tổ chức Công việc tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra; nó cũng là một quá trình triển khai, điều phối các công việc, các mối quan hệ để thực hiện một công việc. Cấu trúc tổ chức là tổng hợp các bộ phận, đơn vị và cá nhân khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, có quyền hạn và trách nhiệm nhất định được bố trí theo các cấp và các khâu khác nhau, nhưng cùng nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và cùng hướng vào đích chung. Trong quản lý giáo dục nói chung hay quản lý trường, lớp nói riêng có thể xác định cấu trúc tổ chức theo các kiểu mô hình khác nhau. Tổ chức thực hiện kế hoạch thực chất là xác định câu trả lời cho câu hỏi ai làm, phân công phân nhiệm như thế nào và điều phối công việc, lực lượng ra sao để hoàn thành kế hoạch, đạt mục tiêu dự kiến Để thực hiện được vấn đề phân phối và sắp xếp nguồn lực nói chung, nguồn nhân lực nói riêng, chức năng tổ chức thực hiện những nội dung sau:  Xác định cấu trúc tổ chức của hệ quản lý.  Xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự (giáo viên và công nhân viên).  Xác định cơ chế hoạt động và các mối quan hệ của tổ chức.  Tổ chức các hoạt động một cách khoa học và triển khai kế hoạch vạch ra. 1.1.2.3 Chỉ đạo Là quá trình điều khiển, tác động, gây ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người bị quản lí nhằm đạt tới các mục tiêu mà người quản lí đã định với sự huy động tối đa tiềm năng của các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức. 6 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning  Thực hiện quyền chỉ huy (giao việc) và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ  Thường xuyên đôn đốc, động viên và kích thích  Giám sát và điều chỉnh  Thúc đẩy các hoạt động phát triển Việc cần thiết trong quá trình chỉ đạo của người quản lý là tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, thiết bị cũng như các điều kiện khác nhằm giúp cho các đối tượng phát triển (có được sự đổi mới trong phương pháp và đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao). 1.1.2.4. Kiểm tra Kiểm tra trong quản lý là quá trình xem xét các hoạt động và kết quả các hoạt động thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ; mặt khác cũng nhằm đánh giá thực trạng, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ và góp phần đưa toàn bộ hệ thống được quản lý tới một trình độ cao hơn. Kiểm tra là quá trình xem xét, thu thập thông tin ngược về đối tượng kiểm tra nhằm đánh giá và điều chỉnh để đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức. Đánh giá là việc xác định chuẩn mực; phân tích thông tin; so sánh kết quả kiểm tra của việc thực hiện với chuẩn mực đã đề ra và đo lường chúng. Điều chỉnh là việc tư vấn (uốn nắn, sửa chữa); thúc đẩy (phát huy thành tích tốt); hoặc xử lý. Theo tính chất hoạt động của kiểm tra với các vụ việc diễn ra trong quá trình biến đổi có thể phân loại kiểm tra theo hai loại là: kiểm tra phát hiện - sửa chữa và kiểm tra phòng ngừa - ngăn chặn. Quá trình kiểm tra thực hiện theo hai giai đoạn cơ bản là: Xác định mục đích và quy trình kiểm tra và phát hiện mức độ thực hiện mục tiêu của các đối tượng kiểm tra 7 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning 1.1.3. Một số nguyên tắc cơ bản của quản lý giáo dục 1.1.3.1. Tính pháp chế Tăng cường pháp chế XHCN là một nguyên tắc quan trọng tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Điều 12 Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Các cơ quan quản lý giáo dục phải tuân thủ qui chế quản lý hành chính của bộ máy nhà nước. Điều đó có nghĩa là: Cơ quan quản lý giáo dục phải là một cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, có đủ thẩm quyền thực thi quyền hành pháp để quản lý các hoạt động giáo dục của xã hội bằng pháp luật. Các cơ quan quản lý giáo dục phải là một hệ thống cơ cấu có tổ chức và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, thẩm quyền được thể chế hoá bằng những văn bản pháp qui để thực hiện việc quản lý với tư cách là bộ máy nhà nước. Pháp chế có vai trò quan trọng là bảo đảm và bảo vệ quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân. Tăng cường pháp chế là một đòi hỏi cấp thiết của sự nghiệp đổi mới kinh tế - xã hội và đổi mới giáo dục, bảo đảm dân chủ và ngăn chặn, loại trừ các vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật lao động. Vì thế để nâng cao hiệu lực quản lý yêu cầu mọi chủ thể quản lý giáo dục hoạt động trên nguyên tắc pháp chế. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi công tác tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục, của mọi chủ thể quản lý giáo dục phải tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, chống sự lạm quyền, lẫn tránh nghĩa vụ. Mọi cán bộ giáo viên phải tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu của pháp luật và các quy phạm của ngành trong hoạt động của mình. Những người vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật lao động phải được xử lý nghiêm minh. Cán bộ quản lý cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đối tượng quản lý để hình thành cho họ có ý thức pháp luật. Tạo điều kiện để 8 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning mọi cán bộ công nhân viên, giáo viên được nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh những chế độ quy định của nhà nước cũng như nội quy, quy chế của trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các quy phạm của ngành trong phạm vi đơn vị. Phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Giữ vững trật tự, kỷ cương nền nếp trong mọi hoạt động giáo dục . Đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong quản lý giáo dục là điều kiện để giữ nghiêm kỷ luật. Cán bộ quản lý giáo dục nhất thiết phải là những người nắm vững pháp luật, nắm vững các quy phạm của ngành để quản lý đơn vị theo đúng pháp luật. 1.1.3.2. Tính khoa học Nguyên tắc tính khoa học là một nguyên tắc cơ bản của quản lý giáo dục, quản lý giáo dục nhất thiết phải dựa trên những cơ sở khoa học. Lênin đã nói : "không thể nào quản lý nếu không am hiểu thông thạo công việc, không thể nào quản lý nếu không có tri thức đầy đủ về khoa học quản lý" Các nhóm khoa học làm cơ sở chủ yếu cho quản lý giáo dục một cách khoa học là: triết học Mác-Lênin, khoa học tổ chức quản lý, tâm lí học, giáo dục học, các thành tựu của khoa học kĩ thuật được sử dụng vào các khâu của quá trình quản lý (ví dụ như tin học ), phải tổ chức lao động một cách khoa học. Nguyên tắc này không chỉ đòi hỏi quản lý giáo dục phải xây dựng trên hệ thống tri thức sâu rộng, trên sự tổng kết quá trình phát triển của lí luận quản lý, mà phải nhận thức được những qui luật khách quan của giáo dục, của tự nhiên và xã hội, nghiên cứu những qui luật để đó sử dụng trong hoạt động thực tiễn quản lý giáo dục . Quản lý giáo dục là một khoa học tổng hợp, do đó đảm bảo tính khoa học trong quản lý giáo dục là một đòi hỏi tất yếu. đó là yêu cầu về chất của công tác quản lý giáo dục . 9 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning Hoạt động quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng là hoạt động mang tính chất tổng hợp rất cao. Nó không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà phải am hiểu tri thức của nhiều ngành khoa học và sự hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực lý luận quản lý giáo dục. Để đảm bảo tính khoa học trong quản lý giáo dục, người cán bộ quản lý giáo dục phải nắm vững và biết vận dụng các quy luật khách quan, quy luật giáo dục, các tri thức khoa học quản lý vào quá trình tổ chức điều hành các hoạt động giáo dục. Làm tốt công tác dự báo, biết phân tích tổng hợp các sự kiện, hiện tượng giáo dục, các tác động qua lại, phát hiện ra xu hướng phát triển của chúng để có sự điều chỉnh, tác động phù hợp. Phải am hiểu sâu sắc đối tượng quản lý. Tức là người quản lý phải hiểu tường tận về tính chất, nguyên tắc tổ chức các hoạt động giáo dục, các quá trình giáo dục và am hiểu đặc điểm lao động, đặc điểm tâm sinh lý của người giáo viên, cán bộ công nhân viên và học sinh cũng như đặc điểm tâm lý của các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đó là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu để làm cho người quản lý có khả năng điều hành công việc một cách thành thạo. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục mầm non phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học khi ra các quyết định hoặc xử lý thông tin để xác định mục tiêu. Khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào đều phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho người dưới quyền thói quen làm việc có kế hoạch. Người quản lý phải biết lựa chọn, nêu ra được và giải quyết hợp lý những khâu chủ yếu. Việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khác. Cần phải tổ chức lao động của chủ thể quản lý và khách thể quản lý một cách khoa học, phân định trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng tạo nên sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục. Việc quản lý khoa học đòi hỏi phải thường xuyên nghiên cứu, tiếp thu, khái quát kinh 10 [...]... vấn đề phân cấp quản lý trong quản lý giáo dục : một đặc trưng quan trọng của nguyên tắc này, đó là sự phân cấp quản lý thích hợp vấn đề phân cấp quản lý còn liên quan tới nguyên tắc kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ Bản chất của việc phân cấp quản lý là sự uỷ quyền từ cấp quản lý cao hơn cho cấp quản lý thấp hơn Sự uỷ quyền này kèm theo những vấn đề tổ chức, chức năng, nhiệm... kinh tế hợp lý, hiệu quả cao trong đầu tư và quản lý tất cả các lĩnh vực trên địa bàn Do đó, chỉ có quản lý trên địa bàn kết hợp chặt chẽ với quản lý hữu cơ theo ngành mới hình thành được một cơ chế quản lý thích hợp 1.2 Quản lý nhà trường trung học phổ thông 1.2.1 Cơ cấu tổ chức của nhà trường 13 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning Theo Luật Giáo dục 2005, cơ cấu tổ chức các nhà trường trong... đặc điểm của quá trình quản lý lớp học Quản lý lớp học bao gồm rất nhiều các nội dung khác nhau như quản lý hoạt động học của học sinh, quản lý hoạt động dạy của bản thân, quản lý hành vi học sinh và xây dựng môi trường học tập trong lớp Mặc dù các nội dung quản lý khá đa dạng nhưng tất cả các hoạt động diễn ra trong lớp học có những đặc tính sau 2.1.3.1 Tính đa chiều: Trong lớp học giáo viên phải... chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương để quản lí cơ sở vật chất, thiết bị và nhân sự giáo viên và học sinh 1.3 Chức trách, nhiệm vụ của giáo viên trong tổ chức - quản lý nhà trường 1.3.1 Giáo viên trong tổ chuyên môn Giáo viên là thành viên của một tổ chuyên môn trong trường trung học Tổ chuyên môn là một tập thể giáo viên được tổ chức theo môn học hoặc nhóm môn học Trong tổ chuyên môn, giáo... đồng trường Hội đồng trường đối với trường công lập, hội đồng quản trị đối với trường dân lập, trường tư thục (sau đây gọi chung là hội đồng trường) là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xó hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục Nhiệm vụ của Hội đồng trường: ... các tổ chức trong nhà trường nhằm thực hiện một số nhiệm vụ thuộc trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng Tổ chức và hoạt động của các hội đồng tư vấn được quy định trong điều lệ nhà trường 1.2.1.4 Tổ chức Đảng và các đoàn thể Tổ chức éảng Cộng sản Việt Nam trong nhà trường lónh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật 14 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning éoàn thể, tổ. .. môi trường tâm lý của lớp học 2.2.2.1 Khái niệm: Môi trường tâm lý cho học tập có sự liên hệ mật thiết với bầu không khí tâm lý và môi trường giáo dục, trong đó bao gồm kiểu quan hệ giao tiếp, tính thẩm mỹ trong cách sắp xếp không gian lớp học Bên cạnh đó phải kể đến khả năng quản lý học sinh trong lớp học Nhiệm vụ của người giáo viên là tạo bầu không khí tâm lý riêng, một nét văn hoá riêng cho lớp. .. các tổ chức này, tích cực tham gia vào công tác quản lí nhà trường Là một công dân trong cộng đồng địa phương, giáo viên có trách nhiệm gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hiện các chủ trương, chính sách của địa phương 1.3.3 Giáo viên trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động của học sinh trong nhà trường Giáo viên có nhiệm vụ tổ chức, quản. .. quá trình tổ chức và điều hành lớp học diễn ra suôn sẻ Những qui định này liên quan đến mọi hoạt động được tổ chức trong lớp, việc ra vào lớp cũng như việc đến lớp muộn hay thiếu khẩn trương b) Qui định đối với việc học tập: được áp dụng nhằm đảm bảo các hoạt động dạy và học diễn ra suôn sẻ Qui định này bao hàm cả việc mang sách vở, tài liệu đến lớp, làm bài tập và các bài kiểm tra trên lớp c) Qui...http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning nghiệm giáo dục kinh nghiệm quản lý và áp dụng có kết quả vào quá trình quản lý ngành học, quản lý trường học 1.1.3.3 Tập trung dân chủ Tập trung dân chủ là nguyên tắc bắt nguồn từ bản chất của chế độ XHCN, là nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hoạt động quản lý Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ . http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning Chương / bài Trang Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về tổ chức - quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 4 1.1. Tổ chức - quản lý và quản lý giáo dục 4 1.1.1. Một số khái. tác chủ nhiệm lớp 54 3 http://www.daotaoquocte.edu.vn/elearning Chương 1 một số vấn đề cơ bản về tổ chức - quản lý Và quản lý nhà trường 1.1. Tổ chức - quản lý và quản lý giáo dục. Như vậy, quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận động và đạt được mục tiêu của tổ chức. Quản lý giáo dục:

Ngày đăng: 25/10/2014, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w