Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức- Văn bản đến - Văn bản đi - Văn bản nội bộ - Văn bản mật... Khái niệm Quản lý văn bản: là áp dụng các biện pháp về nghiệp
Trang 1Tổ chức quản lý văn bản và con dấu trong các cơ quan, tổ chức
Người biên soạn:
Ths Trần Thanh Tùng - 0912754073
Bộ môn Văn bản và Hành chính học
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn
Trang 2Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
- Văn bản đến
- Văn bản đi
- Văn bản nội bộ
- Văn bản mật
Trang 3Khái niệm
Quản lý văn bản: là áp dụng các biện
pháp về nghiệp vụ nhằm giúp cho cơ quan
và thủ trưởng cơ quan nắm được thành
phần, nội dung và tình hình chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết văn bản, sử dụng và bảo quản văn bản trong hoạt động hàng
ngày của cơ quan
Trang 4M ục đích
• - Nhằm quản lý chặt chẽ, thống nhất văn
bản hình thành trong hoạt động của cơ
quan tránh thất lạc, mất mát, làm lộ bí mật của cơ quan
• - Nhằm tra tìm thông tin trong văn bản
nhanh chóng, chính xác
Trang 51 Quản lý văn bản đến
• a Khái niệm văn bản đến
• b Nguyên tắc quản lý văn bản đến
• c Quy trình quản lý văn bản đến
Trang 6a Khái niệm
Là các công văn, giấy tờ, tài liệu do cơ
quan cấp trên, các cơ quan/đơn vị cấp
dưới và các cơ quan, doanh nghiệp khác gửi đến
Trang 7b Nguyên tắc quản lý văn bản đến
Mọi công văn, giấy tờ đến từ các nguồn khác nhau đều phải đăng ký tập trung,
thống nhất tại văn thư cơ quan/ doanh
nghiệp
Trang 8c Quy trình quản lý văn bản đến
• Bước 1 Tiếp nhận văn bản
• Bước 2 Phân loại sơ bộ
• Bước 3 Bóc bì văn bản
• Bước 4 Đóng dấu đến, ghi số đến và ngày đến của văn bản
• Bước 5 Đăng ký văn bản vào sổ đăng ký đến/ cập nhật vào
phần mềm quản lý văn bản
• Bước 6 Trình lãnh đạo xem xét, phân công giải quyết công
việc
• Bước 7 Lưu văn bản đến (áp dụng cho những văn bản có
tính chất quan trọng, có thể tra tìm nhiều, dùng làm căn cứ pháp lý để giải quyết công việc hoặc xác định trách nhiệm khi có tranh chấp xảy ra)
• Bước 8 Chuyển giao văn bản cho người có trách nhiệm giải
quyết
Trang 9Những lưu ý khi thực hiện một số bước của
quy trình quản lý văn bản đến
• Đối với bước 1: Tiếp nhận văn bản
- Phải kiểm tra sơ bộ về số lượng, tình
trạng bì thư, nơi nhận
- Đối với văn bản đến được chuyển qua
máy fax hoặc qua mạng phải kiểm tra số lượng văn bản, số lượng trang
Trang 10Những lưu ý khi thực hiện các bước của
quy trình quản lý văn bản đến (tiếp)
• Bước 2, 3: Phân loại sơ bộ và bóc bì văn bản đến
- Loại cần bóc bì: ngoài bì ghi tên cơ quan/doanh nghiệp hoặc gửi thủ trưởng cơ quan/doanh nghiệp; ngoài bì ghi tên các đơn vị chức năng trong cơ quan.
- Loại không bóc bì: Loại gửi đích danh thủ trưởng cơ
quan/doanh nghiệp, đơn vị, thư bảo đảm, thư cá nhân.
• Loại văn bản cần giữ lại phong bì:
- Thư khiếu nại, tố cáo, nặc danh;
- Ngày nhận cách quá xa ngày gửi;
- Có dấu hoả tốc hẹn giờ trên phong bì.
Trang 11Những lưu ý khi thực hiện các bước của
quy trình quản lý văn bản đến (tiếp)
(đối với văn bản có
tên), dưới trích yếu
nội dung hoặc khoảng
Trang 12Những lưu ý khi thực hiện các bước của
quy trình quản lý văn bản đến (tiếp) –
bước 5: đăng ký văn bản vào sổ
Ký nhận Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
Trang 13Giao diện quản lý văn bản đến
UBND Quận Thanh Xuân
Trang 14Mẫu phiếu trình giải quyết văn bản
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 15B ước 9: Theo dõi, đôn đốc giải quyết
+ Đối với những văn bản khác được giao
cho thủ trưởng đơn vị, hoặc văn thư cơ
quan
Trang 16Cơ sở để đôn đốc, kiểm tra giải
quyết văn bản
• Quy chế làm việc của cơ quan
• Phân công trách nhiệm đối với cán bộ
công chức
• Quy trình, thủ tục giải quyết công việc
• Quy định thời hạn giải quyết công việc
• Kế hoạch công tác
Trang 172 Quản lý văn bản đi
a Khái niệm: Là văn bản do cơ
quan/doanh nghiệp ban hành và gửi cho
cơ quan cấp trên, đơn vị cấp dưới, các cơ quan, doanh nghiệp khác
Trang 18b Nguyên tắc quản lý văn bản đi
• Mọi văn bản do cơ quan ban hành đều
phải lấy dấu;
• Mọi văn bản đi đều phải vào sổ đăng ký và
giữ bản lưu (nguyên tắc +2)
Trang 19c.Quy trình quản lý văn bản đi
• Bước 1 Kiểm tra thể thức, văn phong và
vấn đề pháp chế của văn bản gửi đi
• Bước 2 Đăng ký văn bản vào sổ, ghi số
và ngày tháng, đóng dấu
• Bước 3 Gửi văn bản đi
• Bước 4 Lưu văn bản đi
• Bước 5 Theo dõi việc chuyển giao công
văn và giải quyết công văn
Trang 20Lưu ý khi giải quyết văn bản đi
• Cán bộ văn thư không đóng dấu vào những
* Khi không đóng dấu, cán bộ văn thư cần giải
thích rõ lý do để cán bộ chuyên môn hiểu và
Trang 21Các yếu tố thông tin đăng ký
Tên loại và trích yếu ND
Người
ký nhận Nơi
VB
Đơn vị hoặc người nhận bản lưu
Số lượng bản
Ghi chú
Trang 22Đăng ký văn bản trên sổ
Đối với cơ quan, tổ chức ban hành dưới 500 văn bản thì nên lập hai loại sổ sau:
- Sổ đăng ký văn bản đi thường
- Sổ đăng ký văn bản mật đi
Đối với cơ quan, tổ chức ban hành từ 500- 2000 văn bản có thể có sổ
- Sổ đăng ký văn bản quy phạm pháp luật
- Sổ đăng ký văn bản hành chính
- Sổ đăng ký văn bản mật
Cơ quan, tổ chức ban hành trên 2000 văn bản có thể chia sổ đăng ký VBHC thành hai loại sổ công văn và văn bản có tên
Trang 23Giao diện quản lý văn bản đi của
UBND Quận Thanh Xuân
Trang 25Chuyển phát văn bản
• Các hình thức chuyển phát văn bản
• + Bưu điện
• + Bằng máy fax, qua mạng
• + Chuyển giao trực tiếp
* Khi chuyển giao văn bản phải có sổ chuyển giao
Trang 26Các yếu tố thông tin trên sổ chuyển
giao văn bảnNgày
chuyển Số ký hiệu VB Nơi nhận VB Ký nhận Ghi chú
Trang 27Lưu văn bản đi
- Văn bản do cơ quan ban hành đều phải
lưu ít nhất 02 bản;
- Bản lưu ở văn thư được sắp xếp theo thứ
tự đăng ký
Trang 28Theo dõi và kiểm tra việc gửi văn
bản đi
• Đối với những văn bản quan trọng hoặc
theo yêu cầu của người ký văn bản, khi gửi văn bản đi phải lập phiếu gửi
Trang 293 Quản lý văn bản nội bộ
bản do cơ quan, doanh nghiệp ban hành
và lưu hành, sử dụng trong nội bộ cơ
quan/doanh nghiệp
bản nội bộ: Văn bản nội bộ được soạn
thảo và ban hành như văn bản đi và tiếp nhận, giải quyết như văn bản đến
Trang 31Quản lý văn bản mật đến
• Văn bản mật đến: văn thư bóc bì ngoài và
đăng ký vào sổ những thông tin được ghi trên bì; văn thư không được bóc bì bên
trong mà phải chuyển ngay văn bản đến người có trách nhiệm
• Đối với những văn bản mật được gửi đến
không đúng quy định phải báo cáo và
chuyển đến người có trách nhiệm giải
quyết
Trang 32Quản lý tài liệu mật đi
Trang 33Lập phiếu gửi
• Phiếu gửi ghi rõ nơi gửi, số phiếu, nơi
nhận, số và ký hiệu của văn bản mật gửi
đi, đóng dấu độ mật của văn bản vào góc bên phải của tờ phiếu
• Phiếu gửi sẽ được cơ quan nhận văn bản
mật ký xác nhận và gửi trả lại cho cơ
quan gửi
Trang 34+ Phong bì thứ 2: ghi rõ số, ký hiệu văn bản, tên
cơ quan, đơn vị hoặc người nhận Đóng dấu chỉ mức độ mật
A là tuyệt mật
B là tối mật
Trang 35Tổ chức quản lý và sử
dụng con dấu
Trang 361 KHÁI NIỆM
Dấu là thành phần thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, của các cơ quan,tổ
chức và các chức danh nhà nước.
2 Ý NGHĨA CỦA CON DẤU
- Đảm bảo tính hợp pháp của văn bản;
- Đảm bảo tính chân thực của văn bản;
- Biểu hiện quyền lực của Nhà nước và của
cơ quan trong văn bản;
- Giúp chống giả mạo văn bản.
Trang 373 CÁC VĂN BẢN CỦA NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON
Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu
- Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08.4.2004 của Chính phủ về
công tác văn thư
- Nghị định số 31/NĐ – CP ngày 01.4.2009 của Chính phủ sửa đổi bổ
Trang 384 CÁC LOẠI CON DẤU VÀ
HÌNH THỨC THỂ HIỆN
• Các loại con dấu:
- Dấu có hình quốc huy;
- Dấu không có hình quốc huy.
• Hình thức thể hiện:
- Dấu ướt;
- Dấu nổi;
- Dấu xi.
Trang 39Dấu quốc huy
Trang 405 TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CON DẤU
TRONG CÁC CƠ QUAN
• Thủ trưởng cơ quan/doanh nghiệp: chịu trách
nhiệm trước pháp luật về việc quản lý và sử
dụng con dấu của các cơ quan/ doanh nghiệp Thủ trưởng cơ quan có thể uỷ quyền cho
Trưởng phòng Hành chính (Chánh văn phòng) kiểm tra, theo dõi và quản lý việc sử dụng con
dấu của cơ quan/doanh nghiệp.
• Nhân viên văn thư: có trách nhiệm trực tiếp
quản lý, bảo quản con dấu và đóng dấu vào
văn bản.
Trang 416 NGUYÊN TẮC ĐÓNG DẤU
VÀ SỬ DỤNG DẤU
• Chỉ được đóng dấu vào các văn bản đã có chữ
ký của người có thẩm quyền.
• Nhân viên văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản.
• Không giao con dấu cho người khác khi chưa có văn bản cho phép của người có thẩm quyền.
Trang 42Lưu ý khi đóng dấu:
• Không đóng dấu ngược, nhoè.
• Không đóng dấu khi chưa có chữ ký của
người có thẩm quyền, giấy in sẵn tiêu đề, giấy trắng chưa có nội dung, giấy giới
thiệu hoặc công lệnh chưa điền nội dung (đóng dấu khống chỉ)
Trang 437 VỊ TRÍ ĐÓNG DẤU
- Đối với văn bản có phần đề ký văn bản: đóng
dấu của cơ quan/doanh nghiệp ở phần chữ ký trong văn bản Dấu được đóng trùm lên 1/3 chữ
ký về phía tay trái.
- Đối với các bản phụ lục và bản không có
phần đề ký: đóng dấu ở trang đầu, trùm lên một
phần tên cơ quan/ doanh nghiệp hoặc tên phụ lục.
- Đối với những văn bản quan trọng, tránh việc
các trang trong văn bản có thể bị thay đổi cần đóng dấu giáp lai
Trang 448 BẢO QUẢN CON DẤU
• Dấu của cơ quan/doanh nghiệp phải được để tại
trụ sở cơ quan/doanh nghiệp Trong trường hợp
đặc biệt, Thủ trưởng cơ quan/doanh nghiệp có thể mang con dấu ra khỏi trụ sở cơ quan/doanh nghiệp nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc giữ và đóng dấu.
• Dấu phải giao cho một cán bộ văn thư đủ tin cẩn
giữ và đóng dấu Khi vắng mặt, cán bộ văn thư
phải bàn giao con dấu cho người khác theo yêu
cầu của lãnh đạo cơ quan.
• Dấu phải để trong hòm, tủ có khoá chắc chắn và để
Trang 458 BẢO QUẢN CON DẤU (tiếp)
• Không được dùng vật cứng để cọ, rửa dấu Khi cần cọ rửa dấu, có thể ngâm vào xăng và dùng chổi lông để rửa.
• Khi dấu bị mòn trong quá trình sử dụng hoặc
biến dạng thì phải xin phép khắc dấu mới để
thay thế và nộp lại dấu cũ.
• Trong trường hợp mất dấu: phải báo cáo ngay
cơ quan công an gần nhất; đồng thời phải báo cáo cơ quan công an cấp giấy phép khắc dấu và thông báo huỷ bỏ con dấu bị mất.
Trang 46Bài học đến đây là hết