Chức năng và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm

Một phần của tài liệu bài giảng tổ chức quản lý trường lớp (Trang 49 - 53)

4.1.1 Chc năng

4.1.1.1. Quản lí giáo dục học sinh của một lớp

Quản lí giáo dục không chỉ là nắm được những chỉ số của quản lý hành chính như họ tên, tuổi, số lượng, gia cảnh, trình độ học lực và đạo đức mà cần đặc biệt quan tâm tới việc đồng thời quản lí học tập và quản lí sự hình thành và phát triển nhân cách.

Muốn thực hiện chức năng quản lí giáo dục toàn diện, giáo viên chủ nhiệm phải có những tri thức cơ bản về tâm lí học, giáo dục học và cá những kỹ năng sư phạm như tiếp cận đối tượng học sinh; nghiên cứu tâm lí lứa tuổi, xã hội; đánh giá; lập kế hoạch chủ nhiệm lớp và phải có nhạy cảm sư phạm để có dự đoán đúng, chính xác sự phát triển nhân cách của học sinh…, định hướng và giúp các em lường trước những khó khăn, thuận lợi, vạch ra những dự định để học sinh tự hoàn thiện.

4.1.1.2. Tổ chức tập thể học sinh hoạt động tự quản

Đối với học sinh trung học phổ thông, giáo viên chủ nhiệm cần được xác định chỉ là cố vấn cho tập thể lớp. Nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên chủ nhiệm lớp là bồi dưỡng năng lực tự quản cho học sinh của lớp bằng cách tổ chức hợp lý đội ngũ tự quản để nhiều học sinh được tham gia vào đội ngũ đó. Đội ngũ tự quản có thể chiếm tới 40% số học sinh của lớp và mỗi năm luân phiên đội ngũ tự quản khoảng 30% để sau một cấp học, các em được huấn luyện tự quản nhiều lần, từ đơn giản đến phức tạp. Cần lưu ý xây dựng đội ngũ tự quản xuất phát từ đặc điểm, nhiệm vụ của từng năm học, và tính chất phát triển của tập thể học sinh.

Để phát huy vai trò cố vấn, giáo viên chủ mhiệm cần có năng lực dự báo chính xác khả năng của học sinh trong lớp, phải khêu gợi tiềm năng sáng tạo của các em trong việc đề xuất các nội dung hoạt động, xây dựng kế hoạch hoạt động toàn diện phù hợp với điều kiện mỗi tháng, mỗi học kỳ và năm học. Là người

giúp học sinh tự tổ chức các hoạt động đã được kế hoạch hóa không có nghĩa là giáo viên chủ nhiệm khoán trắng, đứng ngoài hoạt động của tập thể học sinh trong lớp mà nên cùng hoạt động, bàn bạc, tranh thủ các lực lượng trong và ngoài nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho tập thể học sinh tổ chức tốt các hoạt động.

4.1.1.3. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục

Giáo viên chủ nhiệm vừa là nhà quản lý, nhà sư phạm, đại diện cho Hiệu trưởng truyền đạt những yêu cầu của ban giám hiệu đối với học sinh, với phương pháp thuyết phục, thái độ nghiêm túc để mỗi học sinh và tập thể lớp ý thức đầy đủ trách nhiệm phải tuân thủ, tự giác thực hiện. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho quyền lợi chính đáng của học sinh trong lớp, bảo vệ học sinh về mọi mặt một cách hợp lý, phản ánh với ban giám hiệu, các giáo viên bộ môn, với gia đình và đoàn thể trong và ngoài nhà trường về nguyện vọng chính đáng của học sinh, để có giải pháp giải quyết phù hợp, kịp thời, có tác dụng giáo dục.

Hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức, giải pháp thực hiện chức năng điều tiết, tổ chức các lực lượng, các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường (trong đó có gia đình) để tổ chức hoạt động giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc không chỉ tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm, mà còn cần xác định được các nhân tố, các mối quan hệ, các điều kiện cần thiết tròng và ngoài nhà trường để có thể tận dụng, phát huy mọi tiềm năng vào công tác chủ nhiệm lớp. Huy động có hiệu quả tiềm năng của xã hội vào giáo dục là công việc không đơn giản, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lớp chẳng những phải có trách nhiệm cao, say sưa với nghề nghiệp, yêu thương học sinh mà còn đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm là một nhà hoạt động xã hội có hiểu biết rộng, biết vận động quần chúng, có năng lực thiết kế, thi công các kế hoạch hoạt động, thực hiện các mục tiêu, nội dung giáo dục. Giáo viên chủ nhiệm phải là người có tri

thức, có lương tâm, có uy tín, sống mẫu mực, biết tự kiềm chế, có ý chí vượt khó, kiên định thực hiện hòa bão, ước mơ, lý tưởng của thế hệ trẻ.

4.1.1.4. Đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh và phong trào chung của lớp

Đây là một chức năng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với quá trình học tập, rèn luyện, phát triển nhân cách của mỗi học sinh vì sự đánh giá khách quan, chính xác, đúng mực là một điều kiện để thày trò điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch.. hoạt động của lớp và mỗi thành viên. Khi đánh giá phong trào hoạt động của lớp cần căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch hoạt động toàn diện đã đặt ra, đồng thời cũng nên so sánh với phong trào chung của toàn trường, cần tránh cách nhìn thiên vị và chỉ chú ý đến một số nội dung hoạt động. Khi đánh giá từng cá nhân học sinh cần căn căn cứ vào năng lực, điều kiện cụ thể của từng em, cần tránh quan điểm khắt khe, định kiến, thiếu quan điểm động và phát triển, nhất là đối với những học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, có đặc điểm tâm sinh lý đặc biệt. Điều quan trọng là sau khi đánh giá, nhận định, cần vạch ra phương hướng, nêu những yêu cầu với thái độ nghiêm túc, tôn trọng nhân cách học sinh với tấm lòng yêu thương như con em mình. Yêu cầu đặt ra không nên quá cao hoặc quá thấp so với năng lực và điều kiện của học sinh, vì như vậy sẽ có ít tác dụng giáo dục. Đối với những học sinh có hoàn cảnh và có đặc điểm tâm lí đặc biệt, cần tham khảo ý kiến đội ngũ tự quản lớp và những người đáng tin cậy để có nhận định, đánh giá sát thực tế.

Để đánh giá khách quan, chính xác quá trình rèn luyện của từng học sinh, cần xây dựng chuẩn đánh giá và thông qua nhiều kênh đánh giá (tự đánh giá, tập thể tổ lớp đánh giá, cha mẹ học sinh, giáo viên giảng dạy ở lớp, cán bộ phụ trách các mặt hoạt động có học sinh lớp chủ nhiệm tham gia như văn thể…).

- Nghiên cứu và phân tích đặc điểm của đối tượng học sinh trong lớp và các yếu tố tác động

- Tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục

- Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của học sinh và báo cáo với các bên liên quan - Tư vấn về học tập và rèn luyện của học sinh

Một phần của tài liệu bài giảng tổ chức quản lý trường lớp (Trang 49 - 53)