Khái niệm và đặc điểm:

Một phần của tài liệu bài giảng tổ chức quản lý trường lớp (Trang 34 - 35)

2.4.1.1 Khái niệm:

Quản lý hành vi của học sinh là sự theo dõi và điều chỉnh hành vi của học sinh cho phù hợp với các chuẩn quy định.

Để duy trì hành vi tốt của học sinh, chúng ta phải kết hợp linh hoạt các biện pháp can thiệp, các loại khen thưởng, kỷ luật và sự uốn nắn.

2.4.1.2 Đặc điểm

Mặc dù học sinh vẫn thường làm theo nội quy, quy định và chỉ dẫnkhi giáo viên yêu cầu, nhưng một lời động viên khen ngợi của giáo viên có thể giúp hình thành động cơ bên trong ở học sinh, và việc trách phạt có thể giúp ngăn chặn hành vi vi phạm kỷ luật của học sinh. Trong thực tiễn, một bài luân lý cũng có thể giúp uốn nắn hành vi của học sinh, đặc biệt đối với nhãng hành vi mà nguyên nhân của nó là sự ngây thơ hay khả năng tự kiềm chế kém. Giáo viên chuẩn bị trước các phương án về khen thưởng, trách phạt hoặc khuyên giải, bảo ban sẽ tự tin và hơn khi quản lý lớp học sinh của mình.

Một hệ thống các biện pháp can thiệp (khen thưởng, trách phạt hay khuyên giải) được sử dụng một cách nhất quán sẽ giúp học sinh nhìn thấy trước được kết quả từ các hành vi của các em. Giáo viên sử dụng hệ thống can thiệp một cách nhất quán và hợp lý sẽ tạo ra được lòng tin của học sinh.

Khi thảo luận với học sinh về các quy định và chỉ dẫn, giáo viên nên chỉ ra cả các biện pháp can thiệp nếu học sinh phạm vào điểm nào trong các quy định đó. Sự khen thưởng hay trách phạt có hiệu quả nếu giáo viên sử dụng đúng

người, đúng việc, đúng thời điểm. Lớp hoạt động tốt khi giáo viên ít sử dụng các biện pháp can thiệp có nghĩa là động cơ bên trong của học sinh lớn.

Trong quá trình dạy học, việc sử dụng các biện pháp can thiệp phải đảm bảo: giờ dạy bị ngắt quãng, cảm giác khó chịu và thời gian, công sức bỏ ra là ít nhất.

Một kế hoạch dạy học được chuẩn bị tốt chưa chắc đã ngăn chặn được tất cả những hành vi lệch chuẩn, và mọi biện pháp cũng như chiến lược can thiệp cũng không thể làm giảm hết những khó khăn trong quá trình dạy học. Trong những trường hợp như vậy, kỹ năng giao tiếp của giáo viên với cá nhân học sinh giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hành vi tích cực và giảm thiểu hành vi tiêu cực của học sinh.

2.4.1.3 Một số chú ý

Khi tiến hành các biện pháp quản lý hành vi học sinh trên lớp, giáo viên cần lưu ý tới một số điểm sau:

- Lựa chọn cẩn thận biện pháp khen thưởng - trách phạt

- Nhấn mạnh sự hợp tác và thành công trong từng hành vi mong muốn - Đa dạng hoá các hình thức tác động cho cả hành vi tích cực và tiêu cực - Khen thưởng, trách phạt cần đơn giản và có tính khả thi

- Sử dụng các biện pháp phù hợp với lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm khác - Đưa ra các hướng dẫn hành vi thật cụ thể

Một phần của tài liệu bài giảng tổ chức quản lý trường lớp (Trang 34 - 35)