1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Bồi dưỡng HSG theo PPCT Sở GD&ĐT Tây Ninh

42 418 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 1 ĐỊA LÍ 6 A. VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƢỚC CỦA TRÁI ĐẤT 1. Trên quả địa cầu, nếu cứ 10 o , ta vẽ 1 kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến ? Nếu cứ 10 o , ta vẽ 1 vĩ tuyến, thì có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam ? TL: - Trên quả Địa Cầu, nếu cứ 10 o , ta vẽ 1 kinh tuyến, thí có tất cả 36 kinh tuyến. - Nếu cứ 10 o , ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có 9 vĩ tuyến Bắc và 9 vĩ tuyến Nam. Đường xích đạo là vĩ tuyến 0 o , chung cho cả hai bán Cầu. Vĩ tuyến 90o Bắc và Nam chỉ là 2 điểm, đó là cực Bắc và cực Nam. 2. Hãy cho biết: a. Độ dài bán kính của xích đạo và độ dài đường xích đạo là bao nhiêu ? b. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt Địa Cầu là những đường gì ? Những vòng tròn vuông góc với các đường trên là những đường gì ? TL: a. Độ dài bán kính xích đạo: 6370km ; độ dài đường xích đạo là 40076km. b. Các đường nối liền cực Bắc và cực Nam là những đường kinh tuyến. Những vòng tròn vuông góc với các đường kinh tuyến trên là các vĩ tuyến. 3. Thế nào là kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc ; kinh tuyến đông và kinh tuyến tây ? TL: - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở nước Anh. - Đường xích đạo là vĩ tuyến dài nhất và là vĩ tuyến gốc. - Những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc là kinh tuyến đông. - Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc là kinh tuyến tây. B. BẢN ĐỒ 1. Bản đồ là gì ? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí ? TL: - Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên một mặt phẳng. - Trong việc giảng dạy và học tập Địa lí, bản đồ có vai trò rất quan trọng. Nhờ có bản đồ, chúng ta có khái niệm chính xác về vị trí, về sự phân bố các đối tượng, các hiện tượng địa lí tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên Trái Đất mà chúng ta chưa thể đặt chân đến. 2. Vì sao diện tích đảo Grơn-len trên bản đồ lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ (trên thực tế, diện tích đảo này có 2 triệu km 2 , diện tích lục địa Nam Mĩ là 18 triệu km 2 ). TL: Vì bề mặt Trái Đất là mặt cong, còn bản đồ là mặt phẳng. Để vẽ bản đồ, người ta phải dùng phương pháp chiếu đồ để chiếu các điểm trên mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy. Bản đồ này dùng phép chiếu hình trụ đứng, mặt chiếu là hình trụ bao quanh quả địa cầu. Vòng tròn tiếp xúc giữa quả địa cầu và hình trụ là vòng xích đạo. Các kinh tuyến, vĩ tuyến đều là các đường thẳng song song và theo phép chiếu này chỉ có đường xích đạo là giữ được độ dài, còn các vĩ tuyến khác đều bị dãn ra cả về khoảng cách lẫn độ dài, các vĩ tuyến ở gần xích đạo thì dãn ra ít, các vĩ tuyến càng xa xích đạo dãn càng nhiều. Vì vậy, đảo Grơn- Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 2 len trong thực tế, diện tích chỉ là 2 triệu km 2 nhưng trong bản đồ lại gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ (18 triệu km 2 ). 3. Hãy quan sát hình 5 và 6 SGK Địa lí 6 trang 10, nhận xét sự khác biệt về các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trong hai hình. Tại sao có sự khác biệt đó ? TL: a. Sự khác biệt: - Hình 5: Các đường kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng vuông góc. - Hình 6: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc là các đường thẳng còn các kinh tuyến và vĩ tuyến khác đều là đường cong. b. Có sự khác biệt trên là do sử dụng các phương pháp chiếu đồ khác nhau. 4. Để vẽ bản đồ, người ta cần phải làm những việc gì ? TL: - Thu thập các thông tin (đến tận vùng cần vẽ để đo đạc, tính toán, ghi chép đặc điểm các đối tượng). - Tính tỉ lệ. - Lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó lên bản đồ. 5. Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến là đường thẳng ? TL: Bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến là đường thẳng chứng tỏ bản đồ sử dụng phép chiếu hình trụ đứng. Theo phép chiếu này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất, không có sai số độ dài ; càng xa xích đạo càng kém chính xác ; tỉ lệ theo lưới chiếu kinh tuyến, vĩ tuyến thay đổi giống nhau, liên tục tăng dần từ xích đạo đến cực. Hơn nữa, ở phép chiếu này góc trên bản đồ có độ lớn tương ứng bằng góc trên Địa Cầu. Vì vậy, các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có kinh, vĩ tuyến là những đường thẳng. C. TỈ LỆ BẢN ĐỒ 1. Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ sau: 1:200.000 và 1:6.000.000, cho biết 5cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực địa ? TL: - Nếu bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 10km trên thực địa. - Nếu bản đồ có tỉ lệ 1:6.000.000 thì 5cm trên bản đồ ứng với 300km trên thực địa. 2. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đó là 15cm. Vậy, bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ? TL: - 105km = 10.500.000cm. Vậy 700000 1 10500000 15 - Tỉ lệ bản đồ đó là 1:700.000. 3. Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở những dạng nào ? Cho ví dụ. Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa như thế nào ? TL: a. Có hai dạng: - Tỉ lệ số, ví dụ: tỉ lệ 1:1.000.000 nghĩa là 1cm trên bản đồ tương ứng với 1.000.000cm trên thực địa. - Tỉ lệ thước, ví dụ: Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 3 Tỉ lệ thước là 1:100.000. Mỗi đoạn 1cm tương ứng với 1km ở thực địa. b. Ý nghĩa: Dựa vào tỉ lệ bản đồ, chúng ta có thể biết được các khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực địa. 4. Em hãy cho biết tỉ lệ bản đồ, biết rằng: Khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B trong thực tế là 1.000km (theo đường chim bay) và khoảng cách đo được trên bản đồ là 10cm. Trình bày cách tính. TL: Tỉ lệ bản đồ là 1:10.000.000, vì 1cm trên bản đồ ứng với 1.000km thực tế. 1cm trên bản đồ ứng với cm cm km 000.000.10 10 1000 thực tế. D. PHƢƠNG HƢỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ 1. Giả sử chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12 trang 16 SGK Địa lí 6, hãy cho biết các hướng bay từ: a. Hà Nội đến Viêng Chăn. b. Hà Nội đến Gia-các-ta. c. Hà Nội đến Ma-ni-la. d. Cua-la-lăm-pơ đến Băng Cốc. e. Cua-la-lăm-pơ đến Ma-ni-la. f. Ma-ni-la đến Băng Cốc. TL: a. Tây Nam. b. Nam. c. Đông Nam. d. Tây Bắc. e. Đông Bắc. f. Tây Nam. 2. Quan sát hình 13 SGK địa lí 6, cho biết các hướng đi từ điểm O đến điểm A, B, C, D. TL: - Đầu tiên xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trong hình. - Đường song song với kinh tuyến là đường chỉ hướng Bắc – Nam ; đường song song với vĩ tuyến là đường chỉ hướng Đông – Tây. Ta thấy AOC là đường song song với kinh tuyến, DOB là đường song song với vĩ tuyến, vì vậy: OA: hướng Bắc. OB: hướng Đông. OC: hướng Nam. OD: hướng Tây. 3. Hãy đọc toạ độ địa lí của các điểm A, B, C, D trong hình vẽ sau: Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 4 TL: 4. Cho biết cách xác định toạ độ địa lí của một điểm. hãy xác định toạ độ địa lí của các điểm G, H trên hình 12 SGK Địa lí 6. TL: - Để xác định toạ độ địa lí của một điểm, từ điểm đó chiếu thẳng lên để xác định kinh độ và chiếu sang ngang để xác định vĩ độ của điểm. - Như vậy, điểm G và H có toạ độ như sau: 5. Hãy điền tiếp hướng trong các hình vẽ sau: TL: OA, OB, OC, OĐ, OE, OG, OH, OI đều là hướng Bắc. E. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ 1. Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải ? TL: - Vì trong bảng chú giải có giải thích đầy đủ về quy ước của các kí hiệu. Ví dụ hình  trên bản đồ thể hiện cái gì, hình # trên bản đồ kí hiệu cái gì ? - Bảng chú giải giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ. Như vậy, khi hiểu được tính quy ước của các kí hiệu thì chúng ta mới đọc được bản đồ và tìm thấy các thông tin trên bản đồ. 2. Người ta biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào ? TL: - Kí hiệu điểm dùng để biểu hiện các đối tượng như sân bay, cảng biển, nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện… - Kí hiệu đường dùng để biểu hiện các đối tượng như ranh giới quốc gia, ranh giới tỉnh, đường ô tô… - Kí hiệu diện tích dùng để biểu hiện các đối tượng như vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp… F. CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT 10 o N Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 5 1. Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở mọi nơi trên Trái Đất ? TL: Do vận động tự quay quanh trục chính của Trái Đất. Vận động này làm cho mọi nơi trên Trái Đất có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau. 2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì cho sinh hoạt và đời sống ? TL: Trên Trái Đất, giờ ở mỗi kinh tuyến đều khác nhau. Nếu dựa váo đó mà tính giờ thì trong sinh hoạt quá phức tạp, vì vậy khi chia Trái Đất ra 24 khu vực giờ, mỗi khu vực rộng 15 o có một giờ thống nhất thì việc tính giờ trong sinh hoạt sẽ thuận lợi hơn, các hoạt động của mọi người dân trong khu vực sẽ được thống nhất về thời gian. 3. Quan sát hình 19 SGK, trình bày vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. TL: - Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66o33’ trên mặt phẳng quỹ đạo. - Hướng quay quanh trục là từ Tây sang Đông. - Thời gian tự quay một vòng quanh trục hết 24 giờ. 4. Một bức điện được đánh từ Mát-xcơ-va đến Hà Nội lúc 12 giờ, sau 2 phút thì ở Hà Nội nhận được điện. 30 phút sau, Hà Nội đánh điện trả lời Mát-xcơ-va, cũng mất thời gian 2 phút (biết rằng, Hà Nội ở khu vực giờ thứ 7, Mát-xcơ-va ở khu vực giờ thứ 3). Hỏi: a. Hà Nội nhận được điện lúc mấy giờ ? (GMT). b. Mát-xcơ-va nhận được điện lúc mấy giờ ? (GMT). TL: a. Hà Nội nhận được điện lúc 16 giờ 02 phút. b. Mát-xcơ-va nhận được điện lúc 12 giờ 34 phút. 5. Giả sử Trái Đất là hình cầu nhưng lại không quay quanh trục và quanh Mặt Trời thì có ngày và đêm không ? Tại sao ? TL: - Vẫn có ngày và đêm. - Vì Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời không thể chiếu sáng được toàn bộ bề mặt mà chỉ chiếu sáng được một nửa. 6. Hãy căn cứ vào chú giải, vẽ hướng chuyển động thực của vật so với hướng ban đầu ở hình vẽ sau: Sự lệch hướng do vận động tự quay của Trái Đất TL: Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 6 7. Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai bán cầu trong một năm ? TL: - Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất nghiêng và không đổi trên mặt phẳng quỹ đạo nên có lúc bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có lúc bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời thí có góc chiếu sáng lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, lúc đó là mùa nóng của bán cầu đó. Bán cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thí có góc chiếu sáng nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt, lúc đó là mùa lạnh của bán cầu đó. - Ngày bắt đầu mùa nóng của bán cầu Bắc là 21 tháng 3 và ngày kết thúc là 23 tháng 9. Ngày bắt đầu mùa nóng của bán cầu Nam là 23 tháng 9 và kết thúc ngày 21 tháng 3. 8. Vào những ngày nào trong năm, hai bán cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau ? Vì sao ? TL: - Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. - Vì vào những ngày này, hai bán cầu Bắc và Nam có góc chiếu sáng của Mặt Trời như nhau, nhận được ánh sáng và nhiệt như nhau. 9. Tại sao mùa ở hai bán cầu lại trái ngược nhau ? TL: Vì khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luông nghiêng và không đổi hướng nên các bán cầu lần lượt ngả về phía Mặt Trời. 10. Trái Đất chuyển động liên tục quanh trục là một trong những nguyên nhân tạo nên sự sống trên bề mặt Trái Đất. Câu này đúng hay sai, tại sao ? TL: Đúng, vì chuyển động quanh trục sẽ góp phần điều hoà nhiệt trên bề mặt Trái Đất. 11. Giả sử Trái Đất không quay quanh trục mà chỉ quay quanh Mặt Trời thì ngày, đêm có kế tiếp nhau không ? Độ dài ngày, đêm như thế nào ? Điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ? Tại sao ? TL: Ngày, đêm có kế tiếp nhau, nhưng ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng. Trái Đất sẽ không có sự sống và khu vực là ngày sẽ có nhiệt độ rất cao, khu vực là đêm có nhiệt độ rất thấp, không thể tồn tại sự sống. 12. Tại sao ở nước ta, sự phân hoá bốn mùa lại không rõ rệt ? TL: Nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới, có nhiệt độ cao quanh năm, vì vậy 4 mùa không rõ rệt. Miền bắc có bốn mùa nhưng mùa xuân và mùa thu chỉ mang tính chuyển tiếp, còn miền Nam chỉ có hai mùa là mùa mưa và mùa khô. 13. Giả sử thời gian quay quanh trục của Trái Đất là một năm thì trên Trái Đất có sự sống không ? Tại sao ? Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 7 TL: Không có sự sống, vì thời gian ngày đêm không phải là 24 giờ nữa mà là 1 năm nên không điều hoà được nhiệt trên bề mặt Trái Đất. G. HIỆN TƢỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA 1. Dựa vào hình 24 SGK Địa lí 6, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22 tháng 6 và 22 tháng 12. TL: - Do trục Trái Đất nghiêng 6o33’, vào ngày 22/6 bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất, còn bán cầu Nam ngả về phía đối diện. Vì vậy, ở bán cầu Bắc được chiếu sáng nhiều hơn và có ngày dài hơn đêm, ngược lại ở bán cầu Nam được chiếu sáng ít hơn, có đêm dài hơn ngày. - Tương tự, vào ngày 22/12 bán cầu Nam chúc về phía Mặt Trời nhiều nhất, còn bán cầu Nam ngả về phía đối diện. Vì vậy, ở bán cầu Nam được chiếu sáng và có ngày dài hơn đêm, ngược lại, ở bán cầu Bắc được chiếu sáng ít hơn nên có đêm dài hơn ngày. 2. Dựa vào hình 24 SGK Địa lí 6, hãy cho biết: a. Đâu là đường phân chia sáng tối, đâu là trục Trái Đất ? b. Ngày 22/6 bán cầu nào sẽ được chiếu sáng nhiều hơn. Điều đó có liên quan gì tới lượng nhiệt. Độ dài ngày, đêm ở bán cầu đó như thế nào ? c. Ngày 22/12 bán cầu nào sẽ được chiếu sáng nhiều hơn. Độ dài ngày, đêm ở bán cầu đó như thế nào ? d. Tại một điểm ở xích đạo thì độ dài ngày, đêm như thế nào ? e. Càng xa xích đạo thì độ dài ngày, đêm như thế nào ? TL: a. ST là đường phân chia sáng tối, BN là trục của Trái Đất. b. Ngày 22/6 bán cầu bắc được chiếu sáng nhiều hơn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt hơn nên ngày dài hơn đêm. c. Ngày 22/12 bán cầu Nam được chiếu sáng nhiều hơn nên ngày dài hơn đêm. d. Tại một điểm trên xích đạo thì độ dài ngày, đêm bằng nhau. e. Càng xa xích đạo thì độ dài ngày, đêm càng chênh lệch. 3. Dựa vào bảng sau đây, hãy nêu nhận xét và giải thích số ngày có ngày dài suốt 24 giờ ở các vĩ độ. Vĩ độ 66 o 33’B 70 o B 75 o B 80 o B 85 o B 90 o B Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ 1 65 103 134 161 186 TL: - Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ từ vòng cực đến cực ở bán cầu Bắc tăng dần. Ở vòng cực Bắc chỉ có một ngày dài 24 giờ nhưng ở cực Bắc kéo dài tới 6 tháng. - Vì: Trái Đất có hình cầu, trục Trái Đất lại luôn luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66 o 33’. Từ ngày 21/3 đến 23/9, mọi địa điểm từ 66 o 33’ vĩ độ Bắc đến cực Bắc là khu vực nằm trước đường phân chia sáng tối, các địa điểm ở khu vực này đều được Mặt Trời chiếu sáng, số ngày chiếu sáng tăng dần lên đến cực thì nửa năm là ngày. Nhưng ở 66 o 33’B thì chỉ có 1 ngày dài suốt 24 giờ đó là ngày 22/6. H. LỚP VỎ KHÍ 1. Khi nào thì khối khí bị biến tính ? Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 8 TL: Các khối khí luôn di chuyển. Khi di chuyển, chúng chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm, địa hình… nơi đó mà thay đổi tính chất. 2. Dựa vào đâu mà người ta phân ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa ? TL: Do tiếp xúc với các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất (lục địa hay đại dương) nên không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc mà hình thành các khối khí có đặc tính khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm. - Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra khối khí nóng, khối khí lạnh. - Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra khối khí đại dương, khối khí lục địa. 3. Lớp vỏ khí được chia làm mấy tầng ? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu ? TL: - Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất. Lớp vỏ khí được chia thành các tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu vàv các tầng cao của khí quyển. Mỗi tầng có những đặc điểm riêng. - Tầng đối lưu có chiều dày 16km, luôn luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng và là nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sấm chớp ; các hiện tượng này có ảnh hưởng lớn đến đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Nhiệt độ trong tầng này giảm dần khi lên cao, trung bình cứ 100m thì giảm 0,6 o C. 4. Lớp ôdôn nằm ở độ cao nào ? Trong tầng nào ? Vai trò của lớp ôdôn ? TL: Lớp ôdôn nằm ở độ cao từ 25 – 30km, nằm trong tầng bình lưu của khí quyển, có vai trò quan trọng trong việc ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật. 5. Cho biết vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất ? TL: Lớp vỏ khí có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống trên bề mặt Trái Đất. Trong lớp vỏ khí có chứa 78,1% nitơ (theo thể tích) và 20,9% ôxi, với một lượng nhỏ 0,9% acgon, 0,035% cacbon điôxít, hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của Mặt Trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm. 6. Căn cứ vào đâu mà các nhà khoa học lại chia khí quyển thành 5 tầng ? TL: Căn cứ vào đặc điểm khác nhau của các lớp không khí gần mặt đất và xa mặt đất. I. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT 1. Sự phân hoá các vành đai nhiệt trên Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào ? TL: - Sự phân hoá các vành đai nhiệt trên Trái Đất phụ thuộc chủ yếu vào góc chiếu của tia sáng Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất. Tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào đâu thì nơi ấy sẽ nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Trong một năm, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào xích đạo hai lần (21/3 và 23/9), chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc một lần (22/6), chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam một lần (22/12). - Vùng ở giữa hai chí tuyến có nhiệt độ cao quanh năm gọi là vành đai nhiệt đới, luôn có góc chiếu sáng lớn. - Hai vùng cực có góc chiếu sáng Mặt Trời nhỏ, nhiệt độ quanh năm thấp gọi là vành đai lạnh. - Giữa vành đai nóng và vành đai lạnh ở hai bán cầu là nơi có góc chiếu Mặt Trời trung bình, được gọi là hai vành đai ôn hoà. Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 9 2. Coi 5 vành đai nhiệt là 5 đới khí hậu theo vĩ độ có được không ? Tại sao ? TL: 5 vành đai nhiệt được gọi là 5 đới khí hậu theo vĩ độ vì: 5 vành đai nhiệt được xét trên cơ sở nhiệt độ, mà nhiệt độ là một yếu tố của khí hậu nhưng là yếu tố chính. Tuy nhiên, ranh giới của 5 vành đai khí hậu không phải là đường thẳng như 5 vành đai nhiệt. 3. Nêu đặc điểm của đới khí hậu nhiệt đới ? Lượng mưa trong năm của đới này là bao nhiêu ? TL: Giới hạn là khu vực quanh năm có góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít giữa các tháng. Lượng nhiệt hấp thụ tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Mùa đông chỉ là lúc có nhiệt độ giảm đi chút ít so với các mùa khác. Lượng mưa trung bình năm lên đến 1.000 đến 2.000mm. ĐỊA LÍ 8 J. BIỂN VIỆT NAM 1. Vùng biển Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa, em hãy chứng minh điều đó thông qua các yếu tố của khí hậu. TL: Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện qua khí hậu vùng biển. - Thể hiện qua nhiệt độ và chế độ nhiệt. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là 23 o C, sự chênh lệch nhiệt độ của tầng mặt giữa hai mùa không lớn. Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 18 o C, cao nhất là 28 o C ; tháng 7 có nhiệt độ thấp nhất là 28 o C, cao nhất là 30 o C. - Thể hiện qua chế độ gió. Trên biển Đông có hai loại gió mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4, gió hướng Đông Bắc là chủ yếu. Từ tháng 5 đến tháng 9, chủ yếu là gió Tây Nam. Riêng ở vịnh Bắc Bộ, gió chủ yếu có hướng Nam. - Thể hiện qua dòng biển. Hướng chảy của các dòng biển trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính. Mùa đông, các dòng biển chạy theo hướng Đông Bắc, mùa hè chảy theo hướng Tây Nam. Tại vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan chúng tạo thành vòng tròn nhỏ khép kín. 2. Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta ? TL: a. Thuận lợi: - Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải biển. - Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch. - Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu. - Biển còn tạo điều kiện phát triển nghề muối. b. Khó khăn: - Biển nước ta nhiều bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển. - Thuỷ triều phức tạp (nơi có chế độ nhật triều, nơi là chế độ bán nhật triệu) gây khó khăn cho giao thông. - Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển. - Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở duyên hải miền Trung. K. SÔNG NGÒI VIỆT NAM 1. Vì sao ? a. Nước ta có rất nhiều sông suối, sing phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc. b. Sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt. Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 10 TL: a. Nước ta có rất nhiều sông suối ; nhỏ, ngắn và dốc vì: - Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, địa hình lại bị chia cắt phức tạp. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa với chế độ mưa theo mùa tạo nên nhiều dòng chảy sông suối. - Hình thể lãnh thổ kéo dài từ bắc xuống nam, hẹp từ tây sang đông ; với hướng nghiêng (độ dốc) của địa hình nước ta phổ biến là nghiêng dần ra biển, tạo nên các hệ thống sông nhỏ, ngắn và dốc chảy từ đất liền ra biển. b. Sông ngòi có hai mùa khác nhau rõ rệt vì: - Nguồn cung cấp nước chủ yếu cho song ngòi nước ta là nước mưa. - Nước ta lại có chế độ mưa theo mùa, mưa tập trung từ 70 – 80% lượng nước, mùa khô chỉ có từ 20 – 30% lượng nước cả năm, vì thế vào mùa mưa sông ngòi đầy nước, mùa khô sông ngòi cạn nước. 2. Những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm ? Để dòng sông không bị ô nhiễm chúng ta phải làm gì ? TL: - Miền núi là nơi bắt nguồn của các hệ thống sông của nước ta, do rừng cây ở đây bị chặt phá nhiều khiến cho nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ dữ dội và đột ngột, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, gia súc và đe doạ tính mạng con người. - Ở các vùng đồng bằng dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, có nhiều dòng sông, khúc sông đã bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt từ các làng mạc, đô thị, nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông. Tại các đồng bằng chuyên canh cây lương thực, việc sử dụng bừa phân hoá học, thuốc trừ sâu cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước của các dòng sông. - Biện pháp: Vớt tất cả các vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy để nước lưu thông dễ dàng. Không đánh bắt thuỷ sản trên sông bằng hoá chất hay bằng điện. Tránh đưa vào dòng chảy sông ngòi nước thải, rác thải của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ sinh hoạt chưa qua xử lí. Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, kiểm tra và xử lí nghiêm các hành vi làm ô nhiễm sông ngòi… 3. Em hãy cho biết một số giá trị của sông ngòi nước ta. Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt ? TL: a. Giá trị của sông ngòi nước ta: - Giá trị về giao thông vận tải đường sông, dọc theo bờ biển có nhiều cửa sông đổ ra biển, đây là những địa điểm thuận lợi để xây dựng hải cảng. - Giá trị cho nông nghiệp: cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, sông ngòi nước ta mang nặng phù sa bồi tụ nên hai đồng bằng châu thổ rộng lớn và các đồng bằng nhỏ khác. - Giá trị về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phần nào là các giá trị về phát triển du lịch. - Sông ngòi nước ta còn có tiềm năng lớn về thuỷ năng, ước tính tổng trữ lượng thuỷ năng trên các sông nước ta khoảng 30 triệu kW, riêng hệ thống sông Hồng là 11 triệu kW. b. Những biện pháp: [...]... bằng sông Hồng: Đê lớn được đắp dọc theo sông Ở đồng bằng sông Cửu Long: Chỉ đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ Cách tiêu lũ: Nguyễn Phúc Tánh Trang 11 Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Ở đồng bằng sông Hồng: Xả lũ theo sông nhánh ra vịnh Bắc Bộ hay cho vào các ô trũng đã chuẩn bị hoặc bơm nước từ đồng ruộng ra sông - Ở đồng bằng sông Cửu Long: Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây Nam Sống chung với lũ như làm... liệu: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và ĐBSH năm 2002 Vùng lãnh thổ Cả nước ĐBSH Bình quân đất nông nghiệp 0,12 0,05 theo đầu người (ha/người) b Vẽ biểu đồ: Nguyễn Phúc Tánh Trang 19 Trường THCS Bàu Đồn 8     9 a     b   - Giáo án Bồi dưỡng HSG Nhận xét: Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của cả nước và ĐBSH thấp Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người của ĐBSH thấp... rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét TL: Biểu đồ: Nguyễn Phúc Tánh Trang 22 Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG b Nhận xét: - Độ che phủ rừng của Tây Nguyên tính bình quân chung cho cả 4 tỉnh là 56,7% Đây là vùng có độ che phủ rừng cao nhất nước ta - Tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất trong vùng là Kon Tum 64%, thấp nhất là Gia Lai 49,2% 4 Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch ? TL: - Tây. .. dịch vụ kèm theo - Vườn quốc gia Cát Tiên, khu sinh quyển Cần Giờ, nguồn nước khoáng Bình Châu… là những tiềm năng quan trọng để phát triển hoạt động dịch vụ du lịch Nguyễn Phúc Tánh Trang 26 Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG c Các điều kiện kinh tế - xã hội: - Dân đông, thu nhập bình quân đầu người cao tạo thị trường rộng lớn để phát triển dịch vụ - Đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất... năng động, tất cả các tỉnh của vùng đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Nguyễn Phúc Tánh Trang 23 Trường THCS Bàu Đồn -  - b    2 3 a Giáo án Bồi dưỡng HSG Vị trí tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ (DHNTB) và Đồng bằng sông Cửu Long là những vùng giàu nông – lâm – thuỷ sản Phía tây giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu quốc tế quan trọng như Mộc Bài, Xa Mát Phía đông giáp vùng... 3 miền TL: Các sông ở Bắc Bộ: lũ từ tháng 6 đến tháng 10 Đây là giai đoạn mưa nhiều mùa hạ do gió Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng Đông Nam từ biển vào Các sông ở Đông Trường Sơn: lũ từ tháng 9 đến tháng 12 Đây là thời kì cuối hạ sang đông Gió Đông Bắc thổi qua biển trước khi vào các tỉnh Đông Trường Sơn nên mưa nhiều Các sông ở Nam Bộ: lũ từ tháng 7 đến tháng 11 Đây là mùa tuyết tan ở thượng nguồn...Trường THCS Bàu Đồn - - 4 - 5 6 a b 7 a b Giáo án Bồi dưỡng HSG Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, dọc theo hai bên bờ của nhiều hệ thống sông ở nước ta đã hình thành các làng chài, nhân dân còn tiến hành nuôi cá lồng, cá bè, nổi tiếng nhất là các lồng, bè cá trên sông... động dồi dào, người lao động có kinh nghiệm sản xuất cây lúa nước Cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện, các tiến bộ khoa học công nghệ được sử dụng rộng rãi vào sản xuất Khó khăn: Do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, nhiều nơi đất đã bị bạc màu Nguyễn Phúc Tánh Trang 20 Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG - Thời tiết diễn biến thất thường, nhiều thiên tai… - Dân tập... quý như pơ mu, sến, táu… Tây Nguyên còn có các vườn quốc gia như Chư Mom Rây (Kon Tum), Kon Ka Kinh (Gia Lai), Yok Đôn (Đắk Lắk)… - Sông ngòi giàu tiềm năng về thuỷ điện, vùng là nơi bắt nguồn của nhiều hệ thống sông lớn như sông Ba, Đồng Nai, Srêpôk, XêXan… , trữ năng thuỷ điện chiếm 21% cả nước Nguyễn Phúc Tánh Trang 21 Trường THCS Bàu Đồn -  - - b 2 - - 3 a Giáo án Bồi dưỡng HSG Khí hậu cận xích đạo... hiện nay đã tạo nên sự quá tải về cơ sở hạ tầng, gây khó khăn cho việc giao thông, nhà ở, việc làm và công tác xã hội… O ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP 1 Hãy sắp xếp các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đã được học tương ứng với các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp Nguyễn Phúc Tánh Trang 14 Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG TL: 2 Hãy phân tích ý nghĩa của việc . lượng ánh sáng và nhiệt như nhau ? Vì sao ? TL: - Vào ngày 21 tháng 3 và 23 tháng 9. - Vì vào những ngày này, hai bán cầu Bắc và Nam có góc chiếu sáng của Mặt Trời như nhau, nhận được ánh sáng. Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 9 2. Coi 5 vành đai nhiệt là 5 đới khí hậu theo vĩ độ có được không ? Tại sao ? TL: 5 vành đai nhiệt được gọi là 5 đới khí hậu theo vĩ. b. Những biện pháp: Trường THCS Bàu Đồn Giáo án Bồi dưỡng HSG Nguyễn Phúc Tánh Trang 11 - Phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, dọc theo hai bên bờ của nhiều hệ thống sông ở

Ngày đăng: 25/10/2014, 00:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w