I.Các thuật ngữ khác nhau• Khuyết tật Disability – Hạn chế của cá nhân gây bất tiện rõ rệt với việc thực hiện chức năng trong xã hội – Có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào – Cần được x
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTỈNH QUẢNG NAM
*****
DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ (HS KTTT) CẤP TRUNG HỌC
Báo cáo viên: Nguyễn Thị Hồng Nguyễn Thị Lộc
Trang 3I.Các thuật ngữ khác nhau
• Khuyết tật (Disability)
– Hạn chế của cá nhân gây bất tiện rõ rệt với việc thực hiện chức năng trong xã hội
– Có thể xuất hiện ở bất kì lứa tuổi nào
– Cần được xem xét trong bối cảnh gồm các yếu tố cá nhân và môi trường
• Khuyết tật phát triển (KTPT) - Developmental Disability
– Khuyết tật nghiêm trọng, kéo dài bắt đầu từ khi sinh ra đến khi 21 tuổi và kéo dài suốt đời
– Có thể ảnh hưởng về mặt nhận thức, thể chất hoặc cả hai
– Hạn chế nặng nề trong các hoạt động hàng ngày
Trang 4II Định nghĩa CPTTT – Luật người khuyết tật Mỹ (IDEA)
CPTTT là chức năng trí tuệ thấp đáng kể dưới mức trung bình, đồng thời hạn chế về hành vi thích ứng và tình
trạng này xuất hiện trong quá trình phát triển, ảnh
hưởng sâu sắc đến kết quả giáo dục của trẻ
• Chức năng trí tuệ đo được qua bài kiểm tra trí thông
minh (IQ test).
• Hành vi thích ứng đề cập đến khả năng thích nghi của một người với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Những khó khăn có thể gặp phải trong các kĩ năng học tập,
giao tiếp, xã hội, học đường, học nghề và sống độc lập
Trang 5II.Định nghĩa CPTTT: DSM IV – TR
• Chức năng trí tuệ thấp đáng kể dưới mức trung bình: IQ gần
70 hoặc thấp hơn trong bài trắc nghiệm IQ cá nhân
• Đi kèm với hạn chế đáng kể về chức năng thích ứng ở ít nhất
2 lĩnh vực kĩ năng :
– Giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, các kĩ năng xã hội/liên hệ với người khác, sử dụng tiện ích công cộng, tự định hướng, các kĩ năng học đường, nghề nghiệp, giải trí, sức khỏe và an toàn
• Xuất hiện trước tuổi 18
Trang 6Chậm phát triển trí tuệ/Khuyết tật trí tuệ:
– Hạn chế đáng kể về chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng
– Xuất hiện trước 18 tuổi
– Như vậy, người có khiếm khuyết về trí tuệ không được coi là khuyết tật trí tuệ nếu không bao gồm những mặt hạn chế ở ít nhất 02 lĩnh vực hành vi thích ứng
Trang 7* Lợi ích của việc thay đổi thuật ngữ
– Phản ánh sự thay đổi cấu trúc khuyết tật
Trang 9* Khả năng trí tuệ
• Đường cong / Sự phân bố bình thường
Trang 10* Khả năng trí tuệ
• Đường cong / Sự phân bố bình thường
– Đưa ra sự phân bố khả năng của đại đa số mọi người– Thể hiện mức độ người nào đó lệch khỏi độ trung bình dựa vào sự phân bố các điểm
Trang 112 Hành vi thích ứng
Gồm các kĩ năng mà các cá nhân học sử dụng để thực hiện chức năng sống hàng ngày:
• Kĩ năng nhận thức
• Kĩ năng xã hội
• Kĩ năng thực hành
Trang 15Hiệp hội KTTT và KTPT Mỹ (AAIDD):
Phân loại
• Phân loại: dựa vào 5 khía cạnh sau:
– Khía cạnh I
• Khả năng trí tuệ– Khía cạnh II
• Hành vi thích ứng– Khía cạnh III
• Sự tham gia, tương tác và vai trò xã hội– Khía cạnh IV
• Sức khỏe– Khía cạnh V
• Bối cảnh
Trang 16III Phân loại:
Trang 18Các mức độ khuyết tật trí tuệ
• KTTT nhẹ
– Chậm trễ một chút ở tuổi mầm non
– Thường đánh giá được sau khi trẻ vào lớp 1
– Ở những lớp đầu tiểu học thường nói được câu 2-3 từ
– Ngôn ngữ diễn đạt có cải thiện theo thời gian
– Các kĩ năng đọc/toán ở mức từ lớp 1-6
– Sở thích về mặt xã hội thường đúng độ tuổi
– Tuổi trí tuệ đạt đến khoảng 8-11 tuổi
– Kĩ năng học đường thấp có thể làm hạn chế khả năng học nghề
Trang 19– Lên 14 tuổi: các kĩ năng tự chăm sóc cơ bản, hội thoại đơn giản
và tương tác xã hội phối hợp
– Tuổi trí tuệ tương đương khoảng trẻ 6-8 tuổi
– Cơ hội nghề nghiệp hạn chế ở mức các công việc không đòi hỏi
kĩ nang và cần được giám sát, hỗ trợ trực tiếp
Trang 20Các mức độ khuyết tật trí tuệ
• KTTT nặng
– Phát hiện từ khi sinh ra đến 2 tuổi
– Thường xảy ra đồng thời với những biểu hiện bất thường về mặt sinh học
– Nguy cơ rối loạn vận động và động kinh cao
– Lên 12 tuổi: có thể sử dụng cụm 2-3 từ
– Tuổi trí tuệ tương đương trẻ 4-6 tuổi
– Khi lớn lên cần trợ giúp, ngay cả các hoạt động tự chăm sóc
– Cần giám sát chặt chẽ với tất cả nhiệm vụ học nghề
Trang 21– Tuổi trí tuệ tương đương trẻ từ 0-4 tuổi
– Không có vẻ đạt được các kĩ năng chức năng
Trang 22- Bẩm sinh, thiếu tháng: Di truyền, đột biến NST, mẹ
bị mắc một số bệnh trong thời gian mang thai, thai nhi thiếu dinh dưỡng, thiếu iốt, sinh trước 37 tuần
- Do các bệnh: Trẻmắc các bệnh về não (viêm não, viêm
màng não) để lại dị chứng, do biễn chứng từ các bệnh sởi, đậu mùa, dùng thuốc không theo chỉ định, suy
dinh dưỡng hoặc thiếu iốt
- Do tai nạn, chiến tranh:Thai nhi bị nhiễm độc, nhiễm
phóng xạ, chất độc màu da cam, các chất gây nghiện, chấn thương sọ não
III.2.Nguyên nhân gây ra KTTT
Trang 23III.3.Nhận dạng HS KTTT
• Một số HS có hình thể không cân đối, ánh mắt, nét mặt khờ dại
• Phản ứng chậm với kích thích bên ngoài
• Khả năng phối hợp tay - mắt kém
• Tiếp thu chậm, mau quên
• Sử dụng ngôn ngữ ở mức độ rất hạn chế
• HS hạn chế hoặc gặp khó khăn khi giải quyết 1 vấn đề cụ thể
• Biểu hiện xúc cảm, tình cảm thất thường
• Nhiều HS có hành vi bất thường như: đánh bạn, gào thét, xé vở
• Tuy nhiên, mỗi HS KTTT đều có những mặt mạnh riêng như: thích
vẽ, thích hát, thích hoạt động thể thao
Trang 24* Các khiếm khuyết đi kèm
– 20-25% khiếm thị
– 10% khiếm thính
– Động kinh thường xảy ra ở khoảng 33%
– Bại não thường xảy ra ở 30-60% số người bị KTTT nặng
Trang 26IV.Đặc điểm của học sinh KTTT
1 Đặc điểm cảm giác, tri giác.
• Chậm chạp và hạn hẹp
• Phân biệt màu sắc, chi tiết sự việc kém, dễ nhầm lẫn
và thiếu chính xác
• Thiếu tính tích cực khi tri giác: quan sát sự vật đại
khái, qua loa, khó quan sát kỹ các chi tiết, khó hiểu rõ nội dung
Trang 272 Đặc điểm tư duy
• Chủ yếu là tư duy cụ thể vì vậy khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ và nắm bắt khái niệm
• Tư duy thiếu liên tục Cần có chế độ nghỉ ngơi xen kẽ các hoạt động, giao việc vừa sức
• Tư duy lôgíc kém HS thường không vận dụng được các thao tác tư duy đối với các hành động trí tuệ
• Thiếu tính phê phán, nhận xét về vấn đề nào đó
Trang 28• Có khả năng ghi nhớ máy móc, khó ghi nhớ ý nghĩa
Trang 294 Đặc điểm chú ý
• Khó tập trung trong thời gian dài, dễ bị phân tán
• Khó tập trung vào các chi tiết
• Kém bền vững, thường chuyển từ hoạt động chưa
hoàn thành sang hoạt động khác
• Luôn bị phân tán, khó tuân theo các chỉ dẫn, khó kiên nhẫn đợi đến lượt, khó kiềm chế phản ứng
• Đỉnh cao của chú ý và thời gian chú ý của HS KTTT kém hơn nhiều so với HS bình thường
Trang 305 Đặc điểm ngôn ngữ
• Vốn từ nghèo nàn, từ tích cực ít, từ thụ động nhiều
• Phát âm thường sai, phân biệt âm kém, nói ngọng
• Không nắm được quy tắc ngữ pháp, nói sai ngữ pháp
• HS nói được nhưng không hiểu nói cái gì
• Khó hiểu lời nói của người khác
• Nghe được mà không hiểu
• Nhớ từ mới chậm
• Đa số HS KTTT chậm biết nói
Trang 316 Đặc điểm hành vi
• Hành vi hướng ngoại: Là hành vi được biểu hiện theo
xu hướng ra bên ngoài Những hành vi này thường
gây ra phiền nhiễu cho người khác, làm tổn thương
hay tấn công người khác, hành vi chống đối, hành vi sai trái
• Hành vi hướng nội: Là hành vi được biểu hiện theo xu hướng vào bên trong Những hành vi này không gây phiền nhiễu cho người xung quanh, trầm cảm thu
mình lại, sợ hãi, bối rối, tự làm tổn thương mình, lầm
lì, rầu rĩ HS ngồi học rất trật tự song không hiểu gì
Trang 32biểu hiện hành vi bất th ờng của HS
KTTT
- Các hành vi h ớng ngoại: Đi lại tự do trong lớp; không chịu ngồi yên; HS có thể quậy phá, đánh đấm bạn, nói tự do trong giờ học; có thể la hét không rõ nguyên cớ; có thể nói lẩm bẩm một mình; có thể khóc hoặc hờn dỗi
- Các hành vi h ớng nội: Uể oải, buồn chán, im lặng, không nói chuyện với ng ời xung quanh, không thực hiện nhiệm vụ
Trang 33- HS bị ng ời khác trêu chọc nên dễ nổi khùng
- HS bị đối xử thiếu công bằng, thiếu tôn trọng HS
- Chống đối, né tránh việc thực hiện nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ không phù hợp với khả năng của HS
Trang 34Với hành vi xuất hiện do học sinh thiếu các kỹ năng
xã hội: giúp học sinh học được cách thức phù hợp trong việc đưa ra các yêu cầu, nguyện vọng (hành
vi thay thế tương đương về chức năng)
Trang 35Các lĩnh vực hoạt động cần hỗ trợ HS KTTT
Trang 36Hoạt động hỗ trợ: Phát triển con người
• Tạo cơ hội phát triển thể chất như phối hợp tay-mắt, các kĩ năng vận động tinh và vận động thô
• Tạo cơ hội phát triển nhận thức như sử dụng từ ngữ và hình ảnh để giới thiệu về thế giới xung quanh, và giải thích logic về các sự kiện cụ thể
• Tạo ra các hoạt động phát triển tình cảm xã hội để
nuôi dưỡng niềm tin, khả năng tự chủ
Trang 37Hoạt động hỗ trợ: Dạy học và giáo dục
• Tương tác với thầy cô giáo, các bạn và các thành viên trong trường học
• Tham gia vào việc quyết định những hoạt động giáo dục và đào tạo nào muốn tham gia
• Học và sử dụng các cách thức giải quyết vấn đề
• Sử dụng công nghệ trong dạy học
• Học và sử dụng các môn học chức năng (đọc biển
báo, đếm tiền lẻ…)
• Học và sử dụng các kĩ năng tự chủ, tự quyết
Trang 38Hoạt động hỗ trợ: Sống tại gia đình
• Sử dụng nhà vệ sinh
• Giặt giũ và giữ gìn quần áo
• Chuẩn bị và ăn các loại thức ăn
Trang 39Hoạt động hỗ trợ: Sống tại cộng đồng
• Sử dụng các phương tiện giao thông
• Tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí
• Đi thăm bạn bè, họ hàng
• Mua sắm đồ
• Tương tác với các thành viên cộng đồng
• Sử dụng các công trình công cộng
Trang 40Hoạt động hỗ trợ: Nghề nghiệp
• Học và sử dụng các kĩ năng nghề nghiệp cụ thể
• Tương tác với các đồng nghiệp
• Tương tác với cấp trên
• Hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến công việc đúng tốc độ và chất lượng
• Thay đổi các bổn phận nghề nghiệp
• Tiếp cận khi cần trợ giúp và chế ngự khủng hoảng
Trang 41Hoạt động hỗ trợ: Sức khỏe và an toàn
• Tiếp cận và hưởng các dịch vụ trị liệu
• Dùng thuốc
• Tránh tổn hại sức khỏe và an toàn
• Trao đổi với người chăm sóc y tế
Trang 42Hoạt động hỗ trợ: Hành vi
• Học các kĩ năng và hành vi cụ thể
• Học và biết đưa ra quyết định
• Tiếp cận và được trị liệu về sức khỏe tâm thần
• Tiếp cận và được trị liệu cai thuốc
• Vận dụng sở trường của bản thân vào các hoạt động hàng ngày
• Duy trì các hành vi phù hợp với phép xã giao ở nơi công cộng
• Kiểm soát cơn nóng giận và hung hăng
Trang 43Hoạt động hỗ trợ: Xã hội
• Xã hội hóa trong gia đình
• Tham gia các hoạt động thư giãn, giải trí tại nhà
• Đưa ra quyết định giới tính/tình dục phù hợp
• Xã hội hóa ngoài gia đình
• Làm quen và duy trì tình bạn
• Trao đổi với người khác về các nhu cầu cá nhân
• Quan hệ gắn bó yêu thương, đoàn kết
• Đề nghị được người khác giúp đỡ và giúp đỡ người khác
Trang 44Hoạt động hỗ trợ: Bảo vệ và ủng hộ
• Ủng hộ bản thân và người khác
• Quản lí tiền bạc và tài sản cá nhân
• Bảo vệ bản thân không bị bóc lột
• Thực hành quyền lợi và trách nhiệm pháp lí
• Kết nạp và tham gia các tổ chức hỗ trợ/tự vệ
• Hưởng các dịch vụ pháp lí
• Sử dụng ngân hàng và tài khoản ngân hàng
Trang 45v dạy học hoà nhập học sinh KTTT
• v.1.Quy trình tổ chức hoạt động dạy học hoà nhập HS KTTT
- Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của HS KTTT:
+ Trình độ nhận thức và các đặc điểm tâm lý
+ Hứng thú của học sinh đối với nội dung kiến thức và
kỹ năng bài học
+ Tình cảm của học sinh đối với giáo viên dạy
+ Đặc điểm hành vi của học sinh
- Xây dựng mục tiêu dạy học
- Lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện dạy
học
Trang 46v.1.Quy trình tổ chức hoạt động dạy học hoà nhập HS KTTT
- Thiết kế bài dạy học có hiệu quả
-Tiến hành bài dạy học có hiệu quả.
+ Gồm các yếu tố mở bài
+Các hoạt động của giáo viên và học sinh
+Các yếu tố kết thúc bài học
- Đánh giá kết quả học tập.
Trang 47V.2 Điều chỉnh nội dung dạy học hoà
nhập HS KTTT
• 1 Khái niệm:
- Điều chỉnh là sự thay đổi trong mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học giúp cho hs phát triển tốt nhất trên cơ sở các năng lực của học sinh
- Điều chỉnh nội dung dạy học là sự thay đổi yêu cầu
về dung lượng và mức độ kiến thức, kỹ năng và hành
vi, thái độ trong nội dung của các môn học nhằm đáp ứng phù hợp với trình độ nhận thức, nhu cầu học tập của hs
Trang 48- Theo quan điểm đổi mới nội dung chương trình,
Trang 49• 3 Phương pháp điều chỉnh: 4 phương pháp.
• - Đồng loạt: Trong lớp HS gặp ít khó khăn trong các hoạt động và học tập, thì chỉ đòi hỏi giáo viên quan
tâm hơn để giúp HS tiếp nhận cùng nội dung như HS bình thường khác
• - Đa trình độ:Tất cả HS cùng được học một
chương trình nhưng theo những mức độ khác nhau Khi thực hiện PP này, GV cần sắp xếp nội dung căn
cứ các cấp độ nhận thức khác nhau của học sinh
Từ đó, mỗi HS được tiếp thu một số lượng và mức
độ kiến thức nhất định phù hợp với khả năng của mình
Trang 50• - Trùng lặp giáo án: HS gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động nhận thức, song vẫn tham gia vào hoạt động chung của tiết học nhưng với mục tiêu kiến thức khác.
• - Thay thế:Dùng phương pháp này khi HS không thể học cùng với lớp Giáo viên buộc phải tìm hoạt động khác cho HSKT thay việc phải theo học nội dung của lớp