Phát hiện sớm khuyết tật và can thiệp sớm cho trẻ giúp tránh được các hạnchế của khuyết tật làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, giúp trẻ sớm được họchòa nhập, sống hòa nhập với xã h
Trang 1Phần I CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHUYẾT TẬT, CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CAN THIỆP SỚM
I Khái niệm chung
Can thiệp sớm là những chỉ dẫn ban đầu và các dịch vụ dành cho trẻ và giađình trẻ khuyết tật trước tuổi tiểu học nhằm kích thích và huy động sự phát triển tối
đa ở trẻ, tạo điều kiện và chuẩn bị tốt cho trẻ tham gia vào hệ thống giáo dục bìnhthường và cuộc sống sau này
Can thiệp sớm là việc trợ giúp nhằm vào tất cả các trẻ em có nguy cơ hoặc
đã bị khuyết tật Việc trợ giúp này bao gồm toàn bộ giai đoạn từ chẩn đoán trướckhi sinh cho đến lúc trẻ đến tuổi đi học; việc phát hiện và chẩn đoán sớm cho đếnlúc hướng dẫn Can thiệp sớm có liên quan đến cả đứa trẻ lẫn cha mẹ, gia đình vàmạng lưới rộng lớn Tuy nhiên, cho tới nay, chúng ta vẫn chưa coi trọng việc chẩnđoán trước khi sinh là một bộ phận không thể tách rời của can thiệp sớm
II Các nguyên tắc cơ bản
1 Mọi trẻ đều có khả năng học tập
Trẻ khiếm thính hay khiếm thị vẫn có trí tuệ bình thường Mục tiêu giáo dụcđặt ra cho trẻ khuyết tật cũng giống như cho trẻ bình thường Công việc của trẻkhuyết tật cũng giống như công việc của trẻ bình thường, trừ những công việc đòihỏi trẻ phải có khả năng nghe bình thường hoặc khả năng nhìn tốt Ví dụ, mộtngười mù không thể lái xe ô tô được; trẻ chậm phát triển trí tuệ phát triển chậm hơn(và có những hạn chế do khuyết tật gây ra), nhưng vẫn có thể học được Ngày nay,học tập đã trở thành quyền lợi của trẻ em bình thường cũng như trẻ khuyết tật
2 Trẻ khuyết tật cũng phải học các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng
Trẻ khuyết tật trước hết là một đứa trẻ, sự phát triển của trẻ khuyết tậtcũng tuân theo tiến trình, quy luật như trẻ bình thường, tuy nhiên có chậm hơn
ở những khía cạnh nhất định Trẻ khuyết tật càng học được nhiều kỹ năng như
ở trẻ bình thường thì chúng càng có khả năng tham gia vào nhiều hoạt độnghơn trong gia đình cũng như xã hội, trẻ khuyết tật càng dễ dàng được chấpnhận hơn trong cộng đồng nếu như những hành vi của chúng càng giống trẻbình thường Vì vậy, trẻ khuyết tật cần phải học các kỹ năng như trẻ bình thường
3 Những năm đầu tiên rất cần thiết để trẻ học tập
Năm năm đầu tiên trong cuộc đời một con người là những năm tháng rất quantrọng, đây là thời gian mà nền tảng cho cuộc sống được hình thành Một nền tảng tốttạo cho đứa trẻ cơ hội có một cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời để chúng
Trang 2trở thành một thành viên có ích cho xã hội Những năm này rất quan trọng đối với trẻ
và đặc biệt quan trọng đối với trẻ khuyết tật
Việc bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt là rất cần thiết Bắt đầu diễn ra từkhi cha mẹ trẻ cho rằng trẻ có vấn đề, điều này có thể hạn chế những vấn đề về giáodục và cư xử sau này trong cuộc sống của trẻ
4 Cha mẹ là những người quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ
Với việc can thiệp sớm, các giáo viên cần phải cung cấp tri thức, hướng dẫnphụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ Phụ huynh không chỉ là người tiếp xúc vớitrẻ nhiều hơn giáo viên hoặc chuyên gia mà còn là người hiểu trẻ, chăm sóc trẻbằng cả tình yêu thương ruột thịt của mình
Ở Việt Nam, ông bà, cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình có vai tròquan trọng trong việc giáo dục trẻ, đặc biệt là trẻ khuyết tật
5 Mỗi trẻ và mỗi gia đình đều khác nhau
Một đặc trưng cơ bản trong giáo dục đặc biệt là tính cá thể hoá cao Ngayvới trẻ bình thường thì mỗi đứa trẻ là một con người riêng biệt Mỗi trẻ có tiền đềphát triển khác nhau, có tốc độ phát triển, có khả năng lĩnh hội, có đặc điểm khíchất… khác nhau Do vậy không thể có một cách chăm sóc giáo dục giống nhaucho mọi đứa trẻ, ngay cả đối với trẻ ở cùng một nhóm khuyết tật Mặt khác, trình
độ hiểu biết của mỗi gia đình khác nhau, mức độ quan tâm đến con cái khác nhau
và mỗi gia đình có hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, do đó chúng ta không thể xâydựng một chương trình can thiệp sớm cho mọi đối tượng Can thiệp sớm tập trungvào nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ, mỗi trẻ cần có một chương trình cá nhân riêng,chương trình này phải được xây dựng trên cơ sở khả năng, nhu cầu của trẻ và phảiphù hợp với quan điểm giáo dục của phụ huynh, nhu cầu và khả năng của gia đình
III Ý nghĩa của can thiệp sớm
1 Ý nghĩa đối với trẻ
Can thiệp sớm có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới đứa trẻ haynhững nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng Điều này
có thể đạt được bằng cách giúp cho trẻ có được sự kích thích và tác động qua lạimột cách đúng đắn với môi trường xung quanh ở ngay giai đoạn đầu của sự pháttriển của trẻ
Can thiệp sớm để đồng thời thực hiện chức năng chữa bệnh
Can thiệp sớm sẽ giảm các ảnh hưởng của những bệnh mãn tính và khuyết
tật chức năng lâu dài Có thể ngăn cản sự chậm phát triển cũng như các khuyết tậtkhác gia tăng
2 Ý nghĩa đối với cha mẹ
Trang 3Can thiệp sớm là những phương pháp hiệu quả để giúp cha mẹ cư xử với đứatrẻ khuyết tật của họ Chương trình can thiệp sớm chủ động lôi cuốn cha mẹ vàoquá trình can thiệp cho trẻ nên họ có thể tự phát hiện ra khả năng và năng lực củachính mình về khả năng để xử lý, hướng dẫn và điều trị chăm sóc trẻ.
Can thiệp sớm giúp cha mẹ không cần phải căng thẳng về vấn đề tình cảmcủa mình, do đó góp phần quan trọng vào quá trình chấp nhận Can thiệp sớm làmcho giảm bớt hay loại trừ sự bất lực của nhiều cha mẹ trong việc xử lý các vấn đềcủa trẻ, cải thiện mối quan hệ cha mẹ và đứa con, mối quan hệ về mặt tình cảmđược cân bằng hơn và tránh được một số công việc chăm sóc trẻ không cần thiết
Can thiệp sớm sẽ tránh được việc cha mẹ không cung cấp thông tin Nhữngthông tin này liên quan đến:
- Việc chẩn đoán, nguyên nhân khuyết tật và dự đoán tiến triển của bệnh
- Kiến thức về sự phát triển bình thường và cần phải thúc đẩy sự chậm pháttriển hoặc điều chỉnh sự phát triển không bình thường như thế nào
- Hệ thống hỗ trợ của xã hội mà họ được hưởng
3 Ý nghĩa đối với gia đình
Can thiệp sớm có thể tránh cho anh chị em trong gia đình rơi vào tình thếkhông thuận lợi dẫn đến kết quả là chính sự phát triển của chúng lại bị cản trở
và một số vấn đề về hành vi có thể nảy sinh Can thiệp sớm có thể đảm bảorằng hệ thống gia đình biết cách tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợpvới hoàn cảnh là có một đứa trẻ khuyết tật trong nhà Can thiệp sớm làm nhẹgánh nặng cho gia đình là tạo ra sự giúp đỡ cho gia đình như quan tâm hàngngày và các phương tiện khác
4 Ý nghĩa đối với xã hội
- Can thiệp sớm làm cho xã hội nhận biết được thực tế là còn có nhữngđứa trẻ bị khuyết tật, chúng cũng là một bộ phận của cộng đồng và có quyềnđược giúp đỡ Can thiệp sớm giúp mở rộng cơ hội cho trẻ em vì chúng họcđược qua trường phổ thông một cách có hiệu quả hơn Chúng có thể khôngphải nhờ cậy nhiều vào quỹ công cho khuyết tật hay dựa vào phúc lợi Khi đứatrẻ lớn dần lên, cha mẹ không cần hướng dẫn nhiều như trước bởi vì ngay từđầu họ đã được hướng dẫn cách thức để họ xử lý những vấn đề của trẻ
IV Các giai đoạn của can thiệp sớm
Hầu hết các chương trình can thiệp sớm ở trẻ đều tiến hành theo 3 giai đoạn:Giai đoạn 1: Phát hiện, chẩn đoán và giới thiệu trẻ vào chương trình
Giai đoạn 2: Thực hiện chương trình, bao gồm các hoạt động liên quan tớiviệc cung cấp các dịch vụ
Trang 4Giai đoạn 3: Kết thúc, tập trung vào các hệ thống chuyển tiếp cho trẻ từchương trình can thiệp sớm tới những can thiệp tiếp theo.
1 Giai đoạn 1
* Phát hiện: là tìm tòi các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ có
nguy cơ hoặc đang tiến triển một cách không bình thường Phát hiện bao gồm việc quansát các dấu hiệu, tín hiệu nói trên và các chương trình khám sàng lọc Kết quả khôngphải là một sự chẩn đoán, trẻ em được sàng lọc ra để kiểm tra tiếp Hiện nay ở ViệtNam, hệ thống dịch vụ khám sàng lọc cho trẻ sơ sinh hoặc chẩn đoán để phát hiện trẻ cóvấn đề hoặc nguy cơ vẫn còn thiếu Đây là một thiệt thòi lớn cho trẻ khuyết tật Vì như
ta đã biết, những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời có một ý nghĩa cực kỳ quan trọngcho sự phát triển Trẻ bị phát hiện chậm tháng nào trong những năm đầu đời này thì sựtrì hoãn trong sự phát triển chung của trẻ sau này sẽ được tính bằng cấp số nhân
* Chẩn đoán: bao gồm việc nhận ra một khuyết tật về phát triển cùng
với các nguyên nhân được đặt ra Việc chẩn đoán được thực hiện theo kết quảcủa việc phát hiện các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy sự lệch lạc hay có nguy cơ
về mặt phát triển Phát hiện, chẩn đoán sớm mới có hy vọng điều trị, ngăn chặntật và để kịp thời tiến hành phục hồi chức năng
Trẻ em được phát hiện qua khám sàng lọc được đưa tới các địa chỉ thíchhợp để thực hiện các chẩn đoán toàn diện và sâu hơn Trước khi tham gia vàochương trình giáo dục đặc biệt, trẻ em được đánh giá chẩn đoán và đánh giátoàn diện về các nhu cầu giáo dục của chúng Mục đích chính của quá trình này
là để xác định trẻ bị khuyết tật như thế nào và nếu có thể cũng xác định phạm
vi, cách thức giáo dục và dịch vụ cần thiết để can thiệp Quá trình đánh giá đóphải đa dạng và do nhiều nguồn, phải được kết luận bằng nhóm chuyên gia đachức năng Các thành viên của nhóm này phải đa dạng tuỳ theo đặc điểm riêngcủa mỗi trẻ
2 Giai đoạn 2
Các nhân viên của chương trình dùng các công cụ đánh giá và các quytrình khác nhau để xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tham gia chươngtrình Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân là bước nối tiếp của đánh giában đầu trong chuỗi làm việc liên tục của chương trình can thiệp sớm Quy trìnhthực hiện kế hoạch cá nhân cũng tương tự như tất cả các chương trình can thiệpsớm Kế hoạch giáo dục cá nhân là sự xác định rõ mục tiêu giáo dục, biện phápthực hiện để đạt được những mục tiêu này
Một vấn đề khác có trong giai đoạn 2 là sự đánh giá Nội dung được thông
qua của chương trình tập trung vào trẻ thường đưa ra những kết quả đánh giá rộng
Trang 5Đánh giá này có hai nội dung chủ yếu: đánh giá để thấy rõ quy trình của trẻ vớimục đích định hướng và đánh giá kết quả trên toàn cầu để xác định tác động củachương trình (chủ yếu những thay đổi trong chỉ số IQ hay mức độ phát triển).
3 Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn chuyển sang môi trường kế tiếp của trẻ, giai đoạn nàythường rất ít khi nhận được sự quan tâm của nhà trường Tuy nhiên giai đoạnchuyển tiếp là giai đoạn liên quan đến các chương trình can thiệp sớm Hơn thếnữa việc chăm sóc trẻ trong thời gian chuyển tiếp có thể tạo ra sự khác biệt về sựthành công hay thất bại trong các bước tiếp theo Phần lớn những chương trìnhcan thiệp sớm thực hiện quy trình chuyển tiếp không chính thức nhưng cũng cónhững chiến lược đáng kể Những chương trình như thế có thể sẽ có ích trongviệc lập kế hoạch và thực hiện giai đoạn chuyển tiếp với cha mẹ và con cái giữacác chương trình
Tóm lại: Can thiệp sớm đối với trẻ khuyết tật là một quá trình bao gồm các giai
đoạn Các giai đoạn này là: phát hiện (khám sàng lọc), chẩn đoán, các đánh giá ban đầu,xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, thực hiện theo kế hoạch, đánh giá và chuyển sangcác môi trường tiếp theo Mặc dù các giai đoạn liệt kê ở đây là theo thứ tự logic, trongthực tế chúng hoà nhập và đan xen lẫn nhau mà không thể tách biệt rõ rệt Các giai đoạncủa chương trình can thiệp sớm có thể giống nhau Tuy nhiên, có những khác biệt rấtlớn trong từng bước chi tiết Các công cụ, các quy trình đánh giá được sử dụng để xâydựng chương trình cá nhân, kỹ thuật đánh giá, chất lượng sử dụng nguồn nhân lực, sựphối hợp các lực lượng… trong mỗi chương trình can thiệp sớm có thể khác nhau
Câu hỏi ôn tập
1 Khái niệm can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật
2 Tại sao phải can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật?
3 Công tác can thiệp sớm tại địa phương Những thuận lợi và khó khăn Đềxuất kế hoạch thực hiện để có chương trình can hiệu đạt hiệu quả
Phần II CÁC KHUYẾT TẬT THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON
NGUYÊN NHÂN, CÁCH PHÒNG TRÁNH VÀ CÁC DẤU HIỆU
PHÁT HIỆN SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT
Trang 6I Khái niệm về trẻ khuyết tật và các loại tật
1 Thế nào là trẻ khuyết tật?
Trẻ khuyết tật là những trẻ bị giảm hoặc mất một phần khả năng về nghe,nhìn, nói, vận động, phát triển trí tuệ hoặc có những cấu tạo và hành vi bất thườngkhông giống những trẻ bình thường khác
2 Các loại tật thường gặp ở trẻ Mầm non
- Trẻ có khó khăn về vận động
- Trẻ có khó khăn về nghe: khiếm thính, điếc
- Trẻ có khó khăn về nhìn: khiếm thị
- Trẻ chậm phát triển về trí tuệ và hành vi không thích ứng
- Trẻ khó khăn về nói và ngôn ngữ
- Rối loạn tình cảm, không quản lý được hành vi
Trường hợp nhẹ: bị giảm chức năng vận động của một trong các bộ phận của
cơ thể, đi lại, vận động, cầm nắm khó khăn
3.2 Tật về thính giác hay còn gọi là khó khăn về nghe: khiếm thính, điếc
Là tật ảnh hưởng đến bộ phận nhạy cảm, truyền dẫn và phân tích âm thanhcủa con người Có nhiều mức độ:
- Mức độ nặng (điếc): trẻ không nghe được tiếng động to như sấm, tiếng trống
cách tai 30-50cm; không nghe được tiếng thét gần tai và không nói được (câm)
- Mức độ nhẹ (nghễnh ngãng): trẻ điếc một tai, không nghe được tiếng nói
bình thường nhưng gọi to cách xa 1m có thể nghe được
3.3 Tật thị giác - khó khăn về nhìn
Là tật làm ảnh hưởng đến chức năng nhìn của mắt
Trường hợp nặng: mù cả hai mắt, không phân biệt được sáng tối
Trường hợp nhẹ hơn: trẻ phân biệt được ánh sáng nhưng không phân biệt được
Trang 7màu sắc, không nhận rõ hình dạng các vật, không đếm được ngón tay khi ở cách xa30cm, đi lại dò dẫm, dùng tay lần sờ, không đọc được chữ viết bình thường.
Mức độ nhẹ hơn như mắt lác (lé); mắt có sẹo giác mạc che lấp đồng tử ảnhhưởng đến chức năng nhìn; trẻ bị quáng gà do thiếu Vitamin A; tật sụp mi; tật giảmthị lực một hoặc hai mắt Trong những trường hợp này trẻ còn nhìn được vật lờ
mờ, có thể phân biệt được màu, đọc được chữ khi ghé sát mắt
3.4 Tật thiểu năng trí tuệ hay còn gọi là chậm phát triển trí tuệ
Là tật của hệ thần kinh trung ương làm ảnh hưởng đến chức năng nhận biết
và tư duy
- Trường hợp nặng: trẻ có khó khăn về nhận thức và hiểu biết nên rất khókhăn trong học tập Thường tật này đi kèm với một số dị tật bẩm sinh khác: bạinão, não bé bẩm sinh
- Trường hợp nhẹ: trẻ nhớ khó khăn, khả năng tư duy kém, tư duy theo lốitrực diện, hay quên, học thường lưu ban do không tiếp thu được bài
3.5 Tật ngôn ngữ - khó khăn về nói
Là tật gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ làm cho trẻ không thể diễn đạtbằng lời nói về ý muốn của mình hoặc diễn đạt khó khăn do bộ phận phát âm có tật
- Trường hợp nặng: mất ngôn ngữ, ngôn ngữ bị ảnh hưởng trầm trọng, khókhăn trong giao tiếp
- Trường hợp nhẹ: trẻ nói ngọng, nói lắp, diễn đạt khó khăn làm ảnh hưởngđến khả năng giao tiếp
3.6 Tật về rối loạn tình cảm, hành vi bất thường
Trẻ có tổn thương não hoặc do cấu trúc gen làm cho trạng thái tâm lý, tìnhcảm của trẻ quá hưng phấn hoặc trầm cảm Nhiều trường hợp trẻ quá hưng phấn cónhững hành vi bất thường, đứng, ngồi không yên, không kiểm soát được hành vi vàkhông thích ứng với môi trường làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống
3.7 Trẻ tự kỷ
Là bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương có thể do gen hoặc nguyên nhân khácchưa được biết Trẻ mắc bệnh này có biểu hiện rất khác nhau như: thờ ơ, lãnh đạm,không quan tâm với môi trường xung quanh, không có giao tiếp bằng mắt và sốngtrong thế giới riêng của mình, hoặc có những hoạt động vận động tăng động Trẻ ưacác hoạt động mạnh như: chạy nhảy, gõ tiếng động; hoạt động theo ý thích của riêngmình Trẻ tự kỷ chỉ thích âm nhạc, có trẻ chỉ thích màu đỏ…
3.8 Các tật khác về sức khỏe
Tật động kinh do tổn thương hệ thần kinh, gây co giật toàn thân hoặc mộtvài bộ phận; co giật có thể thành cơn theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ
Trang 8Trẻ bị thiếu hụt một bộ phận nào đó của cơ thể gây ảnh hưởng đến chứcnăng các cơ quan của cơ thể.
3.9 Trẻ khiếm thính kết hợp với khiếm thị
Đây là một khuyết tật nặng, trẻ đồng thời thiếu hụt chức năng của hai bộphận giác quan quan trọng nghe và nhìn nên trẻ sẽ có khó khăn hơn những trẻ chỉ
bị một loại tật
3.10 Trẻ đa tật
Khi trẻ có từ hai tật trở lên
3.11 Trẻ có khó khăn về học
Trẻ có chỉ số IQ thấp hơn mức bình thường và cao hơn mức bình thường đều
có thể đưa đến cho trẻ những khó khăn trong học tập và cuộc sống
II Nguyên nhân gây ra khuyết tật
1 Nguyên nhân trong thời kỳ mẹ mang thai
- Mẹ bị mắc một sô bệnh trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai do siêu vitrùng, cúm, sốt phát ban
- Mẹ dùng thuốc không đúng chỉ định
- Ngộ độc thai nghén; ngộ độc hóa chất độc hại
- Mẹ mắc một số bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng trong thời kỳ mang thai:sốt rét, lao, nhiễm trùng cấp, viêm họng, viêm phế quản
- Mẹ bị ốm, dinh dưỡng kém
2 Nguyên nhân trong khi sinh
- Mẹ đẻ khó, phải can thiệp bằng dụng cụ
- Mẹ chuyển dạ lâu trẻ bị ngạt
- Mẹ đẻ quá nhanh gây sang chấn cho trẻ trong khi sinh
- Trẻ ngôi ngược; ngôi ngang sa tay, sa chân
- Trẻ bị đẻ non, thiếu tháng
- Trẻ thiếu cân dưới 2500gr
3 Nguyên nhân sau khi sinh và quá trình nuôi dưỡng
- Trẻ bị vàng da tan máu kéo dài
- Trẻ bị tai nạn:
Trang 9+ Ngã gãy xương, trật khớp, cứng khớp, cong vẹo tay chân do không được
cử động chân tay, đi đứng
III Cách phòng tránh và hạn chế khuyết tật
1 Thực hiện chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang thai
- Bà mẹ cần khám thai đúng quy định của y tế: 3 lần trong chín thángmang thai; theo dõi kiểm soát quá trình tăng cân trong thời kỳ mang thai; thựchiện tiêm phòng uốn ván cho mẹ đầy đủ; hướng dẫn vệ sinh thai sản; nghỉ ngơilao động hợp lý
- Bà mẹ mang thai cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, tăngcường viên sắt, Vitamin A nhằm tránh suy dinh dưỡng cho trẻ từ trong bụngmẹ
- Bà mẹ cần được nghỉ ngơi hợp lý, lao động vừa sức tránh sinh non thiếutháng ảnh hưởng đến trẻ; sống khỏe mạnh, vui tươi trong tình cảm yêu thương củagia đình và người thân
2 Chăm sóc bà mẹ trong khi sinh
- Bà mẹ cần đến theo dõi và sinh tại các cơ sở y tế để giúp phát hiện sớmnhững bất thường của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ
- Đặc biệt các bà mẹ cần sinh tại các trung tâm y tế sẽ giúp tránh được cáctai biến sản khoa có thể để lại những di chứng tật nguyền cho bé như ngạt, chấnthương sọ não, đẻ khó, gãy tay, gãy chân, uốn ván rốn
3 Chăm sóc trẻ sơ sinh và bà mẹ sau khi sinh
- Trẻ sinh ra cần được kiểm tra, phát hiện sớm các dị tật Nếu phát hiện trẻ bị
dị tật cần liên hệ với các trung tâm can thiệp sớm hoặc khoa nhi để được hỗ trợ canthiệp kịp thời càng sớm càng tốt
- Chăm sóc bà mẹ để đảm bảo nguồn sữa mẹ đủ cung cấp nuôi trẻ giúpphòng tránh suy dinh dưỡng Tăng cường đủ các vi chất dinh dưỡng vào khẩu phần
ăn của mẹ và trẻ
- Tiêm phòng các loại vacxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
- Yêu thương chăm sóc nuôi dưỡng và đáp ứng các nhu cầu của trẻ trong đó
có nhu cầu giao tiếp, tình cảm
Trang 104 Phòng tránh tai nạn thương tích và bệnh tật cho trẻ
- Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đáp ứng các nhu cầu của trẻ, mọi gia đình
và trường lớp Mầm non cần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ
- Giường tủ trong gia đình, trường, lớp Mầm non phải được kê vững chắc,
có chấn song chắn và không kê cao tránh để trẻ bị ngã đau
- Tiêm đủ các loại vacxin phòng bệnh cho trẻ
- Không để trẻ chơi một mình những nơi gần sông suối, gần đường xe cộ,gần các vật nhọn như dao, phích nước sôi, bếp lửa, lò sưởi, ổ cắm điện để xa tầmvới trẻ
- Khi trẻ bị ngã, gẫy xương cần băng bó xử lý kịp thời để tránh sai lệch xương
- Với các trẻ nhỏ dị tật bẩm sinh cần được cơ quan y tế quan tâm chăm sóc,phục hồi sớm cho trẻ
- Trẻ có bệnh cần được khám phát hiện và điều trị kịp thời không để kéo dàimãn tính ảnh hưởng đến các bộ phận chức năng
Ví dụ: Viêm tai mũi họng kéo dài và điều trị không kịp thời dứt điểm sẽ đưađến viêm tai xương chũm gây điếc, hạn chế sức nghe, trẻ bị điếc sẽ ảnh hưởng đếntập nói
IV Phát hiện sớm trẻ khuyết tật
1 Mục tiêu của phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ Mầm non
Phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ nhằm giúp giáo viên Mầm non và gia đình trẻsớm nhận biết được các dấu hiệu bất thường ở trẻ và đưa đi khám phát hiện canthiệp sớm kịp thời
Phát hiện sớm khuyết tật và can thiệp sớm cho trẻ giúp tránh được các hạnchế của khuyết tật làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, giúp trẻ sớm được họchòa nhập, sống hòa nhập với xã hội, không còn là gánh nặng của gia đình và xãhội Ví dụ: đối với một trẻ bị khiếm thính, nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn sơsinh, trẻ được can thiệp sớm bằng cấy điện cực ốc tai hoặc cho đeo máy trợ thínhsớm Đặc biệt trong giai đoạn trẻ học nói sẽ giúp can thiệp và hướng dẫn trẻ tậpnói kịp thời đúng lúc Vì vậy, việc học nói và phát triển ngôn ngữ lời nói của trẻkhông bị chậm, không ảnh hưởng đến ngôn ngữ giao tiếp lời nói trong cuộc sốngsau này
2 Phát hiện sớm trẻ khuyết tật Mầm non qua hình dạng và các dấu hiệu chỉ điểm của các loại khuyết tật
2.1 Trẻ bị khó khăn về vận động
- Trẻ đẻ ra bị vàng da dẫn đến bại não: trương lực cơ giảm, phản xạ gânxương yếu, trẻ không cử động nâng được tay, chân, đầu, cổ Trẻ không thể lẫy,
Trang 11trườn, bò được như các trẻ cùng độ tuổi Hoặc trẻ bị co cứng cơ toàn thân bấtthường do bại não thể co cứng Tay chân, một phần cơ thể bị co cứng, rung giậttừng cơn hoặc liên tục, có thể gặp trong bại não thể múa vờn Trẻ đi lại khó khănnhón ngón chân do loạn dưỡng cơ, bại não thể co cứng.
- Trẻ 10 tháng tuổi không tự ngồi được một mình khi không có sự giúp đỡ.Trẻ 2 tuổi không có khả năng tự đi một mình nếu không có sự giúp đỡ Trẻ 3-4 tuổi
đi lại di chuyển khó khăn do teo cơ, cứng khớp
- Trẻ đi lại bàn chân đơ do bại não liệt cứng nửa người
- Trẻ bị dị tật tay, chân: khoèo tay, khoèo chân; dính ngón, dính khoeo chân;chân tay cụt, teo nhỏ cơ do bẩm sinh hoặc do tai nạn tổn thương mắc phải trongquá trình nuôi dưỡng
- Trẻ bị dị tật vùng đầu cổ, tăng trương lực cơ, cơ co cứng trong một số di chứngcủa bệnh có tổn thương não, trẻ không cử động được tay chân và thân mình
- Trẻ đẻ ra có hai bàn chân hoặc một bàn chân bị xoay vào trong hoặc xoay
ra sau hoặc hai bàn tay bị cứng khớp xoay chệch vị trí bình thường
- Trẻ có bàn chân khoèo và đốt sống có túi thần kinh hoặc không, có những trẻkhông cử động hoặc mất cảm giác bàn chân, bàn chân gập mu vào trong
- Trẻ bị yếu một tay hoặc tư thế bất thường do tổn thương đám rối thần kinhcánh tay trong khi sinh
- Trẻ bị trật khớp háng, sơ cứng khớp, chân ở tư thế khác nhau, chi ngắn, chidài, bệnh do tổn thương trong thời kỳ bào thai
- Trẻ bị liệt cơ mềm nhũn, đặt đâu nằm yên một chỗ không cựa quậy tay, chânhoặc chỉ một nửa người cựa quậy được: có thể bị liệt do tổn thương thần kinh
- Trẻ bị di chứng của bại liệt: liệt nhóm cơ ở gốc chi sau một cơn sốt, thườngliệt chân, tay không đối xứng
- Tay chân hoặc một phần cơ thể có cử động bất thường không kiểm soát được,
có khi co giật, tím tái, sùi bọt mép sau vài phút trở lại bình thường gặp trong động kinh
- Trẻ bị giảm trương lực cơ, cơ teo nhẽo từ từ: do bệnh teo cơ, thường do ditruyền hoặc tổn thương tủy sống
- Trẻ bị liệt tứ chi từ từ do lao màng não, lao đốt sống
- Trẻ bị đau khớp, cứng khớp, đi lại vẹo lệch một bên do bại liệt, bại não,viêm xơ cứng khớp
- Trẻ đứng hoặc đi lại đầu gối chụm, bàn chân choãi xa nhau: chân chữ X docòi xương nặng, biến dạng
- Trẻ đi lại phải chống chân do bại liệt, loạn dưỡng cơ, viêm đau khớp
- Cong vẹo cột sống, ưỡn cột sống, gù do bệnh viêm xương, viêm khớp,
Trang 12viêm khớp đốt sống thay đổi tư thế nằm ngồi gặp khó khăn.
- Trẻ mất một phần hoặc một bộ phận cơ thể do tật bẩm sinh từ trong bụng mẹ
- Trẻ bị tổn thương hoặc mất một phần các bộ phận cơ thể do bị tai nạn
Để có thể phát hiện sớm trẻ khuyết tật vận động cần dựa vào các mốc pháttriển vận động của trẻ theo tuổi để xác định:
+ Khi trẻ 1 tháng: đặt nằm ngửa mà trẻ không có cử động chân, không cođạp, nâng chân, đưa chân lên trên
+ Khi trẻ 2 tháng: không thể ngẩng cất đầu khi đặt nằm sấp
+ Khi trẻ 3 tháng: không giữ đầu tự ngẩng khi bế ngồi
+ Khi trẻ 4 tháng: không thể ngồi thẳng khi được đặt tựa lưng và đầu ngẩng thẳng.+ Khi trẻ 5 tháng: trẻ không biết đạp mạnh tay, chân trong bồn nước khi tắm.+ Khi trẻ 6 tháng: trẻ không đưa tay ra với ra trước và bò bằng 4 chi, đặtnằm trẻ không tự lật ngược
+ Khi trẻ 7 tháng: trẻ không biết ngồi cứng một lúc khi không có người đỡ,đứng trên hai chân không vững khi được đỡ
+ Khi trẻ 8 tháng: trẻ không thể bước đi khi được giữ ở tư thế đứng
+ Khi trẻ 10 tháng: trẻ không thể tựa vào bàn ghế để bước đi với sự giúp đỡcủa người lớn
+ Khi trẻ 12 tháng: trẻ không tự đứng một mình và bò bằng hai tay, hai chân.+ Khi trẻ 13 tháng: trẻ không tự mình đứng lên và đi vài bước xiêu vẹo.+ Khi trẻ 15 tháng: trẻ không tự mình đi xiêu vẹo và trèo cầu thang
+ Khi trẻ 18 tháng: trẻ không tự đi một cách vững vàng, ném được bóng, cúinhặt bóng mà không ngã
+ Khi trẻ 21 tháng: trẻ không tự trèo lên ghế, không thể bước lên cầu thangthẳng lưng, xuống thang phải bò
+ Khi trẻ 24 tháng: không thể tự lên xuống cầu thang từng bậc bằng hai chân
Trang 13khám và can thiệp sớm cho trẻ.
2.2 Trẻ khó khăn về nghe (khiếm thính, điếc)
Đó là những trẻ không đáp ứng với tiếng động, đến 3 tuổi chưa biết nói, cóthể trẻ bị điếc, chậm phát triển hoặc bại não nặng
Trẻ không đáp ứng với âm thanh, tiếng động có thể do tai có vấn đề; có thểviêm tai giữa chảy mủ; có thể tổn thương vành tai, ống tai, bộ phận dẫn truyền âmthanh; tổn thương bộ phận tiếp nhận phân tích âm thanh trong não
- Tai bị tật: Nhìn bên ngoài tai của trẻ có thể bị sẹo vành tai, mất vành tai,chỉ có lỗ tai, sẹo tắc ống tai Những trường hợp này đều làm cho trẻ hạn chế tiếpnhận âm thanh
Có trường hợp do viêm nhiễm chảy mủ ống tai lâu ngày gây sẹo tắc, xơcứng các xương tai trong của bộ phận truyền âm cũng là nguyên nhân làm cho trẻhạn chế hoặc không tiếp nhận được âm thanh Trong những trường hợp này ta thấytrẻ có biểu hiện ngơ ngác không có phản ứng với nguồn tiếng động
Trẻ trên hai tuổi không nói được nhất là đối với trẻ lớn khi nghe người khácnói trẻ nhìn miệng người nói ngơ ngác, không có phản ứng, có thể nói rất to hoặcnói rất lạ lùng
- Trẻ bị điếc do tổn thương thần kinh: thường do bị các bệnh có tổn thương
hệ thần kinh như viêm não cấp, viêm màng não, do ngộ độc làm cho hệ thống thầnkinh tiếp nhận, phân tích, tổng hợp, âm thanh bị tổn thương, kết quả trẻ không ngheđược âm thanh và hoàn toàn không có phản ứng với âm thanh Những trường hợpnày gọi là điếc sâu Theo mốc thời gian ta có thể xác định trẻ có thể bị khiếm thính:
+ Sau khi sinh đến 3 tháng: trẻ không bị giật mình hay tỉnh giấc khi có tiếngđộng to gần trẻ, không biết hóng chuyện và ầu ơ bắt chước, không phản ứng vớitiếng xúc xắc lắc di chuyển
+ Trẻ 3-6 tháng: trẻ không quay đầu tìm nguồn phát ra tiếng nói của ngườixung quanh, không quay đầu khi nghe gọi tên
+ Từ 6 tháng, 9 tháng đến một năm: Trẻ chỉ “nghe” một người mà khôngbiết nghe những người khác Trẻ tách mình ra khỏi cuộc sống không nghe vàkhông biết làm theo bạn và người khác
+ Từ 1,5 năm đến 2 tuổi: Trẻ ít nói hoặc chậm biết nói Trẻ sợ tiếp cận phíasau Không hiểu ngôn ngữ lời nói và không làm theo được 2 yêu cầu của cha mẹ,người thân và cô giáo
+ Trẻ từ 2,5 đến 4 tuổi: Không nghe và hiểu được lời nói, không nhắc lạichuyện kể ngắn Nói thầm cách xa 0,5m không để trẻ nhìn miệng, trẻ không nhắclại được các từ đã nói thầm
Trang 14+ Trẻ 5 tuổi: Trẻ không hiểu các câu chuyện trong gia đình; nghe được rất
ít, phải nhắc đi nhắc lại trẻ mới nghe thấy, thường nhìn hình miệng mới nhận được
ra lời nói Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp: không thể diễn đạt được câu và chuyệnphù hợp với ngữ cảnh; hoặc có thể nói to
Khi thấy trẻ có những biều hiện bất thường như trên nên khuyên gia đình đưatrẻ đi khám tai mũi họng để được đo thính lực đồ, kiểm tra đeo máy trợ thính
2.3 Trẻ bị tật thị giác (khiếm thị)
- Khi trẻ không đáp ứng với ánh sáng, không nhìn theo ánh sáng, khôngnhìn theo dải tua màu sắc: mắt có thể bị màng giáp mạc che hoặc tổn thương bêntrong đáy mắt gây giảm thị lực hoặc mù
- Trẻ không quay đầu nhìn theo đồ vật, không với tay theo đồ vật, mắtkhông bình thường có thể mù
+ Sẹo giác mạc (thường gọi là mộng mắt): Mắt có hình dạng bên ngoàibình thường, bên trong tròng mắt có sẹo, vệt sẹo trắng, hồng che phủ một phầnhoặc toàn bộ tròng đen làm cho trẻ nhìn hạn chế Sẹo này thường do suy dinhdưỡng, thiếu vitaminA gây khô loét giác mạc để lại sẹo Có thể sẹo do tai nạncây, que chọc vào mắt hoặc bị bỏng Biểu hiện chòng đen mắt bị vệt mờ chekhuất một phần hoặc toàn bộ làm cho trẻ nhìn khó khăn, đầu phải nghiêng, nghékhi nhìn Trẻ đi lại phải lần sờ và hay va chạm vào đồ vật xung quanh, tìm kiếm
đồ chơi, đồ vật khó khăn
+ Mắt lác (còn gọi là mắt lé): Nhìn mắt bên ngoài bình thường tròng đen mắt
bị kéo lệch vào bên trong hay lệch ra bên ngoài Nếu tròng đen bị kéo lệch vào tronggọi là lác trong, tròng đen bị kéo lệch ra bên ngoài gọi là lác ngoài Lác có thể bị mộtmắt hoặc cả hai mắt, mắt lác làm giảm thị lực và hạn chế tầm nhìn của mắt Nguyênnhân do các cơ bám giữ thăng bằng cho nhãn cầu mắt bị liệt
+ Mắt cận thị (tật khúc xạ ánh sáng): Trẻ khó khăn khi nhìn xa, thường phảinhìn sát vào vật cần nhìn Tật này do màng thuỷ tinh thể bị dày Cận thị có thể dobẩm sinh hoặc mắc phải
+ Sụp mi: Nhiều trường hợp trẻ bị sụp mi một bên hoặc hai bên, cơ nâng mimắt trên của trẻ bị liệt, mi sụp che khuất tầm nhìn của con ngươi, khi nhìn phảinghiêng ngửa đầu, dướn mắt mới nhìn được Nếu không được điều trị lâu ngày đưađến giảm thị lực
+ Tật bên trong mắt có gây biến dạng mắt: Trẻ bị teo nhãn cầu một bênhoặc hai bên, có thể do bẩm sinh hoặc do tai nạn làm xẹp nhãn cầu, hoàn toànkhông nhìn được; mi mắt và con ngươi di động nhanh, có biểu hiện rung giật hoặc
có cử động bất thường: có thể mù, bại não, động kinh
Trang 15+ Sẹo bỏng dính mắt: mắt bị sẹo bên ngoài do bỏng gây co kéo che phủ làmcho mắt không nhìn được.
+ Một số tật khác của mắt có thể gặp: đục thủy tinh thể, đục thủy tinh dịch,tật nhãn cầu, teo gai thị thần kinh Nhìn bên ngoài mắt có thể có dạng bình thườngnhưng nhìn các vật mờ, không phân biệt được mầu sắc và nặng hơn là không nhìnthấy gì trong trường hợp teo gai thị, bong võng mạc
+ Trẻ không có sự tiếp xúc bằng mắt, nhìn lờ đờ
+ Trẻ phải điều chỉnh, nghiêng đầu, xoay cổ, hoặc cố định một bên mặt, đểnhìn bằng mắt còn lại
+ Trẻ với tay không chính xác khi với lấy các đồ vật
+ Hai mắt chuyển động không đều hay một mắt di chuyển
+ Mắt chuyển động ngang hay thẳng đứng quá nhanh (rung giật nhãn cầu)+ Không có đồng tử mắt trong veo, đen (giác mạc bị mờ, con ngươi trắng,hai mắt có tròng đỏ nhiều, hiện tượng phản sáng khi chụp ảnh có đèn flat)
+ Thường xuyên ướt nước mắt khi trẻ không khóc do trẻ bị tắc lệ đạo
+ Có phản ứng không thoải mái với ánh sáng mạnh (chứng sợ sáng)
+ Kết mạc của mắt thường xuyên bị đỏ
+ Hình dáng, cỡ và cấu tạo mắt thường rõ rệt
Trẻ bị khuyết tật thị giác ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tư duy bị chậm dothiếu các hình mẫu giúp trẻ tư duy trực quan trong quá trình hình thành các khái niệm
+ Nếu được phát hiện và khắc phục sớm các biểu hiện của tật khiếm thịchúng ta sẽ giúp trẻ tránh được chậm phát triển tư duy rất nhiều
2.4 Trẻ chậm phát triển trí tuệ và hành vi không thích ứng
- Trẻ đẻ ra yếu, mềm nhẽo có kèm theo đẻ khó, đẻ ra không khóc ngay, trẻ bịxanh tím, trẻ đẻ non trước 36 tuần: có thể trẻ bị bại não hoặc chậm phát triển
- Trẻ chậm biết ngẩng đầu và cử động chân tay, mặt tròn, mắt xếch, lưỡidày, lưỡi đùn: hội chứng Down do rối loạn nhiễm sắc thể gene
+ Trẻ đẻ ra có đầu bé, nhọn: biểu hiện của bệnh não bé (ngu đần)
+ Trẻ đẻ ra không bú được, khó nuốt, hay trào sữa ra miệng, hay sặc, khónuốt: có thể do bại não
+ Đầu to, mắt ngày càng bị lấn ép xuống dưới có biểu hiện mặt trời lặn: nãoúng thủy
- Trẻ có biểu hiện chậm phát triển hơn các trẻ khác về các mặt:
+ Vận động, phản ứng với ngoại cảnh, phản ứng với âm thanh tiếng nói.+ Phản ứng với ánh sáng, hoặc không thể hiện ý thích mong muốn củamình, thờ ơ với ngoại cảnh Thường đây là dấu hiệu của trẻ có biểu hiện tổn
Trang 16thương não, gây chậm phát triển trí tuệ.
- Trẻ có đầu to, da khô, trán rô, lưỡi đùn, tóc mọc thấp xuống trán, mí mắtsụp: hội chứng đần độn do tổn thương tuyến giáp, thiếu Iot
- Nhìn hình dáng bên ngoài trẻ có thể bình thường như những trẻ cùng tuổisong có những biểu hiện như: trẻ 1 tuổi không biết được tên mình; trẻ 3 tuổi khôngnhận biết được các bộ phận của cơ thể; trẻ 4 tuổi không hiểu được câu hỏi đơngiản; trẻ có hiểu biết khó khăn hơn trẻ bình thường khác Nói cách khác trẻ có biểuhiện tuổi trí tuệ kém hơn tuổi thực Trẻ học thiếp thu chậm, hay quên Mọi hoạtđộng của trẻ không hòa nhập thích ứng kịp với môi trường xung quanh Thườnggặp trong bại não, động kinh
- Trẻ chậm phát triển do bại não; do tật nặng về thính giác, về thị giác hoặc
về vận động:
+ Trẻ chậm lẫy, chậm ngồi, chậm biết đi so với trẻ khác
+ Trẻ có trí nhớ kém, khó tập trung vào một công việc hay một hoạt động,hoặc đi vơ vẩn một mình, hoặc chạy nhảy leo trèo hiếu động
+ Trẻ không biết chơi với đồ chơi, hay đập phá; không biết chơi với bạn.+ Trẻ cư xử, nói năng chậm chạp, kém so với tuổi
+ Sinh hoạt hàng ngày không giống trẻ khác
+ Trẻ biết nói muộn, nói câu ngắn đơn giản, từ ngữ nghèo nàn
+ Trẻ đi học: học chậm, nhớ kém
+ Trẻ không thích ứng với môi trường, khó hòa nhập với bạn bè
Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên cần đưa trẻ đi khám để được tư vấn vàcan thiệp sớm
2.5 Trẻ khó khăn về nói và ngôn ngữ
Trẻ bị dị tật vùng mũi, miệng: sứt môi hở hàm ếch, họng bị dị tật bẩm sinhhoặc mắc phải nên khi khóc cười không phát ra âm thanh hoặc phát ra âm thanhkhông tròn tiếng, ngọng
Trẻ bị tổn thương trung khu thần kinh tiếp nhận điều hành bộ phận âmthanh tiếng nói
Khi bị tổn thương trung ương thần kinh tiếp nhận, trẻ sẽ không tiếp nhậnphân tích được âm thanh lời nói và cũng không thể điều hành được các bộ phậnphát âm và nói
Thường gặp ở trẻ bị tổn thương não bẩm sinh hay mắc phải, trẻ không thểnói được hoặc nói lắp Biểu hiện trẻ 18 tháng không phát âm được từ “mẹ”; trẻ 2tuổi không gọi được tên một người nào trong nhà; trẻ 3 tuổi không nhắc được câuđơn giản; trẻ 4 tuổi không nói được câu đơn giản đủ nghĩa; trẻ 5 tuổi không nói
Trang 17chuyện, giao tiếp được với người trong gia đình Khi nói trẻ diễn đạt không mạchlạc, lắp bắp
2.6 Trẻ bị rối loạn tình cảm, không quản lý được hành vi
- Trẻ có những biểu hiện tình cảm bất thường, lúc cười, lúc khóc không cónguyên nhân
- Hoạt động của trẻ không hòa nhập, thích ứng với môi trường xung quanh,biểu hiện tăng động, đứng ngồi không yên, thích đánh đấm người khác và bản thân,thích la hét, chạy nhảy
2.7 Trẻ tự kỷ
Với trẻ bé khó phát hiện, khi trẻ được 2-3 tuổi không giao tiếp, lúc đó ngườithân mới chú ý và phát hiện được Trẻ không giao tiếp bằng mắt, không biết chơicùng bạn, chỉ thích chơi một mình, ưa gây tiếng ồn, thích những màu sắc đặc trưnghoặc trẻ không nói, không biểu đạt và đáp ứng tình cảm khi có sự kích thích: vuibuồn hay khi không đồng ý
2.8 Trẻ có khuyết tật khác về sức khỏe
- Sứt môi, hở hàm ếch
- Biến dạng và có dị tật bẩm sinh một hay nhiều bộ phận cơ thể
- Đáp ứng với tiếng động chậm, hoặc nhìn chậm có thể do điếc, mù, bại não
- Trẻ tím tái biểu hiện của thiếu oxy do dị tật bẩm sinh, trẻ dễ bị ngất, tổnthương não
- Trẻ luôn có cử động bất thường; chân tay co cứng, đầu cổ co, có thể cảđiếc, mù, suy dinh dưỡng
- Trẻ bị xuất huyết màng não
- Trẻ bị ỉa chảy, mất nước, viêm não cấp, viêm phế quản phổi, ho gà, uốnván, bại liệt, co giật để lại di chứng
- Có vấn đề trong ứng xử: tự cắn xé, giật tóc, đập dầu tổn thương não
- Trẻ bị viêm tai giữa cấp và mãn tính chảy mủ kéo dài gây điếc làm cho trẻkhông nói được, nói ngọng, nói không rõ
- Trẻ có khó khăn trong phát âm và giao tiếp do các tổn thương của cơquan thính giác và bộ phận phát âm gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ lời nói
2.9 Trẻ bị khiếm thính kết hợp với khiếm thị
Trẻ không nghe và tìm tiếng động, không có phản xạ với tiếng động, mặtkhác mắt có biểu hiện mù, không nhìn theo ánh sáng, đồ chơi màu sắc Mắt có thể
bị teo nhãn cầu, xẹp cầu mắt, mắt bị kéo màng trắng
2.10 Trẻ đa tật
Cùng trên một trẻ xuất hiện đồng thời nhiều tật: tật vận động, tật về mắt, tật
Trang 18về tai thường gặp trong trẻ bại não.
2.11 Trẻ có khó khăn trong học tập
Biểu hiện nhận biết mọi vật chậm, không có phản ứng với những tác độngcủa bên ngoài Thường gặp ở trẻ động kinh, bại não
Câu hỏi ôn tập
1 Hãy cho biết khái niệm về trẻ khuyết tật và các dạng khuyết tật thường gặp ở trẻ
2 Hãy cho biết các nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ Cách phòng tránh
3 Các dấu hiệu giúp phát hiện sớm trẻ khuyết tật
4 Hãy xây dựng một buổi tuyên truyền cho cha mẹ và cộng đồng về các dấuhiệu phát hiện sớm của một trong các loại khuyết tật hay gặp ở trẻ lứa tuổi Mầmnon Cách xử trí khi phát hiện được các dấu hiệu đó
Phần III
TỔ CHỨC CAN THIỆP SỚM VÀ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP
CHO TRẺ KHIẾM THÍNH TỪ 0-6 TUỔI
I Những vấn đề chung
1 Cấu tạo tai
Tai người có cấu trúc phức tạp và được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa
để tạo sự cân bằng áp suất không khí ở hai bên màng nhĩ
Trang 19Tai trong có cấu tạo rất phức tạp vì nó có nhiệm vụ hết sức quan trọng là làmbiến đổi các dao động cơ học của âm thanh thành những xung điện thần kinh Nhữngxung điện thần kinh này được truyền lên khu vực nghe ở vỏ não qua những sợi củadây thần kinh số 8 Tai trong có cấu trúc hình xoắn ốc, và nhỏ như hạt đậu (gọi là ốctai) chứa những tế bào cảm giác làm nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu âm thanh.
2 Khái niệm tật điếc
Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàntoàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác nghekhông rõ Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông Trong ngành y,điếc có nghĩa là giảm sút hoặc mất toàn bộ hay một phần sức nghe Trong giáodục đặc biệt ta cũng có thể sử dụng thuật ngữ này Thay cho thuật ngữ điếc tacòn gặp những thuật ngữ như: khiếm thính hay khuyết tật thính giác
Trung bình trong 1.000 trẻ sinh ra thì có 2 em bị điếc bẩm sinh từ mức nặngđến mức sâu, trong số 1.000 trẻ đó có thêm 2 em bị điếc mắc phải (điếc sau khisinh) Đây là tỉ lệ trung bình, ở mỗi xã hội trẻ bị điếc có thể cao hoặc thấp hơn
Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ nhỏ hơn sovới bình thường Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm thanh mà trẻ ngheđược có thể và bị nhỏ hơn hoặc vừa bị méo mó Chỉ có rất ít trẻ bị điếc sâu mà khôngcòn nghe được chút nào cả (con số này nhỏ hơn 5% trẻ bị khiếm thính)
Một số trẻ bị giảm sức nghe có thể:
- Mức độ giảm nghe ở hai bên tai là như nhau
- Mức độ giảm sức nghe ở hai bên tai là khác nhau
- Một tai bị giảm sức nghe và một tai nghe bình thường
3 Các loại điếc
Nếu một trẻ bị giảm sức nghe thì điều đó có nghĩa là một bộ phận nào đó của
bộ máy thính giác bị tổn thương Sự tổn thương đó có thể xẩy ra ở tai ngoài, taigiữa hoặc tai trong
3.1 Điếc dẫn truyền
Nếu việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai ngoài hay tai giữangười ta gọi là điếc dẫn truyền Do bị tổ thương mà việc dẫn truyền âm thanh tới taitrong bị ảnh hưởng
3.2 Điếc tiếp nhận
Việc giảm sức nghe có thể do bị tổn thương ở phần tai trong, khi đó ta gọi làđiếc tiếp nhận Nếu một trẻ bị giảm sức nghe nhưng không có vấn đề gì ở tai ngoài
Trang 20hay tai giữa thì thường là do tổn thương ở tai trong nơi mà các xung động điệnđược phát ra và sau đó được chuyển lên não.
3.3 Điếc hỗn hợp
Một số trẻ vừa bị điếc tiếp nhận vừa bị điếc dẫn truyền Trong trường hợpnày người ta gọi là điếc hỗn hợp
4 Những nguyên nhân gây điếc ở trẻ em
4.1 Những nguyên nhân trước khi sinh
Di truyền, nhiễu loạn về gen Điếc di truyền là nguyên nhân tương đối phổbiến Điếc di truyền có khi chỉ biểu hiện một tật điếc, có khi tật điếc chỉ là mộtphần của hội chứng Ngày nay người ta tìm được khoảng 130 hội chứng trong đó
có tật điếc Ví dụ: Hội chứng Usher (điếc và viêm võng mắc sắc tố) Hội chứngBardet - Biedle (trí tuệ trì độn, viêm võng mặc sắc tố, nhiều ngón tay, điếc) Hộichứng Waardenburg (chỏm tóc bạc, tóc bạc sớm, mắt xanh, điếc)
- Mắc bệnh trong thời kỳ thai nghén: cúm, sởi, giang mai
- Nhiễm độc trong thời kỳ thai nghen do thuốc, hoá chất (strepto-mycin )
- Đối kháng nhóm máu Rh giữa mẹ - con
4.2 Những nguyên nhân trong khi sinh
- Đẻ non, đẻ khó, ngạt đẻ
- Sang chấn khi đẻ, foóc-xep lấy thai
4.3 Những nguyên nhân sau khi sinh
- Các nhiễm khuẩn, nhiễm virut như viêm màng não, viêm não, quai bị, sởi
- Các viêm tai - xương chũm
- Nhiễm độc do sử dụng thuốc, đặc biệt lưu ý tới streptomycin
- Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp điếc không rõ nguyên nhân
5 Ảnh hưởng của tật điếc ở trẻ em
Ảnh hưởng chính là tới khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của trẻ Mức độphát triển ngôn ngữ nói của trẻ bị ảnh hưởng phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Mức độ điếc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ:
Thông thường, điếc càng nặng thì càng ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữcủa trẻ Mức độ điếc được biểu hiện trên thính lực đồ
- Nghe bình thường: một người nghe bình thường thì rất dễ tiếp nhận âm
thanh lời nói
- Điếc nhẹ (điếc mức I (21-40dB): nếu không đeo máy trợ thính, một trẻ điếc
mức I có thể không nghe thấy được một số âm thanh lời nói - đặc biệt là các phụ
âm nhỏ Nếu nói rất nhỏ trẻ sẽ không nghe thấy một số âm thanh
Trang 21- Điếc trung bình (điếc mức II (41-70dB): nếu không có máy trợ thính, trẻ
điếc mức độ II sẽ không nghe thấy một số âm thanh lời nói
- Điếc nặng (điếc mức III (71-90dB): nếu không đeo máy trợ thính, trẻ điếc
mức III sẽ không nghe được phần lớn âm thanh của ngôn ngữ nói trong giao tiếpthông thường
- Điếc sâu (điếc mức IV (> 90dB): nếu không đeo máy trợ thính, một trẻ
điếc mức IV sẽ không nghe thấy chút nào của âm thanh lời nói trong giao tiếpthông thường, thậm trí ngay cả khi nói to trẻ cũng không nghe thấy
Thời gian bị điếc (tật điếc xuất hiện trước hay sau thời kỳ phát triển ngôn ngữ) sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ lời nói:
Ngay từ sau khi sinh trẻ đã phải học để hiểu những âm thanh mà ta nghethấy Lúc mới sinh trẻ chưa hiểu được lời nói nhưng trẻ có thể hiểu được ý nghĩakhái quát lời nói dựa vào cường độ, nhịp điệu và trọng âm của lời nói Trẻ có thểnhận ra giọng nói của người mẹ Nhưng nếu sinh ra trẻ đã bị điếc sẽ không hiểuđược ý nghĩa của lời nói
Nếu trẻ nghe được bình thường và trong môi trường học - ngôn ngữ bìnhthường, môi trường dường như bất cứ bà mẹ nào cũng có sẵn, trẻ dần dần hìnhthành những mối liên hệ giữa âm thanh lời nói mà bé nghe được với thế giới xungquanh Tới khoảng 12 tháng tuổi trẻ đã hiểu được lời nói rất nhiều Chúng ta gọiđây là ngôn ngữ tiếp nhận Nhưng ở độ tuổi này trẻ mới chỉ nói rõ được rất ít từ.Như vậy ngôn ngữ biểu đạt rất giới hạn cho với ngôn ngữ tiếp nhận Bao giờ cũngtồn tại sự khác biệt này ở người lớn chúng ta hiểu được ngôn ngữ phức tạp nhiềuhơn là chúng ta có thể nói
Ngôn ngữ biểu đạt của trẻ nghe được bình thường phụ thuộc vào sự tíchluỹ ngôn ngữ tiếp nhận ban đầu Trẻ bị điếc bẩm sinh sẽ bị mất đi tiến trình họcngôn ngữ ngay từ đầu tiên Nếu không đeo máy trợ thính và không có những chỉdẫn cho cha mẹ thì việc hiểu ngôn ngữ của bé sẽ ngày càng bị chậm trễ, việc biếtnói cũng bị chậm lại và rất khó khăn Tuy nhiên, nếu một trẻ bị điếc do bệnh tậthay bị tổn thương thính giác khi trẻ đã phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và ngônngữ biểu đạt một cách bình thường thì chỉ bị ảnh hưởng mức độ Những trẻ nàykhi bị điếc có khả năng gắn ý nghĩa cho những âm thanh nghe được hơn là trẻ bịđiếc bẩm sinh rất nhiều ngay cả khi âm thanh có nhỏ hơn hoặc bị nhiễu Khảnăng này còn tốt hơn rất nhiều nếu trẻ được đeo máy trợ thính ngay sau khi bịđiếc cùng với việc gia đình nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn để vượt quađược thời gian khó khăn; được cung cấp những thông tin chính xác và được hỗ
Trang 22trợ để tiếp tục tạo ra môi trường phát triển tốt nhất mà họ có thể Trẻ càng cónhiều thời gian “tắm mình” trong ngôn ngữ thì trẻ càng có khả năng tiếp tục pháttriển ngôn ngữ.
Chất lượng hiệu chỉnh máy trợ thính sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói:
Cũng như việc chỉ định đeo kính cho những người có vấn đề về thị giác làphải đo thị giác, việc chỉ định máy trợ thính cho trẻ có vấn đề về nghe phải dựa vàokết quả của việc đo sức nghe một cách chính xác (Điều này không có nghĩa là việchiệu chỉnh máy trợ thính sẽ bù lại sức nghe cũng như cách mà kính có thể bù đắpcho thị lực Máy trợ thính chỉ làm cho âm thanh to lên chứ không sửa chữa được sựméo mó của âm thanh mà trẻ điếc có thể nghe thấy Tuy nhiên, độ khuyếch đại củamáy trợ thính có thể được điều chỉnh ở các tần số khác nhau để phù hợp với sự mấtthính lực của mỗi trẻ)
Sẽ không có nghĩa gì nếu lựa chọn máy trợ thính với những lí do khác
mà không xem máy trợ thính đó có phù hợp với sức nghe của trẻ hay không.Đôi khi máy trợ thính được chỉ định dựa vào giá máy hay là chỉ cho rằng máytrợ thính “kỹ thuật số” chắc chắn sẽ tốt hơn, có khi máy trợ thính thông thường
và rẻ hơn lại phù hợp hơn
Việc can thiệp sớm hay muộn (hay không can thiệp chút nào) sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ và lời nói:
Ngôn ngữ có thể phát triển tốt nhất đối với trẻ điếc nếu gia đình nhận được
sự hỗ trợ, thông tin và tư vấn (can thiệp) từ rất sớm Nếu can thiệp sớm được thựchiện trước 6 tháng tuổi thì kết quả thu được sẽ tốt nhất Nếu gia đình nhận được sự
hỗ trợ và hướng dẫn càng muộn thì sự phát triển ngôn ngữ nói của trẻ càng bị hạnchế Nếu gia đình không nhận được sự hỗ trợ nào thì trẻ điếc khó mà có thể pháttriển ngôn ngữ nói tốt được
Chất lượng của can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ:
Không chỉ can thiệp sớm là quan trọng mà quan trọng hơn cả là can thiệp cóchất lượng Một khía cạnh quan trọng nhất của can thiệp sớm là việc hỗ trợ vàhướng dẫn của người thực hiện chương trình để tạo ra cho trẻ một môi trường tốtnhất Nếu người thực hiện chương trình cung cấp những thông tin tốt và gia đìnhthực hiện theo thì trẻ sẽ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất Như vậy làm thế nào
để biết một chương trình can thiệp sớm có chất lượng hay không? Nếu người thựchiện chương trình nói rằng chương trình can thiệp của họ là có chất lượng thì không
Trang 23thích đáng Chúng ta sẽ tìm hiểu về những đặc điểm của một chương trình can thiệpsớm cho trẻ khiếm thính có chất lượng ở phần sau.
Trí tuệ của trẻ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ:
Trẻ chậm phát triển trí tuệ hay trẻ có những khuyết tật khác thì việc pháttriển ngôn ngữ có thể bị trì trệ Trí tuệ càng bị ảnh hưởng nặng thì ngôn ngữ càng
có khó khăn Trẻ khiếm thính kèm theo chậm phát triển trí tuệ thì có thể rất có khókhăn trong việc phát triển ngôn ngữ
Thái độ của trẻ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của trẻ:
Nếu trẻ khiếm thính có được sự chấp nhận, hỗ trợ của gia đình và gia đình hiểuđược tầm quan trọng vai trò của học trong việc cung cấp môi trường học ngôn ngữ tốtnhất thì trẻ có cơ hội tốt nhất để phát triển ngôn ngữ
II Can thiệp sớm cho trẻ khiếm thính từ 0-3 tuổi
Can thiệp sớm đơn giản chỉ là làm một cái gì đó để giúp trẻ và gia đình càngsớm càng tốt Tại Việt Nam đã có hơn 20 tỉnh triển khai làm can thiệp sớm cho trẻkhiếm thính với số lượng trên 30 chương trình Hầu hết các chương trình này hầuhết được đặt ở trường dạy trẻ điếc với nhiệm vụ giúp đỡ gia đình trẻ điếc Bí quyếtcan thiệp sớm thành công là hãy bắt đầu sớm, càng sớm càng tốt
1 Nội dung can thiệp sớm
Có nhiều trường hợp nội dung can thiệp sớm chỉ bắt đầu làm việc với giađình khi trẻ đã được phát hiện và chuẩn đoán là bị điếc Tuy nhiên phát hiện sớm
và chuẩn đoán sớm là một phần của công tác can thiệp sớm Có thể nói, đó lànhững bước đi đầu tiên của cả tiến trình giúp đỡ gia đình và trẻ
1.1 Phát hiện sớm
Trong nhiều trường hợp cha mẹ và gia đình là những người đầu tiên nghingờ sự bất ổn về thính giác của con mình Gia đình có nhiều cách để nhận biết rằngcon mình có vấn đề về thính giác hay không
- Có một số cơ sở y tế kiểm tra thính giác của trẻ sơ sinh bằng khám sàng lọcthính giác
- Gia đình có thể đang sống trong khu vực mà cơ quan y tế địa phương đã tổchức khám sàng lọc cho trẻ từ 6-12 tháng
- Trẻ được khám sàng lọc khi học ở trường Mầm non
- Đưa trẻ đi khám ở các bệnh viện tai - họng hoặc bác sĩ khi thấy trẻ đauhoặc viêm tai Nếu cần, bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra thính lực
1.1.1 Những dấu hiệu có nguy cơ bị điếc
Trang 24- Tiền sử gia đình có người bị điếc từ nhỏ.
- Mẹ bị cúm trong thời kỳ thai nghén hoặc nhiễm khuẩn trước khi sinh
- Điểm Apgar test: 0-4 sau khi sinh 1 phút, 0-6 sau khi sinh 5 phút
- Khi sinh cân nặng dưới 1500gam
- Bệnh vàng da, đầu và cổ bất thường sau khi sinh
- Sử dụng thuốc có ảnh hưởng tới tai: aspirin liều cao, thuốc kháng sinherythromycin và streptomycin
- Những nhân tố phát sinh về sau: viêm màng não, phát triển thể chất chậm,sởi, quai bị
- Cha mẹ hoặc người chăm sóc lo lắng trẻ có vấn đề trong giao tiếp haychậm phát triển
1.1.2 Phương pháp theo dõi sức nghe và phát hiện điếc ở trẻ em
Có nhiều cách phát hiện điếc ở trẻ em Chúng ta có thể tham khảo mộtcách được giới thiệu trong cuốn “Những vấn đề về điếc và nghễnh ngãng, Nộitrú tai mũi họng - số 2 - Bộ môn tai mũi họng, ĐH Y dược Thành phố Hồ ChíMinh - 1992”
- Trẻ có chú ý nghe tiếng nói không?
- Trẻ có giật mình hoặc khóc khi
nghe tiếng ồn không ?
- Trẻ có tỉnh giấc lúc có tiếng
động không?
Mới đẻ - Trẻ có biết từ “à”, “ứ” không?
- Trẻ có quay về phía có người
- Trẻ có lặp lại nhiều lần một sốtiếng nào đó không?
- Trẻ có đáp ứng khi gọi tên không?
- Trẻ có chú ý hoặc tìm nguồn
phát âm không?
- Trẻ có quay đều về phía có
nguồn âm không?
6 tháng - Trẻ có bập bẹ theo tiếng mẹ tuy
không rõ không?
- Trẻ có phát ra nhiều âm khácnhau không?
- Trẻ có đáp ứng được vài câu
đơn giản không?
- Trẻ có quay đầu hoặc nhìn lên
9 - 12 tháng - Trẻ có nói một vài từ (tuy
không rõ) không?
- Trẻ có thích thú khi học nói
Trang 25khi gọi không?
- Trẻ có tìm hoặc nhìn quanh khi
có tiếng ồn lạ không?
- Trẻ có hóng chuyện không?
theo không?
- Trẻ có phát ra từ lí nhí nhưtiếng nói không?
- Trẻ có phát ra âm thanh gì để
mẹ chú ý không?
- Trẻ có 2-3 từ lúc 1 tuổi
- Trẻ có làm theo được 2 yêu cầu
không? (lấy quả bóng và đặt lên bàn)
1,5 đến 2 tuổi - Trẻ có được 8-10 từ lúc 1,5
tuổi, 10-15 từ lúc 2 tuổi
- Trẻ có lặp lại các yêu cầu không?
- Trẻ có đặt câu hỏi 2 từ không?
- Trẻ có dùng câu ghép 2 từ không?
- Trẻ hiểu dễ dàng khi nói
chuyện không?
- Trẻ vẫn nghe được khi ta ngoảnh
lưng lại trong lúc nói không?
- Trẻ có biết quay núm vặn đài
to nhỏ vừa phải không?
- Có phân biệt các từ đối lập
2,5 đến 4 tuổi - Trẻ đã nói được đủ tiếng
không? (có thể thiếu các phụ âm
- Kiểu nói sai từ và nói lắp đã hết chưa?
- Trẻ thích gọi tên các đồ vật không?
- Trẻ nghe và hiểu hầu hết các câu
chuyện trong gia đình không?
- Trẻ nghe và trả lời ngay các
câu hỏi không cần lặp lại không?
- Trẻ nghe được giọng nói bình
thường không?
- Mọi người thân thuộc đều nghĩ
trẻ nghe bình thường không?
5 tuổi - Trẻ phát âm đúng mọi thứ
Trang 26hướng có điều kiện, đo đơn âm kết hợp với trò chơi, đo đơn âm, đo trở kháng, đo
âm ốc tai, đo điện thính giác thân não Nếu kết quả khẳng định trẻ bị mất thínhlực, trung tâm thính học sẽ khuyến nghị gia đình nên cho trẻ tham gia một chươngtrình can thiệp sớm
1.3 Hướng dẫn phụ huynh trẻ khiếm thính
Nếu gia đình được giới thiệu tới một chương trình can thiệp sớm, chươngtrình có nhiệm vụ giúp đỡ họ dưới những hình thức sau:
- Một chương trình can thiệp sớm tốt phải hiểu rằng gia đình cần được giúp
đỡ và động viên Với họ, đó là vấn đề cần được ưu tiên nhất trong những ngày đầumới tham gia chương trình
- Một chương trình can thiệp sớm tốt phải hiểu rằng một trong những nhiệm
vụ chính của họ là tạo dựng niềm tin, nâng cao lòng tự trọng cho gia đình
- Một chương trình can thiệp sớm tốt phải giúp gia đình hiểu rằng họ hoàntoàn có khả năng tạo một môi trường phát triển hiệu quả cho chính con mình
- Một chương trình can thiệp sớm tốt phải giúp gia đình trả lời được câu hỏi
mà họ chắc chắn muốn có lời giải đáp, đó là: “Tại sao điều đó lại xảy ra đối vớichúng tôi?” Chương trình can thiệp sớm có thể không trả lời được câu hỏi riêng tưnày nhưng hoàn toàn có thể giúp gia đình vượt qua được thắc mắc ấy
Hãy giúp gia đình dàn xếp công việc Nếu chương trình can thiệp sớm ở gần,cán bộ chương trình nên tới thăm gia đình hay đôi khi bố trí để gia đình có dịp đến
để thăm chương trình và giữ liên hệ thường xuyên qua điện thoại hoặc thư từ Tất
cả các cán bộ làm can thiệp sớm phải cố gắng xây dựng mối quan hệ tốt giữa mìnhvới gia đình Điều này có ý nghĩa là gia đình nên tới thăm trung tâm can thiệp sớmkhoảng một tuần một lần hoặc thưa hơn
Trang 27- Một chương trình can thiệp sớm tốt phải bố trí lịch đến thăm gia đình vàsắp xếp để gia đình đến thăm trung tâm Cần theo dõi công việc tế nhị này cho phùhợp với gia đình.
- Phải giúp gia đình đưa trẻ đi kiểm tra thính giác, mua máy trợ thính vànhững việc cần thiết khác
1.3.2 Cung cấp thông tin
Gia đình cần biết thông tin liên quan đến tật điếc, cần được giải thích: Vì saocon họ lại bị điếc? Làm thế nào để tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ, máy trợ thính,các mô hình giáo dục, cuộc sống của người lớn, cơ hội việc làm…? Nhu cầu nàykhông chỉ tồn tại trong một ngày, hai ngày mà sẽ còn tiếp tục
Một chương trình can thiệp sớm tốt cần phải:
- Nhạy cảm trước nhu cầu về thông tin của gia đình
- Cung cấp thông tin chính xác cho gia đình và đảm bảo rằng chúng dễhiểu, dễ nhớ
- Nhắc lại thông tin nhiều lần là chuyện bình thường Khi ở trong tình trạngcăng thẳng, gia đình trẻ khiếm thính không phải lúc nào cũng nghe và hiểu tất cảnhững thông tin mà họ được cung cấp và sẽ chỉ thực sự lắng nghe, chấp nhậnnhững thông tin liên quan tới điều mà họ đang thắc mắc ở một thời điểm nào đó
1.3.3 Hướng dẫn
Một trong những thắc mắc cơ bản mà gia đình muốn biết là “Chúng tôi cóthể làm gì để giúp con?” Họ đương nhiên sẽ nghĩ tới “chuyên gia” hay chính là bác
sĩ, cô giáo hoặc những cán bộ chuyên môn, những người mà họ tin là có khả năng
“điều trị” hoặc “chữa chạy” cho con mình, nhờ đó trẻ có thể phát triển bình thường.Nhiều người sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng đó không phải là cách tốt nhất để giúptrẻ khiếm thính Chính gia đình chứ không phải ai khác là người ảnh hưởng tíchcực nhất đế sự phát triển bình thường cũng như trẻ khiếm thính Trẻ điếc sẽ hưởngnhững cơ hội phát triển tốt nhất nếu sống với gia đình
- Trong gia đình, trẻ thường được cha mẹ tạo dựng một môi trường pháttriển phù hợp Chính đây là nơi mà tất cả trẻ em bắt đầu hình thành và phát triểnnhững kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này như thể chất, xã hội, tình cảm, tưduy và giao tiếp
- Không còn nghi ngờ gì nữa, gia đình là môi trường phát triển tốt nhất củatrẻ bình thường Ở đây, trẻ dành nhiều thời gian với người thân trong gia đình Vàhơn ai hết, gia đình cũng hiểu con mình rõ nhất Điều này đúng với tất cả mọi trẻ
Trang 28em, trong đó không loại trừ trẻ khiếm thính Như vậy gia đình là môi trường pháttriển tốt nhất đặc biệt là cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trước tuổi học.
* Trẻ khiếm thính và sự phát triển bình thường:
Phải khẳng định, trẻ khiếm thính trước hết là trẻ em Giống như những đứatrẻ bình thường, chúng có nhiều nhu cầu trong đó có giao tiếp Chúng ta hy vọngtrẻ khiếm thính sẽ trải qua những bước phát triển như của trẻ bình thường Chúng tamong trẻ hình thành chức năng tâm lý và nhận thức bình thường Về ngôn ngữ,chúng ta mong trẻ phát triển theo những cách thức và trật tự như vẫn thường diễn ra
ở trẻ có nghe được bình thường
* Môi trường học ngôn ngữ ở gia đình:
Quá trình học ngôn ngữ bắt đầu từ lúc trẻ mới chào đời Ngôn ngữ pháttriển được là nhờ kết quả của hoạt động giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trongmọi nếp sinh hoạt thường ngày như lúc chơi, lúc chăm sóc Với trẻ nhỏ, nếpsinh hoạt bình thường có thể là tắm giặt, mặc quần áo, ăn uống, lau nhà, chuẩn
bị nấu cơm, sửa chữa đồ dùng hoặc xe đạp, cho chó ăn Nói cách khác, đó làbất kỳ hoạt động nào được thực hiện một cách bình thường và theo thói quen củacuộc sống hàng ngày
Người mẹ trò chuyện với con khi con đang chơi, đang mặc quần áo, đangtắm, cho con ăn Lúc đầu, giữa họ chưa hình thành sự luân phiên lần lượt lời nóitrong giao tiếp nhưng người mẹ vẫn nói như thể nó hiểu lời mình và phản hồi vớimọi âm thanh mà trẻ phát ra Mẹ rất nhạy cảm với sở thích của con
Tất cả chúng ta đều dễ dàng thực hiện vai trò người mẹ như một bản năngsống Phần lớn các bà mẹ thường kể hoặc đọc chuyện cho con nghe mặc dù chúngcòn quá nhỏ và chưa hiểu được Thậm chí nhiều người còn hát cho con nghe Tất
cả những hoạt động này đều có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành và pháttriển ngôn ngữ
Thật lý thú khi biết rằng người mẹ không “dạy” con mình Khi trẻ nói sai,người mẹ không cố gắng sửa, mẹ không đợi chờ con nhắc lại lời mình nói Không
có thiết bị hay đồ chơi đặc biệt mà cũng chẳng dùng phấn, bảng hay bàn ghế nhưngbằng chính tình thương yêu và sự chăm sóc chu đáo người mẹ đã tạo nền tảng chotrẻ hình thành và phát triển ngôn ngữ
Dù đang ở đâu và có ít hay nhiều đồ chơi, quá trình học nói của trẻ vẫn cứdiễn ra Việc này không ấn định thời gian Hơn ai hết, người mẹ biết nắm bắt cáctình huống mà khi ấy trẻ tỏ ra sẵn sàng hoặc quan tâm đến một cái gì đó để biến nóthành chủ đề nói chuyện
Trang 29Học ngôn ngữ là một quá trình mang đầy tính bản năng và tự nhiên, quátrình này diễn ra với mọi đứa trẻ Tất cả chúng đều hình thành thứ ngôn ngữ mà giađình mình sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và phát triển nó trong gia đình trướckhi đến trường.
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị mất thính lực, vì vậy chúng có ít cơ hội họchỏi qua sự tương tác thông thường ngay trong cuộc sống gia đình Để bù đắp nhữngthiếu hụt này, trẻ cần được tạo điều kiện “bổ sung” Đây cũng chính là trọng tâmcủa hoạt động can thiệp sớm
Có hai điều kiện bổ sung là:
- Máy trợ thính: cho trẻ đeo máy trợ thính sớm và phù hợp Trong suốt thời
gian thức, trẻ phải đeo máy trợ thính và máy phải làm việc tốt có như vậy trẻ mới
có cơ hội tốt nhất để tiếp xúc với ý nghĩa của lời nói, âm thanh mà nó nghe thấy.Nhằm phát huy hiệu quả của máy trợ thính, cha mẹ nên ngồi gần khi nói với con và
cố chọn nơi yên tĩnh
- Hãy nói nhiều với trẻ: Nên tạo thật nhiều cơ hội để trẻ tham gia vào
những câu chuyện phù hợp với tình huống và mức độ phát triển của trẻ Nóicách khác, cha mẹ nên cố gắng đem lại cơ hội giao tiếp cho trẻ nhiều hơn mức
bình thường
Nhiều người cho rằng nếu chỉ như vậy thì quá đơn giản Họ thắc mắc: Kỹthuật đặc biệt nằm ở đâu? Có dùng thiết bị, đồ chơi hay sách đặc biệt gì không?Cần chỉnh âm vào lúc nào? Nên thực hiện chương trình dạy nói cho trẻ vào lúcnào? Một số người nói can thiệp sớm là một quá trình phức tạp và rất đặc biệt.Nhưng trên thực tế, can thiệp sớm chỉ đem lại hiệu quả và chỉ có tác dụng khi hội
đủ hai điều kiện trên
Trong các chương trình can thiệp sớm hãy cho trẻ đeo máy trợ thính phù hợpvới độ mất thính lực càng sớm càng tốt Trong gia đình hãy tạo thật nhiều cơ hộigiao tiếp cho trẻ Học nói là quá trình tự nhiên do vậy gia đình đóng vai trò nổi bật.Trong gia đình trẻ dễ dàng học được tiếng mẹ đẻ
Một chương trình can thiệp sớm tốt trong quá trình hướng dẫn cần:
+ Phải giúp gia đình hiểu rằng các thành viên trong gia đình là những ngườitốt nhất đối với sự phát triển của đứa trẻ Gia đình cần được hỗ trợ rất nhiều mới tinvào điều này Với họ, bằng chứng thuyết phục nhất là những kết quả của chươngtrình can thiệp sớm Có nhiều trẻ điếc nặng hoặc sâu mà vẫn có thể giao tiếp bìnhthường với gia đình, cộng đồng, trường lớp
+ Phải khuyến khích gia đình tạo môi trường cho trẻ phát triển bình thường
Trang 30+ Phải hướng dẫn gia đình cách tạo môi trường phong phú cho sự phát triểncủa trẻ
+ Một chương trình can thiệp sớm tốt cho trẻ tiền học đường là chương trìnhkhông dành nhiều thời gian làm việc trực tiếp với trẻ trừ khi muốn minh hoạ chogia đình thấy cách giúp trẻ phát triển giao tiếp
1.3.4 Hoà nhập
Theo nguyên tắc can thiệp sớm, trẻ sẽ phát triển tự nhiên nhất nếu sống trongmôi trường bình thường Với trẻ sơ sinh, môi trường bình thường là gia đình vàcộng đồng
Một chương trình can thiệp sớm tốt phải khuyến khích, hướng dẫn gia đìnhbiết thu hút trẻ khiếm thính vào mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình và cộng đồng
Đến 3 tuổi, trẻ cần được học trong các lớp mẫu giáo với trẻ bình thường Cán
bộ chương trình can thiệp sớm phải liên hệ chặt chẽ với trường mẫu giáo, nếu cầnthiết tổ chức các buổi trao đổi thông tin bồi dưỡng nghiệp vụ cho những giáo viênmới dạy hoà nhập ở trường mẫu giáo bình thường trẻ khiếm thính sẽ tham gia cáchoạt động giống như trẻ bình thường Ngoài ra trẻ khiếm thính cần được hỗ trợthêm bằng những tiết dạy học cá nhân
2 Cách thức hướng dẫn phụ huynh trẻ khiếm thính
2.1 Vai trò của giáo viên trong chương trình hướng dẫn phụ huynh trẻ khiếm thính
- Cung cấp kiến thức và kỹ năng cho phụ huynh về các phát triển kỹ nănggiao tiếp bằng lời nói của trẻ
- Hỗ trợ và khuyến khích phụ huynh cảm thấy tự tin trong việc giúp đỡ chínhcon của mình
- Giáo viên dần dần xây dựng những kiến thức, kỹ năng và sự tự tin cho phụhuynh không tính theo thời gian Có những phụ huynh tiếp thu kiến thức, kỹ năng
và có được sự tin nhanh chóng hơn những phụ huynh khác
Giáo viên phải luôn lên kế hoạch làm việc với phụ huynh đồng thời phải linhhoạt để đáp ứng nhu cầu của trẻ theo chu trình khép kín
Trang 312.2 Cách thức tiến hành một buổi hướng dẫn phụ huynh
Khi tiến hành một buổi hướng dẫn phụ huynh trẻ khiếm thính cần thực hiệntheo các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch
Với mỗi phụ huynh, mỗi học sinh giáo viên phải xác định được mục tiêuchung và những mục tiêu cụ thể cần đạt được cho từng buổi hướng dẫn phụ huynh.Những vấn đề quan tâm đến là: Tâm lý của phụ huynh; Máy trợ thính (điều kiệnnghe); Kỹ năng hội thoại của phụ huynh Trong kế hoạch cần chú trọng các nộidung sau:
- Thu nhận thông tin:
+ Cần biết thông tin nào mà lần gặp trước chưa xác định được hoặc chưa xácđịnh rõ
+ Cần biết thêm những thông tin nào? Phải quan sát những gì?
- Cung cấp thông tin:
+ Nội dung thông tin cần cung cấp
+ Đối tượng tiếp nhận thông tin chủ yếu là ai?
+ Hình thức cung cấp thông tin
- Chuẩn bị cho hoạt động:
+ Tài liệu, dụng cụ đồ chơi cần thiết cho buổi hướng dẫn phụ huynh
Bước 2: Thực hiện
* Thu nhận thông tin:
- Giáo viên có thể thu nhận thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau như:hỏi đáp, lắng nghe, quan sát thực tế, quay- xem lại băng hình
- Tiếp nhận được những thông tin đúng là cơ sở để giáo viên nhận biết khókhăn của phụ huynh đang gặp, những tiến bộ của trẻ Để lập được kế hoạch cho lần
Trang 32hướng dẫn tiếp theo có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của phụ huynh, của giađình, của trẻ.
Lưu ý: Khi đặt câu hỏi cần phải khéo léo, tế nhị, tránh gây ấn tượng không
thoải mái cho phụ huynh Cần phân biệt rõ quan sát khác với kiểm soát dò xét.Muốn tiếp nhận thông tin tốt giáo viên cần có kế hoạch, có mục đích từ trước
* Cung cấp thông tin:
- Mục đích sau cùng của chương trình can thiệp sớm là: thông qua phụhuynh và gia đình giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp: nghe - hiểu - nói
- Giáo viên cần cung cấp thông tin để phụ huynh biết cách hỗ trợ trẻ đạtđược mục tiêu trên
- Dựa vào quan sát, thu nhận thông tin về trẻ và gia đình mà giáo viên sẽquyết định cung cấp thông tin gì trong buổi hướng dẫn phụ huynh
- Một số hình thức cung cấp thông tin phổ biến:
+ Sử dụng việc giải thích, giải đáp thắc mắc
+ Sử dụng tài liệu đã soạn phù hợp với nhu cầu thông tin phụ huynh cần biết.+ Sử dụng băng hình minh hoạ để chứng minh, thuyết phục
+ Sử dụng thực tế qua việc quan sát, phát hiện ngay tại thời điểm hướng dẫnphụ huynh hoặc bằng việc làm mẫu
+ Phụ huynh tiếp xúc với phụ huynh
Lưu ý:
+ Người làm công tác can thiệp sớm cần phải tích luỹ cho bản thân vốnkiến thức phong phú, đa dạng và luôn cập nhật nhưng thông tin liên quan đếnviệc giáo dục trẻ khiếm thính nói chung và hoạt động can thiệp sớm nói riêng
+ Để thông tin được chọn cung cấp cho phụ huynh một cách hữu ích Ngườigiáo viên luôn tìm hiểu lý do vì sao mình chọn thông tin này và cũng như vì saomình chọn hình thức này để cung cấp thông tin
+ Khi cung cấp thông tin cần lưu ý dến trình độ văn hoá, trình độ hiểu biết, khảnăng tiếp nhận thông tin và quan trọng nhất là thái độ, tâm trạng phụ huynh khi ta trao đổi
Bước 3: Ghi chép vào hồ sơ
Để nhìn lại, đánh giá buổi hướng dẫn phụ huynh, đây là cơ sở để lập kếhoạch cho buổi hướng dẫn tiếp theo Giáo viên cần phải có thói quen ghi chép ởmỗi buổi hướng dẫn phụ huynh
Cách ghi chép:
+ Ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu Ghi theo mẫu chung để tiện theo dõi
Trang 33+ Nếu ghi chép ngay trong giờ hướng dẫn phụ huynh thì giáo viên cần lưu ýđến thái độ, tâm trạng của phụ huynh.
III Tổ chức giáo dục cho trẻ khiếm thính trong lớp mẫu giáo hoà nhập
1 Cách thức xây dựng môi trường phù hợp ở lớp mẫu giáo hoà nhập có trẻ khiếm thính
Trong lớp mẫu giáo hoà nhập giáo viên cần có kỹ năng tổ chức tốt môi trường giáodục cho trẻ khiếm thính bao gồm: môi trường vật chất và tinh thần, môi trường tự nhiên
và xã hội ở trong trường, lớp mầm non và ngoài trường, lớp
Bên cạnh việc xây dựng cơ sở vật chất, người giáo viên còn phải biết lựachọn sắp xếp các hoạt động vào vị trí thích hợp Việc sắp xếp các góc hoạt động làmột biện pháp để có các hoạt động học tập theo nhóm nhỏ và cá nhân một cáchđồng thời Góc hoạt động phải được sắp xếp giàu tính giáo dục, thay đổi thườngxuyên theo sự thay đổi của các nội dung giáo dục trẻ
1.2 Tạo môi trường nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính
Môi trường nghe có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ khiếm thính biết
sử dụng sức nghe khi đeo máy trợ thính để phát triển khả năng giao tiếp và họcngôn ngữ nói một cách tự nhiên
Tạo môi trường nghe thích hợp cho trẻ khiếm thính trong lớp mẫu giáo hoànhập ta cần lưu ý các yếu tố sau:
- Để giảm bớt tiếng ồn giúp nghe tiếng nói dễ dàng hơn, giáo viên cố gắngcho trẻ càng ngồi càng xa nơi phát ra âm thanh càng tốt, điều chỉnh âm thanh phát
ra từ ti vi, rađio khi có thể
- Khoảng cách: Trẻ sẽ nghe ta nói rõ hơn khi khoảng cách giữa cô và trẻ
càng gần càng tốt Do vậy cần quan tâm đến việc sắp xếp vị trí của trẻ, giáo viêntrong các hoạt động, bố trí sắp xếp các góc chơi, đồ dùng, đồ chơi
Trang 34- Sự yên tĩnh: Môi trường xung quanh càng yên tĩnh, trẻ càng nghe rõ ràng
nhất là khi nghe tiếng nói Trẻ nghe rất khó khăn trong môi trường ồn ào và trongphòng có nhiều tiếng vang
Để giảm bớt tiếng vang, ta có thể sử dụng các vật liệu hút âm thanh bêntrong phòng như trải thảm, chiếu trên sàn nhà, tường treo rèm vải dày
- Giọng nói: to, rõ, tự nhiên không cường điệu hình miệng, tốc độ nói vừa
phải phù hợp với khả năng ngôn ngữ của trẻ
Ngoài ra giáo viên còn phải có kỹ năng kiểm tra máy trợ thính, đảm bảo máytrợ thính hoạt động tốt hỗ trợ cho trẻ
1.3 Môi trường tâm lý xã hội
Môi trường tâm lý xã hội trong trường, lớp mẫu giáo hoà nhập được cấuthành bởi các mối quan hệ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo, giữa cô với cô Cần xây dựng mối quan hệ thân thiện hợp tác giữa trẻ khiếm thính với trẻ nghebình thường trong lớp, tạo được sự quan tâm ủng hộ từ phía nhà trường và phụhuynh của cả hai đối tượng trẻ trong trường, lớp mẫu giáo
1.4 Môi trường ngôn ngữ
Trẻ khiếm thính do có những khó khăn về giao tiếp bằng ngôn ngữ nói vậy trẻ
sử dụng cả ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với mọi người xung quanh Vì vậytrong lớp mẫu giáo hoà nhập luôn tồn tại cả hai hình thức giao tiếp: giao tiếp bằngngôn ngữ và giao tiếp bằng cử chỉ điệu bộ
Kỹ năng giao tiếp với trẻ khiếm thính trong môi trường hoà nhập là mộttrong những kỹ năng quan trọng của cô giáo dạy lớp mẫu giáo hoà nhập có trẻkhiếm thính Kỹ năng giao tiếp này của giáo viên bao gồm kỹ năng sử dụng cácphương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính đặc biệt là sử dụng giao tiếp tổng hợp Kỹnăng khuyến khích khả năng giao tiếp của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ khiếm thính nẩysinh nhu cầu giao tiếp và mạnh dạn trong giao tiếp
Giáo viên cần biết sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và có ý thức hỗ trợ trẻ khiếmthính giao tiếp thông qua đọc hình miệng
Khi chăm sóc - giáo dục trẻ cần tận dụng các tình huống giao tiếp để pháttriển ngôn ngữ cho trẻ, sử dụng ngôn ngữ nói trong giao tiếp với trẻ Khuyến khíchtất cả các trẻ khác trong lớp giao tiếp với trẻ khiếm thính
2 Một số biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ở lớp mẫu giáo hoà nhập
có trẻ khiếm thính
2.1 Điều chỉnh nội dung và phương pháp phù hợp với khả năng và đáp ứng nhu cầu của trẻ khiếm thính
Trang 35* Nội dung điều chỉnh:
- Điều chỉnh mục tiêu: Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của trẻ ở các giai đoạn
khác nhau và khả năng nhu cầu của trẻ, giáo viên điều chỉnh mục tiêu cho phù hợpvới trẻ trong từng hoạt động, từng tiết học Đặc biệt cần quan tâm đến các mục tiêungôn ngữ và giao tiếp
Ngoài ra cần điều chỉnh yêu cầu đối với khả năng tiếp thu của trẻ: Tronglớp học hoà nhập nhiều đối tượng, trẻ sẽ lĩnh hội và vận dụng lượng tri thức ởcác mức độ khác nhau Vì vậy đề ra mục tiêu đa dạng trong các hoạt động làyêu cầu cần thiết Việc xác định mục đích, yêu cầu cho từng trẻ khiếm thínhkhi tiến hành bài dạy và tổ chức hoạt động sẽ tạo điều kiện cho giáo viên cóđịnh hướng trong các nội dung đưa đến cho trẻ Điều chỉnh yêu cầu đối với khảnăng tiếp thu của trẻ là một cách làm rất linh hoạt để biết trẻ tiếp thu đượcnhững gì và vận dụng trong các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn trong cùngmột bài thì trẻ bình thường và trẻ khiếm thính được tham gia vào quá trình họctập như nhau nhưng có thể điều chỉnh mức độ thực hiện các hoạt động củng cố,
mở rộng kiến thức và đa dạng hoá các nhiệm vụ nhận thức của trẻ khiếm thínhcho phù hợp với khả năng của trẻ
- Điều chỉnh nội dung: Căn cứ vào nội dung chương trình quy định điều
chỉnh nội dung kiến thức, kỹ năng và các hoạt động sao cho phù hợp với nhận thứccủa mỗi đứa trẻ Với trẻ khiếm thính nên giảm bớt mức độ thông tin trừu tượng, chỉyêu cầu trẻ nắm được nội dung chính của bài
Lựa chọn nội dung, hoạt động thay thế cho các nội dung phức tạp để phùhợp với trẻ khiếm thính trong lớp
Trong điều chỉnh nội dung học tập cho trẻ khiếm thính, giáo viên cần chú ýkhông nên đánh giá thấp khả năng của trẻ để hạ thấp yêu cầu những nội dung màthực ra trẻ có thể đáp ứng được, hiểu được với sự hướng dẫn của giáo viên
- Điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động: Dựa vào đặc
điểm đối tượng giáo dục, giáo viên cần lựa chọn phương pháp giảng dạy sao chophù hợp với từng trẻ và với từng môn học, bài học Cần xem xét từng nội dung cụthể để lựa chọn áp dụng phương pháp giảng dạy nào, hình thức tổ chức nào cho phùhợp như: hoạt động cho cả lớp, hoạt động nhóm, dạy cá nhân
Với trẻ khiếm thính thì hình thức hoạt động nhóm và kèm cặp cá nhân làcách học tốt để giúp trẻ phát huy khả năng và phát huy tính tích cực của mình Hìnhthức hoạt động nhóm tạo cho trẻ khiếm thính có nhiều cơ hội giao tiếp và phát triểnkhả năng giao tiếp
Trang 36Tăng cường phương pháp trực quan trong quá trình tổ chức các hoạt độngcho trẻ khiếm thính Phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhlĩnh hội kiến thức xung quanh của trẻ khiếm thính, nó là phương thức thu hút cácgiác quan của trẻ vào các đối tượng tri giác Với trẻ khiếm thính việc học thông qua
đồ dùng trực quan sinh động, vật thật, các hiện tượng, sự vật thực tế sẽ giúp trẻ dễhiểu và dễ nhớ hơn Do vậy cần tăng cường tài liệu trực quan để hỗ trợ cho nhữngvấn đề mà giáo viên cần trình bày
Phương tiện trực quan được sử dụng trong trường mầm non chủ yếu gồm vậtthật và đồ vật trong cuộc sống Đối với trẻ khiếm thính việc thu hút tất cả các giácquan còn lại của trẻ để tri giác đối tượng là rất quan trọng để bù đắp lại những thiếuhụt khả năng thính giác của trẻ, vì vậy giáo viên cần chú ý tổ chức sao cho trẻ sửdụng và phối hợp đồng thời càng nhiều giác quan càng tốt
Khi sử dụng phương pháp dạy học dùng lời trong lớp mẫu giáo hoà nhập cótrẻ khiếm thính, giáo viên cần lưu ý:
- Điều chỉnh cách sử dụng phương pháp dùng lời: giáo viên nói chậm rãi và
rõ ràng Trình bày ý kiến và sự kiện liên quan đến bài học càng rõ ràng càng tốt,đơn giản hoá ngôn ngữ và lời hướng dẫn cần tỉ mỉ hơn cho trẻ khiếm thính
- Giáo viên dạy trẻ khiếm thính nên thường xuyên chú ý đến vị trí đứnggiảng bài để trẻ khiếm thính có thể tiếp thu thông tin và chú ý đến việc sắp xếp chỗngồi để trẻ có thể nhìn rõ Giáo viên và trẻ khiếm thính nên ở vị trí gần nhau và đốidiện, mặt của giáo viên được hướng ra phía có ánh sáng, giúp trẻ dễ quan sát và đọchình miệng, không nên đi lại trong lúc đang nói
* Hình thức điều chỉnh:
- Điều chỉnh theo phương pháp đồng loạt: Nội dung điều chỉnh không đáng
kể, áp dụng trong lớp mẫu giáo hoà nhập đối với trẻ khiếm thính loại nhẹ
- Điều chỉnh theo phương pháp đa trình độ: Tất cả trẻ đều học theo một
chương trình quy định nhưng theo các mục tiêu khác nhau ở các trình độ khác nhaudựa trên nhu cầu của mỗi trẻ Dựa trên một chương trình, giáo viên điều chỉnh saocho phù hợp với nhu cầu của từng trẻ
- Điều chỉnh theo phương pháp trùng lặp giáo án: Đối với một số nội dung
trong chương trình không chỉ được dạy cho trẻ khiếm thính trong quá trình tổ chứccác hoạt động chung ở lớp mà có thể lặp lại nội dung đó ở tiết học cá nhân hoặctrong các hoạt động hỗ trợ cho trẻ
Trang 37- Điều chỉnh theo phương pháp thay thế: Đối với những trẻ khuyết tật nặng, có
những nội dung trong chương trình trẻ không đáp ứng được và sau khi đã điều chỉnhtheo các phương pháp trên có thể thay thế nội dung học tập không cùng chương trình
Cơ sở điều chỉnh phụ thuộc vào môn học, bài học, kỹ năng cần hình thành ởtrẻ và nhu cầu khả năng của mỗi trẻ
2.2 Các biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi trong lớp mẫu giáo hoà nhập
Những khó khăn của trẻ khiếm thính như sự hạn chế về ngôn ngữ và khảnăng giao tiếp, hợp tác với các trẻ khác trong các trò chơi và vốn sống có ảnhhưởng đến quá trình vui chơi trong lớp mẫu giáo hòa nhập Do vậy, khi tổ chứchoạt động vui chơi giáo viên cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho trẻ để trẻ vượtqua những khó khăn và giúp trẻ phát triển
* Tạo môi trường cho trẻ chơi:
- Môi trường chơi cần phải thích hợp, an toàn, phong phú: Cung cấp một
môi trường chơi tích cực trong đó phải có sự kích thích cho trẻ muốn chơi, thay đổinhiều loại khác nhau để hấp dẫn trẻ Cần có đầy đủ đồ chơi trong đó có sự đa dạng
về hình dạng, chất liệu, có cả các đồ chơi cho trẻ tự chơi, đồ chơi giúp trẻ khámphá, sáng tạo, đồ chơi để trẻ thực hành, trò chơi để trẻ cùng nhau chơi
- Tạo môi trường thoải mái trong khi chơi: Dựa vào số trẻ, diện tích phòng
để lựa chọn và sắp xếp các góc chơi, có thể xây dựng các góc: góc phân vai, gócxây dựng, lắp ghép, góc nghệ thuật, góc học tập, góc sách truyện, góc thiên nhiên,góc toán, góc khoa học…
* Tổ chức các trò chơi:
Khi tổ chức các trò chơi trong lớp mẫu giáo hoà nhập cần tiến hành theophương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo song cần quan tâm đếncác biện pháp hỗ trợ sau:
- Có kế hoạch tổ chức luân phiên các trò chơi trong tháng cho trẻ trong lớp
và chú ý tới việc luân phiên các vai chơi, trò chơi của trẻ khiếm thính sao cho phùhợp với khả năng của trẻ và mục tiêu giáo dục
- Sắp xếp góc chơi, nhóm chơi hợp lý cho trẻ cả hai đối tượng nên khuyếnkhích trẻ khiếm thính tham gia vào các trò chơi cùng với những trẻ nghe bìnhthường trong lớp
- Bao quát trẻ trong suốt quá trình chơi, đưa ra những gợi ý chơi cho trẻ cóthể là những gợi ý bằng lời, bằng cử chỉ điệu bộ
- Động viên khuyến khích trẻ khiếm thính tham gia cùng các bạn trong lớp
và các trẻ khác hỗ trợ trẻ khiếm thính trong các nhóm chơi
Trang 38- Hướng dẫn, can thiệp kịp thời những hành vi không tốt của cả hai đốitượng trẻ (trẻ bình thường và trẻ khuyết tật).
- Đánh giá khen ngợi động viên trẻ chơi thân ái, bình đẳng
2.3 Các biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho trẻ khiếm thính trong lớp mẫu giáo hoà nhập
* Những vấn đề khó khăn mà trẻ khiếm thính có thể gặp trong quá trình học tập ở lớp mẫu giáo hòa nhập:
- Trẻ khiếm thính có thể không tiếp nhận đầy đủ thông tin từ phía giáo viênhay các bạn trong lớp nếu chỉ thông qua việc nghe hay đọc hình miệng Để bù đắplại điều đó trẻ cần dựa vào những thông tin thu được từ thị giác, kinh nghiệm đã có,những thông tin từ trước
- Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, đôi khi sựtập trung của nhiều giác quan hỗ trợ giúp trẻ hiểu cũng đòi hỏi trẻ phải tập trungchú ý và nó cũng chính là nguyên nhân làm cho trẻ mệt mỏi
- Trẻ thường không hiểu được bài do vốn từ có hạn và sự thiếu hụt về ngôn ngữ
- Trẻ có thể đã bị thiếu những kiến thức cơ bản cần thiết
- Trong lớp mẫu giáo có thể rất ồn do sự va chạm của đồ chơi, bàn ghế, sự đilại hay trò chuyện của những trẻ khác Những tiếng động nền có thể ảnh hưởng đến
sự tiếp nhận ngôn ngữ của trẻ
- Trẻ khiếm thính gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, bởi vì thính giác là mộttrong những giác quan giúp con người thu nhận và ghi nhớ thông tin
* Các biện pháp hỗ trợ trẻ khiếm thính học trong lớp mẫu giáo hoà nhập:
Giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hướng dẫn quá trình nhận thức củatrẻ thông qua tổ chức các hoạt động Trong khi thực hiện tiết học trong lớp mẫugiáo hoà nhập có trẻ khiếm thính giáo viên cần thực hiện các biện pháp sau:
- Kiểm tra máy trợ thính cho trẻ trước khi vào tiết học, đảm bảo máy trợthính hay các dụng cụ trợ thính phải hoạt động tốt
- Sắp xếp vị trí thích hợp cho trẻ khiếm thính ở trong lớp, nên xếp trẻ ngồigần giáo viên không nên xếp các trẻ khiếm thính ngồi cạnh nhau
- Lựa chọn và sử dụng các phương tiện trực quan hỗ trợ cho việc lĩnh hộikiến thức và phối hợp hoạt động của trẻ khiếm thính trong lớp đó có thể là: vật thật,
mô hình, tranh ảnh hay các con rối
- Sử dụng phương pháp đóng vai đặc biệt trong những tiết kể chuyện
- Chú ý tới trẻ khiếm thính Hãy nắm bắt những cử chỉ điệu bộ hoặc những
cố gắng giao tiếp và “dịch” ra ngôn ngữ nói thông thường
Trang 39- Cố gắng khuyến khích trẻ khiếm thính phát biểu, nắm bắt tri thức và thựchiện đúng yêu cầu hoạt động Hãy khuyến khích trẻ diễn đạt ý kiến của riêng mình
có thể miêu tả bằng hình vẽ và cung cấp ngôn ngữ cần thiết cho trẻ
- Sử dụng hệ thống câu hỏi, lời chỉ dẫn mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn, xúc tích
và hướng vào những đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng mà trẻ cần phải nắm.Đặt câu hỏi phù hợp với trẻ để trẻ tự tin Hãy nhắc lại câu trả lời của trẻ khiếmthính cho trẻ bình thường nghe và ngược lại điều này sẽ có lợi cho cả hai đối tượng
- Để giúp trẻ khiếm thính ghi nhớ được tốt hơn chúng ta cần thực hiện cácyêu cầu sau:
+ Thông tin cung cấp cho trẻ phải thật cụ thể, hấp dẫn, lôi cuốn, thích hợpvới trẻ Luôn sử dụng phương pháp trực quan, vật thật, tranh ảnh để giải thích hoặcliên hệ thực tế
+ Giáo viên cần nêu những điểm chính trong bài giảng và cách tổ chứcnhững hoạt động thích hợp để trẻ có cơ hội khám phá tìm tòi trên vật thật
+ Thông tin cung cấp cần lặp đi lặp lại nhiều lần bằng cách tạo ra sự liên hệchặt chẽ giữa các nội dung học tập và các hoạt động
- Để giúp trẻ khiếm thính tập trung tốt hơn cần:
+ Tất cả các những thông tin cung cấp cho trẻ cần phải được tổ chức dướicác dạng hoạt động hấp dẫn
+ Lớp học cần yên tĩnh, không quá ồn ào
+ Giọng nói của giáo viên to, rõ ràng, truyền cảm Khoảng cách từ giáo viênđến trẻ không quá 2m
+ Trước khi bắt đầu một hoạt động nào đó giáo viên cần có biện pháp thu hút
sự chú ý của trẻ sau đó mới nêu yêu cầu, giới thiệu nhiệm vụ nhận thức
+ Cần tổ chức các hình thức thi đua khen thưởng phù hợp trong từng tiết học.+ Sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động theo hướngphát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của mỗi trẻ
- Tổ chức các hoạt động cho trẻ theo nhóm: Đây là hình thức kết hợp đượcsức mạnh của cá nhân và tập thể Thông qua hình thức hoạt động theo nhóm để cáthể hoá trong dạy học
- Động viên khen thưởng kịp thời với những tiến bộ, những cố gắng mà trẻkhiếm thính đạt được Hướng dẫn, sửa chữa những hành vi bất thường của trẻ, giúptrẻ tuân theo các quy định học tập ở trong lớp
3 Tổ chức tiết học cá nhân
Trang 40Trong lớp mẫu giáo hoà nhập trẻ khiếm thính ngoài việc tham gia vào tất cảcác hoạt động trong lớp còn có các tiết học cá nhân dành cho trẻ khiếm thính hỗ trợgiúp trẻ có thể theo kịp các bạn khác trong lớp.
- Tiết học cá nhân là dạng tiết học giữa một giáo viên và một trẻ khiếmthính, được tiến hành song song với các hoạt động trong lớp mẫu giáo
- Mục đích: Nhằm hỗ trợ trẻ về mặt ngôn ngữ, lời nói, tập sử dụng sức nghecòn lại của trẻ, học tập các kỹ năng hoạt động trong lớp mẫu giáo hoà nhập
- Thời gian: Từ 10 - 15 phút tuỳ thuộc vào khả năng giao tiếp của trẻ
- Phương pháp tiến hành: Tổ chức hội thoại thông qua các trò chơi các hoạtđộng phong phú trong lớp mẫu giáo như: Âm nhạc, Tạo hình
- Cách tiến hành:
+ Tạo môi trường yên tĩnh: Địa điểm tiến hành tiết học cá nhân cần đạt yêucầu về điều kiện nghe, tách rời khỏi lớp mẫu giáo, chọn thời điểm yên tĩnh trongtrường, lớp mẫu giáo
+ Chọn một hoạt động thích hợp
+ Kiểm tra máy trợ thính
+ Trò chuyện với trẻ về chủ đề đã chọn Tuỳ thuộc vào trình độ của trẻ đểgiáo viên lựa chọn nội dung hoạt động của tiết học cá nhân: có thể là hoạt độngchung của cả lớp mà trẻ chưa nắm được, có thể là một nội dung nào đó nhằm cungcấp vốn từ, khuyến khích trẻ giao tiếp Hiện nay chúng ta chưa có được chươngtrình cho tiết học cá nhân mà mỗi giáo viên can thiệp sớm tuỳ từng trường hợp cụthể để xây dựng nội dung tiến hành
+ Ghi chép vào hồ sơ cá nhân của trẻ về các thông tin: Thời gian tiến hành,hoạt động tổ chức, nhận xét (thái độ, ngôn ngữ, lời nói của trẻ) đề nghị sự hỗ trợcủa phụ huynh và giáo viên đứng lớp
Mẫu ghi chép:
Họ tên trẻ: Giáo viên thực hiện
Thời gian Hoạt
động tổ chức
trợ Thái độ Kỹ năng Ngôn ngữ
* Soạn giáo án tiết học cá nhân: