Trong đó khái niệm Giáo dục hòa nhập thường hay bị hiểu sai nhất, tuy rằng khuynh hướng này hiện nay được áp dụng khá rộng rãi.. ""Khuynh hướng hòa nhập" Mainstreaming - tiếng Anh có ngh
Trang 1Giáo dục hòa nhập là gì
Giáo dục hòa nhập là gì?
Hai khái niệm chủ đạo trong giáo dục đặc biệt là Giáo dục chuyên biệt( theo 3 dạng tật chính là khiếm thính, khiếm thị, và chậm phát triển trí tuệ
và đa tật) và Giáo dục hòa nhập Trong đó khái niệm Giáo dục hòa nhập thường hay bị hiểu sai nhất, tuy rằng khuynh hướng này hiện nay được
áp dụng khá rộng rãi
""Khuynh hướng hòa nhập"( Mainstreaming - tiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức
mà họ có thể Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ khuyết tật và bình thường trong cùng một lớp học Điều này mang lại cho trẻ khuyết tật cơ hội gia nhập "xu hướng chính của cuộc sống" bằng việc hướng chúng đến việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng tranh lứa, đồng thời
Trang 2cũng đem đến cho trẻ bình thường có hội học tập và phát triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và yếu của những bạn bè khuyết tật
Do đó, ta có thể hiểu là "hòa nhập" không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà còn cho trẻ bình thường Sự hòa nhập mở ra cơ hội học tập cho cả hai đối tượng trẻ: Trẻ bình thường và trẻ khuyết tật
Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ trẻ khuyết tật vào trong một chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường Phải thiết lập những bước rõ ràng để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những hoạt động trong lớp học Việc thiết lập những bước rõ ràng là vai trò của các giáo viên
Chúng ta vẫn thường quan niệm rằng, trẻ có một khuyết tật nào đó về thể chất sẽ được "bù trừ" bởi một khả năng phát triển trội hơn ở một cơ quan khác Ví dụ trẻ khiếm thị sẽ có thính giác tốt hơn hay có thể định
Trang 3hướng tốt hơn trong không gian Thực ra, nếu cứ để trẻ khiếm thị sống cùng nhau thì sẽ không có quá trình "bù trừ" đó diễn ra Trẻ khiếm thị phải được đưa vào các trường hòa nhập Điều này làm cho chúng nhận
ra sự khiếm khuyết của mình và từ đó cố gắng hết sức để huy động sức mạnh của các cơ quan khác để đạt được những cái mà bình thường bạn đồng trang lứa của chúng làm được Hơn nữa, ở trường hòa nhập chúng còn học được những kỹ năng sống thiết yếu của một người bình thường, chứ không phải của một người khuyết tật Điều đó là vô cùng quan
trọng
Các kết quả nghiên cứu đã rất nhiều lần chỉ ra rằng những năm đầu tiên của cuộc đời là rất quan trọng trong việc học và phát triển Trong thời gian này sự phát triển về các mặt nhận thức, giao tiếp, xã hội và tình cảm của trẻ có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất Nếu những nhu cầu đặc biệt
được phát hiện và đáp ứng trong thời gian này, trẻ khuyết tật sẽ có cơ hội tốt hơn để trở nên những người trưởng thành tháo vát và độc lập Những trẻ khuyết tật có được cơ hội cùng chơi với những trẻ khác trong
Trang 4lớp học hỏi được nhiều hơn về chính bản thân chúng cũng như thái độ
về việc nhân nhượng lẫn nhau diễn ra mỗi ngày Đó là một trong những bước đầu tiên để phát triển tính độc lập Bằng cách tham gia những lớp học hòa nhập ở trường bình thường cùng với đội ngũ giáo viên hiểu cách ứmg dụng những kĩ thuật và hoạt động giáo dục, trẻ với những nhu cầu đặc biệt( trẻ khuyết tật) sẽ có một "bắt đầu thuận lợi" thực sự trong việc hiện thực hóa tiềm năng dồi dào của mình
Lợi ích của "Giáo dục hòa nhập"
Giáo dục hòa nhập giúp đỡ trẻ bình thường: