1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhiều trở ngại trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật pot

4 784 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 111,82 KB

Nội dung

Nhiều trở ngại trong việc giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật Trong hội thảo "Trao đổi kinh nghiệm giáo dục, hội nhập trẻ khuyết tật" , nhiều đại biểu tỏ ra bức xúc về chế độ ưu đãi đối vớ

Trang 1

Nhiều trở ngại trong việc giáo dục hòa

nhập trẻ khuyết tật

Trong hội thảo "Trao đổi kinh nghiệm giáo dục, hội nhập trẻ khuyết tật"

, nhiều đại biểu tỏ ra bức xúc về chế độ ưu đãi đối với giáo viên dạy đối

tượng này Người dạy cả học sinh khuyết tật và bình thường không được

chế độ đãi ngộ nào, trong khi đó, người dạy riêng học sinh tật nguyền lại

được hưởng 70% lương ưu đãi Ông Đặng Tự Ân, Phó ban chỉ đạo giáo

dục trẻ khuyết tật Bộ GD&ĐT, phát biểu: "Giờ đây, chúng ta không thể

chỉ kêu gọi lòng từ thiện ở giáo viên dạy trẻ khuyết tật mà cần có chế độ

chính sách cụ thể Đó vừa là yêu cầu của công việc, vừa đảm bảo sự

công bằng, bình đẳng cho họ"

Bên cạnh chuyện bất hợp lý về lương của giáo viên, nhiều đại biểu còn

đề nghị không nên chú trọng quá mức kiến thức của trẻ khuyết tật, mà

coi nhẹ việc giáo dục cho các em kỹ năng cuộc sống Ngoài ra, sĩ số lớp

đông khiến nhiều em bỏ học vì không theo kịp chương trình

Trang 2

Ông Đặng Tự Ân, Phó ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật Bộ GD&ĐT,

phát biểu: "Giờ đây, chúng ta không thể chỉ kêu gọi lòng từ thiện ở giáo

viên dạy trẻ khuyết tật mà cần có chế độ chính sách cụ thể Đó vừa là

yêu cầu của công việc, vừa đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho họ"

Bên cạnh chuyện bất hợp lý về lương của giáo viên, nhiều đại biểu còn

đề nghị không nên chú trọng quá mức kiến thức của trẻ khuyết tật, mà

coi nhẹ việc giáo dục cho các em kỹ năng cuộc sống Ngoài ra, sĩ số lớp

đông khiến nhiều em bỏ học vì không theo kịp chương trình

Một khó khăn nữa trong việc giúp trẻ khuyết tật hòa nhập là việc xác

định đối tượng, mức độ bệnh tật của trẻ Hiện nay việc xác định mức độ

bệnh tật dựa trên cảm tính của nhà trường, nhất là đối với trẻ khiếm

thính, chậm phát triển trí tuệ Vì thế cần có sự vào cuộc của cơ quan y

tế, các nhà xã hội học Theo bà Trần Thị Hương, Sở GD&ĐT tỉnh Bến

Tre, trường hợp trẻ bị bệnh nặng quá, nên đưa vào các cơ sở chuyên biệt

hơn là để ở lớp hội nhập Như vậy sẽ tốt cho bản thân các em, cũng như

giáo viên đứng lớp

Trang 3

Nhận thức của cộng đồng xã hội, đặc biệt là của phụ huynh và giáo viên,

cũng là một trong những trở ngại trong công tác giáo dục hoà nhập trẻ

khuyết tật Chẳng hạn, tại An Giang chỉ có một vài trường tư thục nhận

trẻ khuyết tật của những gia đình có điều kiện Trong khi đó, do hạn chế

về nhận thức, phụ huynh không nghĩ đến việc chạy chữa hay khắc phục

hậu quả khuyết tật của con em họ Thậm chí nhiều gia đình còn giấu kín,

nhốt trẻ suốt ngày trong nhà nên rất ít trẻ được đi học

Ngoài ra, tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, đồ dùng dạy học đặc thù

như sách, giấy chữ nổi cho trẻ mù, máy trợ thính và tài liệu ngôn ngữ

cho trẻ điếc, xe lăn và các dụng cụ trợ giúp khác cho trẻ khó khăn vận

động Chẳng hạn cả tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện chỉ có một trường dành

cho trẻ khiếm thính, không đáp ứng được nhu cầu Còn thị xã Bà Rịa dù

đã và đang thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, nhưng hoạt động

này mới là tự phát

Nhiều nhà giáo đề nghị, Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng ban hành quy chế

về việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, các công văn hướng dẫn riêng

về công tác ngành chứ không phải lồng vào nhiệm vụ năm học như hiện

Trang 4

nay Theo đó, Bộ nên hạ chỉ tiêu đến năm 2005 là 30% số trẻ khuyết tật

đi học, so với 50% Nhiều nhà giáo cho rằng con số này không khả thi

do năm học 2002-2003, ở tiểu học mới chỉ huy động được 10% Tương

tự, tổ lãnh đạo các sở Giáo dục cũng cho rằng các văn bản pháp quy về

giáo dục trẻ khuyết tật chưa thật đầy đủ, cần có một nghị định của chính

phủ về vấn đề này

Hoàng Thảo

Việt Báo (Theo_VnExpress.net)

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w