1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số kinh nghiệm về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường mầm non

22 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 132 KB

Nội dung

thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng màCông ước Quốc tế, luật bảo vệ - chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.Chính vì thế, việc giáo dục hòa nhập GDHN trẻ k

Trang 1

Đề tài: Một số kinh nghiệm về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật trong trường Mầm non.

1 PHẦN MỞ ĐẦU:

1.1 Lý do chọn đề tài:

Trong xu thế phát triển của thời đại, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới,với trọng tâm là phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đất nước ta đang cầnnhững nguồn năng lực dồi dào về thể chất, đạo đức và trí tuệ…Để thực hiện đượcđiều đó chúng ta cần phải đầu tư đến yếu tố con người và vai trò của giáo dục

Như chúng ta đã biết giáo dục là chiếc chìa khoá vàng tiến vào tương lai,một nước muốn phát triển vững chắc thì phải chú trọng đầu tư đầy đủ vào vốn conngười Mà đầu tư vào vốn con người tức là đầu tư vào văn hoá, giáo dục Đặc biệt

là trong bối cảnh hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá, khi cuộc cách mạng khoa họccông nghệ làm chuyển biến nền kinh tế, làm xuất hiện bộ phận kinh tế tri thức

Hiểu rõ vai trò đó của giáo dục, Đảng ta đã nêu rõ: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” (Nghị

quyết Trung ương Đảng khoá VIII) Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển giáo dục,chúng ta còn thực hiện sự công bằng trong giáo dục Có thể nói vấn đề công bằnggiáo dục được coi là trọng tâm và là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục Chính

vì lẽ đó, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người thiệt thòi trong xãhội, nhất là đối với trẻ em bị khuyết tật về thể chất và tinh thần

Trẻ khuyết tật phải được hưởng mọi quyền lợi như những trẻ bình thường,được học với môi trường bình thường, được hòa nhập vui chơi như bao trẻ bình

Trang 2

thường khác, đó là việc làm mang tính nhân đạo, thể hiện quyền bình đẳng màCông ước Quốc tế, luật bảo vệ - chăm sóc bà mẹ trẻ em thừa nhận.

Chính vì thế, việc giáo dục hòa nhập (GDHN) trẻ khuyết tật trong Trường Mầm non là việc làm cần thiết và cần được quan tâm.

Tuy nhiên, giáo dục trẻ khuyết tật, nhất là trẻ mầm non là công việc hết sứckhó khăn và vất vả Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nhiều trẻ khuyết tật được

đi học và được hưởng nền giáo dục có chất lượng?

Vì những lý do trên, nên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đúc rút được một số kinh nghiệm giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong những năm qua Nhằm góp

phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trongTrường Mầm non

1.2 Phạm vi áp dụng đề tài:

Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật là xu hướng chung của hầu hết các nướctrên thế giới và đã được Bộ GD-ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu đểthực hiện những quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục.Đây cũng là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khókhăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng

Thực hiện Quyền về cơ hội giáo dục trẻ khuyết tật, theo Chỉ thị số 01-2006/CT-TTg ngày 06/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược và kế hoạchhành động giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm

2015 Mục tiêu của chiến lược giáo dục trẻ khuyết tật là đến năm 2015 hầu hết trẻkhuyết tật Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong tiếp cận một nền giáo dục có chất

Trang 3

lượng và được trợ giúp để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tíchcực cho xã hội.

Theo Nghị định 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Nghị địnhquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyất tật

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “tàn mà không phế ”, đócũng chính là chế độ chính sách của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam đốivới những người tàn tật

Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: “Thương ngườinhư thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến những người khuyếttật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em Trong điều kiện đất nước gặp nhiều khókhăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đã từng bước xây dựng, thực hiệnchính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡtrẻ em bị khuyết tật về vật chất và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhậpvào cuộc sống cộng đồng

Là giáo viên Mầm non với lòng yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với nghề nghiệptôi luôn trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để chất lượng giáo dục hoầ nhập trẻkhuyết tật trong Trường Mầm non ngày được nâng cao, góp phần hạn chế nhữngkhiếm khuyết cho trẻ, để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộng đồng và là

những người con có ích cho xã hội, cho đất nước Vì thế nên tôi chọn đề tài: "Một

số kinh nghiệm về giáo dục hoà nhâp trẻ khuyết tật trong Trường Mầm non" áp

dụng tại trường tôi đang công tác và chính tại lớp tôi đang dạy

2 NỘI DUNG:

2.1 Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:

Trang 4

Năm học 2018 - 2019, tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, vớitổng số 27 trẻ, trong đó có 01 cháu bị khuyết tật: "chân tay yếu, ngôn ngữ kém, tưduy hạn chế" quá trình thực hiện giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, bản thân tôi gặpmột số thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi:

- Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị phục

vụ cho công tác nuôi dạy trẻ khá đầy đủ

- Phòng học rộng rãi, thoáng mát Tổng số trẻ trong lớp đảm bảo nên việc tổchức các hoạt động học tập, vui chơi khá thuận lợi

- Bản thân là một giáo viên trẻ, có năng lực chuyên môn vững vàng, lại được

sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường và chị em đồng nghiệp trongcông tác chăm sóc giáo dục trẻ

- Đa số phụ huynh rất quan tâm đến con em của mình

- Các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương luôn quan tâm đếncông tác giáo dục

* Khó khăn:

- Trường đóng trên địa bàn dân cư đông, đời sống của phụ huynh còn gặpnhiều khó khăn nên một số phụ huynh có con em bị khuyết tật chưa quan tâm đếntrẻ

- Nhà trường chưa có những trang thiết bị và đồ dùng dạy học đặc thù chotừng loại trẻ khuyết tật

- Bản thân giáo viên chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục trẻ khuyếttật

Trang 5

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sinh lý:

+ Theo nhiều công trình nghiên cứu của các ngành sinh lý học, tâm lý học,giáo dục học thì có 40% trẻ khuyết tật chưa tìm hiểu được nguyên nhân, 60% cáctrường hợp khác nhau gây nên khuyết tật của trẻ như: bị tổn thương não, nhiễmđộc từ môi trường, sự di truyền

- Nguyên nhân tâm lý và các yếu tố khác:

+ Gia đình của trẻ khó khăn về kinh tế nên không có sự quan tâm đúng mức,

sự chấp nhận số phận có những đứa con khuyết tật dẫn đến việc nhiều phụ huynhkhông muốn đưa trẻ hòa nhập cộng đồng đến trường lớp

Trang 6

+ Đứa trẻ bị mặc cảm bỏ rơi hoặc vì lỗi khuyết tật của mình nên khôngmuốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không muốn đến trường.

+ Công tác tổ chức phối hợp giúp trẻ khuyết tật của các tổ chức đoàn thểchưa mạnh

+ Việc tập huấn cho giáo viên về các kĩ năng dạy trẻ khuyết tật còn nhiềuhạn chế cũng như sự đầu tư cho trẻ khuyết tật chưa đầy đủ với mục tiêu trong giaiđoạn hiện nay

+ Một số phụ huynh chưa phối hợp để làm hồ sơ khuyết tật cho trẻ

2.2 Các giải pháp:

Giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật vào các trường bình thường đang làmột xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và đặc biệt đang được triển khai ởmột số nước có hệ thống giáo dục đặc biệt phát triển Đây là một nhiệm vụ cao cảcủa giáo viên để giúp trẻ tìm thấy cuộc sống mới và có một chân trời mới tốt đẹp,tươi sáng hơn Nhận thức được điều đó, tôi đã tìm ra các giải pháp để giúp trẻkhuyết tật tự tin, mạnh dạn và có thể hoà nhập được với các bạn trong lớp, hứngthú tham gia vào các hoạt động mà cô giáo tổ chức

* Giải pháp 1: Làm tốt công tác điều tra, phát hiện trẻ khuyết tật trên địa bàn.

Theo sự phân công của Ban giám hiệu, vào đầu tháng 8 tôi tiến hành điều tratrẻ trong độ tuổi Kết hợp với các cơ quan đoàn thể trong thôn, trong xã, cán bộ y

tế để điều tra, phát hiện trẻ khuyết tật trong địa bàn Lập danh sách, báo về cho nhàtrường và đến gia đình vận động trẻ đến trường

* Giải pháp 2: Tìm hiểu hoàn cảnh, khả năng và nhu cầu của trẻ

Trang 7

Được phân công chủ nhiệm lớp có trẻ khuyết tật, tôi đã tiến hành tìm hiểu vànắm rõ đối tượng trẻ khuyết tật của lớp mình về hoàn cảnh, lý do khuyết tật, tìnhtrạng cuộc sống, năng lực, nhu cầu, sở thích của trẻ thông qua giờ dạy trên lớp, cáchoạt động học tập, lao động vui chơi, qua việc trò chuyện với trẻ, đến thăm giađình trẻ Ngoài ra, tôi còn nắm rõ sự phát triển về thể chất, hình dáng bên ngoài,khả năng học tập, ngôn ngữ, sự ghi nhớ, tư duy, xúc cảm hay nhận thức thế giớicủa trẻ để lập hồ sơ cá nhân trẻ với những thông tin chính xác theo mẫu củatrường

Là giáo viên trực tiếp đứng lớp khá nhiều năm nay, tôi đã nhận hòa nhậpkhông ít trẻ khuyết tật Đa số tâm lý trẻ đều bất ổn về tinh thần, trẻ thường chậmnói, ít nói, không muốn tiếp xúc với mọi người, thiếu tự tin Có trẻ thì hay nghịchphá, không biết vâng lời, thích tự ý làm những việc mà trẻ muốn …

Tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và biết được đặc điểm tâm lý trẻ khuyết tật nhưsau:

- Cảm giác, tri giác: Chậm chạp, phân biệt kém, thiếu tính tích cực.

- Tư duy: Chủ yếu là tư duy cụ thể, tính không liên tục, tính logic kém.

- Trí nhớ: Hiểu chậm, quên nhanh, ghi nhớ một cách máy móc bên ngoài.

- Chú ý: Thời gian chú ý ngắn, khó tập trung vào một công việc, thiếu tính

bền vững

- Ngôn ngữ: Rất hạn chế, vốn từ ít, phát âm thường sai, chậm nói…

Có thể nói, trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ emthiệt thòi Trẻ khuyết tật thường được phân thành các nhóm sau:

- Trẻ mắc bệnh tự kỷ

Trang 8

* Giải pháp 3: Lập kế hoạch giáo dục riêng cho từng cá nhân trẻ.

Từ những căn cứ trên, tôi tiến hành lập kế hoạch về mục tiêu giáo dục trẻtrong tiết học, một ngày học, một tuần, một tháng hay một học kỳ một cách cụ thể.Nếu thấy trẻ tiến bộ thì tiếp tục lên kế hoạch học thêm kiến thức; nếu ngược lại thìgiáo viên sẽ dừng lại để củng cố những kiến thức đã học cho trẻ

Ví dụ: Tôi xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục cá nhân riêng cho trẻ

để đánh giá các mặt phát triển của trẻ: Thể chất vận động - Khả năng ngôn ngữ vàgiao tiếp - Khả năng nhận thức - Khả năng tự phục vụ

Hàng ngày, tôi theo dõi, quan sát từng biểu hiện cũng như sự tiến bộ của trẻ

và ghi vào sổ nhật ký

Hằng tuần, tôi lập kế hoạch để dạy trẻ và hướng dẫn trẻ thực hiện Nếu trẻchưa thực hiện được trong ngày, trong tuần, tôi đưa kế hoạch đó vào tuần sau đểtrẻ thực hiện tốt hơn

Ví dụ: Kế hoạch chăm sóc - giáo dục cá nhân của trẻ trong 1 tuần như sau:

Trang 9

- Dạy trẻ đọc thơ thuộc

1- 2 câu ngắn trong bài

thơ: "Tình bạn"

- Mỗi ngày cô gọi tên trẻnhiều lần và cho trẻ tiếpxúc nhiều với đồ dùng

vệ sinh cá nhân của trẻ

Cô chỉ cho trẻ cách nhậnbiết đồ dùng của mình

- Cô quan sát, nhắc nhởtrẻ thường xuyên vàhướng dẫn trẻ thực hiện

Cô làm mẫu cho trẻxem

- Dạy trẻ đọc thườngxuyên, ở mọi lúc, mọinơi: đón trẻ, trả rẻ,chuẩn bị đi ngủ

- Trẻ biết quay đầu khinghe cô gọi tên

Trẻ nhận biết được100% đồ dùng vệ sinh

cá nhân

- Trẻ thực hiện tốt 90%

- Trẻ đọc được 80%

* Giải pháp 4: Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho trẻ.

Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triển toàndiện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật Vì khi có môi trường giáo dục tốt sẽgiúp phát triển nhân cách cho trẻ, đồng thời giúp trẻ phát triển tiềm năng các tưchất, các năng lực tinh thần và thể chất Hơn nữa, trẻ khuyết tật rất nhạy cảm vớimọi tác động bên ngoài Không những bệnh tật, thiếu dinh dưỡng có thể gây táchại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cách thức giáo dục, trong quan hệ tình

Trang 10

cảm cũng dễ làm nảy sinh những chấn thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sựphát triển của trẻ Cho nên giáo viên mầm non có vai trò rất quan trọng trong việcgiáo dục hòa nhập Cô giáo như mẹ hiền, thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục vàgiúp đỡ trẻ ở mọi lúc mọi nơi Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phảithường xuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sởthích của trẻ Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnh lệnh làm căngthẳng, ức chế tâm lý trẻ Cô giáo phải thường xuyên trò chuyện, âu yếm, vỗ về trẻ,tạo cho trẻ tâm thế vui vẻ, thoải mái, tạo sự thân thiện để trẻ được hòa nhập cùngvới bạn bè, xây dựng nhóm bạn cùng chơi với trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, thíchđến trường, thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ trong trường, trong lớp phải yêuthương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ bạn đứng dậy, thấy bạnbuồn, bạn không khỏe thì phải quan tâm hỏi thăm và cùng chơi với bạn…Đây cũng

là cơ hội tốt để giáo dục tình cảm, lòng nhân ái, nhân cách sống và kỹ năng sốngcho trẻ mầm non

Lớp tôi dạy có 27 trẻ, các trẻ khác đều chơi vui vẻ, hoà đồng cùng các bạntrong lớp của mình Riêng cháu Hoài Thu do bị khuyết tật không chơi với ai, cháuhay ngồi chơi một mình Tôi rất hay để ý, quan tâm đến cháu, luôn theo dõi những

cử chỉ và hành động của cháu, tôi thường đến bên cháu trò chuyện với cháu, tìmhiểu xem cháu thích chơi gì, thích bài thơ nào? Lúc đó tôi cho trẻ chơi vận độngnhiều hơn ở trò chơi đó và đọc thơ cho trẻ nghe Tôi động viên cháu đến vui chơicùng các bạn

Ví dụ: Tôi trò chuyện với trẻ: "Con nhìn xem các bạn đang làm gì vậy? Cácbạn lắp ráp ngôi nhà đẹp không? Con đến chơi cùng các bạn nhé!"

Trang 11

Khi hỏi trẻ, trò chuyện với trẻ tôi thường mỉm cười và nhìn thẳng vào trẻ,tạo cho trẻ cảm thấy yên tâm, sự tin tưởng khi nói với cô điều mà trẻ muốn.

Bên cạnh đó, tôi chú ý sắp xếp, tổ chức trang trí lớp một cách gọn gàng, hấpdẫn và bố trí cho trẻ vị trí phù hợp như ngồi gần một bạn biết quan tâm, chia sẻ vớitrẻ; biết động viên trẻ trong học tập, giáo viên sẽ khơi gợi được sự hứng thú, say

mê học tập của trẻ Hơn nữa vị trí thuận tiện của trẻ sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn,thuận tiện hơn trong học tập và tiện cho việc theo dõi, giúp đỡ của giáo viên Từ

đó, giúp trẻ khuyết tật có cơ hội học tập bạn bè, xoá bỏ mặc cảm, khả năng giaotiếp phát triển, hình thành nhiều kĩ năng trong sinh hoạt

* Giải pháp 5: Đầu tư sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi.

Để chăm sóc và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật được tốt hơn thì việc đầu tưsáng tạo làm đồ đồ dùng đồ chơi là rất cần thiết Như chúng ta đã biết, đặc điểmtâm sinh lý của trẻ tư duy hình tượng là chủ yếu Nếu không chuẩn bị tốt đồ dùng,

đồ chơi cho trẻ thì sẽ khó giúp trẻ thể hiện tốt khả năng cá nhân của mình Vì vậy

đồ dùng, đồ chơi đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ và đặc biệt là trẻkhuyết tật vì với trẻ khuyết tật, tư duy của trẻ là tư duy cụ thể, máy móc, rời rạc,tiếp thu chậm, khó nhớ cái mới lại hay mau quên cái vừa tiếp thu, nên khi giảngdạy trẻ kiến thức mới, kĩ năng mới giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan phùhợp với nội dung bài học và đối tượng học Các đồ chơi, nguyên vật liệu chuẩn bịcần phải phù hợp với từng góc chơi theo từng chủ đề Đồ chơi phải đẹp, phongphú, đa dạng, nhiều màu sắc tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào các góc chơi và đặtbiệt phải đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ

Trang 12

Để chuẩn bị tốt đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu tôi đã lên kế hoạch phốihợp với nhà trường mua sắm những đồ chơi cần thiết.

Kết hợp với phụ huynh học sinh sưu tầm, đóng góp các phế liệu, nguyên vậtliệu sẵn có ở địa phương

Tận dụng một số đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm của hoạt động chung được lưulại để thực hiện hoạt động góc

Sưu tầm và sáng tạo để làm một số đồ chơi theo chủ điểm

Ví dụ: Chủ đề: “Gia đình”, tôi sưu tầm các hộp nhựa, hộp sữa, hũ sữa chua,

vỏ hộp rau câu, chai dầu ăn… làm thành bộ đồ chơi nấu ăn như: ấm trà, ca, ly,soong nồi, chén bát, bàn ghế …Dùng những quả bóng nhỏ, sợi len, chai nước rửachén, vải vụn làm gia đình búp bê, làm rối các nhân vật trong chuyện…

+ Chủ đề: “Thế giới động vật”, tôi dùng các hộp sữa, chai nhựa cácloại, nguyên liệu phế thải, tôi đã tạo dáng thành các con vật ngộ nghĩnh như: conheo, con mèo, con voi , con gà, vịt… Dùng vỏ trứng gà, trứng vịt tạo thành conthỏ, con gà, con vịt, con cá

+ Chủ đề: “Giao thông”, tôi dùng chai dầu ăn 5lít, chai nước khoáng, chaisữa, hộp nhựa… làm xe ô tô khách, xe ô tô tải, tàu thuỷ, máy bay… dùng các vỏhộp giấy cho trẻ lắp ráp xe ô tô

+ Ngoài ra tôi còn dùng các loại lá, vỏ cây khô, cỏ khô, vỏ hạt dưa… cùngvới trẻ làm tranh trang trí theo từng chủ đề Dùng vỏ hộp sữa rửa sạch, cô cùng trẻsáng tạo thành những đồ chơi ngộ nghĩnh như: hình chú Rôbốt đứng chào, dán cáchộp sữa lại với nhau tạo thành các khối vuông, chữ nhật để xây nhà, xây Lăng

Ngày đăng: 22/06/2020, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w