1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động kinh doanh của tổng công ty hàng không việt nam

20 536 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 167,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 1 LỜI NÓI ĐẦU Khi đời sống ngày càng được nâng cao thì việc đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về ăn mặc, nghỉ ngơi, giả trí ngày càng tăng, nhất là nhu cầu đi du lịch để tham quan nghỉ dưỡng, chữa bệnh, để thỏa mãn trí tò mò, được giao lưu với bạn bè trên thế giới. Hòa chung với sự phát triển của đất nước,du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt nam. Nó góp phần tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn đội ngũ lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc dân với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 30%- 40%/năm, đem lại nguồn thu lớn về ngoại tệ cho đất nước. Tổng công ty hàng không Việt nam Airlines được thành lập vào ngày 27/5/1996 trên cơ sở sát nhập 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng không với Hãng hàng không quốc gia Việt nam làm nòng cốt. Hãng nằm dưới sự quản lý của một hội đồng gồm 7 người do thủ tướng chỉ định. Hãng từng là cổ đông chi phối của hãng hàng không thứ hai của Việt nam-Pacific Airlines nhưng cổ phần của hãng đã được chuyển sang Bộ tài chính vào tháng 1 năm 2005. Trong thời gian vừa qua em có điều kiện thực tập tổng quan và tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam, được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo Tổng công ty và các anh, các chị Phòng Thương hiệu và Quan hệ Công chúng cùng sự tiếp thu những kiến thức mà các thầy, các cô đã giảng dậy đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tổng quan này. Đây là lần đầu tiên em viết báo cáo thực tập tổng quan, do khả năng còn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu nên chắc chắn trong khi víêt bài sẽ không tránh khỏi những hạn chế, những sai sót nhất định. Em kính mong Thầy giáo hướng dẫn Thạc sỹ Lương Văn Hải góp ý, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài báo cáo này. 2 1/ Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 1.1Tên doanh nghiệp: - Tên tiếng Việt: Tổng công ty Hàng không Việt Nam. - Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines Company Limited. - Tên viết tắt: Vietnam Airlines. - Biểu tượng: “Bông sen vàng” 1.2 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. 1.3 Địa chỉ trụ sở chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: Số 200 phố Nguyễn Sơn, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. 1.4 Ban lãnh đạo hiện tại của doanh nghiệp: Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Nguyễn Sỹ Hưng Tổng giám đốc: Ông Phạm Ngọc Minh Phó Tổng giám đốc : Ông Phan Xuân Đức Ông Nguyễn Văn Hưng Ông Trịnh Hồng Quang Ông Phạm Viết Thanh Ông Dương Trí Thành Ông Trịnh Ngọc Thành 3 1.5 Cơ sở pháp lý và tư cách pháp nhân của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: a) Tổng công ty Hàng không Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Giấy chứng nhận ĐKKD/Quyết định thành lập số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Mã số doanh nghiệp: 0100107518, cấp ngày 30/06/2010 tại Sở KHĐT thành phố Hà Nội. b) Tổng công ty có: - Tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. - Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình, chịu trách nhiệm dân sự và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty con, công ty liên kết trong phạm vi số vốn do Tổng công ty đầu tư. - Trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trước đây. - Quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Tổng công ty theo quy định của pháp luật. c) Vốn điều lệ của Tổng công ty tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2009 là: 8.942 tỷ đồng ( Tám nghìn chín trăm bốn mươi hai tỷ đồng chẵn). Khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ, Tổng công ty đăng ký lại với cơ quan đăng ký kinh doanh và công bố vốn điều lệ đã điều chỉnh. 4 1.6 Mục tiêu hoạt động của Tổng công ty là: - Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại Tổng công ty và các công ty con; hoàn thành các nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó có chi tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước. - Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của tổ hợp công ty mẹ - công ty con. - Phạm vi hoạt đông: trong nước và nước ngoài 1.7 Lịch sử hình thành Tổng công ty Hàng không Việt Nam: Những bước đi đầu tiên Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956. Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Tiến trình phát triển Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, 5 kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay. Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực. Hãng hàng không đẳng cấp thế giới Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á. Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình. Từ năm 2009, Vietnam Airlines đã nỗ lực đáp ứng các yêu cầu gia nhập của Liên minh hàng không toàn cầu SkyTeam, và được chính thức công nhận là thành viên thứ 10 của Liên minh vào ngày 10/6/2010. Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình khẳng định đẳng cấp quốc tế, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước . Hướng tới tương lai Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những sáng lập viên, ký 6 một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020. Để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai, Vietnam Airlines đã thực hiện chiến lược phát triển đội bay theo hướng ưu tiên lựa chọn những chủng loại máy bay sử dụng công nghệ tiên tiến trong ngành hàng không dân dụng thế giới. Liên tiếp trong các năm vừa qua, hãng đã tiến hành đặt mua mới, nâng cấp đội máy bay hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành hãng hàng không lớn trong khu vực, mở rộng đội bay lên 115 chiếc vào năm 2015 và 165 chiếc vào năm 2020 với nhiều loại máy bay công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiêm liệu và thân thiện với môi trường như Airbus A350XWB, Boeing 787-9. 2/ Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: 2.1. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm: a) Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh doanh: - Vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư. - Bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay và các thiết bị kỹ thuật khác; cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư, phụ tùng cho các hãng Hàng không trong nước và nước ngoài. - Xuất, nhập khẩu tàu bay, động cơ, phụ tùng và thiết bị hàng không (thuê, cho thuê, thuê mua và mua, bán) và những mặt hàng khác theo quy định của Nhà nước. - Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa; dịch vụ giao nhận hàng hóa; dịch vụ thương nghiệp, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không và tại các tỉnh, thành phố; các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay và các dịch vụ hàng không khác. - Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không; các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, 7 thiết bị, phụ tùng tàu bay; các công ty vận tải, du lịch trong nước và nước ngoài. - Hoạt động hàng không chung (bay chụp ảnh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao thế, phục vụ dầu khí, trồng rừng, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu y tế, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng ) - Sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay, các dụng cụ phục vụ dây chuyền vận tải hàng không; xuất – nhập khẩu và cung ứng xăng dầu, mỡ hàng không (bao gồm nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn và chất lỏng chuyên dùng) và xăng dầu khác tại các cảng hàng không, sân bay và các địa điểm khác. - Tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng. - In, xây dựng, tư vấn xây dựng, xuất, nhập khẩu lao động và các dịch vụ khoa học, công nghệ. b) Đầu tư ra nước ngoài; mua, bán doanh nghiệp; góp vốn, mua cổ phần hoặc chuyển nhượng vốn góp, bán cổ phần theo quy định của pháp luật. c) Các lĩnh vực, ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. 2.2 Tình hình tài chính của Tổng công ty: Tình hình tài chính của Tổng công ty trong năm 2007 và 2008 được biểu hiện trong bảng sau: Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 I/ Tài sản: 1. Nguyên giá 2. Giá trị còn lại 21,412 15,406 24,377 16,944 II/ Tài chính: 1. Vốn - Vốn điều lệ - Vốn Nhà nước 2. Vốn vay 3. Công nợ 5738 5546 13,072 3,355 5738 5546 15,487 4,294 8 Bảng 1: Tình hình tài chính trong hai năm gần đây của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 9 2.3. Tình hình sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty: Tình hình sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện năm 2007 Kế hoạch năm 2008 Thực hiện năm 2008 Kế hoạch năm 2009 1. Tổng doanh thu 20.726.903 23.257.635 27.088.260 23.649.841 2. Tổng chi phí 20.287.864 22.762.524 26.853.557 23.769.781 3. Nộp NS 225.237.713 153.050.533 122.295.195 346.754.975 4. Thuế TNDN 98.607 113.007 0 0 5. Lợi nhuận + Trước thuế TNDN + Sau thuế TNDN 439.036 340.429 495.111 382.104 234.703 234.703 -119.940 -119.940 6. Vốn chủ sở hữu 5.964.781 6.325.405 6.181.099 6.177.149 Bảng 2: Tình hình sản xuất kinh doanh trong ba năm gần đây của Tổng công ty Hàng không Việt Nam Qua bảng số liệu trên, có thể nhận thấy rằng lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty giảm dần qua các năm. Nguyên nhân chính là do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu đi lại của khách hàng giảm đáng kể, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa cũng giảm theo dẫn đến thị trường hàng không giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự canh tranh khốc liệt giữa các hãng hàng không trên cả đường bay nội địa lẫn quốc tế cũng là nguyên nhân góp phần gây ra tình trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty bị suy giảm. Theo tính toán hiện tại, lợi nhuận sau thuế kế hoạch năm 2009 của Tổng công ty sẽ âm gần 120 tỷ đồng. Đây là một con số đáng lo ngại, do đó cần phải có sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty cũng như có sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước thì Tổng công ty mới có thể cải thiện được tình hình, giải quyết các khó khăn còn đang vướng mắc. 10 [...]... nhưng không có quyên biểu quyết 5/ Môi trường kinh doanh của Tổng công ty: 15 Mỗi một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải có một điều kiện kinh doanh ổn định và rộng lớn Tổng công ty hàng không là một tổng công ty có thâm niên hoạt động lâu năm và hoạt động kinh doanh lớn mạnh, điều này chứng tỏ tổng công ty có môi trường kinh doanh tốt cả bên ngoài lẫn bên trong chính vì thế mà Tổng công. .. sự nghiệp 108 110 110 112 C Lao động là người nước ngoài 470 500 495 490 10.217 10.891 11.141 11.242 Toàn tổng công ty Bảng 3: Tình hình lao động trong bốn năm gần đây của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 4/ Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: 4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty (Phụ lục 01) 4.2 Bộ máy quản lý của Tổng công ty (Phụ lục 02)  Hội đồng quản... nhiệm vụ của văn phòng, các ban (phòng) chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của Tổng công ty và quy định của pháp luật 4.3 Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành Tổng công ty:  Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng công ty có quyền chỉ đạo, giám sát toàn bộ hoạt động trong Tổng công ty; kiểm tra và giám sát hoạt động điều... hoạt theo diễn biến thị trường và các yếu tố đầu vào nên tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong năm 2007 vẫn tăng trưởng ổn định và bền vững 2.4 Tình hình lao động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: Theo sơ bộ, năm 2008 tổng số đội ngũ nhân lực của Tổng công ty Hàng không Việt Nam là rất lớn khoảng 11.141 lao động Trong đó theo thống kê về nhân lực có: - Trên đại học: 392 người - Đại... nghị của Tổng giám đốc Các phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật Thời hạn bổ nhiệm với Phó tổng giám đốc là 5 năm  Bộ máy giúp việc Văn phòng, các ban (phòng) chuyên môn nghiệp vụ của Tổng. .. yếu tố này tác động tích cực đến thị trường vận tải hàng không nói chung và 16 của Vietnam Airlines nói riêng * Môi trường quốc tế: Ngày 5-12-2006, IATA đã chính thức kết nạp Vietnam Airlines là thành viên của tổ chức này Điều đó thể hiện sự chủ động hội nhập của hàng không Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá Tổng Công ty cũng sẵn sàng đón nhận những thách thức trong một thị trường hàng không quốc tế... vận tải hàng không nội địa, đứng ở vị thế một hãng hàng không quốc gia Trong mọi trường hợp, cuộc cạnh tranh của các hãng hàng không mới không dễ dàng bởi ảnh hưởng của VNA đối với thị trường hàng không nội địa là rất lớn Thực tế cho thấy, không phải cứ nhiều doanh nghiệp tham gia là thị trường hàng không 18 nâng cao được tính cạnh tranh, bởi ngoại trừ VNA và JPA đang làm chủ thị trường, Vasco thực ra... nhiệm vụ theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và nhiệm vụ Hội đồng quản trị giao Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban kiểm soát Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị  Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế... khoảng 80%, JPA chiếm 15%, còn Vasco (công ty con của VNA) chủ yếu thực hiện dịch vụ taxi hàng không theo hướng chuyên chở hợp đồng là chính Với tiềm lực lớn về tài chính và kinh nghiệm, là thành viên của Tổ chức Hàng Không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), là thành viên của Liên minh Hàng Không Toàn cầu Skyteam, lại được sự ưu đãi của Nhà nước về vốn, chế độ, chính sách... tiết xấu, tình hình an ninh của các nước trong khu vực và thế giới không ổn định cũng là những 11 nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổng công ty Trong tình hình khó khăn đó, Tổng công ty nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của chính phủ, Bộ giao thông vận tải, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư cùng các bộ ngành liên quan Tổng công ty áp dụng chính sách điều hành kế hoạch linh hoạt theo diễn biến thị trường . 787-9. 2/ Thực trạng hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: 2.1. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm: a) Đầu tư, quản lý vốn đầu tư và trực tiếp sản xuất, kinh. triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam 1.1Tên doanh nghiệp: - Tên tiếng Việt: Tổng công ty Hàng không Việt Nam. - Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines Company Limited. - Tên viết tắt: Vietnam Airlines. -. vững. 2.4. Tình hình lao động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam: Theo sơ bộ, năm 2008 tổng số đội ngũ nhân lực của Tổng công ty Hàng không Việt Nam là rất lớn khoảng 11.141 lao động. Trong đó theo

Ngày đăng: 23/10/2014, 22:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w