Trình bày được nguyên nhân và dịch tể học của bệnh nhiễm Leptospira 2.. Mô tả được triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm Leptospira 3.. NỘI DUNGI/ ĐẠI CƯƠNG + Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira
Trang 1BỆNH NHIỄM XOẮN KHUẨN
LEPTOSPIRA
Trang 2MỤC TIÊU
1 Trình bày được nguyên nhân và dịch tể học của bệnh nhiễm Leptospira
2 Mô tả được triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm Leptospira
3 Trình bày được phương pháp điều trị bệnh nhiễm Leptospira
Trang 3NỘI DUNG
I/ ĐẠI CƯƠNG
+ Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira là bệnh của súc vật hoang dại và gia súc lan truyền cho người có đặc điểm lâm sàng đa dạng, biểu hiện tổn thương cùng lúc nhiều cơ quan chủ yếu là gan, thận, màng não
+ Đây là một bệnh thường gặp ở vùng nhiệt đới như nước ta đặc biệt là vùng nông thôn ruộng rẫy
và khu chăn nuôi công nghiệp
Trang 4II/ DỊCH TỂ HỌC
1 Nguồn bệnh: Thú vật mang mầm bệnh chủ yếu
là loài gặm nhấm như chuột và gia súc như chó, mèo, heo, trâu, bò…
2 Sự lây cho người:
+ Phần lớn các trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc với máu, nước tiểu, mô của thú vật mắc bệnh hoặc với môi trường bị hoại nhiễm Leptospira
+ Đường xâm nhập thông thường là da bị xây xác đặc biệt ở bàn chân, niêm mạc: mắt, mũi, miệng
Trang 5+ Sự lây gián tiếp qua đất, nước tuỳ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh như pH nước tiểu, ký chủ;
pH đất hoặc nước nơi vi trùng được thải ra, nhiệt
độ môi trường xung quanh Leptospira
+ Có thể sống lâu vài tuần đến vài tháng trong đất ẩm
+ Nguồn bệnh quan trọng là nước bị ô nhiễm bởi nước tiểu của chuột
Trang 63 Đối tượng mắc bệnh:
+ Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, vào mọi thời điểm trong năm nhưng thường gặp vào mùa mưa Tuổi hay gặp là 15-50 tuổi và phái nam chiếm đa số
+ Bệnh có tính cách nghề nghiệp, liên quan đến công việc dầm nứơc và đất ẩm hoặc tiếp xúc với gia súc , nghề nông, chăn nuôi thú y, công nhân: nông trường, công trường, hầm mỏ, cầu cống, bộ đội hành quân, thanh niên xung phong
Trang 7+ Ngoài ra những người có tiền căn lội ruộng, tắm sông, tắm ao hồ, cắm trại cũng được ghi nhận
+ Gần đây nhiễm Leptospira trong nhiều nước phát triển xảy ra ở trẻ em, trên người thành phố nhiều hơn nông thôn có lẻ dp nguồn nhiễm từ chó
Trang 8III TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Thời kỳ ủ bệnh 7-12 ngày, có thể thay đổi
2-20 ngày
+ Các triệu chứng thường phức tạp, khó chẩn đoán do tổn thương nhiều cơ quan, có thể xếp vào
5 hội chứng chính trong đó hội chứng nhiễm trùng
là cơ bản
1 Hội chứng nhiễm trùng:
- Sốt cao 39-40oc đột ngột có thể kèm theo rét run
- Tri giác li bì đôi khi mê sảng
- Đau nhức toàn thân:
Trang 9+ Nhức đầu thường ở vùng trán tăng nhiều khi có biểu hiện viêm màng não
+ Đau cơ thường dữ dội, tự nhiên và tăng khi sờ nắng nhất là ở cơ bắp chân, cơ đùi, cơ bụng
+ Đau khớp
- Đặc biệt là kết mạc mắt, xung huyết, phù nề, xuất huyết kèm theo sợ ánh sáng
- Có thể rối loạn hô hấp: ho, đau ngực, khạc đàm lẫn máu trong trường hợp nặng
Trang 102 Hội chứng gan mật:
- Vàng da: thường là màu vàng cam giống màu lựu chín xuất hiện từ 5 - 7 ngày
Sau khi bệnh khởi phát:
- Gan to và đau, đôi khi lách to
3 Hội chứng thận:
+ Lượng nước tiểu không giảm hoặc giảm ít đôi khi vô hiệu trường hợp nặng và tử vong
Trang 114 Hội chứng màng não.
Dấu màng não: có thể có hoặc không
5 Hội chứng xuất huyết:
Bệnh nhân có thể chảy máu cam, có tử ban Rất ít trường hợp ho ra máu, xuất huyết: tiêu hoá, thượng thận, thận, dưới màng nhện
Trang 12IV ĐIỀU TRỊ
1 Kháng sinh: thường dùng.
+ PÉNICILLING: 100.000/đơn vị/kg/24 giờ x 5-7 ngày tim bắp hoặc tim mach
- Các kháng sinh khác cũng có tác dụng như:
AMPICILLIN,
AMOXICILLIN,TETRACYCLIN,
ERYTHROMYCIN, CEPHALOSPORIN thế hệ III
- Gần đây dùng : DOXYCYCLIN: 100mg 1 viên x 2 lần/ 24 giờ x 7 ngày
Trang 132 Điều trị triệu chứng:
- Hạ sốt, giảm đau
- Nghỉ ngơi
- Cân bằng nước và điện giải nhất là trên bệnh nhân có rối loạn quan trọng chức năng gan thận
- Thẩm phân phúc mạc hay chạy thận nhân tạo nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị
- Theo dõi các biến chứng, xét nghiệm chức năng gan thận cho đến khi kết quả trở lại bình thường
Trang 14V PHÒNG NGỪA
- Kiểm soát dịch bệnh ở thú vật nuôi công nghiệp, gia súc và diệt chuột
- Tránh tắm, sử dụng nước tại các nơi nghi ngờ đã
bị nhiễm Leptospira
- Bảo vệ đối tượng làm việc trong môi trường dễ
bị nhiễm Leptospira bằng cách mang găng tay và
đi giày cao cổ
- Chủng ngừa ( chưa áp dụng rộng rãi )
- Uống thuốc ngừa khi vào vùng dịch: DOXYCYCLIN 200mg 1 lần trong tuần
Trang 15HÌNH NH Ả BỆNH NHIỄM XOẮN KHUẨN LEPTOSPIRA
Trang 16TỰ LƯỢNG GIÁ
1 Trình bày nguyên nhân và dịch tể học của bệnh nhiễm Leptospira
2 Mô tả triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm Leptospira
3 Trình bày phương pháp điều trị bệnh nhiễm Leptospira