1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chuyên đề nâng cao chất lượng môn Toán THCS

15 796 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 118,98 KB

Nội dung

- Thực hiện được như thế là phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp của ngành, HS tự phát hiện ra kiến thức, hiệu quả học tập cao hơn.. - Để thực hiện được tốt ý đồ SGK người GV cần r

Trang 1

Chuyên đề

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY

MƠN TỐN THCS

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

Căn cứ vào chỉ thị số 4899/CT – BGDĐT ngày 4 – 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non,

giáo dục phổ thơng, giáo dục th ường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm

2009 – 2010, với chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Căn cứ vào cơng văn số 23/ HD – SGD & ĐT ngày 31 – 8 – 2009 của Sở GD & ĐT v/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2009 – 2010

Năm học 2009 – 2010 là năm thứ hai thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” v à là năm thực hiện chuyên đề: “Năm

học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” Việc nâng cao chất

lượng giảng dạy ngày càng được huyện quan tâm hơn nữa, trong đĩ vấn đề

nâng chất ở mơn tốn cũng được huyện ta lưu ý Huyện đã thực hiện tổ chức Hội thảo về cơng tác giáo dục đạo đức học sinh, về cơng tác phụ đạo học sinh yếu, cơng tác bồi dưỡng học sinh giỏi, cơng tác ứng dụng CNTT trong quản lý

và giảng dạy Và hơm nay chuyên đề “Nâng cao chất lượng giảng dạy mơn

tốn “ được thực hiện xoay quanh các nội dung về:

 Nội dung chương trình tốn, xác định trọng tâm – ý đồ của SGK trong giảng dạy

 Thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng của mơn tốn

 Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá

 Hướng dẫn học sinh tự học

Trang 2

II NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN THCS, XÁC ĐỊNH TRỌNG

TÂM – KHAI THÁC Ý ĐỒ SGK

 Nội dung chương trình (theo sách)

 Xác định trọng tâm (theo chuẩn kiến thức, kĩ năng)

 Khai thác ý đồ SGK:

- Sách giáo khoa được viết theo hướng gợi ý, GV không nên truyền đạt kiến thức mới cho HS một cách khô khan một chiều mà phải trên cơ sở tiếp thu kiến thức mới

- Thông qua việc giải quyết các tình huống có vấn đề Người GV đóng vai trò là soạn giả dẫn dắt HS thực hiện ch ương trình, để tự HS phát hiện ra kiến thức

mới thông qua các tình huống có vấn đề là các bài tập dạng ?

- Thực hiện được như thế là phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp của ngành, HS tự phát hiện ra kiến thức, hiệu quả học tập cao hơn

- Để thực hiện được tốt ý đồ SGK người GV cần rèn cho HS niềm say mê toán

học, nhu cầu muốn biết thêm kiến thức mới ở bài tiếp theo, năng lực tự học, tự

nghiên cứu ở nhà, có như thế các em mới chuẩn bị tốt các t ình huống ?

- GV thông qua kiểm tra bài cũ nên đặt được vấn đề đối với bài mới gây hứng thú học tập đối với các em

 Từ đó hoạt động của thầy với trò, giữa các em học sinh mới được vận

hành một cách nhịp nhàng và sinh động

Chẳng hạn ở bài “Phương trình bậc hai một ẩn” Nội dung gồm 2 phần: khái niệm phương trình bậc hai, các ví dụ về giải ph ương trình bậc hai dạng khuyết

– đủ

Phần 1: SGK nêu bài toán thực tế, qua tính toán để kết quả l à một phương

trình có dạng bậc hai  Định nghĩa

Phần 2: ?2 Giới thiệu cách giải dạng ph ương trình khuyết c.

?3 Giới thiệu cách giải dạng ph ương trình khuyết b Đây là cơ sở để

giải phương trình ở ?4 cho nhanh

Trang 3

Riêng ?4, ?5, ?6, ?7 Được tác giả lồng vào để hỗ trợ giải quyết ví dụ 3 Nếu chúng ta biết khai thác kỹ ý đồ của sách thì việc hình thành được các bước giải

phương trình bậc hai đủ học sinh sẽ dể dàng thực hiện

III CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN TOÁN THCS

A Giới thiệu chung về chuẩn

1 Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí (gọi chung là yêu cầu) tuân

thủ những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm thước đo dánh giá hoạt

động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực n ào đó Đạt được những yêu cầu của

chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của thể quản lí hoạt động, công việc, sản phẩm nào đó

Yêu cầu là sự cụ thể hóa, chi tiết, t ường minh, Chuẩn chỉ ra những căn

cứ để đánh giá chất lượng Yêu cầu có thể được đo thông qua chỉ số thực hiện Yêu cầu được xem như những “chốt kiểm soát” đề đánh giá chất l ượng đầu

vào, đầu ra cũng như quá trình thực hiện

2 Những yêu cầu cơ bản của chuẩn:

1.1 Chuẩn phải có tính khách quan

1.2 Chuẩn phải có hiệu lực ổn định cả về phạm vi lần thời gian

1.3 Chuẩn phải dảm bảo tính khả thi

1.4 Chuẩn phải đảm bảo tính cụ thể, t ường minh

1.5 Chuẩn phải đảm bào không mâu thuẫn với các chuẩn khác trong cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực có li ên quan

B Chuẩn kiến thức, kĩ năng của ch ương trình giáo dục phổ thông.

1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Ch ương trình môn học

Là các yêu cầu cơ bản tối thiểu về kiến thức, kĩ nă ng của môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm, mô đun)

2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng của Ch ương trình cấp học là các yêu

cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học m à học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập trong cấp học

Trang 4

3 Những đặc điểm của Chuẩn kiến t hức, kĩ năng

3.1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng đ ược chi tiết, tường minh bằng các yêu cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng

3.2 Chuẩn kiến thức, kĩ năng có tính tối thiểu, nhằm đảm bảo mọi học sinh và có thể đạt được những yêu cầu cụ thể này

3.3 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình GDPT

C Các mức độ về kiến thức, kĩ năng

Về kiến thức: Yêu cầu học sinh phải nhớ, nắm vững, hiểu r õ các kiến thức

cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa, đó là nền tảng vững vàng để có

thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao h ơn

Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đ ã học để trả lời câu hỏi, giải b ài

tập, làm bài thực hành; có kĩ năng tính toán, vẽ hình, dựng biểu đồ, …

Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí t uệ học

sinh ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp; nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức

Mức độ cần đạt được về kiến thức được xác định theo 6 mức độ: nhận

biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, đánh giá v à sáng tạo

 Nhận biết: Là sự nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây.

 Thông hiểu: Là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái

niệm, sự vật, hiện tượng; giải thích, chứng minh đ ược ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng

 Vận dụng: Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn

cảnh cụ thể mới vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra

 Phân tích: Là khả năng phân chia một thông tin ra th ành các phần

thông tin nhỏ

 Đánh giá: Là khả năng xác định giá trị của thông tin: b ình xét, nhận

định, xác định được giá trị của tư tưởng, một nội dung kiến thức, một

Trang 5

phương pháp Đây là một bước mới trong việc lĩnh hội kiến thức được đặc trưng bởi việc đi sâu vào bản chất của đối tượng, sự vật,

hiện tượng

 Sáng tạo: Là khả năng tổng hợp, sắp xếp, thiết kế lại thông tin; khai

thác, bổ sung thông tin từ các nguồn t ư liệu khác để sáng lập một hình mẫu mới

D Chuẩn kiến thức, kĩ năng của ch ương trình giáo dục phổ thông

vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá

1 Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ

1.1 Biên soạn sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn

1.2 Chỉ đạo, quản lí, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dạy học, kiểm tra,

đánh giá, sinh hoạt chuyên môn, …

1.3 Xác định mục tiêu của mỗi giờ học, …

1.4 Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá

2 Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

3 Yêu cầu dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng

3.1 Yêu cầu chung

a Căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục ti êu bài học Chú

trọng dạy học nhằm đạt đ ược các yêu cầu cơ bản và tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, đảm bảo không quá tải v à không quá lệ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa; mức độ khai thác sâu kiến thức, kĩ năng trong sách giáo khoa phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh

b Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực,

tự giác học tập của học sinh Chú trọng r èn luyện phương pháp tư duy,

năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu h ành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh

c Dạy học thể hiện mối quan hệ t ích cực giữa giáo viên và học sinh,

giữa học sinh và học sinh; tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt

Trang 6

động học tập của học sinh, phối hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp

tác, làm việc theo nhóm

d Dạy học chú trọng đến việc r èn luyện kĩ năng, năng lực hành động,

vận dụng kiến thức, tăng c ường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống

e Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả ph ương tiện, thiết bị

dạy học được trang bị hoặc do giáo vi ên và học sinh tự làm; quan tâm

ứng dụng CNTT trong dạy học

f Dạy học chú trọng đến việc động vi ên, khuyến khích kịp thời sự tiến

bộ của học sinh trong quá tr ình học tập; đa dạng nội dung, các h ình thức, cách thức đánh giá v à tăng cường hiệu quả đánh giá

3.2 Yêu cầu đối với giáo viên

a Bám chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng

b Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú

c Động viên khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho HS tham gia một cách tích cực chủ động, sáng tạo

d Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, b ài tập phát triển năng lực tư duy và rèn luyện kỹ năng Hướng dẫn HS có thói quen vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiển

e Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một các h có hiệu quả phù hợp với nội dung của cấp học, môn học

III ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, PHƯƠNG PHÁP KIỂM

TRA ĐÁNH GIÁ

Để góp phần nâng cao chất l ượng trong dạy Toán, hiểu v à thực hiện đúng ý đồ sách giáo khoa với tinh thần đổi mới giáo dục phổ thông l à cần

thiết, ý tưởng trình bày ở sách giáo khoa Toán THCS đ ược Bộ GD&ĐT xây dựng theo nguyên tắc:

Trang 7

- Đảm bảo tính thống nhất của ch ương trình Toán trong nhà trường phổ

thông: nghĩa là chương trình Toán THCS phải tiếp nối chương trình Toán cấp Tiểu học và làm cơ sở ban đầu cho chương trình Toán cấp THCS

- Không quá coi trọng tính cấu trúc, hạn chế nặng lí thuyết thuần túy v à các phép chứng minh dài dòng, phức tạp, tăng tính thực tiển, tạo điều kiện để học sinh tăng cường luyện tập, rèn kỹ năng tính toán, vận dụng đ ược kiến thức Toán vào đời sống và các môn học khác

 Những vấn đề cần đổi mới trong ph ương pháp dạy học:

Nhìn rộng hơn: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm:

- Hình thành các tình huống có vấn đề hoặc vấn đề từ nội dung dạy học từ đó xây dựng kế hoạch và biện pháp hướng học sinh giải quyết vấn đề (không cứng nhắc trong mọi trường hợp)

- Giúp học sinh sử dụng sách giáo khoa, các t ài liệu khác một cách có ý thức

và chủ động theo các hướng phát hiện và giải quyết vấn đề Tăng c ường các hoạt động tìm tòi, quan sát đo đạc

-Thay đổi các hình thức học tập trong điều kiện cho phép (thảo luận nhóm

đôi, nhóm một bàn, nhóm hai bàn…), tạo điền kiện, tạo bầu không khí thân

thiện thích hợp để học sinh có thể tranh luận với nhau, cũng nh ư biết đánh

giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả tìm tòi phát hiện

- Xây dựng các hình thức phiếu học tập, báo cáo kết quả một cách thích hợp

- Tận dụng và phát huy tối đa phương tiện thiết bị dạy học, tích hợp

CNTTvào làm ĐDDH v ới tư cách là phương tiện trợ giúp nhận thức và không đơn thuần chỉ là minh họa giản đơn

- Tăng cường sử dụng phương pháp trong quá trình đi đến các giả thuyết có tính khái quát

Như thế hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường Trung học

cơ sở ta cần chú ý đổi mới những nội dun g sau :

1 Đổi mới phương pháp bài dạy :

Trang 8

Hướng đổi mới phương pháp dạy học toán hiện nay ở tr ường THCS là

tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng

tạo, nâng cao năng lực phát hiện v à giải quyết vấn đề, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiển Nội dung dạy học môn Toán th ường liên quan đến các hoạt động sau :

- Nhận dạng và thể hiện một khái niệm, một quy tắc, một đị nh lý, một

phương pháp

- Những hoạt động mang tính toán học : Chứng minh, định nghĩa, giải toán bằng cách lập phương trình,

- Những hoạt động trí tuệ : Phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, trừu tượng hoá, khái quát hoá

- Những hoạt động ngôn ngữ : Giải thích một định lý, trình bày một lời giải, phát biểu một định nghĩa

Theo định hướng trên cần kế thừa, phát triển, khai thác những mặt tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng ph ương pháp

dạy học hiện đại thích hợp

Phương pháp dạy học toán hiện nay ở trường THCS được tiến hành theo

kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động học sinh đ ược học tập cá nhân (tự học) l à chính, kết hợp việc theo nhóm nhỏ (học tập hợp tác) là chính dưới sự điều khiển của giáo vi ên Thầy giáo tổ chức tình huống

có vấn đề hướng dẫn học sinh hoạt động theo tr ình độ nhận thức của các

em, làm trọng tài trong thảo luận, tranh luận, chốt lại vấn đề v à khẳng định kiến thức.Thông thường giáo viên sử dụng phương pháp : Dạy học theo

phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, luyện tập thực h ành, dạy học hợp tác

theo nhóm

+ Dạy học ngày nay liên quan tới một xu thế đang dần dần trở n ên quen thuộc trong nền giáo dục nước ta đó là: « lấy học sinh làm trung tâm », nó thể hiện các dấu hiệu đặc trưng :

Trang 9

* Dựa vào kinh nghiệm của người học, khai thác kinh nghiệm đó dồn th ành sức mạnh trong trình tự khám phá

* Chống gò, ép, ban phát, giáo điều, cần nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tích cực, ý chí người học để đạt mục đích học tập v à phát triển cá nhân

* Phương thức hoạt động chủ đạo là tự nhận thức, tự phát hiện, tự kiểm tra, tự đánh giá, hoàn thiện

* Tạo cho học sinh tính năng động cải biến hoạt động học tập, chủ động tự tin

* Phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, suy ngẫm, tính độc đáo của nhân cách + Công việc của giáo viên với tư cách là người hướng dẫn, người tổ chức quá trình học tập của học sinh

Qua một số ý kiến nêu trên, với nghệ thuật lên lớp của giáo viên nếu áp dụng tốt thì không chỉ dừng lại ở đổi mới ph ương pháp mà việc sử dụng đồ dùng dạy học cùng các phương tiện dạy học hiện đại (ứng dụng CNTT) cũng góp phần đổi mới phương pháp Đồ dùng dạy học càng phong phú, đa dạng thì hiệu quả tiết dạy càng cao

Cụ thể :

* Khi dạy nội dung : Ôn về kiến thức tiếp tuyến đ ường tròn và các góc liên

quan đến đường tròn

Giáo viên có thể sử dụng dụng cụ giảng dạy nh ư sau có thể diễn tả nhiều dạng kiến thức, nhiều dạng b ài tập có liên quan:

* Dụng cụ : - Một đường tròn cố định

- Một đường tròn di động được

- Một tam giác di động được nhưng luôn dính vào bản từ

- Hai thanh nam châm

Tất cả thể hiện lên một bản có rãnh sẵn để di chuyển đường tròn.

* Cách sử dụng :

- Thao tác thanh nam châm v ới đường tròn ta được các vị trí tương đối giữa

đường thẳng và đường tròn

Trang 10

- Thao tác đường tròn di động so với đường tròn kia ta có các vị trí tương đối giữa hai đường tròn :

- Lấy đường tròn di động ra, dùng 2 thanh nam châm và thao tác đư ờng tròn còn lại ta có hình ảnh các tiếp tuyến với đ ường tròn

- Sử dụng cả hai đường tròn và 2 thanh nam châm ta có các hình ảnh của tiếp tuyến chung trong và chung ngoài của hai đường tròn

- Thao tác tam giác di động với 2 đường tròn ta có các hình vẽ về đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp của tam giác :

- Thao tác 2 thanh nam châm v ới 1 đường tròn ta được hình ảnh các loại góc với đường tròn

Góc ở tâ Góc ở tâm

Nếu không dùng bảng phụ, mà khi vào lớp giáo viên mới vẽ từng trường hợp thì chắc chắn sẽ tốn nhiều thời gian để khắc sâu b ài, như vậy thời gian thực

góc nội tiếp

tuyến và dây

góc có đỉnh bên trong đtròn

góc có đỉnh bên

ngoài đtròn

d 1 : tiếp tuyến chung ngoài

d 2: tiếp tuyến chung trong

Ngày đăng: 22/10/2014, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w