Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh bắc ninh (tt)

27 592 0
Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh bắc ninh (tt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ XUÂN TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Mã số : 62.62.01.15 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2014 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN PHÚC THỌ TS. NGUYỄN TẤT THẮNG Phản biện 1: GS.TS. HOÀNG NGỌC VIỆT Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 2: TS. TRẦN VĂN ĐỨC Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH LONG Viện Nghiên cứu và Đào tạo môi trường quản lý Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Với vai trò, tầm quan trọng của nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thực tiễn phát triển nông thôn trong giai đoàn hiện nay, năm 2009 Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Một trong những mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch… Chính vì vậy, việc khôi phục, phát triển làng nghề hiện nay là khâu quan trọng nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng, giảm dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác các tiềm năng sẵn có nhằm ổn định và phát triển các làng nghề, ngành nghề TTCN theo cơ chế thị trường, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước nâng cao bộ mặt kinh tế vùng nông thôn. Trong số những nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, phát triển các làng nghề đã và đang là bước đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội tại các địa phương hiện nay. Trên địa bàn tỉnh hiện có 62 làng nghề, trong đó có 32 làng nghề truyền thống và 30 làng nghề mới. Với 80% số lao động địa phương tham gia sản xuất tại các làng nghề và nguồn thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực về hiệu quả kinh tế - xã hội, nhiều làng nghề đang đứng trước khó khăn trong việc duy trì phát triển sản xuất như nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ lạc hậu, môi trường sản xuất kinh doanh đang bị ô nhiễm, dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ, thiếu quy hoạch,… Đây là những hạn chế khả năng phát triển của các làng nghề hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và là lực cản trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận án tiến sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển làng nghề, phân tích các yếu tố ảnh hưởng 2 đến phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất một số giải pháp phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (trong đó chủ yếu phân tích các nhóm ngành nghề như: Tái chế kim loại, sản xuất cơ khí; Dệt nhuộm, tái chế giấy; Sản xuất đồ gỗ, đồ mỹ nghệ;…). Phân tích sự phát triển của làng nghề trên ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; Đánh giá sự hình thành và quá trình phát triển của các làng nghề hiện nay dựa trên các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. 4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu những điểm hợp lý của các công trình nghiên cứu đã có và nghiên cứu của bản thân, tác giả luận án cho rằng phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng NTM là một hình thức phát triển mới, phù hợp với tiến trình vận động của xã hội nông thôn ở Việt Nam hiện nay. Việc lồng ghép phát triển làng nghề với chương trình XDNTM sẽ giúp cho các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của nông thôn mới trở nên khả thi hơn, trong khi đó làng nghề cũng sẽ được phát triển đúng quy hoạch, yếu tố môi trường, công nghệ và nhân lực,… được bảo đảm. Trong đó nhấn mạnh đến việc bảo tồn đối với một số làng nghề có nguy cơ bị mai một, khả năng thích ứng đối với một số làng nghề phát triển kém và sự lan tỏa đối với các làng nghề phát triển mạnh. 5. Những đóng góp mới của luận án 5.1. Đóng góp về mặt lý luận của luận án 3 Thông qua việc tổng kết bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn của một số nước trong khu vực, một số địa phương trong nước, kế thừa các nghiên cứu đã có về phát triển làng nghề và phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới tác giả đã phân tích, làm rõ được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc lồng ghép giữa phát triển làng nghề với Chương trình XDNTM. Luận án đã chỉ ra rằng việc lồng ghép giữa phát triển làng nghề với Chương trình XDNTM sẽ giúp cho các chỉ tiêu kinh tế trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới trở nên khả thi hơn, các làng nghề sẽ phát triển đúng quy hoạch; các yếu tố xã hội, môi trường, công nghệ và nhân lực… trong quá trình phát triển làng nghề được bảo đảm. Làm rõ được nội dụng phát triển làng nghề gắn với XDNTM và các yếu tố tác động ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn với XDNTM, cũng như quan hệ biện chững giữa PTLN với XDNTM, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm lý luận về phát triển làng nghề gắn với XDNTM. 5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn của luận án Đánh giá được thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề trong quá trình XDNTM ở Bắc Ninh; phân tích làm rõ quan hệ biện chứng giữa phát triển làng nghề với XDNTM, chỉ ra những thành công và hạn chế. Đề xuất được các quan điểm, định hướng, giải pháp và kiến nghị nhắm phát triển làng nghề gắn với XDNTM ở Bắc Ninh có cơ sở, phù hợp và tính khả thi. 6. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm 150 trang (Mở đầu: 7 trang; Chương 1: 33 trang; Chương 2: 12 trang; Chương 3: 70 trang; Chương 4: 21; Kết luận và đề nghị: 3 trang) với 33 bảng số liệu, 12 biểu đồ và 2 sơ đồ. Luận án đã tham khảo 91 tài liệu, trong đó có 66 tài liệu Tiếng Việt, 16 tài liệu Tiếng Anh và 10 tài liệu khác. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Làng nghề Năm 2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 quy định nội dung và các tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Theo đó: Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn 4 một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau. 1.1.2 Phát triển làng nghề Trong kinh tế, phát triển được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, bao gồm cả sự tăng thêm về lượng và sự tiến bộ về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Theo đó, phát triển làng nghề là sự tăng lên cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức của làng nghề ở hai mức độ từ thấp lên cao thể hiện ở việc mở rộng về quy mô sản xuất, sự gia tăng về mức đóng góp cho ngân sách và thu nhập bình quân một đầu người, việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường tại làng nghề… (Szydlowski, 2008). 1.1.3 Nông thôn mới Nông thôn mới là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã, có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại, sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa, có đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển, xã hội được quản lý tốt và dân chủ (Vũ Quốc Tuấn, 2011). 1.2 Mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với xây dựng nông thôn mới 1.2.1 Tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới đến phát triển làng nghề Phát triển làng nghề cũng là một mục tiêu quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới (Vũ Quốc Tuấn, 2011). Công cuộc XDNTM đã trở thành chương trình mục tiêu quốc gia, “Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, có kinh tế phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ; giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và các ngành nghề truyền thống có giá trị kinh tế cao. Bảng 1.1 Tổng hợp mối quan hệ giữa phát triển làng nghề với chương trình xây dựng nông thôn mới qua các tiêu chí Xây dựng nông thôn mới Phát triển bền vững làng nghề Hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất. Phát triển bền vững về kinh tế Hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hàng hoá, dịch vụ, nâng cao thu nhập. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn. Hỗ trợ phát triển cơ sở vật chất cho hoạt động văn hoá, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở nông thôn. Phát triển bền vững về văn hóa, xã hội Hỗ trợ, tạo việc làm phi nông nghiệp. Hỗ trợ, đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng, đào tạo, 5 bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở và đội ngũ cán bộ các cấp về phát triển nông thôn bền vững. Hỗ trợ quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ở nông thôn. Phát triển bền vững về môi trường 1.2.2 Vai trò phát triển làng nghề trong xây dựng nông thôn mới Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới có tộng cộng 19 tiêu chí trong đó có những tiêu chí mà việc phát triển làng nghề được coi là tiền đề, động lực để hoàn thành các tiêu chí mà chương trình XDNTM đề ra. Sau đấy chúng ta có thể điểm qua như sau: - Phát triển làng nghề tạo việc làm cho lao động nông thôn, đáp ứng tiêu chí số 12 (cơ cấu lao động) trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới . - Phát triển làng nghề tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động, đáp ứng tiêu chí số 9 (nhà ở dân cư), tiêu chí số 10 (thu nhập) và tiêu chí số 11 (hộ nghèo) trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Phát triển làng nghề sẽ khai thác các nguồn lực nhàn rỗi và nguyên vật liệu tại địa phương. - Phát triển làng nghề góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương phát triển du lịch, đáp ứng tiêu chí số 16 (văn hóa) trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới . - Phát triển làng nghề góp phần làm tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu . - Phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình CNH- HĐH ở nông thôn . 1.3 Nội dung phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới Nội dung cụ thể phát triển Làng nghề gắn với chương trình xây dựng NTM bao gồm: Về phát triển kinh tế làng nghề: (i) Phát triển sản xuất (Gia tăng số lượng làng nghề, thực hiện mỗi làng nghề một sản phẩm; Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm); (ii) Phát triển các tổ chức kinh tế (Tái cấu trúc sản phẩm làng nghề, đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, đổi mới tổ chức quản lý…); (iii) Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về phát triển văn hóa - xã hội làng nghề: (i) Tạo việc làm và thu hút lao động; (ii) Hình thành các mối liên kết trong phát triển SXKD. Về môi trường: (i) Hệ thống xử lý chất thải; (ii) Công trình cung cấp nước sạch và VSMT. 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề trong quá trình XDNTM Bản thân quá trình phát triển làng nghề bình thường đã chịu tác động của nhiều yếu tố, những yếu tố này có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theo chiều hướng khác 6 nhau. Chúng có thể là những yếu tố thúc đẩy nhưng ngược lại cũng có thể là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của làng nghề. Cụ thể: (i) Chính sách phát triển làng nghề trong quá trình xây dựng nông thôn mới; (ii) Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Các yếu tố đầu vào (Nhân lực, công nghệ, vốn cho sản xuất, nguyên liệu, mặt bằng sản xuất); (v) Thị trường tiêu thụ sản phẩm (Nhu cầu thị trường, về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm thay thế); (vi) Môi trường và bảo vệ môi trường; (vii) Thiết chế xã hội và truyền thống văn hóa; (viii) Các hình thức liên kết trong phát triển làng nghề. 1.5 Cơ sở thực tiễn về phát triển làng nghề 1.5.1 Kinh nghiệm phát triển LN tại một số nước trong khu vực Luận án đã nghiên cứu thực tiễn phát triển làng nghề ở một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan bởi vì các nước này có những đặc điểm khá giống nhau về định hướng, sản phẩm, điều kiện sống và tập quán văn hóa. Thực tiễn từ các nước này thể hiện các chính sách, thể chế phát triển làng nghề; quy hoạch; tổ chức sản xuất; công nghệ kỹ thuật áp dụng trong làng nghề; vấn đề thị trường tiêu thụ; vấn đề liên quan đến xã hội, môi trường trong làng nghề. 1.5.2 Kinh nghiệm phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam Luận án đã nghiên cứu thực tiễn phát triển phát triển làng nghề tại một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam như: Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hà Nội… bởi vì đây là những tỉnh tiên phong trên cả nước định hướng phát triển làng nghề gắn với chương trình XDNTM ở quy mô cấp tỉnh. Ngoài ra, đây là nhưng tỉnh có số lượng làng nghề lớn và điều kiện phát triển khá giống với tình hình và chủ trương phát triển của làng nghề Bắc Ninh. 1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình XDNTM Luận án đã rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình XDNTM. Cụ thể: (i) Phát triển làng nghề cần gắn với quá trình công nghiệp hoá nông thôn và xây dựng nông thôn mới; (ii) Công tác đào tạo và bồi dưỡng cho lao động khu vực nông thôn; (iii) Chính sách hỗ trợ về tài chính cho làng nghề; (iv) Chính sách thuế và phát triển thị trường phù hợp để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu; (v) Phát triển nông thôn mới thúc đẩy làng nghề phát triển. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Luận án đã khái quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh về đặc điểm kinh tế, xã hội 7 và tự nhiên. Đồng thời đánh giá một số thuận lợi và khó khăn trong phát triển làng nghề. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Cách tiếp cận Nghiên cứu sử dụng các tiếp cận: tiếp cận hệ thống, thể chế, ngành nghề và sản phẩm, tổ chức kinh tế, tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận lịch sử. 2.2.2 Khung phân tích Khung phân tích phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được thể hiện qua sơ đồ 2.1: 8 Sơ đồ 2.1. Khung phân tích phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 6 Các y ếu tố ảnh hưởng đ ến phát tri ển LN ở Bắc Ninh g ắn với chương tr ình XDNTM + Quy hoạch + Thể chế v à chính sách + Thị trường v à yếu tố thị trường + Ngu ồn lực sản xuất + H ệ thống thông tin + Đầu t ư công, dịch vụ công Hình th ức tổ chức: + Hộ + HTX + DN Thực trạng phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh gắn với chương trình XDNTM Các ngành nghề và sản phẩm: + Gỗ + Sắt thép + Giấy + Mây tre + Tranh Kết quả và hiệu quả PT LN: + Kết quả + Hiệu quả - Thu nhập - Xã hội - MT Giải pháp phát triển LN gắn với chương trình XDNTM: + Hoàn thi ện quy hoạch + Hoàn thiện thể chế + Phát triển thị trường + Phát tri ển các ngu ồn lực sản xuất + Giải pháp phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Ninh gắn với chương trình XDNTM Giải pháp cụ thể đối với từng loại h ình thức tổ chức sản xuất: + Hộ + HTX + DN Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm nghành nghề và sản phẩm cụ thể: + Gỗ + Sắt thép + Giấy + Mây tre + Tranh Xây dựng nông thôn mới ở Bắc Ninh [...]... về phát triển làng nghề gắn với XDNTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh - Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống - Phát triển làng nghề gắn với du lịch - Phát triển làng nghề mới, phấn đấu thực hiện mỗi làng một nghề 4.2 Một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề gắn với xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Ninh Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nuớc đối với làng nghề cùng các chính sách về hỗ trợ sản phẩm phù hợp với. .. hưởng Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1 Khái quát lịch sử phát triển các làng nghề và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề nghiên cứu Làng nghề truyền thống ra đời, tồn tại và phát triển qua các thời kỳ lịch sử gắn với nền văn hóa của dân tộc, và luôn luôn biến... TRIỂN LÀNG NGHỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020 4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 4.1.1 Quan điểm chủ yếu về phát triển làng nghề ở Bắc Ninh giai đoạn hiện nay - Phát triển làng nghề là nhiệm vụ quan trọng đặt trong chiến luợc quy hoạch phát 21 triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh - Phát triển làng nghề trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, phát triển bền vững... chế xã hội Xây dựng, phát triển các hình thức liên kết kinh tế trong làng nghề 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1) Sự hình thành và phát triển làng nghề là tất yếu khách quan, gắn bó hữu cơ với nông nghiệp và nông thôn Đối với cả nước nói chung, tỉnh Bắc ninh nói riêng, phát triển làng nghề có ý nghĩa chiến lược quan trọng đẩy mạnh CNH-HĐT hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới Sự phát triển của... Tổng hợp thực trạng phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 3.3.9.1 Mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa phát triển làng nghề và chương trình xây dựng nông thôn mới a) Chính sách Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp đầu tư sản xuất - kinh doanh, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới, các cơ sở sản xuất đang sản... mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ khó khăn, nhiều thách thức - T3: Vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường là thách thức rất lớn cho doanh nghiệp 3.3 Các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 3.3.1 Chính sách phát triển làng nghề Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề liên quan đến công tác quy hoạch phát triển. .. trong xây dựng nôn thôn mới Hoàn thiện quy hoạch làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phù hợp với nhóm tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới Hoàn thiện kết cấu hạ tầng làng nghề phù hợp với nhóm tiêu chí về phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới Chuẩn hóa các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất Hỗ trợ đào tạo nhân lực cho việc phát triển làng. .. và Phát triển Nông thôn cũng như sở Tài nguyên và Môi trường 3.3.2 Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch Hiện nay, một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã làm dự án làng nghề, quy hoạch làng nghề Song, cần phải khẳng định rằng, đây là kiểu quy hoạch dự án, phát triển làng nghề như quy hoạch đô thị Tại các xã xây dựng nông thôn mới, quy hoạch làng nghề được gắn với quy hoạch nông thôn mới, ... trọng theo qui định tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh là đối tượng được hưởng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề b) Quy hoạch Nghiên cứu cho thấy xây dựng phát triển làng nghề tại các điểm nghiên cứu đang có nhiều bước được cải thiện tuy nhiên khi xây dựng và đầu tư vào phát triển làng nghề thì cần dựa trên những yêu cầu tại địa phương Quy hoạch phát triển làng nghề tại các địa phương... làng nghề; (ii) Phát triển liên kết của các tổ chức đào tạo và dạy nghề; (iii) Phát triển liên kết của các tổ chức khoa học với làng nghề; (iv) Liên kết trong huy động vốn cho phát triển sản xuất làng nghề; (v) Liên kết trong phát triển du lịch với làng nghề; (vi) Phát triển liên kết của các tổ chức thương mại với làng nghề (vii) Phát triển liên kết của các tổ chức truyền thông với làng nghề 18 3.3.9 . BÀN TỈNH BẮC NINH GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.1. Khái quát lịch sử phát triển các làng nghề và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Ninh. -. hưởng đến phát triển làng nghề Bắc Ninh gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới 3.3.1 Chính sách phát triển làng nghề Tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển làng

Ngày đăng: 22/10/2014, 04:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan