Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
670,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐẶNG HOÀI AN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SỨC BỀN TỐC ĐỘ CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN CHẠY CỰ LY NGẮN (100-200m) Ở GIAI ĐOẠN CHUYÊN MÔN HOÁ BAN ĐẦU Chuyên ngành : Huấn luyện thể thao. Mã số : 62.14.01.04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2014 Công trình được hoàn thành tại: Viện khoa học Thể dục Thể thao. Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Đại Dương 2. PGS.TS Vũ Chung Thủy Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Xuân Sinh Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Tiên Tiến Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ CHí Minh Phản biện 3: TS Đàm Quốc Chính Tổng cục TDTT Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Thể dục thể thao vào hồi giờ ngày tháng năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2. Thư viện Viện khoa học Thể dục thể thao. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Việc không đạt được các yêu cầu trong huấn luyện sức bền tốc độ (SBTĐ) đối với nam VĐV chạy cự ly ngắn của trung tâm Đào tạo VĐV trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bộ Công an, Nam Định, Ninh Bình có nguyên nhân từ nội dung huấn luyện. Trong đó, nội dung huấn luyện SBTĐ hiện đang được áp dụng có thể không theo chu kỳ đơn và lớn hơn một điểm rơi để phục vụ nhiều giải đấu; nội dung kế hoạch huấn luyện của các đơn vị không sắp xếp được tỷ lệ % cho từng nội dung, không phản ánh được diễn biến giữa khối lượng, cường độ cho từng thời kỳ và lứa tuổi. Hệ quả là chưa có đủ cơ sở khoa học cần thiết để điều khiển được thành tích như mong muốn. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn (100 - 200m) ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu”. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng nội dung huấn luyện cho nam VĐV chạy ngắn (cự ly 100m, 200m) lứa tuổi 13 - 15 ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu để đưa vào ứng dụng nhằm phát triển SBTĐ, góp phần nâng cao thể lực và hiệu quả công tác huấn luyện nam VĐV chạy cự ly ngắn của Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu 1: Thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Mục tiêu 2: Nghiên cứu xây dựng nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả nội dung huấn luyện SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Luận án đã chỉ ra được một số tồn tại cần khắc phục trong huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu về: Kế hoạch huấn luyện, nội dung kế hoạch, sắp xếp tỷ lệ % cho các nội dung huấn luyện chưa có cơ sở khoa học. Luận án đã lựa chọn được 7 test đảm bảo tính khả thi, độ tin cậy, tính thông báo cả trên hai phương diện sư phạm và y sinh học TDTT, đồng thời xây dựng được thang điểm, tiêu chuẩn đánh giá sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu, đó là các test: Bật xa 10 bước không đà (m); Chạy 120m XPC (s); Chạy 150m XPC (s); Chạy 300m XPC (s); Thời gian 20m cuối cự ly 200m (s); Chạy 100m XPT (s); Chạy 200m XPT (s). 2 2. Luận án đã lựa chọn được 19 bài tập được phân ra thành 3 nhóm đó là: nhóm bài tập phát triển sức bền chung là (8 bài); nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ (6 bài); nhóm bài tập phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp (5 bài). Nội dung huấn luyện mà luận án xây dựng cho VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là theo chu kỳ đơn (một điểm rơi) trong chu kỳ huấn luyện năm và cho từng lứa tuổi. Nội dung kế hoạch đã chỉ ra được diễn biến giữa khối lượng, cường độ cho từng thời kỳ và từng lứa tuổi. Đồng thời đã phân chia, sắp xếp được tỷ lệ % cho từng nội dung huấn luyện về sức bền chung, SBTĐ, kiểm tra và kỹ thuật cho từng thời kỳ, từng năm huấn luyện. 3. Kết quả ứng dụng nội dung huấn luyện SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu trong 1 năm thực nghiệm đã cho thấy tính hiệu quả của nội dung huấn luyện sức bền tốc độ mà luận án xây dựng. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 133 trang A4 bao gồm: Mở đầu (05 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (36 trang); Chương 2: Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (16 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (67 trang); phần kết luận và kiến nghị (02 trang). Trong luận án có 45 biểu bảng, 26 biểu đồ, 01 hình. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 88 tài liệu tham khảo, trong đó có 39 tài liệu bằng tiếng nước ngoài và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm huấn luyện nhiều năm trong quá trình đào tạo VĐV Kết quả phân tích và tổng hợp, đề tài đã xác định lứa tuổi 13 – 15 là giai đoạn cuối của giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu và chuẩn bị chuyển tiếp sang giai đoạn chuyên môn hóa sâu. Vì vậy, trình độ tập luyện của VĐV nói chung và SBTĐ nói riêng cần phải đáp ứng được nhiệm vụ, chỉ tiêu đặt ra. 1.2. Đặc điểm huấn luyện VĐV trẻ giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Kết quả phân tích và tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và ngoài nước cho thấy: Phân chia các giai đoạn huấn luyện có thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, song phải tuân thủ quy luật phát triển sinh học để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ trong từng giai đoạn huấn luyện đặt ra. Một hệ thống huấn luyện nhiều năm phải gắn liền với giới hạn tuổi của VĐV ở mỗi giai đoạn và tuổi đạt thành tích đỉnh cao ở môn thể thao cụ thể. Đánh giá hiệu quả chương trình huấn luyện VĐV luôn gắn liền với một giai đoạn huấn luyện cụ thể và theo đặc thù môn thể thao. Việc đánh giá phải 3 dựa trên sự lựa chọn hoặc xây dựng thành hệ thống một cách khoa học và phản ánh được mục đích, nhiệm vụ đã đặt ra. Nó mang tính quyết định và gắn liền với hệ thống điều khiển trong huấn luyện VĐV. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly ngắn Từ các phân tích và tổng hợp tài liệu cho thấy: Cần phải coi sức bền tốc độ cũng như sức bền sức mạnh không phải là một mặt thể hiện của sức mạnh, sức nhanh, sức bền mà có thể là một tố chất độc lập và được xếp ngang hàng với các tố chất trên. Vì vậy, nhân tố của việc duy trì tốc độ trong đoạn chạy về đích của cự ly thi đấu chính là sự duy trì các thông số tối ưu của bước chạy, có nghĩa là khả năng duy trì độ dài bước chạy lớn nhất trong trạng thái mệt mỏi. Đồng thời trong quá trình huấn luyện nhiều năm cần thiết phải đi sâu chuyên môn hóa hẹp cho cự ly chạy ngắn và được theo dõi ngay trong giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. 1.4. Khái niệm, phân loại và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sức bền tốc độ trong huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn Tổng hợp các quan điểm nêu trên và đặc điểm chạy cự ly ngắn thì việc chia sức bền thành sức bền chung (sức bền cơ sở) và sức bền chuyên môn là phù hợp với VĐV chạy cự ly ngắn. Phát triển sức bền tốc độ cho VĐV chạy cự ly ngắn cần phải xem xét mối liên hệ của tổ chức bên trong với năng lực kỹ chiến thuật của VĐV; đem cơ chế và con đường của quá trình tâm lý và sự bảo đảm năng lượng của phương thức làm việc giữa đơn vị vận động với cơ bắp liên hệ chặt chẽ với sức bền chuyên môn. Chỉ có trên cơ sở đó mới đảm bảo cho tố chất này phát triển đầy đủ để thích ứng với đòi hỏi của chạy cự ly ngắn. 1.5. Phương tiện, phương pháp và kế hoạch huấn luyện Từ những phân tích và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu nêu trên thì: Lập kế hoạch huấn luyện cho nam VĐV chạy cự ly ngắn lứa tuổi 13 – 15 phải chú ý đến tất cả những thành phần chủ yếu của quá trình huấn luyện như: Mục tiêu và các chế định, phương tiện và phương pháp tập luyện, phương tiện hồi phục, phương tiện kiểm tra đánh giá. Lập kế hoạch phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn (100m và 200m) là lập kế hoạch về lượng vận động tập luyện. Vì vậy, kế hoạch huấn luyện cần phải xác định được các chỉ tiêu về lượng vận động tập luyện trong từng giai đoạn, thời kỳ và tổng lượng vận động tập luyện trong năm. Kế hoạch huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu cần thể hiện được một số điểm chính sau: Khối lượng vận động; Cường độ vận động; Xác định lượng vận động tập luyện, nghỉ ngơi tích cực. 4 Lập kế hoạch huấn luyện phát triển SBTĐ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn phải đi đôi với đánh giá quá trình huấn luyện. Tức là phải xây dựng, lựa chọn được các test đánh giá đủ độ tin cậy và tính thông báo nhằm theo dõi diễn biến phát triển thành tích của VĐV, mức độ hiệu quả của các bài tập được lựa chọn, phương pháp tập luyện và LVĐ. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới nên kế hoạch huấn luyện sẽ xây dựng không thể tuyệt đối chính xác mà sẽ có những dao động nhất định so với thực tế áp dụng. Song tất nhiên, nếu có sự điều chỉnh thì đều dựa trên cơ sở theo dõi, nghiên cứu rất cụ thể từ những cơ sở khoa học mà luận án đề cập. 1.6. Các công trình nghiên cứu Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy: đề tài nghiên cứu đã lựa chọn là không trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Đồng thời, các công trình nghiên cứu của các tác giả đã hoàn thành là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. Tuy nhiên, để khẳng định sự cần thiết của đề tài đã lựa chọn cần phải có đầy đủ căn cứ về cơ sở lý luận và thực tiễn. 1.7. Kết luận chương SBTĐ trong chạy cự ly ngắn là khả năng duy trì tốc độ chuyển động quy định nhờ tần số các bước chạy, trong đó duy trì tốc độ trong đoạn chạy về đích chính là duy trì các thông số tối ưu của bước chạy. Ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về phát triển SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Mối quan hệ hoặc các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền trong chạy cự ly ngắn đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, song chưa đi sâu nghiên cứu về SBTĐ và chưa coi nó như một tố chất độc lập. Các phương tiện, phương pháp, nội dung, kế hoạch huấn luyện trong các công trình nghiên cứu và thực tiễn huấn luyện còn rất hạn chế. Nội dung, kế hoạch huấn luyện cho VĐV chạy cự ly ngắn còn chưa đầy đủ và khoa học, chưa có văn bản và tài liệu đầy đủ của các đơn vị chuyên môn. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Nội dung huấn luyện phát triển SBTĐ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Đối tượng phỏng vấn của luận án: 27 giáo viên, HLV, chuyên của trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trung tâm Huấn 5 luyện Quốc gia I, II, Trung tâm TDTT Quân Đội, Bộ Công An, bộ môn Điền kinh các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh phía Bắc. Đối tượng khảo sát của luận án: Nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu của Trung tâm Đào tạo VĐV trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Bộ Công an, Nam Định, Ninh Bình. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 3. Phương pháp quan sát sư phạm. 4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 5. Phương pháp kiểm tra y sinh. 6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7. Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu. 2.3.1.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2008 đến tháng 8/2011 và được chia thành 3 giai đoạn nghiên cứu như trình bày cụ thể trong luận án. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại: Viện Khoa học TDTT; trường Đại học TDTT Bắc Ninh; một số các tỉnh, thành, ngành có đối tượng phỏng vấn. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu 3.1.1. Lựa chọn test đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Ðể lựa chọn các test ứng dụng trong công tác kiểm tra, đánh giá SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, đề tài đã thực hiện theo quy trình cơ bản và khái quát kết quả đạt được như sau: Lựa chọn các test kiểm tra, đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu theo 3 nguyên tắc lựa chọn. Lựa chọn test kiểm tra, đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu qua phân tích, tổng hợp tài liệu và quan sát sư phạm, đề tài đã lựa chọn được 16 test. Xác định tính khả thi của các test kiểm tra, đánh giá SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, đề tài đã xác định thông qua 2 lần 6 phỏng vấn, kết quả đã lựa chọn được 18 test sử dụng với p-value>0.05. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về kết quả giữa hai lần phỏng vấn. Xác định độ tin cậy và tính thông báo các test đã lựa chọn qua phỏng vấn. Kết quả là cả 7/7 test đều có hệ số tương quan giữa kết quả 2 lần lập test > 0.8, có hệ số thông báo từ 0.815 – 0.892 với p < 0,05. Như vậy, cả 7/7 test đều đảm bảo độ tin cậy, tính thông báo và sử dụng được trong đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án đã lựa chọn được 7 test đánh giá SBTĐ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, đó là: Bật xa 10 bước không đà (m); Chạy 120m XPC (s); Chạy 150m XPC (s); Chạy 300m XPC (s); Thời gian 20m cuối cự ly 200m (s); Chạy 100m XPT (s); Chạy 200m XPT (s). Tuy nhiên, để đảm bảo độ tin cậy và xem xét được các diễn biến y sinh khi thực hiện các bài thử nhằm kiểm tra được SBTĐ, đề tài đã lựa chọn 3/7 test để theo dõi đặc điểm về chức năng tim mạch, hô hấp và chuyển hóa năng lượng. Quá trình này được thực hiện nhờ ứng dụng máy Cosmed. Các test đó là: Chạy 120m XPC; Chạy 150m XPC; Chạy 300m XPC. Kết quả đo lường thông số chức năng tim mạch được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra diễn biến các thông số chức năng sinh lý hệ tim mạch khi thực hiện 3/7 test sư phạm đánh giá SBTĐ (n=8) Thời điểm Chỉ số Chạy 120m XPC (s) Chạy 150m XPC (s) Chạy 300m XPC (s) Trước vận động HR (l/ph) 71.6±1.24 71.5±1.24 71.7±1.23 VO2/HR (ml/mđ) 3.08±0.14 3.07±0.14 3.06±0.13 Trong vận Nửa thời gian đầu t (s) 6.9 8.6 20.4 HR (l/ph) 185.4±2.57 187.6±2.48 189.2±2.73 VO2/HR (ml/mđ) 14.27±0.65 15.21±0.49 18.54±0.52 Nửa thời gian cuối t (s) 6.9 8.6 20.4 HR (l/ph) 190.5±2.61 191.9±2.58 193.1±2.69 VO2/HR (ml/mđ) 13.80±0.58 14.78±0.52 18.06±0.63 Hồi phục sau 1min HR (l/ph) 135.2±4.31 140.4±4.84 146.2±5.36 VO2/HR (ml/mđ) 4.46±0.21 4.51±0.22 4.62±0.31 Kết quả đo lường thông số chức năng hô hấp và chuyển hóa năng lượng được trình bày ở bảng 3.6; thông số chức năng chuyển hóa và cung cấp năng lượng trình bày ở bảng 3.7. 7 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra diễn biến các thông số chức năng sinh lý hệ hô hấp khi thực hiện 3/7 test sư phạm đánh giá SBTĐ (n=8) Thời điểm Chỉ số Chạy 120m XPC (s) Chạy 150m XPC (s) Chạy 300m XPC (s) Trước vận động Rf (l/ph) 32.14±0.67 32.18±0.63 32.21±0.59 VT (l) 0.657±0.019 0.654±0.023 0.638±0.016 VE(l/ph) 16.04±0.274 16.11±0.268 16.24±0.279 Trong vận động Nửa thời gian đầu t (s) 6.9 8.6 20.4 Rf (l/ph) 24.46±3.12 26.02±3.21 26.35±3.34 VT (l) 0.812±0.022 0.804±0.019 0.794±0.018 VE(l/ph) 26.61±0.468 26.70±0.471 26.82±0.483 Nửa thời gian cuối t (s) 6.9 8.6 20.4 Rf (l/ph) 52.36±6.24 53.47±6.48 54.67±6.51 VT (l) 0.932±0.024 0.916±0.026 0.901±0.024 VE(l/ph) 69.73±1.192 69.88±1.187 69.97±1.835 Hồi phục sau 1min Rf (l/ph) 45.87±6.74 47.68±6.69 48.45±6.21 VT (l) 1.021±0.021 1.017±0.025 0.998±0.029 VE(l/ph) 59.34±7.517 59.41±7.528 59.62±7.631 Bảng 3.7 Kết quả kiểm tra diễn biến các thông số chức năng chuyển hóa năng lượng khi thực hiện 3/7 test sư phạm đánh giá SBTĐ (n=8) Test t (s) RER VO2/kg (ml/ph/kg) VO2def (l) VO2debt (l) Chạy 120m XPC (s) 13.8 0.91±0.023 28.07±2.46 0.94±0.16 1.29±0.14 Chạy 150m XPC (s) 17.2 1.38±0.026 28.11±2.58 0.96±0.21 1.22±0.17 Chạy 300m XPC (s) 40.8 1.41±0.031 28.18±3.23 0.98±0.24 1.16±0.19 Kết quả trình bày từ bảng 3.5 đến bảng 3.7 đã cho thấy, năng lực thể lực trong hoạt động vận động thuộc miền năng lượng ưa yếm khí hỗn hợp. Vì vậy, hiệu quả thi đấu phụ thuộc vào một trong các năng lực hoạt động thể lực đặc trưng là SBTĐ. Kết quả kiểm tra diễn biến của các chỉ tiêu y sinh tiếp tục khẳng định việc lựa chọn 7 test đánh giá SBTĐ của đề tài là phù hợp. 3.1.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Sau khi lựa chọn được 7 test đảm bảo tính khả thi, độ tin cậy và tính thông báo, luận án tiến hành xây dựng tiêu chuẩn phân loại, bảng điểm và tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp để đánh giá năng lực SBTĐ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Cụ thể: Xây dựng tiêu chuẩn phân loại thành 5 mức theo quy tắc 2 xích ma được trình bày ở bảng 3.10 trong 8 luận án; Xây dựng bảng điểm đánh giá SBTĐ theo thang độ C được trình bày ở bảng 3.11 trong luận án; Xây dựng bảng điểm tổng hợp đánh giá SBTĐ được trình bày ở bảng 3.12. Bảng 3.12 Bảng điểm tổng hợp đánh giá sức bền tốc độ của nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Xếp loại Điểm đạt Tốt ≥ 57 Khá 44 - 56 Trung bình 31 – 43 Yếu 18 – 30 Kém < 18 3.1.3. Thực trạng diễn biến sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu trong chu kỳ huấn luyện năm Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.14. Bảng 3.14 So sánh kết quả kiểm tra sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu trong chu kỳ huấn luyện năm Đối tượng Test So sánh (t 05=2.306 ) t 1-2 t 2-3 t 3-4 t 4-5 t 1-5 P 1-5 Năm thứ 1 Chạy 120m XPC (s) 0.837 0.877 0.401 0.370 2.319 < 0.05 Chạy 150m XPC (s) 0.892 0.986 0.384 0.394 2.337 < 0.05 Chạy 300m XPC (s) 0.626 0.752 0.254 0.261 2.360 < 0.05 Bật 10 bước (m) 1.009 1.026 0.501 0.391 2.380 < 0.05 Thời gian 20m cuối cự ly 200m (s) 0.761 0.535 0.454 0.476 2.367 < 0.05 Chạy 100m (s) 0.750 0.708 0.384 0.408 2.356 < 0.05 Chạy 200m (s) 0.883 0.827 0.469 0.480 2.734 < 0.05 Năm thứ 2 Chạy 120m XPC (s) 0.924 0.893 0.456 0.422 2.426 < 0.05 Chạy 150m XPC (s) 0.944 0.875 0.462 0.453 2.608 < 0.05 Chạy 300m XPC (s) 1.582 1.648 0.803 0.818 4.849 < 0.05 Bật 10 bước (m) 1.343 1.469 0.633 0.490 3.157 < 0.05 Thời gian 20m cuối cự ly 200m (s) 0.654 0.575 0.422 0.422 2.114 < 0.05 Chạy 100m (s) 0.974 0.966 0.509 0.536 3.110 < 0.05 Chạy 200m (s) 0.935 0.969 0.449 0.458 2.870 < 0.05 Năm thứ 3 Chạy 120m XPC (s) 0.937 0.796 0.600 0.502 2.431 < 0.05 Chạy 150m XPC (s) 0.841 0.938 0.429 0.399 2.420 < 0.05 Chạy 300m XPC (s) 2.441 2.510 1.210 1.251 7.762 < 0.05 Bật 10 bước (m) 1.675 1.721 0.817 0.645 3.976 < 0.05 Thời gian 20m cuối cự ly 200m (s) 0.731 0.895 0.253 0.251 2.329 < 0.05 Chạy 100m (s) 1.239 1.137 0.648 0.220 2.335 < 0.05 Chạy 200m (s) 1.001 0.976 0.514 0.520 3.020 < 0.05 [...]... giai đoạn CBCM năm thứ 2 của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn CM hóa ban đầu Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện SBTĐ giai đoạn CBCM năm thứ 3 của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn CM hóa ban đầu Biểu đồ 3.10 Diễn biến LVĐ giai đoạn CBCM của nam VĐV chạy ngắn năm thứ nhất giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Biểu đồ 3.11 Diễn biến LVĐ giai đoạn CBCM của nam VĐV chạy ngắn năm thứ 2 giai đoạn chuyên môn. .. luyện sức bền cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Có xây dựng định hướng nội dung giáo án mẫu huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Đảm bảo về tỷ lệ sắp xếp các nội dung huấn luyện sức bền tốc độ trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn Theo dõi được diễn biến LVĐ trong giai đoạn chuẩn bị chuyên môn Có sự định hướng tổng khối lượng huấn luyện sức. .. 5 Chạy 100m × 3 lần yêu cầu Vmax nghỉ giữa 10min chạy việt dã 3km yêu cầu 75 % Vmax 3.2.2 Xây dựng nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 3.2.2.1 Xác định căn cứ khoa học cho việc xây dựng nội dung huấn luyện SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Việc xây dựng nội dung kế hoạch huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai. .. tương tự ở nam VĐV chạy ngắn năm thứ 2 và thứ 3 của giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 3.1.4 Đánh giá thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu theo tiêu chuẩn phân loại đã xây dựng Kết quả sau khi kiểm tra được xử lý và đánh giá tổng hợp, thu được như trình bày tại bảng 3.15 Bảng 3.15 Thực trạng sức bền tốc độ của nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu theo... nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu 12 3.2.1 Lựa chọn bài tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Để xác định cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn các bài tập, luận án đã tiến hành phỏng vấn gián tiếp (thông qua phiếu phỏng vấn) các giáo viên, HLV đang trực tiếp huấn luyện VĐV chạy cự ly ngắn tại các đơn vị... tập phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Luận án đã xác định được 19 bài tập thuộc 3 nhóm được sử dụng để huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu, các bài tập này cho phép phát triển toàn diện sức bền tốc độ cho VĐV Về xây dựng nội dung huấn luyện cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên. .. thành tích ban đầu của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, với cùng các nội dung như nhau với 30 VĐV nam chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (trong đó 15 VĐV thuộc nhóm thực nghiệm và 15 VĐV thuộc nhóm đối chứng, trong đó có 10 VĐV lứa tuổi 13, 10 VĐV lứa tuổi 14 và 10 VĐV lứa tuổi 15) được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, là các VĐV nam chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu đang... kiểm tra đánh giá trình độ sức bền tốc độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng đã khác biệt rõ với ttính > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0.05 Việc ứng dụng các nội dung huấn luyện sức bền tốc độ cũng như hệ thống các bài tập lựa chọn đã có hiệu quả rõ trong phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu Khi dùng phương pháp tự đối chiếu đã cho thấy sau thực nghiệm... công tác huấn luyện SBTĐ cho nam VĐV chạy ngắn ở giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu còn một số bất cập Các bài tập chưa phân thành các nhóm bài tập phát triển sức bền chung, nhóm bài tập phát triển SBTĐ và nhóm bài tập hỗn hợp ưa và yếm khí Kế hoạch huấn luyện xây dựng theo chu kỳ kép tức là hai điểm rơi trong một năm đối với VĐV chạy cự ly ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là không hợp lý Việc sử... Thời gian 20m cuối cự ly 200m (s); Chạy 100m XPT (s); Chạy 200m XPT (s) 2 Luận án đã lựa chọn được 19 bài tập được phân ra thành 3 nhóm đó là: nhóm bài tập phát triển sức bền chung là (8 bài); nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ (6 bài); nhóm bài tập phát triển sức bền ưa yếm khí hỗn hợp (5 bài) Nội dung huấn luyện mà luận án xây dựng cho VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu là theo chu kỳ . đặc điểm chạy cự ly ngắn thì việc chia sức bền thành sức bền chung (sức bền cơ sở) và sức bền chuyên môn là phù hợp với VĐV chạy cự ly ngắn. Phát triển sức bền tốc độ cho VĐV chạy cự ly ngắn cần. luyện sức bền cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Có xây dựng định hướng nội dung giáo án mẫu huấn luyện sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy ngắn giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Đảm. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghiên cứu phát triển sức bền tốc độ cho nam VĐV chạy cự ly ngắn (100 - 200m) ở giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu . Mục đích nghiên cứu: