1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

18 1.4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH Lê Trâm Anh Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy 1. Cảm thụ văn học và dạy văn Văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Điều này đồng nghĩa với việc dạy văn phải tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp, chuyên môn, đảm bảo tính khoa học, chính xác, khách quan của kiến thức, phương pháp…nhưng đồng thời phải có niềm say mê, hứng thú rung động thực sự. Ở các loại hình lao động khác, say mê là một tiền đề để sáng tạo nhưng trong nghệ thuật say mê là một thành phần không thể thiếu để sáng tạo. Người giáo viên dạy văn sẽ không thể dạy học sinh cảm thụ văn học nếu bản thân không cảm thụ, không có những xúc cảm nghệ thuật. Dạy văn là đánh thức ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp, để qua đó giúp các em hiểu (chứ không phải nhớ thuộc lòng) tính nhân văn, giá trị thẩm mỹ ẩn chứa sau từng câu chữ, chi tiết, hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Từ những điều trên có thể hiểu cảm thụ văn học thuộc về tiếp nhận văn học. Đối với học sinh thông thường, cảm thụ văn học là giúp các em hiểu được giá trị, ý nghĩa của những bài học nhân sinh, kinh nghiệm sống, ứng xử…đằng sau những bài học về tác phẩm văn học. Đối với học sinh giỏi, cảm thụ văn học sẽ yêu cầu ở một mức cao hơn, không chỉ là việc tích luỹ những bài học nhân sinh, kinh nghiệm sống…mà còn phải hình thành và bồi đắp tình yêu văn chương, thưởng thức và sáng tạo cái đẹp… nghĩa là có năng lực văn chương nhất định. Cảm thụ văn học là kỹ năng hết sức cần thiết đối với học sinh học văn nói chung, đặc biệt với đối tượng học sinh giỏi, cảm thụ văn học là nền tảng của quá trình thứ nhất : tiếp nhận văn bản, từ đó người học mới có thể đi đến quá trình thứ hai: sáng tạo văn bản - viết những bài văn có chất văn thực sự. Bài viết có chất văn là phải tác động, thuyết phục người đọc không chỉ lí trí mà tình cảm. Học sinh bình 1 thường có thể làm một bài văn đáp ứng yêu cầu của một bài tập khoa học thông thường; học sinh giỏi thì làm một bài văn hơn thế, phải có những nét độc đáo, mới mẻ, bộc lộ sự hiểu biết, trải nghiệm, cá tính, tâm hồn…của mình trongg bài văn, có khả năng làm rung động, thuyết phục người đọc. 2. Thực trạng và nguyên nhân của vấn đề cảm thụ văn học ở trường THPT chuyên hiện nay Vấn đề dạy học văn trong trường phổ thông (chuyên và không chuyên) đang là vấn đề thời sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội Theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây, chất lượng học văn của học sinh THPT ngày càng giảm sút. Môn văn đang mất dần vị thế vốn có. Tình trạng học sinh. Không cảm nhận và hứng thú với những tác phẩm văn học nói riêng và các giá trị văn học nói chung cũng là một trong những nguyên nhân dẫn học sinh yếu về kĩ năng sống và sống vô cảm, thiếu trách nhiệm. Tình trạng học sinh học văn theo kiểu ăn xổi, học thực dụng, thi gì học nấy đang rất phổ biến ở các trường THPT. Ở các trường THPT chuyên, với những học sinh giỏi, có năng khiếu, năng lực văn chương thì tình hình có khá hơn. Tuy nhiên với sự đa dạng của các loại hình thông tin giải trí, các loại sách tham khảo tràn lan, hình thức dạy văn đọc chép còn tồn tại cố hữu cùng sức ép của nhiều môn học, kỹ năng cảm thụ văn học của học sinh giỏi (nhất là học sinh ở những khu vực đô thị) có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Học sinh không có hoặc yếu về kỹ năng cảm thụ văn học, cảm nhận hoặc hiểu về văn học một cách sơ sài, nói theo hoặc vay mượn cảm xúc khi làm bài không có gì là lạ. Đây là điều đáng để cho các nhà sư phạm chúng ta suy nghĩ. Nguyên nhân của thực trạng trên còn phải kể đến thực tế cho đến nay, chưa có công trình nào tập trung xây dựng các biện pháp rèn luyện cảm thụ văn học cho học sinh ở trường phổ thông. Các nhà nghiên cứu hoặc đồng nhất giữa hai khái niệm 2 tiếp nhận và cảm thụ hoặc không phân định dứt khoát ranh giới giữa hai khái niệm này. Nói thế, không phải các biện pháp xây dựng cảm thụ văn học cho học sinh chưa được đề cập tới; phần lớn các biện pháp này được đề xuất trong các công trình nghiên cứu các mặt, các nhân tố riêng của cảm thụ văn học như liên tưởng và tưởng tượng mà tiêu biểu là công trình Công nghệ dạy văn của Phạm Toàn và Rèn luyện tư duy sáng tạo của học sinh trong dạy học tác phẩm văn chương của Nguyễn Trọng Hoàn. Nhưng cũng vì thế các biện pháp được xác định chưa tập trung một cách bài bản, chuyên sâu. Trong phạm vi của nội dung chuyên đề thảo luận tại hội thảo hôm nay, người viết xin đề cập đến một trong những hình thức rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi đó là dùng phương pháp so sánh. Đây chỉ là một trong những phương pháp cần thiết chứ không phải là tất cả, một điều kiện cần chứ chưa đủ. 3. Rèn kỹ năng cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh 3.1.So sánh trong cảm thụ văn học và những yêu cầu cần thiết đối với học sinh giỏi 3.1.1. So sánh trong cảm thụ văn học Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì so sánh là nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém. Theo Từ điển Tu từ - phong cách học - thi pháp học của tác giả Nguyễn Thái Hoà (NXB Giáo dục) thì so sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu vớu sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe. Từ những khái niệm trên vận dụng vào việc rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh, có thể thấy so sánh giúp cho học sinh hiểu rõ hơn đối tượng (có thể là những chi tiết, nhân vật, hình tượng, quan niệm, phát hiện…) cảm nhận được những mới mẻ, độc đáo của đối tượng cũng như những sáng tạo của nghệ sỹ. Để 3 rèn luyện và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt phương pháp này nói riêng, cảm thụ văn học nói chung, về phía học sinh, giáo viên cần đặt ra những yêu cầu cụ thể. 3.1.2. Những yêu cầu cần thiết đối với học sinh giỏi để cảm thụ tốt văn học a) Học sinh phải có vốn ngôn ngữ Vốn ngôn ngữ bao gồm sự hiểu biết giá trị của từ ngữ, hình ảnh, câu, thanh điệu… Ngôn ngữ chính là phương tiện, dụng cụ để hiểu, cảm thụ viết văn. Học sinh càng giàu vốn ngôn ngữ càng có khả năng cảm thụ sâu sắc hơn vẻ đẹp của câu chữ. Muốn phong phú vốn từ học sinh phải biết tích luỹ ngôn ngữ từ việc đọc, nghe, nói và có thói quên ghi nhớ để bổ sung vốn từ. Nếu không có vốn ngôn ngữ khả năng cảm thụ đặc sắc ngôn từ sẽ hạn chế rất nhiều. b) Học sinh phải có kiến thức về văn học Vốn văn học là một khái niệm rộng, song tối thiểu học sinh phải năm được hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm phân biệt các thể loại, đặc trưng cơ bản của thể loại Những hiểu biết này sẽ giúp học sinh cảm thụ đúng hướng tác phẩm. Để có được vốn văn học, học sinh phải biết cách tích luỹ từ các giờ học văn mà thầy cô cung cấp .Ngoài ra học sinh phải tích luỹ từ việc đọc sách vở, các loại thông tin từ nhiều luồng khác nhau. Từ đó học sinh biết chắt lọc kiến thức quý, ghi chép làm tư liệu và học tập cách dùng từ, đặt câu của các nhà văn, cách xây dựng tình huống truyện, chọn cảnh, bố cục triển khai luận điểm như thế nào….Khi cần thiết bắt chước nhà văn để sáng tạo và tăng vốn hiểu biết vốn văn học của mình. c) Học sinh phải có vốn sống Vốn sống là những hiểu biết, trải nghiệm xã hội về các mặt khác nhau của đời sống, những hiểu biết về các ngành nghệ thuật liên quan đến văn học như hội hoạ, âm nhạc, lịch sử, địa lý, triết học Người học văn, để hiểu văn phải là người có những trải nghiệm đời sống. Biết đặt mình vào nhiều tâm trạng, nhiều cảnh đời khác nhau. Muốn có vốn sống tự bản thân học sinh phải tích luỹ, học hỏi, đọc, nghe nhìn và thu lượm từ nhiều nguồn kênh thông tin, từ đời sống với những sự kiện, việc thực, người thực. Vốn sống này 4 càng nhiều, tâm hồn học sinh càng sâu sắc, phong phú, nhạy cảm, dễ dàng trong cảm thụ văn học d) Học sinh có hứng thú và niềm say mê học văn Không yêu thích văn học thì tâm hồn người học sinh không rung động trước vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp tâm hồn nghệ sỹ. Đó là thái độ yêu thích, say sưa khi được tiếp cận với văn học. Tiếp nhận một tác phẩm, tự bản thân các em phải trăn trở, suy tư, luôn hướng tâm hồn và tình cảm của mình đến với tác phẩm. Những yêu cầu trên không phải là quy định bắt buộc cả về số lượng và mức độ, tuy nhiên là những điều kiện cần thiết đối với một học sinh giỏi môn Văn để các em luôn xác định và hướng tới. Có được những điều đó, không chỉ giúp ích cho việc cảm thụ môn văn mà trong cả quá trình sống, học tập và làm việc của các em. 3.2. Quá trình thực hiện rèn kỹ năng cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh cho học sinh giỏi 3.2.1 Xác định mục đích và tiêu chí so sánh Đứng trước một vấn đề văn học, để thực hiện tốt phương pháp so sánh, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh xác định mục đích và tiêu chí so sánh. Thực hiện bước đầu tiên này chính là học sinh trả lời câu hỏi: so sánh để làm gì, nhằm mục đích gì? tại sao lại cần so sánh? Từ đó mới có thể xác định rõ tiêu chí so sánh nghĩa là dựa trên cơ sở nào để so sánh. Thông thường mục đích so sánh là để làm rõ, nhấn mạnh cái hay, cái độc đáo mới mẻ cũng như giá trị của đối tượng văn học và những sáng tạo của nghệ sỹ. Cũng có trường hợp so sánh là để làm rõ những điểm hạn chế, chưa đạt của đối tượng và nguyên do của những thành công, hạn chế đó. Trường hợp khác có thể so sánh để thấy sự cộng hưởng, sự gặp gỡ, đồng sáng tạo của nghệ sỹ ở các loại hình nghệ thuật khác nhau. Từ mục đích so sánh, người so sánh sẽ xác định tiêu chí so sánh dựa trên các khía cạnh tương đồng hay tương phản về nội dung, tư tưởng, về hình thức biểu hiện…Việc xác định tiêu chí so sánh và mục đích so sánh sẽ làm nổi bật vấn đề cần so sánh, giúp cho người đọc hiểu rõ đối tượng và phát huy trí tưởng tượng, làm phong phú thêm kiến thức ở dạng liên 5 văn bản, biết cách tìm hiểu đổi tượng không tách rời hoàn cảnh lịch sử và thời đại mà nó ra đời. 3.2.2. Các phạm vi so sánh a)So sánh trong cùng loại hình nghệ thuật. Nghệ sỹ từ cổ chí kim, khi sáng tạo bao giờ cũng đồng nghĩa với việc bày tỏ mình qua sáng tác. Sự kế thừa, tiếp nối hay sự gặp gỡ tương đồng hoặc tương phản giữa các cây bút, trong các tác phẩm cả về nội dung tư tưởng hay hình thức nghệ thuật là điều hoàn toàn có thể xảy ra. So sánh trong cùng loại hình nghệ thuật là so sánh thường gặp và phổ biến nhất trong quá trình đọc hiểu, tiếp cận một văn bản văn học. Một văn bản văn học khi được tiếp nhận đúng nghĩa, nó trở thành một chỉnh thể nghệ thuật sống động. Quá trình giảng dạy, hướng dẫn học sinh tiếp cận, khai thác văn bản, giáo viên có thể tập cho học sinh cách so sánh các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. So sánh sẽ gợi mở cho học sinh những cảm nhận, thẩm bình khác nhau. Học sinh sẽ được đặt mình vào những tình huống, những hoàn cảnh khác nhau để nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Khi khám phá ra những nét mới mẻ, người học sẽ ấn tượng và hứng khởi, tạo những xúc cảm thẩm mỹ lâu bền. So sánh cùng loại hình nghệ thuật thường có hai dạng: - Dạng thứ nhất: so sánh tương đồng (những nét chung, những sự gặp gỡ tương đồng về đề tài, bút pháp, nội dung tư tưởng, hiệu quả nghệ thuật…) của hai đối tượng. Trong đó một đối tượng là vấn đề chính cần làm nổi bật (cái được so sánh) và một đối tượng là phụ (cái để so sánh) được dùng để đối chiếu nhằm làm nổi bật cái chính. VD: Khi đọc hiểu bài Thương vợ của Tú Xương, giáo viên có thể gợi mở cho học sinh so sánh hình ảnh thân cò trong câu thơ Lặn lội thân cò khi quãng vắng (Thương vợ-Tú Xương) với hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao. Con cò trong ca dao là biểu tượng gợi nhắc hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vất vả, lam lũ, cần cù, chịu 6 thương, chịu khó. Tú Xương đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (so sánh ngầm) : bà Tú thân cò lặn lôi, vất vả, đảm đang tần tảo, một nắng hai sương để chăm lo cuộc sống cho chồng con. Trường hợp khác khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu trích đoạn Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, có rất nhiều câu thơ, hình ảnh, cách nói… có thể so sánh với các tác phẩm văn học dân gian hoặc các tác phẩm văn học khác VD: Tố Hữu viết: Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về (Việt Bắc –Tố Hữu) Trong một doạn thơ nói riêng, một tác phẩm văn học nói chung, sẽ có nhiều cái, nhiều vấn đề để khai thác. Nhưng giờ học trên lớp hạn chế về thời gian vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh chọn lựa và cảm thụ những hình tượng, hình ảnh chi tiết nghệ thuật nào gần gũi, có giá trị biểu cảm cao, vừa sức tiếp nhận cuả các em. Trong câu thơ trên, hình ảnh gợi cảm chính là bếp lửa và người thương. Tố Hữu đã khéo léo sử dụng sóng đôi cặp hình ảnh này đặt trong quỹ thời gian tuần hoàn (sớm khuya và đi về). Hình ảnh bếp lửa luôn gợi không khí về cuộc sống gia đình sum họp, ấm áp. Đó là niềm mong ước, là biểu tượng về hạnh phúc mà tất cả những người đi xa luôn nhớ và mong ngày trở về. Bếp lửa đã xuất hiện nhiều trong các sáng tác. Nhà thơ Bằng Việt với bài thơ Bếp lửa gợi nỗi nhớ về người bà. Thủa ấu thơ, cháu đã được bà chở che, được sống trong vòng tay yêu thương của bà. Những tháng năm chiến tranh gian khổ, bà vẫn kiên cường, bền vững ý chí của người kháng chiến. Sau này cháu lớn lên, đi xa, cuộc sống vật chất với nhiều tiện nghi hiện đại, nhưng vẫn luôn nhớ về bếp lửa của bà, bếp lửa của tình yêu thương, của niềm tin mà bà đã nhóm lên và sưởi ấm suốt cuộc đời cháu. Hình ảnh bếp lửa - lò than rực hồng còn được coi là nhãn tự của bài thơ Mộ -Chiều tối. Trên hành trình giải lao, giữa chốn sơn lâm âm u trong buổi chiều 7 muộn, người tù tha hương, người chiến sỹ cách mạng sao khỏi chạnh lòng khi bắt gặp hình ảnh: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng (Thiếu nữ xóm núi xay ngô Ngô xay xong thì lò than đã đỏ) (Mộ - Chiều tối - Hồ Chí Minh) Người em gái xóm núi xay ngô bên lò than đỏ, một bức tranh về cuộc sống lao động đời thường thật khoẻ khoắn, ấm áp. Nói như một nhà phê bình là bếp lửa hồng tỏa sáng bức tranh thơ. Cũng với hình ảnh bếp lửa, nhà thơ Nguyễn Bính trong mối sầu là kẻ tha hương, cô độc, tưởng tượng trên bước đường lưu lạc trong một buổi chiều nào lạnh gió mưa/ gõ cửa nhà ai xin ngủ trọ lại may mắn gặp được cố nhân tri kỷ. Niềm hạnh phúc ấy ấm áp hơn nhiều lần khi: Ngồi bên bếp lửa đêm hôm đó Nhi rót đưa tôi nước rượu đầu Nhắc lại ngày xưa mà thẹn lại Ngậm ngùi hai đứa uống chung nhau. (Hoa với rượu-Nguyễn Bính) Nhà thơ Êxênin trên con đường mùa đông, con đường đời tẻ ngắt gian truân và mệt mỏi vẫn mơ ước Trở về với em ngày mai Nhina bên lò lửa đỏ Ngắm em ngắm mãi không thôi… (Con đường mùa đông –Êxênin) Nhà thơ Chế Lan Viên trong nỗi nhớ của mình về bà mẹ Tây Bắc những năm kháng chiến cũng viết : Con nhớ mế lửa hồng soi tóc bạc 8 Năm con đau mế thức một mùa dài…. (Tiếng hát con tàu -Chế Lan Viên) Nhà thơ Minh Huệ viết : Đêm nay Bác không ngủ Lặng yên như bếp lửa… (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) Quay trở lại với câu thơ của nhà thơ Tố Hữu khi viết về con người Việt Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ, bếp lửa gắn với người thương như một biểu tượng của sum họp, biểu tượng của tình yêu và niềm tin. Tố Hữu đã rất thành công khi khắc hoạ cặp hình ảnh này trong nỗi nhớ của người kháng chiến khi chia tay đồng bào Việt Bắc về xuôi. Cũng là so sánh tương đồng các đối tượng trong cùng loại hình nghệ thuật nhưng không đơn giản là những hình ảnh, chi tiết nghệ thuật mà cao hơn, phức tạp hơn có thể là những mô típ nghệ thuật mang tính đặc trưng của thi pháp thời đại. VD: Quang Dũng viết về sự hy sinh của người lính: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến - Quang Dũng) Cái chết không phải là sự mất đi mà là sự hoá thân, cách nói vừa giảm nhẹ đau thương vừa linh thiêng hoá sự ra đi của những người lính. Đây là mô típ mang cảm hứng lãng mạn thường gặp trong văn học 1945-1975. Trong bài thơ Núi Đôi, nhà thơ Vũ Cao viết về cái chết của người con gái trong suy cảm của người lính- nhân vật trữ tình: Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm (Núi Đôi-Vũ Cao) 9 Tương tự, nhà thơ Giang Nam trong phần kết thúc bài thơ Quê hương: Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi… Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phần xương thịt của em tôi (Quê hương - Giang Nam) Trong văn xuôi, so sánh thường gặp nhất là giữa hai nhân vật, hai chi tiết, hai sự kiện,…Xu hướng ra đề thi Đại học những năm gần đây cũng đòi hỏi học sinh có cái nhìn liên văn bản, biết phân tích, tổng hợp và đối chiếu những vấn đề có liên quan, gặp gỡ nhau. Ví dụ: so sánh chi tiết bát cháo hành trong tác phẩm Chí Phèo và chi tiết ấm nước đầy trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao; so sánh nhân vật người vợ nhặt trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu…Đề thi HSG quốc gia năm 2008-2009 cũng đặt ra vấn đềso sánh thuộc về hai tác phẩm Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương và Sóng của Xuân Quỳnh…Đối với học sinh giỏi, giáo viên nên mở rộng so sánh để kiến thức phong phú, tư duy sắc sảo, nếu vận dụng trong bài viết sẽ là những sáng tạo độc đáo, mới mẻ. Cùng viết về đề tài miếng ăn, Nam Cao gắn nó với nhân cách con người, miếng ăn là miếng nhục; miếng ăn trong văn Nguyên Hồng- miếng ăn của những người cùng khổ hết sức thơm thảo, ngon lành đúng nghĩa; miếng ăn trong văn Nguyễn Tuân thì hết sức cao sang, nâng lên đến hàng nghệ thuật; với Ngô Tất Tố, miếng ăn là sự làm no, con người ăn cả đất để sống….Từ việc so sánh hai đề tài, hai vấn đề…, học sinh sẽ tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt , sự gặp gỡ trong quan niệm, cách nhìn, cách lý giải… của các nhà văn, thậm chí của những thời đại khác nhau. Về cơ bản, so sánh khá đa dạng và phong phú, điều quan trọng là người viết xác định được mục địch để chọn lựa đối tượng, có xúc cảm nghệ thuật chân thành, thực sự sẽ làm cho vấn đề so sánh đạt hiệu quả. Trường hợp đặc biệt có thể tác giả 10 [...]... quá trình dạy học của giáo viên cũng như thực hành làm bài của học sinh Trên đây là phần trình bày của người viết về việc rèn kỹ năng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi bằng phương pháp so sánh Theo người viết, đây là một trong rất nhiều hình thức giúp cho học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng cảm thụ 14 vănhọc nói riêng, năng lực văn chương nói chung Vì kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chưa nhiều,... Lưu Quang Vũ… Tăng cường so sánh các văn bản văn học với những tác phẩm loại hình nghệ thuật khác, học sinh sẽ tăng thêm sự hào hứng khi cảm thụ giá trị văn bản văn học, hiểu sâu hơn ý đồ sáng tạo của nghệ sỹ Kết luận Dạy văn, học văn là quá trình cộng hưởng về cảm xúc; cảm thụ văn học tốt là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho học sinh bồi đắp năng lực văn chương, khả năng sáng tạo và độc lập... duy, đặc biệt với những học sinh giỏi Rèn kỹ năng cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh là một hoạt động thường xuyên phổ biến trong các giờ đọc hiểu văn bản văn học, giúp hiểu sâu bài học, đồng thời người học có hứng thú và biết phân tích, tổng hợp kiến thức từ những văn bản, lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, quá trình thực biện cần chú ý đến khâu phân bố thời gian cho hợp lý So sánh hiệu quả và có mức... văn bản với các loại hình nghệ thuật khác có tác dụng làm hiện hình cảm thụ của học sinh, thúc đẩy học sinh hình thành những ấn tượng về văn bản Thông thường, có thể cho học sinh đối chiếu văn bản với hội hoạ, âm nhạc hoặc sân khấu, điện ảnh Tuy nhiên, không được lạm dụng, việc bổ trợ các loại 13 hình nghệ thuật này là nhằm mục đích hướng tới khơi gợi cảm thụ, hoặc phát triển thêm tư duy, cảm xúc cho. .. quen thuộc, không mới song quá trình thể hiện lại là những cảm xúc mới mẻ thì cũng có thể so sánh để làm nổi bật nét mới đó - Dạng thứ hai: So sánh tương phản Dạng so sánh này ít gặp hơn và thường là yêu cầu phức tạp hơn đối với khả năng của học sinh Giáo viên phải công phu hơn, khéo léo hơn khi gợi mở vấn đề, dẫn dắt sao cho học sinh huy động được kiến thức để liên tưởng, so sánh VD: cùng quan niệm... toàn có thể cho học sinh thưởng thức những tác phẩm này xen kẽ trong giờ học hoặc buổi ngoại khoá, sau đó gợi mở, nêu vấn đề cho học sinh thảo luận, so sánh, phân tích những nét chung và riêng, giống và khác nhau… Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên những xúc động mạnh mẽ của học sinh trong cảm thụ văn học Ở phạm vi so sánh này, có thể kể đến rất nhiều như trích đoạn chèo Xuý Vân giả dại,... cho học sinh chứ không dùng làm tài liệu trực quan Nếu sử dụng không đúng mức, không đúng cách, dễ dẫn đến tình trạng thủ tiêu trí tưởng tượng của học sinh, học sinh dễ có xu hướng đồng nhất văn bản với các tác phẩm nghệ thuật khác Đối với những văn bản đã được phổ nhạc, ngâm thơ, hoặc những văn bản thuộc loại hình văn học diễn xướng như chèo, tuồng, kịch… thì giáo viên hoàn toàn có thể cho học sinh. .. NXB Văn học, Hà Nội, 1983) HẾT 16 SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 Năm học: 2010-2011 MÔN: NGỮ VĂN Hướng dẫn chấm gồm: … trang ….Câu 2 (12 điểm) I.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng, trúng theo yêu cầu của đề bài, có kết cấu bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai các loại lỗi chính tả, ngữ pháp, ... lời tâm tình, nhẹ nhàng, lắng đọng, có sức truyền cảm sâu xa mạnh mẽ Có thể lấy nhiều ví dụ khác về so sánh tương phản qua những quan niệm thẩm mỹ, triết lý nhân sinh của các nghệ sỹ ở những thời đại khác nhau Khi dạy học sinh cảm thụ thơ Xuân Diệu với triết lý sống vội vàng, rất dễ nhận thấy đây lầ quan niệm mới mẻ, hiện đại và tích cực Xuân Diệu cảm nhận thời gian vận động tuyến tính Thời gian vũ... nói + Đó là sự khác nhau của hai thời đại văn học, thời văn học trung đại thời của chữ ta, thời văn học hiên đại thời của chữ tôi với quan niệm văn học, quan niệm thẩm mĩ, nhân sinh, hệ thống thể loại , thi pháp và ngôn ngữ văn học khác nhau, hai kiểu tác giả khác nhau nhà nho trung đại ở ẩn và tác giả Tây học hiên đại Nó tuân theo qui luật của sáng tạo nghệ thuật mỗi thi phẩm tạo là duy nhất độc đáo . đủ. 3. Rèn kỹ năng cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh 3.1 .So sánh trong cảm thụ văn học và những yêu cầu cần thiết đối với học sinh giỏi 3.1.1. So sánh trong cảm thụ văn học Theo Từ. RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH Lê Trâm Anh Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy 1. Cảm thụ văn học và dạy văn Văn học vừa là khoa học vừa là. thực hiện rèn kỹ năng cảm thụ văn học bằng phương pháp so sánh cho học sinh giỏi 3.2.1 Xác định mục đích và tiêu chí so sánh Đứng trước một vấn đề văn học, để thực hiện tốt phương pháp so sánh,

Ngày đăng: 21/10/2014, 12:23

Xem thêm: RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w